Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI TN THPT và THI ĐÁNH GIÁ NĂNG lực môn LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 50 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC

SÁNG KIẾN GIÁO DỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THI TN THPT VÀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC, TỈNH NGHỆ AN

Lĩnh vực: Lịch sử

Tác giả: Phan Thị Hà
Nguyễn Đình Phúc
Đơn vị: THPT Phan Thúc Trực

Năm học: 2021 – 2022
1

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 Hội nghị TW8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam (khóa XI) về:“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo
đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện;
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước đến hoạt động quản trị của
các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.


Trong việc thực hiện đồng bộ các nội dung về đổi mới GD&ĐT thì đổi mới kiểm
tra, đánh giá, đổi mới thi cử là khâu đột phá. Đối với các trường THPT việc nâng cao
chất lượng dạy học từ đó nâng cao kết quả kỳ thi TN THPT hàng năm là nhiệm vụ
quan trọng, cũng là nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường, đây chính là điều kiện quyết
định để nhà trường tồn tại, phát triển. Trong việc nâng cao chất lượng dạy học THPT
nói chung, nâng cao hiệu quả ôn tập và kết quả kỳ thi TN THPT, thi đánh giá năng
lực hàng năm thì vai trị định hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện ôn tập là
vơ cùng quan trọng, góp phần khơng nhỏ làm nên thành công của mỗi nhà trường. Để
hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên đứng lớp càng
cần phải có những giải pháp quản lý, điều hành thực sự khoa học, phương pháp ôn thi
hợp lý.
Nhiều năm trở lại đây, điểm thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia (TN
THPT) thấp so với mặt bằng chung của nhiều môn học khác. Năm 2016 điểm trung
bình mơn Lịch sử là 4,49; năm 2017 là 4,6; năm 2018 là 3,79; năm 2019 là 4,3; năm
2020 là 4,5. Trong kỳ thi TN THPT năm 2021, mơn Lịch sử có điểm trung bình thấp
nhất trong số các môn thi với 4.97 điểm, đồng thời, đây cũng là mơn thi có nhiều thí
sinh đạt điểm dưới trung bình nhất với 331,429 em, chiếm tỷ lệ 52,03%. Nguyên nhân
của thực trạng trên đã được các nhà khoa học, quản lý giáo dục, giáo viên, báo chí
phân tích nhiều trên các Hội thảo, diễn đàn, phương tiện truyền thơng. Khơng ít
những GV tâm huyết với nghề và HS u thích bộ mơn đang lúng túng trong lựa chọn
cách thức ôn luyện để nâng cao kết quả bộ môn.
Thực trạng trên đặt ra vấn đề: mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực,
hướng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy
những năng lực của bản thân, trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Nhóm Lịch sử trường THPT Phan Thúc Trực đã tiến
1

TIEU LUAN MOI download :



hành nhiều biện pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong nhà trường
vì vậy kết quả thi TN THPT môn Lịch sử luôn đạt vị thứ cao của cả tỉnh.
Hiện nay các trường đại học đã tiến hành kì thi đánh giá năng lực để lấy kết quả
xét tuyển sinh vào đại học, trong đó có lĩnh vực khoa học xã hội với một số câu hỏi
thuộc bộ môn Lịch sử. Vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác ôn tập và thi đạt kết
quả cao, thì cơng tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của giáo viên cũng có sự thay đổi
để phù hợp với tình hình mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử ở trường THPT Phan
Thúc Trực, tỉnh Nghệ An” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của
mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu các giải pháp trong quản lí và tổ chức thực hiện nhằm nâng
cao hiệu quả ôn thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử tại trường THPT
Phan Thúc Trực.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa phổ thơng, các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về hoạt động ôn tập. Dự giờ đồng
nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để
điều tra thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử
lí kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.
4.Tính mới của đề tài.
Đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh
giá năng lực môn Lịch sử ở trường THPT Phan Thúc Trực, tỉnh Nghệ An” đã hệ
thống các giải pháp trong công tác chỉ đạo của BGH và tổ chức thực hiện của nhóm
chun mơn, của giáo viên Lịch sử tại trường THPT Phan Thúc Trực. Sáng kiến đã
đưa ra các giải pháp để nâng cao kết quả kì thi đánh giá năng lực bộ mơn Lịch sử
trong kì thi đánh giá năng lực của các trường đại học hiện nay. Đây là nội dung mới,

có tính thực tiễn cao mà chưa có đề tài nào đề cập đến.

