Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.95 MB, 77 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ HỌC TỐT VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Ở CÁC TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN

Lĩnh vực: Ngữ văn


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT KỲ SƠN
______________________________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC
THIỂU SỐ HỌC TỐT VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
Ở CÁC TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN

Lĩnh vực: Ngữ văn

Tác giả:
Trần Thị Kiều Oanh
Tổ bộ môn: Văn – Anh
Số điện thoại: 0975149006


Năm học: 2021- 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2
1. Mục đích ......................................................................................................... 2
2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2
2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................ 2
IV. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
V. Thời gian thực hiện ........................................................................................ 3
VI. Kết cấu đề tài ................................................................................................ 3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 4
I. Cơ sở của đề tài................................................................................................ 4
1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4
1.1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.................................................... 4
1.2. Lý luận về dạy học sát với đối tượng học sinh ............................................ 5
1.3. Khái quát về VHDG ..................................................................................... 7
2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 11
2.1. Thực tiễn việc dạy và học ở các trường THPT miền núi Nghệ An hiện
nay ..................................................................................................................... 11
2.2. Thực tiễn dạy học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn
10 ở trường THPT miền núi Nghệ An .............................................................. 12
2.2.1. Thuận lợi ................................................................................................. 13
2.2.2. Khó khăn ................................................................................................. 13
2.2.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 13
2.3. Sự cần thiết của dạy học sát đối tượng trong mơn Ngữ văn nói chung

và phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở các
trường THPT miền núi Nghệ An ...................................................................... 15
II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian
trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An .......... 16
1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái,
Hmơng, Khơ mú) .............................................................................................. 16
1.1. Phiên âm bản tóm tắt các văn bản tự sự dân gian ...................................... 17
1.1.1. Truyện cổ tích Tấm Cám ......................................................................... 17


1.1.2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ...... 19
1.1.3. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) .................. 20
1.3. Phiên âm các bài ca dao hài hước .............................................................. 24
1.4. Phiên âm một số truyện cười...................................................................... 26
1.4.1. Truyện Tam đại con gà ........................................................................... 26
1.4.2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ..................................................... 29
2.2. Dạy bài ca dao hài hước (bài ca dao hài hước số 1, sgk Ngữ văn 10,
trang 90) liên hệ tục thách cưới của người Thái và người Khơ mú .................. 32
2.2.3. Kết quả .................................................................................................... 34
3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hố
địa phương......................................................................................................... 34
3.1. Vai trị của Hoạt động trải nghiệm trong dạy học ...................................... 34
3.2. Kế hoạch và cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân
gian gắn với văn hoá địa phương ...................................................................... 35
4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan .......................................... 40
4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................... 40
4.1.1. Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc
qua khai thác chủ yếu từ internet ...................................................................... 40
4.1.2. Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một
hướng cảm nhận mới về tác phẩm văn học nhất là các tác phẩm văn học dân

gian .................................................................................................................... 43
4.1.3. Kết quả .................................................................................................... 45
4.2. Hình dung các nhân vật, kể lại truyện qua vẽ tranh ................................... 45
III. Kết quả và ứng dụng ................................................................................... 46
1. Kết quả .......................................................................................................... 46
1.1. Về kết quả học tập của HS ......................................................................... 46
1.2. Mức độ hứng thú và tập trung của HS ....................................................... 46
2. Ứng dụng....................................................................................................... 48
2.1. Phạm vi ứng dụng ...................................................................................... 48
2.2. Mức độ vận dụng ....................................................................................... 48
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 49
I. Kết luận .......................................................................................................... 49
1. Tính mới ........................................................................................................ 49
2. Tính khoa học................................................................................................ 49
3. Tính hiệu quả ................................................................................................ 50
II. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 50


1. Với các cấp quản lí giáo dục ......................................................................... 50
2. Với giáo viên ................................................................................................. 51
3. Với học sinh .................................................................................................. 51
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Cách thức thực hiện: Làm việc nhóm, học theo dự án Văn học
dân gian với tiếng dân tộc
Phụ lục 2. Chi tiết cách thức thực hiện Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương
Phụ lục 3. Kế hoạch tổ chức ngoại khoá: Văn học dân gian với văn hoá địa
phương
Phụ lục 4. Sản phẩm vẽ tranh của học sinh theo sự hình dung và trí tưởng
tưởng về các nhân vật trong các tác phẩm Văn học dân gian

Phụ lục 5. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm Văn
học với văn hoá địa phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

DTTS

Dân tộc thiểu số

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh


4

THPT

Trung học phổ thông

5

VHDG

Văn học dân gian


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến
đối tượng hoạt động của mình và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người giáo viên
phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho
phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học sinh thì mọi cơng
tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không
tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm.
Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh ln là u cầu, mục đích của hoạt
động giáo dục trong nhà trường nhằm khai thác, phát huy năng lực của học sinh. Đối
với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học phù hợp với đối tượng học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng
năm được chỉ đạo các trường triển khai thực hiện. Vì vậy, các trường THPT miền
núi Nghệ An cũng đã chủ động trong việc phân hóa, bám sát đối tượng, xây dựng kế
hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của
học sinh thơng qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập để
thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Phát huy tính tích cực của học sinh trong

học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả,
chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung
tâm là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại.
Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định
phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp.
Điều đó hồn tồn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là
cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Từ Khổng Tử cách đây
hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu
từ đối tượng để dạy cho sát trình độ. Vì vậy, trong cơng cuộc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu mỗi giáo viên trong các
nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa
phương cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi
dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề ấy làm chủ đề để trao đổi.
Ở các trường THPT miền núi Nghệ An, học sinh chủ yếu là con em đồng bào
dân tộc thiểu số: Thái, Khơ mú, Hmông, Thổ sinh sống chủ yếu ở các huyện Quế
Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn... Việc dạy học sát
đối tượng cho học sinh ở đây luôn là trăn trở của hầu hết của những giáo viên giảng
dạy. Bởi học sinh nơi đây có những đặc thù riêng về ngơn ngữ, văn hóa, phong tục,
tập qn, trình độ nhận thức... Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo viên,
nhất là giáo viên dạy Ngữ văn. Chính vì thế, tơi nghĩ rằng trong q trình dạy học
người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh thì cần kết hợp,
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo yêu thích khi tiếp cận mơn học
Ngữ văn.
1