2

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Thi THPT Quốc gia (nay là kì thi TN THPT).
Kì thi trung học phổ thơng quốc gia là một sự kiện của ngành Giáo dục Việt
Nam, được bắt đầu tổ chức vào năm 2015. Là kì thi 2 trong 1, được gộp lại bởi hai kì
thi là Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thơng và Kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng,
kì thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển
sinh đại học, cao đẳng, nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm
bớt chi phí. Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban
hành Quy chế thi của kỳ thi này, theo đó, để được xét cơng nhận tốt nghiệp THPT và
xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn
thi tối thiểu) gồm 3 mơn bắt buộc là Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn
trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí. Hình thức thi của mơn
Lịch sử vẫn là thi tự luận. Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện “Đổi mới kì
thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng đảm bảo tính thiết thực,
hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo
dục với kết quả thi”. Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào
các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm
3 mơn bắt buộc là Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn tổ hợp khoa học tự
nhiên hoặc tổ hợp khoa học xã hội. Môn Lịch sử là môn thi thành phần thuộc tổ hợp
khoa học xã hội. Hình thức đề thi cũng thay đổi. Theo đó, mơn Lịch sử chính thức
chuyển từ thi tự luận sang hình thức trắc nghiệm khách quan.

Năm 2020, do những tác động từ đại dịch COVID-19 đến việc dạy và học ở các
nhà trường, kỳ thi THPT quốc gia phải tạm dừng, trở lại là kỳ thi tốt nghiệp THPT
với cách thức tổ chức tương tự kỳ thi THPT quốc gia và với mục đích chính là xét tốt
nghiệp THPT. Các trường đại học vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp làm căn
cứ tuyển sinh đại học
1.2. Thi đánh giá năng lực.
- Với mục tiêu đa dạng hóa phương thực tuyển sinh sinh viên Đại học, những
năm gần đây, trường Đại học Quốc gia HN, trường Đại học Quốc gia TP.HCM và
trường ĐH Bách Khoa HN đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Thi đánh giá năng lực
là bài kiểm tra với mục đích nhằm đánh giá, nhận định các kiến thức của học sinh và
áp dụng các kiến thức đó vào trong các lĩnh vực khác nhau. Được chia thành nhiều
dạng như câu hỏi dạng định nghĩa, tư duy logic, suy luận, vận dụng thực tế,…
3

TIEU LUAN MOI download :


- Về kỹ năng, thi đánh giá năng lực trải đều trong các môn học. Trong đề thi
đánh giá năng lực có 10 câu thuộc lĩnh vực mơn Lịch sử.
2. Thực trạng công tác chỉ đạo ôn tập, kết quả thi tốt nghiệp, thi đánh giá năng
lực môn Lịch sử.
- Đối với cơng tác quản lí.
Trước đây, việc tổ chức ôn thi THPT quốc gia tại trường THPT Phan Thúc Trực
chủ yếu do các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch ngắn hạn hàng tuần nên thiếu sự
đồng bộ trong trường, các buổi ôn tập không đồng đều giữa các giáo viên, các mơn,
các lớp các nhóm học sinh; tạo sự chồng chéo, nhiều lúc tạo áp lực cho học sinh. Đặc
biệt là việc tổ chức ôn thi THPT quốc gia giai đoạn nước rút (giai đoạn sau khi kết
thúc chương trình lớp 12) chỉ được tổ chức lần đầu tiên vào năm học 2017-2018.
Nhà trường chưa tổ chức được việc phân loại học sinh theo nguyện vọng, năng
lực, sở trường... mà việc phân nhóm học sinh cịn manh mún, chủ yếu tự phát hoặc

theo định hướng sơ bộ từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn.
Các tổ nhóm chun mơn thiếu đi một khung chương trình thống nhất, kế hoạch
hướng dẫn ôn tập nên giáo viên bị động trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài..., học
sinh bị động trong việc học bài, làm bài ở nhà. Do khơng có kế hoạch dạy học cụ thể
nên khơng có sự thống nhất trong các tổ, nhóm chun mơn; dạy nhiều hay ít, dạy gì,
học gì, hướng dẫn ơn tập như thế nào đều phụ thuộc vào trách nhiệm, năng lực của
giáo viên.
Chính vì vậy mà kết quả thi THPT quốc gia của trường THPT Phan Thúc Trực
từ năm học 2017-2018 trở về trước không cao, chưa tương xứng với tiềm lực của đội
ngũ giáo viên, năng lực của học sinh, nguyện vọng, yêu cầu của học sinh, phụ huynh,
truyền thống hiếu học của địa phương và sự quan tâm về giáo dục của nhân dân trong
khu vực. Mặc dù trường THPT Phan Thúc Trực có đội ngũ chun mơn mạnh, có
nhiều điểm thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như thi THPT quốc
gia, nhưng chất lượng giáo dục lại thường xếp sau các trường THPT ở Yên Thành.
Trong 3 năm liền (năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018) trường THPT Phan
Thúc Trực khơng có học sinh nào được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh khen thưởng
về thành tích thi THPT Quốc gia. Năm 2018 mơn Lịch sử trường xếp thứ 54 của Tỉnh.
Năm học
2017-2018

Điểm trung
Điểm trung bình Vị thứ so với các
bình mơn Sử cả
mơn Sử của
trường THPT của
nước
trường
tỉnh
3.8