Từ những lý do trên, nên tôi đúc rút sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh người
dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các
trường THPT miền núi Nghệ An với mong muốn tạo niềm hứng thú cho các em
khi đọc hiểu tác phẩm và thông qua phiên âm các tác phẩm văn học theo tiếng địa

phương của mình (Hmơng, Thái, Khơ mú) và những nét tương đồng qua các hoạt
động ngoại khóa để góp phần khơi gợi, ni dưỡng và bồi đắp tình cảm thẩm mĩ cho
các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình; tự hào và phát huy các nét đẹp văn
hóa, phong tục của dân tộc, địa phương mình.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích
- Đề ra những biện pháp thích hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu
số để học tốt phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường
THPT miền núi Nghệ An.
- Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng
thể loại, vốn văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương để từ đó có thêm
hứng thú với bộ mơn Ngữ văn.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ cụ thể là xây dựng được nội dung dạy học và khắc phục những khó
khăn học sinh dễ mắc phải khi dạy học văn học dân gian trong chương trình Ngữ
văn 10. Trang bị, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự trải nghiệm và sáng tạo,
giảm áp lực trong học tập. Hình thành được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm
và phát huy được tính tích cực tự giác, thơi thúc học sinh có những hành động tích
cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Đưa ra một số số giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt
văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi
Nghệ An.
- Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu.
- Tổng kết kết quả thực nghiệm. Lấy ý kiến từ học sinh, đồng nghiệp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh người dân tộc thiểu số khối 10 ở các trường THPT vùng cao Nghệ An.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân

gian trong chương trình Ngữ văn 10. Đề tài tập trung nghiên cứu một số Giải pháp
giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình
Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An.
2


IV. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
V. Thời gian thực hiện
- Đề tài này tơi hình thành ý tưởng từ năm 2020
- Khảo sát, phát triển, đánh giá 2020, 2021
- Đúc rút sáng kiến và áp dụng năm 2021, 2022
VI. Kết cấu đề tài
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài gồm các phần:
- Cơ sở của đề tài (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn).
- Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian
trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An
- Giáo án và thực nghiệm sản phẩm.

3


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lý luận
1.1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học

Giáo dục nước ta đang ngày được nâng cao và đổi mới về chất lượng dạy và
học. Để có được thành tích ấy, ngành giáo dục chúng ta đã áp dụng những thành
tựu và học hỏi nền giáo dục của các nước trên thế giới. Một trong những thay đổi
có tầm quan trọng bậc nhất của nền giáo dục nước ta đó là thay đổi phương pháp
dạy học. Từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc
chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất;
đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng
kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong công văn số 791/HDBGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 25 tháng 06 năm 2013 viết: Đổi mới phương pháp
và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vận
dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực.
Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát
huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học
tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngồi giờ lên lớp, ở trong hay ngồi phịng
học.
Cơng văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh từ năm học 2017-2018 viết: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ
động, tích cực, tự học của học sinh thơng qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành
các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện
cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận
dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học;
dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo
luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết
luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học. Nên để nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội
ngày nay đối với các môn học, là sự sống cịn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng
4


đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học của người
thầy bắt nguồn từ yêu cầu học tập của người học: chương trình đào tạo đòi hỏi người
học phải chủ động nhiều hơn trong việc học, với nguồn tài liệu đa dạng và phong
phú hơn. Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy đóng vai trị là người
hướng dẫn, người tổ chức, giúp người học thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ
dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập. Trực tiếp ứng
dụng những kiến thức học được trong các cơ sở đào tạo vào thực tế, áp dụng xử lý
các tình huống, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực.
Nhiệm vụ năm học 2021-2022 của Sở GD & ĐT Nghệ An cũng đã u cầu
đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đó là: xây dựng kế hoạch bài học theo hướng
tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thơng qua việc
thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và
ngồi lớp học.
Như vậy, có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và
phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Việc sử dụng phương pháp dạy học
phải gắn với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng
và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học
nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các
giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Việc áp dụng các phương pháp dạy
học phong phú, đa dạng và tích cực, hiện đại chắc chắn sẽ tạo nên giờ học hấp dẫn,
hiệu quả. Vậy nên, giáo viên phải khơng ngừng học hỏi, tìm tịi, ứng dụng các

phương pháp dạy học mới để không ngừng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ
và thu hút học sinh chuyên tâm vào giờ học.
1.2. Lý luận về dạy học sát với đối tượng học sinh
Dạy và học Ngữ văn đòi hỏi người dạy và người học phải có “năng khiếu đặc
biệt” mới truyền thụ và cảm nhận được những ý nghĩ sâu xa, những dụng ý nghệ
thuật của tác giả, những “phần chìm” trong tác phẩm và tạo lập được các văn bản
văn học một cách nhuần nhuyễn, thành thạo nhất. Để làm được điều đó, người dạy
cần nắm vững đặc trưng của từng thể loại văn học để truyền đạt, hướng dẫn cho
người học và tổ chức giờ học một cách hiệu quả.
Nói đến học sinh miền núi là người ta nghĩ ngay về những khó khăn, thiếu
thốn, những thiệt thòi mà các em phải chịu đựng. Khó khăn từ giao thơng đi lại, đời
sống sinh hoạt, hoạt động giáo dục. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, xóa dần
khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa miền ngược và miền xi, địi hỏi cơng tác
giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phải tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa.
Thực trạng đói nghèo, kém phát triển, ở một số vùng dân tộc hiện nay có ngun
nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của đồng bào còn hạn chế, nhất là vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đó là một thực tế đầy khó khăn của các cấp, các
ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi để xóa địi nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống thì con người phải có trình độ hiểu biết, phải có tri thức. Mà
5


tri thức chính là mục đích, nhiệm vụ của giáo dục. Đối với học sinh ở các trường
vùng thành phố, thị xã, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển, sớm tiếp xúc với
sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi... thì việc
giảng dạy của giáo viên cũng phong phú và hiệu quả hơn. Cịn đối với học sinh ở
những ngơi trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo... nơi điều kiện kinh
tế vơ cùng khó khăn, đời sống dân trí thấp, nơi mà học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng
Việt chưa rõ thì việc giảng dạy của giáo viên nói chung và giáo viên dạy mơn Ngữ
văn nói riêng là một thực tế nan giải, đầy thách thức.