4.7

50

Số học
sinh >=9
2
4

TIEU LUAN MOI download :


2018-2019

4.3

4.5

54

5

Bảng 1: Kết quả thi THPT Quốc gia môn Lịch sử của trường THPT Phan Thúc Trực
- Đối với giáo viên ơn thi.
Một số giáo viên cịn chưa bắt kịp với sự thay đổi phương thức thi của Bộ giáo
dục và Đào tạo, còn lúng túng khâu ra đề thi trắc nghiệm và luyện đề cho học sinh.
Đề cương ôn tập: Việc soạn đề cương ơn tập cịn nặng về khối lượng bài tập,
giáo viên chưa quan tâm đến việc hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp phân loại bài tập
theo hướng tăng dần mức độ yêu cầu (từ nhận biết đến vận dụng kiến thức).
Giáo viên chỉ sử dụng chung một đề cương ôn tập cho tất cả các lớp dẫn đến

chưa phù hợp cho các đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt là những học sinh yếu,
kém. Các dạng bài cũng khơng có sự phân loại cho những học sinh có năng lực khác
nhau.
Việc tổ chức ơn thi: Một số giáo viên dạy lại kiến thức cũ như bài mới; hoặc khi
hệ thống lại kiến thức thì chỉ thuyết trình một chiều dẫn đến việc học sinh ghi nhớ
kiến thức một cách thụ động. Nhiều giáo viên khơng đa dạng hóa phương pháp nhằm
kiểm tra sự ghi nhớ và tự hệ thống kiến thức của học sinh. Một số GV ơn thi cịn ơm
đồm kiến thức, chưa sát với từng đối tượng học sinh.
- Đối với học sinh.
Về phía học sinh, nhiều em cịn chưa tự đánh giá được năng lực bản thân, chưa
tìm ra được chỗ yếu, chỗ khuyết về mặt kiến thức của mình để có biện pháp tăng
cường riêng cho mình.
Về kì thi đánh giá năng lực, trong 2 năm trở lại đây được học sinh của trường
quan tâm. Các em đăng kí tham gia kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN, ĐHQG
HCM, tuy nhiên những em tham gia kì thi này chủ yếu là các em học các lớp chọn tự
nhiên. Vì vậy trong q trình học các em cịn chưa tập trung cho kiến thức thuộc lĩnh
vực Lịch sử, khi đến phần kiến thức Lịch sử các em chủ yếu khoanh theo cảm tính mà
khơng nắm chắc kiến thức cơ bản.
Qua điều tra 15 em tham gia thi đánh giá năng lực, khi làm nội dung thuộc lĩnh
vực Lịch sử thì các em khoanh theo cảm tính mà khơng nắm kiến thức cũng như kĩ
năng làm bài. Vì vậy tỉ lệ đạt điểm trong 10 câu Lịch sử là rất thấp.
Năm học

Tự tin khi làm bài thi kiến thức
Lịch sử

Lúng túng, khoanh chừng đáp
án
5


TIEU LUAN MOI download :


2018-2019

1

14

Bảng 2: Khảo sát kết quả HS tham gia kì thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN năm 2019

Khi được hỏi lí do thì các em đều trả lời:“Ở kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông em tập trung chính vào ba mơn thuộc khối A1 là Tốn - Lý - Tiếng Anh. Tuy
nhiên, bài thi đánh giá năng lực là bài thi tổng hợp gồm nhiều môn như Tốn, Tiếng
Anh, Ngữ văn, Lịch sử, Hóa học, Địa lý, Vật lý… nên em phải học tất cả các môn.
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm có 150 câu hỏi với 3
phần thi là: Tư duy định lượng (mơn Tốn), Tư duy định tính (mơn Văn) và Khoa học
(gồm các mơn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý). Đây là một thách thức lớn
bởi lâu nay chúng em chủ yếu học, ôn thi theo truyền thống (xét tuyển theo các khối
như khối A, B, C…) và chỉ học các môn để thi đại học”.
Phân tích số liệu bảng 1 ta thấy kết quả thi THPT quốc gia môn Lịch sử của
trường THPT Phan Thúc Trực từ năm 2018 trở về trước rất thấp. Trước thực trạng
trên, nhóm giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT Phan Thúc Trực đã
tiến hành nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi, tìm biện pháp để nâng cao
hiệu quả giảng dạy bộ mơn. Có nhiều ý kiến được đưa ra như cần ứng dụng công
nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử, cần tăng cường ứng dụng phương pháp phát huy
tính tích cực của học sinh, tăng cường kiểm tra, rèn luyện kĩ năng làm bài thi, phân
tích câu hỏi, biên soạn ngân hàng đề thi…tất cả các ý kiến tranh luận đều đi đến một
mục đích đó là làm sao để học sinh tiếp cận với môn học lịch sử với tinh thần thoải
mái và khơng bị gị ép, làm sao để học sinh nhận thấy cần thiết phải học môn lịch sử

cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông, làm sao để nâng cao hiệu quả giảng
dạy bộ môn, và đặc biệt là để nâng cao kết quả thi THPT Quốc gia (Thi TN THPT).
Để giải quyết những câu hỏi khó trên, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên giảng dạy
bộ môn đều, suy nghỉ, trăn trở tìm những phương án mang tính chất khả thi.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch
sử ở trường THPT Phan Thúc Trực.
1. Công tác chỉ đạo ôn thi TN THPT và thi đánh giá năng lực môn Lịch sử tại
trường THPT Phan Thúc Trực.
1.1. Tổ chức sắp xếp lớp theo yêu cầu và nguyện vọng của học sinh.
Phân loại đối tượng học sinh theo nguyện vọng, năng lực các môn học để sắp
xếp lại thành các lớp khối học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn ôn tập
của giáo viên; hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh của học
sinh.
6

TIEU LUAN MOI download :


Nội dung của giải pháp
Trước tiên phải khẳng định rằng để thi THPT quốc gia đạt kết quả cao cần tổ
chức tốt hoạt động dạy học chính khóa để học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản. Tuy
nhiên nội dung kiến thức trong đề thi THPT quốc gia có nhiều kiến thức nâng cao,
nên nếu chỉ học chính khóa thì học sinh khó có thể giải được các câu hỏi bài tập nâng
cao trong đề thi. Vì vậy cần tổ chức ôn tập để học sinh bổ sung thêm kiến thức. Hơn
nữa kiến thức là liên thông, nắm vững kiến thức phần trước là cơ sở để học tốt phần
sau và cấu trúc đề thi THPT quốc gia từ năm 2019 bao gồm nội dung kiến thức từ lớp
11 đến lớp 12 nên việc tổ chức ôn tập không chỉ chú trọng cho khối 12 mà phải thực
hiện tốt từ lớp 11 đến khi các em học sinh bước vào kỳ thi. Do đó việc sắp xếp lớp
của nhà trường được thực hiện như sau:
- Vào đầu mỗi năm học nhà trường đều tổ chức sắp xếp lớp ở tất cả các khối lớp.

Căn cứ để sắp xếp lớp là:
+ Dựa trên nguyện vọng của học sinh: Nhà trường triển khai cho học sinh đăng
ký nguyện vọng của mình (đăng ký học lớp theo Ban KHTN hay KHXH, định hướng
thi Đại học khối A, A1, B, C hay D).
+ Dựa trên năng lực của học sinh (Đối với khối 10 là điểm thi tuyển sinh vào 10 và
điểm ưu tiên đối với học sinh giỏi trường, học sinh giỏi tỉnh năm lớp 9; Đối với khối 11,
12 là kết quả học tập năm học trước đó với những tiêu chí cụ thể).
Nhà trường tiến hành xếp lớp theo định hướng các khối thi THPT (A, A1,
B,C,D). Việc tổ chức ôn tập được thực hiện theo đơn vị lớp giống lớp học chính khóa.
1.2. Bố trí thời lượng ơn tập và thời gian ơn tập hợp lí.
- Ngay từ đầu năm học, trong cơ cấu phân bổ tiết của môn học chính khóa
chương trình lớp 12 có 4 tiết tự chọn, Ban chun mơn nhà trường bố trí 1 tiết Lịch sử
cho nhóm lớp theo định hướng C, D. Như vậy số tiết môn học Lịch sử ở học kỳ 1 là 3
tiết/tuần, học kỳ 2 là 2 tiết/tuần. Số tiết tăng thêm này sẽ chỉ đạo các tổ, nhóm xây
dựng các chuyên đề ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản cho học sinh.
- Về các buổi học ôn tập vào buổi chiều, mỗi tuần các lớp định hướng thi tốt
nghiệp tổ hợp KHXH đều được bố trí học 1 buổi/ tuần hoặc 0,5 buổi/tuần. Giai đoạn
sau khi kết thúc chương trình (vào cuối tháng 5), các lớp đều được bố trí 3 tiết/tuần,
tập trung vào việc ơn luyện đề thi trắc nghiệm. Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh kỹ
năng làm bài, đồng thời, củng cố lại kiến thức trên cơ sở câu hỏi của đề thi. Giai đoạn
đầu thì ơn tập theo bài, chương theo SGK để các em dễ học, giai đoạn sau, tổng hợp
trong một đề thi nội dung của nhiều chương bài.
7

TIEU LUAN MOI download :