Đối với các trường THPT miền núi Nghệ An đổi mới, nâng cao chất lượng
giáo dục luôn là niềm trăn trở của các cấp các ngành... Bởi điều kiện về cơ sở vật
chất còn nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
còn thiếu thốn. Trường còn thiếu lớp, học chung, học ghép... lớp còn dựng tạm và
thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai sạt lở, lũ quét. Giao thông đi lại ở các
vùng này còn rất hạn chế, đời sống của nhân dân ở mức rất thấp, chủ yếu là hộ nghèo
và cận nghèo. Hơn nữa, dân trí rất thấp, cịn nhiều người khơng biết chữ. Dân cư
sinh sống trên địa bàn còn thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người như: Thái,
Khơ mú, Thổ, Hmơng... nên việc giao tiếp cũng gặp khơng ít khó khăn, bởi có nhiều
người nói tiếng Việt cịn chưa thạo, phát âm khơng đúng, thậm chí khơng nói được
tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh bỏ học ở những vùng này là cao nhất tỉnh. Vì cuộc sống
mưu sinh q khó khăn nên học sinh ở vùng miền núi Nghệ An thường phải bỏ học
giữa chừng. Chất lượng đầu vào học sinh rất thấp, đa số các em đến lớp với khả năng
tiếp thu rất kém. Một bộ phận đến trường vì bố mẹ bắt đi, đến trường chỉ ngồi cho
vui, nếu học được lên bậc THPT cũng đã là một sự nỗ lực rất lớn của gia đình và các
em. Với đối tượng học sinh như thế mà áp dụng những phương pháp dạy học như ở
các trường thành phố, các trường miền xi thì khó mà hiệu quả được. Nên việc
giảng dạy của giáo viên ở nơi đây cần phải: thường xun tìm tịi, sáng tạo, áp dụng
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của
nhà trường và địa phương mới mong có được thành cơng.
Đối với việc giảng dạy bộ mơn Ngữ văn – chương trình THPT ở các trường
khu vực này bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên cần mạnh
dạn đưa những phương pháp thích hợp theo đặc thù của bộ môn, điều kiện thực tiễn
của nhà trường và địa phương mới hướng dẫn, truyền đạt hết kiến thức, kỹ năng cho
học sinh trong từng bài dạy. Như vậy, tùy vào đối tượng học sinh, điều kiện thực
tiễn của nhà trường và địa phương ở các vùng miền khác nhau mà giáo viên thực
hiện hoạt động định hướng và tổ chức hoạt động học một cách khoa học, linh hoạt.
Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, một mơn học vừa có tính khoa học lại vừa có tính
nghệ thuật, để tạo ra giờ học thu hút, hấp dẫn cho học sinh không phải là một điều
dễ dàng. Bởi điều kiện cơ sở vất chất quá “tồi tàn”, lạc hậu, các trang thiết bị phục

vụ cho việc học, để áp dụng các phương pháp mới không có, nếu có cũng chỉ mang
tính “minh họa”, tượng trưng... Nên để một tiết học, một bài dạy áp dụng được
phương pháp mới và tác động được đến nhận thức của học sinh quả là một điều khó
khăn, địi hỏi sự nỗ lực hết mình của giáo viên giảng dạy.
6


Chính vì thế, bên cạnh việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì giáo
viên cần phải xem nó phù hợp với đối tượng học sinh nào, tiết dạy nào, bài học nào.
Và trong đề tài Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân
gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An, tơi muốn
ngồi một giờ học hấp dẫn, các em học sinh Thái, Khơ mú, Thổ, Hmơng sẽ tìm thấy
sự tương đồng về nét văn hóa, phong tục, tập qn của dân tộc mình, khơi gợi niềm
u thích với mơn học và hiểu biết sâu sắc hơn về thể loại văn học dân gian. Các em
học sinh được trải nghiệm, liên hệ thực tế văn hóa nơi các em sinh sống để từ đó
giúp các em nắm vững những kiến thức về văn văn học dân gian, hình thành các kĩ
năng, năng lực cần thiết cho các em trong cuộc sống và đặc biệt là định hướng thái
độ sống tích cực: u, tự hào, gìn giữ những nét đẹp văn hóa, lịch sử, phong tục của
quê hương mình.
1.3. Khái quát về VHDG
Theo GS.Đinh Gia Khánh“Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời
sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người
như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức
về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa học
xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và
thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế coi
văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao
động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học
dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ
thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa

và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr.49).
Mặt khác, việc giảng dạy Văn học dân gian trong trường THPT chính là cơng
việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền
đạt cho học sinh“Việc giảng dạy Văn học dân gian trong nhà trường được đặt
trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn
và các yếu tố văn hố khác ngồi yếu tố ngơn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn
xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập”
(PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần
đây).
Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, đều có riêng một kho
tàng văn học dân gian. Khơng ít những truyện cổ dân gian của một dân tộc đã trở
thành tài sản tinh thần chung vơ giá của tồn nhân loại như truyện cổ Grim (Đức),
truyện cổ tích Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập...
Đất nước Việt Nam chúng ta cũng có một nền văn học dân gian ra đời từ xa
xưa và liên tục phát triển cho đến tận ngày nay. Dòng này bao gồm những thiên thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca
dao, dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, hát chèo... do người bình dân sáng tác và phổ biến
theo lối truyền miệng. Sau này, khi đã có chữ viết, văn học dân gian được các trí
7


thức sưu tầm và ghi chép lại.
Văn học dân gian có tầm quan trọng to lớn đối với đời sống tinh thần của con
người. Nội dung phong phú của nó đã thể hiện thành công và đặc sắc vào bậc nhất
bản sắc tâm hồn của dân tộc Việt Nam: đẹp đẽ, đa dạng, độc đáo và tinh tế. Lịch
sử sinh tồn và phát triển của dân tộc chúng ta là lịch sử bốn ngàn năm dựng nước
và giữ nước. Bao sự kiện lớn lao, quan trọng từ thuở Hùng Vương lập nên nước
Văn Lang cho đến thế kỷ X đều được phản ánh trong văn học dân gian. Những
hình tượng tuyệt đẹp của Sơn Tinh, Thánh Gióng, Lang Liêu, Chử Đồng Tử... đã
trở thành nơi gửi gắm khát vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng quân xâm

lược và ước mơ một cuộc sống thanh bình, no ấm của tổ tiên chúng tơi tự thuở xưa.
Rồi những truyện cổ tích thần kì thấm sâu vào trái tim bao thế hệ người Việt
từ lúc còn thơ ấu, dạy dỗ, khuyên nhủ những bài học đạo lí cơ bản nhất: tình thương
u, đức hi sinh, lẽ công bằng, lối sống thanh cao, trong sạch... Ấn tượng mà những
nhân vật tài giỏi, đức độ như Thạch Sanh, Sọ Dừa, hoặc xinh đẹp, nết na như cơ
Tấm... khơng bao giờ phai mờ trong trí nhớ của dân tộc Việt. Con người lao động
bước vào văn học dân gian, qua trí tưởng tượng tuyệt vời của nhân dân, đã hố thành
những nhân vật kì lạ, lung linh, có sức sống mn đời.
Bên cạnh kho tàng truyện cổ dân gian là ca dao - tục ngữ. Những câu ca dao,
tục ngữ xoay quanh nhiều chủ đề như lao động sản xuất, tình cảm gia đình, tình u
đơi lứa, tình cảm giai cấp, dân tộc và các mối quan hệ xã hội... Người Việt xưa đã
gửi gắm vào ca dao - tục ngữ đời sống tinh thần muôn màu mn vẻ của mình. Vì
vậy mà nội dung của ca dao - tục ngữ giống như cây đàn muôn điệu, đủ mọi cung
bậc yêu thương, hờn giận, vui buồn...
Từ lúc nằm nôi, trẻ thơ đã được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Lời ru
là những bài ca dao, những câu ca dao khẳng định công lao sinh thành dưỡng dục to
lớn như trời biển của cha, của mẹ: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra. Lời ru nhắn nhủ mọi người sống sao cho trọn vẹn nghĩa tình,
cho yêu thương quấn qt, đừng vì những lợi ích nhỏ nhen, tầm thường mà nỡ cắt
đứt tình máu mủ ruột rà: Anh em như thể tay chân/ Một nhà hoà thuận, hai thân vui
vầy. Ca dao khuyên nhủ mọi người hãy coi trọng tình giai cấp, tình đồng loại: Bầu
ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian vẫn giữ được sức sống lâu bền của nó,
trở thành cội nguồn vơ tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt và là mảnh đất mỡ màu
ươm mầm và phát triển những tài năng nghệ thuật. Văn học dân gian là chiếc cầu vơ
hình nối quá khứ với hiện tại, tương lai; gắn kết tình cảm, phong phú của tổ tiên, ơng
cho chúng tơi ngày xưa với các thế hệ con cháu ngày nay. Đó chính là sự khởi nguồn,
là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, của nền văn học Việt Nam hiện đại.
1.3.1. Khái niệm VHDG
a. Văn học dân gian là gì?