1.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát.
Chỉ đạo việc xây dưng kế hoạch dạy học: Sau khi thống nhất kế hoạch tổng thể
thời lượng ôn thi THPT quốc gia, BGH chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn liên quan

triển khai xây dựng KHDH; KHDH đảm bảo thời lượng, nội dung, kiến thức, các
năng lực cần đạt…; KHDH phải được góp ý, thống nhất trong tồn thành viên của
nhóm. Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn ký xác nhận và Ban giám hiệu phê duyệt
trước khi thực hiện.
Quản lý thực hiện TKB, chương trình dạy học: BGH theo dõi chặt chẽ việc thực
hiện TKB, chương trình ơn tập của giáo viên theo từng tuần, từng tháng qua hệ thống
sổ sách như: Ghi chép theo dõi vào sổ trực của BGH, sổ đầu bài, lịch báo giảng, vở
ghi của học sinh… nhằm phát hiện các thiếu sót, sai lệch từ đó có sự nhắc nhở, đôn
đốc kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nâng cao hiệu quả ôn tập.
Quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp: Phát huy vai trị của các tổ
trưởng, nhóm trưởng chun mơn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý,
theo dõi, đánh giá góp ý bài soạn. Chỉ đạo giáo viên khi soạn giáo án, chuẩn bị bài lên
lớp phải xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, năng lực cần đạt, nội dung cơ bản,
phương pháp tối ưu cho từng bài, từng phần, từng mục, bài soạn được trình bày rõ
ràng, khoa học, phản ánh rõ tiến trình và sự phối hợp hoạt động của thầy và trò, thể
hiện được sự đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn ơn tập. Nội dung bài soạn vừa
đảm bảo tính chính xác, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, lại vừa phải có sự khai
thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế; chú trọng rèn luyện
phương pháp tư duy, năng lực tự học tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu
cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp học sinh có thể vận
dụng tốt vào thực tiễn cuộc sống, vào việc tham gia kỳ thi đạt kết quả cao.
Quản lý việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của giáo viên: Muốn nâng
cao chất lượng dạy học cũng như ơn thi TN THPT thì u cầu quan trọng đầu tiên là
phải có một mơi trường dạy học nghiêm túc đảm bảo kỷ luật, kỷ cương mà yêu cầu
đầu tiên là đối với người thầy. Người thầy phải là tấm gương sáng để học sinh noi
theo, vì vậy mỗi thầy/cơ giáo phải tự ý thức cao trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ
cương hành chính, tích cực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhà
trường quán triệt đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về tăng cường kỷ luật,
kỷ cương hành chính, kiểm tra giám sát thường xuyên việc chấp hành của cán bộ,
giáo viên. Hằng ngày phân công BGH trực, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện giờ giấc

lên lớp của giáo viên để đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định
chun mơn. Ngồi ra việc quản lý giờ trên lớp, thái độ của giáo viên còn qua các
8

TIEU LUAN MOI download :


luồng thông tin: phản ánh của học sinh, của các phụ huynh, thường xuyên dự giờ,
thăm lớp...
Quản lý, theo dõi ý thức chấp hành nội quy, thái độ học tập của học sinh: Học
sinh là chủ thể của nhà trường, là đối tượng của q trình dạy học – ơn tập; là chủ thể
của quá trình nhận thức. Do vậy, theo dõi ý thức chấp hành nội quy, thái độ học tập
của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý
hoạt động dạy học. Để thực hiện tốt nội dung này trước hết phải xây dựng một môi
trường giáo dục lành mạnh, nghiêm túc; môi trường học tập, rèn luyện hứng thú. Khi
các em có được mơi trường tốt, các em sẽ cảm thấy yên tâm học tập, rèn luyện; từ đó
các em sẽ thấy rằng học tập, rèn luyện là quyền lợi và là trách nhiệm của bản thân,
điều này giúp các em hình thành động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, có tinh thần, ý
thức vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện. Để thực hiện được điều này vào
đầu năm học nhà trường tổ chức buổi học nội quy cho toàn thể học sinh để giới thiệu
về nhà trường và quán triệt nội quy học sinh; Chỉ đạo Đoàn trường xây dựng quy chế
chấm điểm thi đua các lớp đảm bảo tính khoa học và tính khả thi; Hàng ngày kiểm
tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành nội quy của học sinh, đặc biệt là việc chấp hành
về giờ giấc. Nề nếp học tập ôn thi vào các buổi chiều được quản lý như học chính
khóa vào buổi sáng. Ngồi ra, GVCN lớp cần cụ thể hóa bằng các tiêu chuẩn thi đua
trong lớp và giao cho cán bộ lớp theo dõi, đánh giá hàng tuần. Trên cơ sở theo dõi
đánh giá của cán bộ lớp GVCN sẽ có những hình thức khen, chê kịp thời để khích lệ,
động viên cũng như uốn nắn học sinh. Để quản lý tốt hoạt động học tập, quá trình ơn
tập của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, bộ phận trong nhà trường,
giữa nhà trường với phụ huynh học sinh.

2. Tổ chức dạy ôn thi cho HS tại trường THPT Phan Thúc Trực.
2.1. Tổ chức họp nhóm chun mơn để phân tích đề thi minh họa của Bộ giáo dục và
đề thi đánh giá năng lực của các trường đại học.
Một trong những nội dung sinh hoạt chun mơn của nhóm Lịch sử là tiến hành
phân tích đề thi minh họa, đề thi các năm trước đó với mục đích có định hướng trong
cách biên soạn câu hỏi ôn thi, giới hạn nội dung ôn tập cho học sinh. Cách làm này
được tiến hành thống nhât trong các thành viên của nhóm chuyên môn để tạo nên sự
đều tay cho các GV được phân công giảng dạy khối 12. Thực tế chúng tôi thấy rằng
khâu ra đề cho HS ôn tập rất quan trọng. Đề bám sát ma trận, cách thức ra câu hỏi,
dạng hỏi…sẽ giúp HS định hướng được cách học và làm quen với dạng đề, từ đó HS
sẽ khơng lúng túng mà tự tin hơn khi làm đề.
Từ ma trận đề thi THPT quốc gia (TN THPT) và đề thi minh họa các năm gần
đây, nhóm Lịch sử rút ra một số đặc điểm đề thi như sau:
9

TIEU LUAN MOI download :


+ Về nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 11 và 12 THPT, trong đó tập
trung chủ yếu vào kiến thức lớp 12. Đề thi rõ ràng và giảm mạnh độ khó so với đề thi
các năm trước. Học sinh chỉ cần có kiến thức cơ bản là đạt điểm trên trung bình.
Trong đó, 20 câu hỏi đầu tiên khơng có nhiễu, đáp án được diễn đạt bằng những từ
ngữ quen thuộc và có sẵn trong sách giáo khoa; những phương án nhiễu là nội dung
khác biệt hoàn tồn về lĩnh vực, địa điểm hoặc thời gian.
Ví dụ câu hỏi 18 (mã đề 301, đề thi đợt 2 năm 2020): Đến nửa sau những năm 80
của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành siêu cường tài chính số một thế giới?
A. Mianma.

B. Nhật Bản.


C. Campuchia.

D. Brunây.

+ Giảm các phương án gây nhiễu ở mức độ thông hiểu và vận dụng: Ở 12 câu
hỏi thông hiểu (từ câu số 21 đến 32) chỉ để lại 01 phương án nhiễu nhẹ; từ câu 33 đến
40 cũng giảm nhiễu so với các năm trước.
Ví dụ câu hỏi 29 (mã đề 311, đề thi đợt 1 năm 2020) kiểm tra sự thơng hiểu
khơng có nhiễu: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Mĩ
phát triển mạnh trong giai đoạn 1945 – 1973?
A. Không chạy đua vũ trang với Liên Xô.
B. Không phải viện trợ cho đồng minh.
C. Có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
D. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng.
+ Câu hỏi tập trung vào những kiến thức cốt lõi của chương trình, có tính tồn
diện và hệ thống, diễn đạt rõ ràng, không thách đố học sinh; khơng có câu hỏi đánh
giá việc ghi nhớ vụn vặt, máy móc của học sinh (về thời gian, địa điểm, tên người,
diễn biến sự kiện, số liệu…).
+Về tính đặc thù của môn học: Đề thi đảm bảo đặc trưng của mơn Lịch sử, thể
hiện tính tồn diện, có hệ thống và góp phần vào tuyên truyền, giáo dục. Các lĩnh vực
đề cập trong đề thi rất toàn diện và hệ thống: Nội dung liên quan đến chủ trương của
Đảng, đấu tranh chính trị, qn sự, ngoại giao, giải phóng dân tộc, xây dựng kinh tế,
văn hóa, giáo dục, hoạt động yêu nước và đóng góp của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh…
Câu hỏi mang tính định hướng, phục vụ tuyên truyền, giáo dục: Đề thi đã đảm
bảo tính đặc thù của mơn Lịch sử, đồng thời góp phần vào định hướng giáo dục, tuyên
truyền cho thế hệ trẻ Việt Nam. Điểm mới của đề thi 2021 so với các năm trước là: có
01 câu về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn 1975-1980. Theo chương trình
mơn Lịch sử năm học 2020-2021, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn này
10


TIEU LUAN MOI download :


đã được đưa trở lại giảng dạy trong các nhà trường (trước đây nằm trong phần giảm
tải).
Phân tích đề thi đánh giá năng lực.
Trong những năm trở lại đây thi đánh giá năng lực trở thành xu hướng chủ yếu
được các trường đại học lựa chọn để tuyển thí sinh. Theo đó một bộ phận học sinh đã
đăng kí thi đánh giá năng lực ở các trường đại học: như đại học quốc gia Hà Nội, Đại
học sư phạm Hà Nội, đại học quốc gia TP HCM…Trước nhu cầu tất yếu của học sinh
và phụ huynh, ban chuyên môn nhà trường đã nắm bắt kịp thời xu thế, có định hướng
chỉ đạo các nhóm chun mơn để có phương pháp dạy học đáp ứng u cầu.
Nhóm chun mơn Lịch sử đã phân tích đề thi đánh giá năng lực các trường và
rút ra tương quan giữa đề thi Lịch sử TNTHPT QG với đề thi đánh giá năng lực các
trường năm 2021
Đề thi