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân
8


chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho
tới ngày nay.
Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dân gian
sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folkore văn học).
Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học bình dân, văn
học truyền khẩu (truyền miệng), văn học đại chúng. Những khái niệm này không
dùng nữa.
b. Về khái niệm folklore:
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms
dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những
di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hố tinh thần như
phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng
đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác
nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam,
thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau:
- Nghĩa rộng: bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng
tạo (folk culture). Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng
là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học.
- Nghĩa hẹp: Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật Theo nghĩa
hẹp, văn hóa dân gian gồm ba thành tố: Nghệ thuật ngữ Văn dân gian (tức văn học
dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian.
- Nghĩa chuyên biệt: folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore
là hình thức ngơn từ gắn với nhạc, vũ, kịch... do tập thể dân chúng sáng tác. Cũng
có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt
nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian. (theo

/>1.3.2. Đặc trưng của VHDG
Bên cạnh khái niệm văn học dân gian là gì thì đặc trưng của loại hình này
cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản
nào?
Tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự hòa
lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học
dân gian được xem là bộ bách khoa tồn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội
dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời
nguyên thuỷ, khi những lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chun mơn hố.
Ngun nhân là do đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều
kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh
nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ
9


thuật khơng chun. Văn học dân gian có tính ngun hợp, được xem như bách khoa
toàn thư của nhân dân. Tính ngun hợp của văn học dân gian cịn được thể hiện ở
mặt nghệ thuật. Đây không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của
nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Theo những chuyên gia phân tích, biểu
hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn
tại: tồn tại ẩn, tồn tại cố định, tồn tại hiện (tồn tại thơng qua diễn xướng). Trong đó,
tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .
Văn học dân gian mang tính tập thể: Những tác phẩm văn học dân gian là
sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học
dân gian. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong q trình sử dụng tác phẩm. Quan trọng
là nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay khơng, nó đã đạt thành tựu hay
khơng. Trong q trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo
tác phẩm.
Hai đặc trưng cơ bản nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác
của văn học dân gian như: tính khả biến tính truyền miệng, tính vơ danh.

Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân
dân: Loại hình văn học này nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh
hoạt nhân dân. Có thể nói, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn
học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. Bài hát ru gắn với
việc ru con ngủ - một hình thức sinh hoạt gia đình, những bài dân ca nghi lễ, các
truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội… Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có
tính đa chức năng, trong đó đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
1.3.3. Chức năng của văn học dân gian
Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như “bộ bách khoa
toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học” của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ
và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng
xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh
động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức,
luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao
thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng
nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng
giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng
đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục
trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn
các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián
tiếp.
Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm
mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất
nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phơ diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong
10


môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối
với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng.

Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và
trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân.
Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt “từ chiếc nơi
ra tới nấm mồ”. Mơi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan
trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực tiễn việc dạy và học ở các trường THPT miền núi Nghệ An hiện nay
Các trường THPT miền núi Nghệ An thuộc các huyện nghèo, có địa hình hiểm
trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, giao thơng đi lại khó khăn. Đây là địa
bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Hmơng, Thái, Khơ mú, Thổ… Trình độ dân
trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức thấp và khơng đồng đều,
sự giao lưu học hỏi văn hóa giữa các vùng miền còn hạn chế… Tất cả những lí do
trên ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác giáo dục tồn diện của nhà trường, cơng tác
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhìn chung trong những năm gần
đây giáo dục ở miền núi Nghệ An đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu
nhất định: chất lượng giảng dạy tăng lên, tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học
tích cực, phát triển năng lực học sinh. Đạt được những thành tích đó ngồi sự chỉ
đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường cịn có cơng lao của đội ngũ giáo viên giảng dạy
tận tâm, tận lực với nghề.
2.1.1. Giáo viên
Nhìn chung giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An đã và đang tích
cực đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để rút ngắn
“khoảng cách” với giáo viên các trường miền xuôi. Qua những đợt học tập chuyên
đề, bồi dưỡng, tập huấn của sở GD, của nhà trường… trình độ, năng lực chun mơn
của giáo viên được nâng cao rõ rệt.
Tuy nhiên thực trạng phổ biến công tác giảng dạy của giáo viên ở các trường
THPT miền núi Nghệ An hiện nay là:
Chưa thực sự kích thích được nhu cầu khám phá, hiểu biết và hứng thú cho
học tập cho học sinh. Học sinh quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái
hiện một cách máy móc, rập khn những gì giáo viên đã giảng. Bên cạnh việc chưa

có tư duy sáng tạo, chưa biết cách tự học, học sinh còn tỏ ra chán học, thiếu cảm
hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê với môn học. Đối các trường THPT của huyện
Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Qùy Hợp, Qùy Châu, Quế Phong học sinh học
với tâm lý hờ hững, thờ ơ, ngại học, chán học, ỉ lại, trông chờ, lười tư duy sáng tạo,
lười đọc... Tình trạng này phần lớn là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa
phù hợp với đối tượng, chưa hiệu quả, chưa gây được hứng thú, chưa kích thích được
sự chủ động tìm hiểu tri thức của học sinh học sinh.
11


Giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An chủ yếu là người từ dưới
xuôi lên miền ngược công tác, tâm lý muốn về gần gia đình nên tư tưởng giảng dạy
chưa ổn định. Bên cạnh đó, giáo viên ở các trường này ngày càng trẻ hoá, chủ yếu
là giáo viên vừa mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có và khi tiếp xúc
với đối tượng học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số giáo viên cịn e dè, thiếu
quan tâm, khơng hiểu rõ được tâm lý, đặc thù của đối tượng học sinh nơi đây. Mặt
khác điều kiện để được tham gia học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận
sự đổi mới trong giảng dạy cịn yếu và thiếu. Chính vì thế chất lượng giáo viên ở các
trường THPT miền núi Nghệ An còn nhiều vấn đề bất cập, đòi hỏi mỗi giáo viên
phải nỗ lực để nâng cao năng lực chuyên mơn của mình.
2.1.2. Học sinh
Học sinh ở các trường THPT miền núi Nghệ An được đánh giá là ngoan, lễ
phép, thật thà, chất phác. Các em đang nỗ lực thực hiện ước mơ thay đổi cuộc sống
bằng con đường tri thức. Động cơ học tập của các em rất phong phú đa dạng, nhưng
chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn. Nhìn chung, các em đều ý thức
được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất
khác nhau. Ngồi niềm hứng thú ít ỏi khi học tập các mơn học, học sinh DTTS cịn
gặp nhiều trở ngại trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực. Mà trở ngại lớn
nhất chính là rào cản ngơn ngữ.
HS học trước quên sau: GV rất nhiệt tình, hướng dẫn, giảng giải, liên hệ kĩ

càng, HS gật gù hiểu bài nhưng hơm sau khơng nhớ gì.
Hơn nữa học sinh nơi đây 90% sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm của phụ
huynh, kinh tế khó khăn (chủ yếu là con em thuộc hộ nghèo) và những phong tục
tập quán (tục cướp vợ, vấn nạn tảo hôn…) đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, mục
tiêu học tập của các em.
2.2. Thực tiễn dạy học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở
trường THPT miền núi Nghệ An
Việc giảng dạy phần văn học dân gian ở các trường THPT nói chung và các
trường THPT miền núi Nghệ An nói riêng đang được triển khai theo hướng phát
triển năng lực học sinh. Giáo viên giảng dạy đều tìm và áp dụng những phương pháp
tối ưu để truyền đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và tạo sự hứng thú cho học sinh tham
gia tiết học. Tuy nhiên đa số giáo viên khi giảng dạy chỉ chú trọng nhiều đến việc
dạy học theo thi pháp thể loại VHDG. Đó là lối dạy chay thiên về việc truyền thụ
kiến thức lý thuyết, nặng thuyết giảng. Dạy tác phẩm VHDG nhưng ít minh hoạ, ít
sinh hoạt ngoại khóa, khơng tổ chức sưu tầm, biên soạn. Đó là lối dạy tẻ nhạt, ngại
đổi mới, khơng sáng tạo, người dạy chưa chịu khó đầu tư, chưa dụng công, chưa
mạnh dạn xây dựng tổ chức những hình thức giảng dạy sinh động, phù hợp với đặc
thù mơn học.
Trong q trình giảng dạy VHDG cũng dừng lại ở mức độ khái quát hoặc
dừng lại ở việc giảng bình và định hướng tìm hiểu một văn bản cụ thể. Nói chung,
12


về lĩnh vực giảng dạy VHDG, tính chủ động, tích cực của chủ thể chưa được đề cập
nhiều. Hiệu quả trong quá trình giảng dạy VHDG được nhấn mạnh, chỉ đề cập đến
phương diện văn bản, còn vai trò của HS trong tiếp nhận ít được quan tâm, chưa bám
sát đối tượng học sinh để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả nhất.
2.2.1. Thuận lợi
Giáo viên được tập huấn và học tập các phương pháp đổi mới trong công tác
giảng dạy nên chất lượng của tiết học, bài học được thay đổi và nâng cao.

Phần Văn học dân gian được dạy ở chương trình lớp 10 nên các em học sinh
bước đầu vào cấp học THPT được tiếp xúc với kiến thức gần gũi với đời sống sinh
hoạt hàng ngày.
Học sinh hứng thú với phương pháp dạy học tích cực, chủ động trong khám
phá tri thức.
2.2.2. Khó khăn
Cơ sở vật chất đáp ứng các hoạt động bổ trợ cho hoạt động dạy học đặc biệt
là phần văn học dân gian cịn thiếu và yếu. Nhìn chung đội ngũ giáo viên Ngữ văn
ở các trường THPT miền núi Nghệ An nhiều năm trở lại đây đã có sự “khởi sắc”
nhưng chất lượng vẫn chênh lệch lớn so với giáo viên miền xuôi và thiếu giáo viên
cốt cán. Giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp dạy học sát với
đối tượng học sinh của trường mình giảng dạy nên khi triển khai phần VHDG cho
đối tượng học sinh lớp 10 còn chưa hiệu quả như mong đợi.
Chất lượng đầu vào của học sinh ở các THPT miền núi Nghệ An rất thấp. Với
đối tượng học sinh miền núi, người dân tộc thiểu số trình độ thấp thì việc áp dụng
các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng các phương tiện hiện đại là một điều
hết sức khó khăn. Chính vì thế dạy văn học dân gian ở các trường THPT vùng cao
Nghệ An hiện nay thường thấy là bám sát nội dung trong sách giáo khoa, chuyển tải
kiến thức trọng tâm của bài theo mơ típ vấn đáp, diễn giảng. Bài giảng thường đơn
điệu, thiếu sự thu hút và học sinh chưa phát huy hết năng lực của mình.
Hơn nữa phần thực hành của học sinh cịn ít, sự trải nghiệm cịn hạn chế, nên
học sinh ghi nhớ kiến thức theo sự áp đặt nên hiệu quả của việc dạy và học chưa đạt
kết quả cao. Học sinh chưa có ý thức học tập nghiêm túc, chưa có thói quen độc lập
trong tư duy. Một nguyên nhân khá quan trọng nữa là do học sinh xác định mục tiêu
học Ngữ văn chỉ để thi tốt nghiệp, thi đại học, rất ít HS nào xác định học vì u thích
mơn học này, phần lớn học sinh đều không hứng thú với môn học.
2.2.3. Nguyên nhân
Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở những vùng núi cao, địa hình
phức tạp; cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn, nên công tác phát triển giáo dục,
nâng cao trình độ học vấn của đồng bào cịn nhiều hạn chế. Do vậy, trình độ học vấn

của đồng bào các dân tộc thiểu số thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc
đa số; hoặc trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa,
13


vùng biên giới thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở
những vùng thuận lợi. Giáo viên giảng dạy chưa thật sự chú trọng đến vai trò của
bạn đọc HS trong khâu tiếp nhận VHDG. Đội ngũ giáo viên công tác vùng DTTS
chưa biết tiếng DTTS tại chỗ, ít am hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào nên
gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và chuyển tải ý tưởng của nội dung bài dạy.
Rất ít HS có thể nghe hiểu, biết chắt lọc thông tin, rồi dùng ngôn ngữ logic,
lập luận chặt chẽ, hay viết đúng dạng văn bản.
- HS rất khó gọi tên các biện pháp nghệ thuật, khó giải thích các từ ngữ, hình
ảnh, hình tượng, khó nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản, đặc biệt là văn bản
văn học dân gian.
- HS thấy gì thì biết cái đó, chứ khơng tự suy nghĩ, liên tưởng hay sáng tạo cái
mới. Học văn bản nào thì chỉ biết văn bản đó, nên khi GV đặt câu hỏi khác một chút,
hoặc là yêu cầu liên hệ với văn bản liên quan, kiến thức liên quan thì học sinh khơng
trả lời được, nếu trả lời cũng không đúng yêu cầu của câu hỏi, không khái quát được
nội dung của văn bản. Từ đó, việc liên hệ đời sống thực tế càng khó khăn. Khi giáo
viên yêu cầu học sinh liên hệ nội dung văn bản với thực tế cuộc sống, hầu hết học
sinh trình bày khơng thỏa đáng và ln theo một mơtíp hiểu biết hạn hẹp trong
trường, trong gia đình, bản, làng, xã, huyện chứ chưa mở rộng được phạm vi hiểu
biết, nhận thức, quan niệm sống ra phạm vi rộng hơn.
- Trong quá trình dạy - học, bản thân tơi nhận ra rằng HSDTTS rất khó khăn
trong cảm nhận và tự cảm nhận những vẻ đẹp của ngôn ngữ văn bản văn học, những
hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong văn bản về thiên nhiên, con người, cuộc
sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
- Học sinh chưa tự nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong
văn bản văn học như cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn … Do

đó, các em chưa tự cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật
của nhà văn được thể hiện qua văn bản.
- Phần lớn học sinh chưa tự cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc
cảm hiểu văn bản văn học; chưa hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm
mỹ của cá nhân; chưa biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con
người, cuộc sống; chưa có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ
xã hội; chưa hình thành thế giới quan thẩm mỹ cho bản thân qua việc tiếp nhận văn
bản văn học.
- Hầu hết các em HSDTTS còn cảm nhận văn bản văn học theo cảm tính,
trong phạm vi hiểu biết nhỏ hẹp, thậm chí là lạc hậu, tiêu cực. Chưa phân biệt và
nắm được đặc điểm riêng của từng thể loại.
- Ở văn bản nghị luận, học sinh chưa xác định được luận đề, hệ thống luận
điểm, luận cứ cũng như giá trị của văn bản.
- Ở văn bản thông tin, học sinh lại quá thiếu kiến thức thực tế nên việc đọc
14


hiểu loại văn bản này đối với các em học sinh DTTS cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Từ việc tiếp xúc với các loại văn bản, phần lớn HSDTTS chưa biết rung động
trước cái đẹp, chưa biết sống và hành động vì cái đẹp, chưa tự nhận ra cái xấu và
phê phán những cái xấu, cái ác, những biểu hiện chưa đẹp trong cuộc sống, ....
Tóm lại, các em cịn rất thụ động trong việc đọc hiểu các loại văn bản, đặc
biệt là văn bản văn học dân gian. Vì vậy, hiệu quả của nhiều giờ dạy - học các tác
phẩm văn học dân gian chưa cao. Và mục đích hướng tới của việc dạy học Ngữ văn
là hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung cũng như phẩm chất và
năng lực riêng của môn Ngữ văn khi áp dụng cho đối tượng học sinh DTTS ở vùng
cao Nghệ An chắc chắn là còn rất nhiều gian nan.
2.3. Sự cần thiết của dạy học sát đối tượng trong mơn Ngữ văn nói chung và phần
văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở các trường THPT
miền núi Nghệ An

Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng bố Chương trình giáo dục
phổ thơng mới, đánh dấu bước chuyển mình đổi mới căn bản từ nền giáo dục nặng
về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về thể chất và năng
lực, hài hịa đức, trí, thể, mĩ. Để thực hiện được mục tiêu đó địi hỏi sự nỗ lực của
giáo viên và học sinh. Đặc biệt là người giáo viên càng phải hiểu đối tượng của mình
để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Khơng
hiểu và khơng bám sát được học sinh thì mọi cơng tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ
là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối
tượng cần được quan tâm. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu bắt buộc mà mỗi giáo viên trong
các nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các
địa phương cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn,
bồi dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề này làm chủ đề chính để trao đổi.
Dạy học sát đối tượng là gì? Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, dạy học sát
đối tượng có nghĩa là giáo viên phải hiểu biết sâu sắc đối tượng học sinh của mình
để từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhận
thức, năng lực học tập của học sinh. Và dạy học sát đối tượng trong môn Ngữ văn
nói chung và phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở các
trường THPT miền núi Nghệ An là sự hiểu biết cụ thể đối tượng học sinh của giáo
viên trước khi lên lớp giảng dạy. Có hiểu rõ đối tượng học sinh thì mới lập kế hoạch
dạy học, thiết kế giáo án, lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để dạy học cho phù hợp.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn thể nghiệm sự đổi mới trong
dạy học tác phẩm VHDG đối với học sinh ở các trường THPT miền núi Nghệ An.
Sự đổi mới này chủ yếu dựa trên nguyên tắc kích thích tính tự giác, chủ động ở chủ
thể để góp phần cải thiện thực trạng khơng thích học Văn của học sinh hiện nay. Đặc
biệt là đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số, giáo viên cần có sự am hiểu về
phong tục tập quán, cách tư duy, đặc trưng ngơn ngữ,… từ đó áp dụng những phương
15



pháp dạy học phù hợp và nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy.
Hơn nữa học sinh lớp 10 mới bước vào mơi trường THPT nên cịn rất nhiều
bỡ ngỡ, khi học phần Văn học dân gian cần có những giải pháp tiếp cận và rút ra từ
thực tế của đối tượng học sinh để tạo ra những tiết học bổ ích, lí thú. Góp phần nâng
cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo của học sinh, góp phần
hồn thiện khả năng chun mơn, kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình
chuẩn bị và “đồng hành” với học sinh khám phá kho tàng kiến thức của dân tộc. Có
thể nói dạy học sát đối tượng trong mơn Ngữ văn nói chung và phần văn học dân
gian trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở các trường THPT miền núi Nghệ
An tạo ra một sân chơi bổ ích về mặt kiến thức – kĩ năng cho các em, là hành trang
quan trọng để các em bước vào đời.
II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian
trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An
1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái, Hmông, Khơ
mú)
Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa: tiếng Thái, Hmông,
Khơ mú là một trong những biện pháp áp dụng trong các giờ dạy khiến học sinh
thích thú. Bởi các em trong giao tiếp hàng ngày chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ của
dân tộc mình nên vốn từ về tiếng Việt các em rất ít, sử dụng chưa đúng, có em nói
chưa rõ. Chính vì thế tạo ra rào cản ngôn ngữ và ảnh hưởng rất lớn khi đọc, hiểu,
cảm nhận các tác phẩm văn học. Hơn nữa tâm lý của phần lớn học sinh DTTS là
mặc cảm trong giao tiếp nên các em không dám giao tiếp bằng tiếng Việt. Nên giáo
viên Ngữ văn cần linh hoạt cung cấp thêm vốn từ tiếng Việt cho HSDTTS là một
giải pháp khá là khó nhưng lại rất cấp thiết. Và các em lớp 10 mới bắt đầu học cấp
THPT bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới, kiến thức mới nên không tránh khỏi bỡ
ngỡ và chán nản trong việc học. Chính vì thế ở đầu chương trình ngữ văn 10 việc
đối sánh các tác phẩm văn học dân gian với tiếng mẹ đẻ của dân tộc các em là việc
làm rất hữu ích.
Rất nhiều văn bản văn học ngắn, đơn giản và hay nhưng phân tích, giải thích
mãi học sinh vẫn khơng hiểu. Và khi tìm hiểu, điều tra, tơi mới biết rằng các em

khơng biết những từ ngữ, hình ảnh đó diễn tả cái gì. Trong những tình huống như
thế này, GV nên cố gắng tìm hiểu, sưu tầm những từ ngữ tiếng Thái, Hmơng, Khơ
mú liên quan đến hình ảnh, hình tượng, ý nghĩa văn bản tiếng Việt để giúp HS dễ
hiểu bài và tạo sự thân thiết gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh khác
dân tộc trong cùng một lớp học.
Ví dụ: Đối với bài ca dao hài hước" Làm trai cho đáng sức trai - Khom lưng
chống gối gánh hai hạt vừng", giáo viên cần cho học sinh dân tộc Hmơng biết được
“vừng” chính là “pía”, cịn người Thái, người Khơ mú gọi “vừng” là “mạc nga”. Sau
đó, giáo viên chỉ cần giải thích hoặc hướng dẫn học sinh hành động khom lưng chống
gối là để gánh vác những gì thật nặng, cịn hai hạt vừng (hai hạt pía, hai hạt mạc nga)
16


thì đâu cần nhiều sức lực đến thế. Giáo viên ghi bài ca dao lên bảng, sau đó mời một
em học sinh dân tộc Khơ mú, một em học sinh dân tộc Hmông, một em học sinh dân
tộc Thái lên bảng ghi bài ca dao đó bằng tiếng dân tộc mình (hoặc phiên âm tiếng
dân tộc mình) lên bảng.
Giáo viên cần bổ sung dần dần từng ít một để học sinh làm quen, để tạo thói
quen cho học sinh tiếp cận, sử dụng dần với vốn từ tiếng Việt. Giáo viên có thể bổ
sung thêm vốn từ tiếng Việt cho học sinh DTTS bằng nhiều cách: Khi dạy học các
loại văn bản, khi kiểm tra bài cũ, khi trả bài, khi học sinh hoạt động nhóm tạo nên
sản phẩm, khi học sinh nói trước lớp hoặc viết trên bảng, khi nêu vấn đề để học sinh
giải quyết; khi phân tích, giảng giải, cắt nghĩa các từ ngữ, hình ảnh; khi khái quát
nội dung tư tưởng, ý nghĩa của văn bản….
Để thực hiện được giải pháp này giáo viên cần:
- Trước mỗi tiết dạy, bài dạy các tác phẩm văn học dân gian giáo viên cần tìm
hiểu, hỏi những giáo viên là người DTTS ở trong trường phiên âm ra tiếng Thái,
Hmơng, Khơ mú. Hoặc có thể hỏi và nhờ những anh, chị cán bộ huyện là người
DTTS giúp đỡ.
- Sau khi có các bản phiên âm giáo viên thực hiện soạn giáo án và trình chiếu

powerpoint trong tiết dạy phần đọc văn bản.
- Ngồi ra giáo viên có thể tổ chức dạy học phần văn học dân gian cho đối
tượng học sinh người dân tộc thiểu số bằng phương pháp dạy học dự án được thực
hiện ở tiết tự chọn. Cách thức tổ chức (Phụ lục 1)
1.1. Phiên âm bản tóm tắt các văn bản tự sự dân gian
1.1.1. Truyện cổ tích Tấm Cám
Bản tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám
Truyện kể về hai nhân vật chính là cơ Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ,
tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng
với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám
đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép
hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi trút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ
mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được
Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá
bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi
đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền
lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày
và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha,
nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám
vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan
đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ
miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.
17


Phiên âm ra tiếng Hmông
Zaj dad neeg hais txog ob tug txhai hu Daim thiad tshia. Daim siab zoo,
nqhuag, tshia tub nyeeg, tau niam hlud. Vim txiv tuag ntxhov Daim tau nyob nrog
niam yau thiad tus me nyuan yog tshia. Daim ib txwm mag niam yau cem thiab
ntaus. Muaj ib zaug Daim thiab tshia mus txhom ntses, leej txhom tau ntau dua ces

niam muab ib lud tsho liab biab. Tshia dag Daim los saum ntug dej tshia qha Daim
cov ntses hauv pod tawb tag. Vim raug dag Daim nquaj nquaj, yaum saub tawm los
nug tias ua cas koj thiaj li quai, Daim qhia tag txua yam rau yawm saub. Yawm saub
thiaj tias kom Daim saib hauv pob tawb tshuav dab tsi. Kom Diam saib cas tshuav
ib tug ntse nqav, Daim thiaj coj los yag qha mov rau noj txhua hnub. Tub yog txoj
kev pad ntses, nuiaj khaub ncaws hnav mus koom txaos, taw cov noog pab khaws
ntxhi. Txog hnub mus ua si koom txoos Daim ua poob ib seb khaus, si koom txoos
Diam ua poob ib seb khaus, huab tais khaws tau. Huab tais txib tub mad tub nqhes
tshaj tawm hais tias leej nug haum sab khaus, huab tais yuav yuav tus ntawv ua poj
niam… Daim sim haum khaus tau u niam yau thiab ntshia thiaj khib, muaj ib hnub
Daim los haum txiv hnub tuaj. Niam yau hais kom Daim nce toos siab tem nce tog
tog niam yau xuas riam ntov ntov ntoo lov Daim poob los tuag. Daim txia ua tau
ntau lum ua noog, tsob ntoo, lub txiv ntoo los ua niam kaug nus me nyuam. Vim
muaj txiv ntseej huab tais thiaj nriav tau Daim. Niam yau thiab tshi tas txoj sia lawm.
Phiên âm ra tiếng Thái
Phưn vau họt xóng cơn ỷ tên Tấm xở ỷ tên Cám. Tấm chở đí, mẳn nhăng ỷ
Cám, xả khí chạn đày yếu. Tại ó tại khớm Tấm dủ năm mẻ xóng xở ái nọng cùng ó
khác mệ mén y Cám. Tấm chờ lờ có bị mệ lúc Cám. Bạt nửng ỷ Tấm cắp ỷ Cám páy
pặt tô cúng, phơ pặt láy ế hơn lớ láy ăn phen yếm nưng. Ỷ Cám béo ỷ Tấm khứn pà
lặc áu tô cúng thau xơ ca muống hóng mằn. Năm ca muống hong ỷ Tấm nhằng tó tơ
pá pống điếu. Tấm háy xiết lăng mà lớ mè cồn tháu nưng mà chói. Nhờ kháu ơng
tháu hẳn Tấm chăng mè cú xa lồm mén tô pá pống, mè xống xứa pay ín, láy tơ nộc
chịch mà chói. Họt mư hội, chờ pay mịi hội Tấm ề xía ăn giày nưng láy ma kệp láy.
Vua bá: phơ chóp po giày nị căn áu ệt mìa. Tấm páy chóp giày lớ pên hoàng hâụ.
Hến pế hẳn, mé đúc láy bướng. Tửa nửng Tấm mừa hườn dám ó, mằn léo hửn pít
mành hạt nhăng mè đúc Cám bặc có mành hạt ê tái ỷ Tấm. Tay cá chờ hặn ma, Cám
kháu cung. Tấm ế tứa cợt pên tơ mộc, có hiến, khung hục, xở mạc thị hớ pên lúc
hóng pá tháu. Tai mành hạt vua chằng chử họt Tấm. Ỷ Tấm chẳng ma ê hoàng hậu.
Mè đúc ỷ Cám tái.
Phiên âm tiếng Khơ mú

Xưng tớt đo lau y Tấm pạ y Cám. Y Tấm lợ, nơng việc, nĩa. Y Cám nà ăm
nơng việc, bươn giơng mạ rắc. Nhịn giơng hàn pâc. Tấm dắt đạ mạ ừm mệ, pạ gôn
hem môi gioong khác mạ, mợ y Cám. Tấm dắt bượ vap chơ dắt brom mạ. Mơi bặt
Tấm pạ Cám chọc mịt tép, mợ mòt bươn mạc lưn chi bươn rắc, Cám lạc Tấm khươn
đạ mội mọt muông y Tấm gêt xiệc muồng đê. Chuông nuồng y Tấm noong cưn mội
tô lơn, Tấm giam, bươn tạ thâu choi. Nhòn xưng tạ thàu choi Tấm tăng ã gôn đền
18


chiền, mỡ tô lơn. Ã tép tưng kha dooc lạ, bươn kim choi. Rôt mừ đom đạ cung, chơ
dooc lạ Tấm bưn khrúc giây, vua bựp. Vua hliên lệnh: Mợ xếc chòp vua chi đệ teng
cưm brạ. Tấm xếc chòp, nà cợt cưm brạ vua. Nơng nị, mạ con cám xiết. Môi bặt
Tấm vếch đạ giàng, nà ga tụt ưm bùm, mạ con Cám pliệt tụt ưm bùm phan Tấm.
Tăng chơ nị, Cám gut gàng vua. Tấm mạc bặt chụ ăn đê cợt xim, tụt xư òong, hốch
cuối cùng chụ cợt con vua chưm cưn dạ thau. Nhòn mạac ưm bùm vua nơng hliên
Tấm. Nà gai cợt cưm brạ vua. Mạ con Cám hàn.
1.1.2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Bản tóm tắt
An Dương Vương là vị
vua của nước Âu Lạc,
nhờ sự giúp đỡ của thần
linh là Rùa Vàng mà vua
đã thành công trong việc
xây thành. Trước khi
Rùa Vàng từ biệt ra về
đã tháo vuốt đưa cho
nhà vua dặn đem làm lẫy
nỏ sẽ chiến thắng được
mọi kẻ thù. Vua theo lời
thần Kim Quy đã đánh

bại được quân Đà.
Không lâu sau, Đà cầu
hôn, vua gả con gái là
Mị Châu cho Trọng
Thủy – con trai Đà.
Trọng Thủy lừa Mị
Châu, ăn cắp nỏ thần
mang về nước, Đà được
thế đem qn sang đánh.
Vua An Dương Vương
vì chủ quan, khơng hay
biết về chuyện nỏ thần
nên mất nước, đặt Mị
Châu ngồi sau lưng
ngựa cùng chạy về
phương Nam. Mị Châu
ngồi sau lưng ngựa, rắc
lông ngỗng làm dấu. Khi
chạy đến bờ biển, Rùa

Phiên âm bản tóm tắt bằng tiếng Hmơng
An Dương Vương yog ib tug huab tais ntawm lub teb
chaws Au Lac, vim muaj txoj kev pab los ntaum yawm
saub vaub ki kub nus thiag uas tau vaj loog huab tais.
Ua ntej thaum vaub ki kub yuav mus nws tau muab nws
ib tug rau tes rau huab tais kom huab tais muab uas ib
rab hneev kub siv ces yuav tsis ntsais ib tug neeg phem
twg lis. Huab tais uas lis vaub ki kub hais nws thiag tau
yeej tsov rog. Tsis ntev tom qab, dag tuaj thov kom huab
tais muab nws tus ntxhais, Mi Chau rau Trong Thuy –

dag tus tub. Trong Thuy ntxias Mi Chau nyiag rab hneev
kub qhas mus rau ton nus lub teb chaws. Dag zoo sib
hawm coj nws cov leu tuaj ntaus. Huab tais An Duong
Vuong uas lub siab loj, tsis nras pau fxoj qhov teb neem
ntawm nws sab hneev kub nws thiag pob teb chaws
lawm. Cog Mi Chau jaum nrog nus chaig nees khiav
mus ramqab feb chaws. Mi Chau jaum nram qab tsos
plaus os qhias kev. Thaum khiav mus txoj ntuj pas dej,
vaub ki kub tawn los hais tias Mi Chau yog neeg pheem,
huab tais An Duong Vuong thaus ntaj los tuas Mi Chau.
Huab tais tuav kub xyas ntxeeg vaub ki hus dej coj huab
tais mus hauv dej. Trong Thuy raws tuaj txoj ntaum ntug
dej pom Mi Chau lub tuag hlub dlaus poob hauv qhov
dej tuag. Dab neeg tias Mi Chau, tuag ntsav ntws mus
hauv dej qwj noj tau thiag muaj hlaws. Muab hlaws los
ntxuav hauv qhov dej Trong Thuy tuag thiag cis ntsas
tau xawv kawg.
Phiên âm bản tóm tắt bằng tiếng Thái
An Dương Vương mẹn vị vua hóng nước Âu Lạc, nhơ
sự giúp đơ hóng thần linh mẹn tẩu căm vua thành cơng
năm việc xây thành. Cón á tẩu cọp mưa sậu pớt lệch ấu
hờ hươn vua ặng ấu ết nà sẽ pe đầy xấc. Vua ết sắp quam
19


×