TN THPT QG

ĐH QG HN

ĐHQG HCM

ĐHSP HN

Hình thức

Trắc nghiệm: 40
câu:


Trắc nghiệm:
10 câu:

Trắc nghiệm: 10
câu

NB, TH, VD

NB+ TH, VD

NB+TH,VD

Trắc nghiệm
(28 câu)+ tự
luận

Chủ yếu lớp
12(38/40 câu)

Lớp 11+ Lớp
12 (lớp 11 có
3/10 câu- lớp
12 có 7/10 câu)

Lớp 11+12(lớp
11 có 3/10 câulớp 12 có 7/10
câu)

Phạm vi

kiến thức

Mức độ

75%NB+TH,
25% VD

3/10 câu
NB+7/10 câu
TH, VD

Lớp 12

24 câu TH+4
VD+ VD
cao.
Câu hỏi tự
luận ở mức
độ VD.

Dạng câu hỏi bao gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận. Điểm
khác của một số câu hỏi trong đề thi năng lực là cách đặt câu hỏi với thơng tin cho
trước thì nguồn thơng tin thường là đoạn trích trong sách giáo khoa hoặc ngồi sách
giáo khoa (Văn kiện, Nghị quyết ĐH Đảng; Chuyên đề lịch sử; Thơng tin từ các
nguồn truyền thơng uy tín,...) có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình.
11

TIEU LUAN MOI download :



Mục đích sử dụng thơng tin cho trước: dùng để dẫn trong phần câu hỏi; là cơ sở, dữ
liệu để HS căn cứ lựa chọn phương án đúng.
2.2. Xây dựng khung chương trình và kế hoạch ơn thi phù hợp với từng lớp, đối tượng
học sinh, ra đề thi nguồn phục vụ cho công tác ôn thi ngay từ đầu năm học.
Với tinh thần chủ động, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ nhóm chun
mơn xây dựng kế hoạch đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo, nâng cao chất
lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới thi cử. Thực hiện chủ trương của
Ban giám hiệu với trách nhiệm cao, nhóm chuyên môn chúng tôi đã xây dựng kế
hoạch, đề ra những giải pháp, rút kinh nghiệm sau mỗi kì thi, năm thi và điều chỉnh
kịp thời, đúng hướng. Do đó, chúng tơi đã đúc rút được những kinh nghiệm góp phần
ổn định và nâng cao chất lượng bộ môn qua các năm thi.
Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, nhóm Lịch sử đã chủ động, linh hoạt trong
việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh(PHỤ LỤC 3).
Nhóm chun mơn đã tiến hành họp để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phục
vụ cho việc dạy học. Qua những lần trao đổi chuyên môn GV trong nhóm có kĩ năng
ra đề và soạn đề trắc nghiệm.(đề nguồn của nhóm được lưu tại địa chỉ gmail:
MK: 12345678)

Họp nhóm chun mơn xây dựng đề trắc nghiệm
2.3. Đa dạng hóa các hình thức ơn tập.
- Ơn tập theo giai đoạn lịch sử bằng hình thức bảng biểu, sơ đồ hóa kiến thức.
12

TIEU LUAN MOI download :


Đặc thù của môn Lịch sử là nhiều sự kiện, các mốc thời gian, không gian nên
học sinh cần hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, hoặc bảng biểu để ghi nhớ kiến thức
hiệu quả hơn. Với hình thức thi trắc nghiệm HS khơng phải thuộc lịng các sự kiện mà

cần tư duy để tìm ra bản chất của sự kiện, mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử. Trong
q trình giảng dạy tùy vào nội dung, tính chất của từng bài giảng sau mỗi bài học,
mỗi chương, mỗi bài giảng GV hướng dân học sinh làm sơ đồ tư duy theo ý tưởng từ
cây, đến cành, đến nhánh, từ ý lớn đến ý nhỏ theo hình thức diễn dịch. Nhờ đó các em
sẽ thấy bài học ngắn gọn, dễ nhớ.
Bước 1: GV chia kiến thức theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Bước 2: Yêu cầu HS lập bảng hệ thống kiến thức theo từng giai đoạn, trên cơ sở
đó HS sẽ nắm được, so sánh được các sự kiện trong các giai đoạn.
Bước 3: GV kiểm tra và chốt kiến thức để HS dễ ôn tập.
Bước 4: GV giao bài tập trắc nghiệm theo 4 mức độ để HS rèn luyện.
Khi dạy về chủ trương của ĐCS Đông Dương qua 2 hội nghị GV hướng dẫn HS
lập bảng niên biểu so sánh để đối chiếu theo mẫu sau:

13

TIEU LUAN MOI download :


Ví dụ khi dạy bài 17,18,19,20 (LS 12) GV hướng dẫn HS thiết lập sơ đồ hóa
kiến thức theo nội dung sau.

Bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự
Ưu điểm của phương pháp này là giúp HS nhớ sâu kiến thức, sự kiện của từng
giai đoạn, kết nối được các kiến thức có nội dung gần nhau. Đồng thời có sự so sánh
đối chiếu giữa các giai đoạn lịch sử.
- Ôn tập theo bài/chủ đề.
Bước 1: GV hướng dẫn HS nắm kiến thức theo các bài có cấu trúc giống nhau.
Bước 2: GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
14


TIEU LUAN MOI download :


Bước 3: GV nhận xét chốt các ý chính của bài.
Ví dụ khi dạy về q trình chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
Bài 17-LS12, GV hướng dẫn HS lập sơ đồ tư duy sau:

Hoặc khi dạy Bài 18 (LS12) Những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực
dân Pháp. GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức theo sơ đồ sau:

15

TIEU LUAN MOI download :


Ưu điểm của phương pháp này là HS sẽ nắm được kiến thức cụ thể theo trình tự
thời gian để khi bước vào ơn tập các em đã có kiến thức khái quát. HS sẽ nắm được
các cụm từ khóa của từng bài từng mục. Do ôn tập theo bài nên kiến thức sẽ nhẹ
nhàng hơn đối với các HS trung bình và yếu. Đối với ơn tập theo bài, chủ đề, GV áp
dụng khi dạy các học sinh trung bình, yếu, hoặc HS tham gia thi đánh giá năng lực mà
kiến thức cơ bản về lịch sử còn hạn chế.
- Xác định các dạng công thức thường gặp khi ôn luyện.
Trong ôn luyện lịch sử khi nhắc đến công thức thường xa lạ với học sinh, các em
nghĩ ngay đến các mơn tự nhiên như tốn, lí... Tuy nhiên trong khi học lịch sử có một
số dạng cơng thức mà các em có thể áp dụng để việc học trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ
như:
+ Ý nghĩa thắng lợi của một sự kiện hoặc biến cố lịch sử lớn thường theo cơng
thức: Kết thúc cái gì? Mở ra cái gì? Có tác động như thế nào?
+ Ngun nhân thắng lợi: Nguyên nhân thắng lợi của một sự kiện có thể áp dụng
theo điểm chung: Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, truyền thống u nước, sự đồn kết

thơng qua mặt trận, thơng qua tinh thần đồn kết của 3 nước Đơng Dương, ủng hộ của
các nước bên ngồi…
+ Vận dụng “cơng thức 5 cụm từ khóa” khi học về chủ trương, đường lối đấu
tranh của Đảng qua các hội nghị thời kì 1930 – 1945. Các Nghị quyết Hội nghị Trung
ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 10/1930, tháng 7/1936, tháng 11/1939, tháng
5/1941 và tháng 3/1945 đều đề cập đến những nội dung này:
Xác định đường lối chiến lược cách mạng (lưu ý đường lối chiến lược cách mạng
không bao giờ thay đổi): Đầu năm 1930, Cương lĩnh của Đảng xác định cách mạng
Việt Nam sẽ trải qua 2 giai đoạn là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng, sau khi thành công sẽ bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để tiến lên xã hội cộng
sản. Sau năm 1975, Việt Nam thực hiện giai đoạn 2 của đường lối này.
Xác định kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng (có thể thay đổi do hồn cảnh lịch sử). Ví
như, trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng xác định kẻ thù cách mạng không phải là đế
quốc Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa và tay sai, Hội nghị Trung ương
tháng 11/1939 xác định kẻ thù là đế quốc Pháp và tay sai, Hội nghị Trung ương tháng
5/1941 xác định kẻ thù là đế quốc – phát xít Nhật, Pháp và tay sai, Hội nghị Ban
thường vụ Trung ương Đảng sau ngày Nhật đảo chính Pháp xác định kẻ thù chỉ cịn
phát xít Nhật và tay sai của chúng – Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim).
Xác định lực lượng cách mạng và thành lập mặt trận dân tộc thống nhất (có thể
thay đổi do hồn cảnh lịch sử). Ví như, tháng 7/1936, Đảng đưa ra chủ trương thành
16

TIEU LUAN MOI download :


lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên
thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tháng 11/1939 đổi tên thành Mặt trận thống
nhất dân tộc phản đế Đông Dương, tháng 5/1941 thành lập mặt trận dân tộc thống
nhất đầu tiên của riêng Việt Nam – Mặt trận Việt Minh.
Đưa ra khẩu hiệu đấu tranh (có thể thay đổi do hồn cảnh lịch sử).

Xác định hình thức, phương pháp cách mạng (có thể thay đổi do hoàn cảnh).
Riêng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) cần có thêm nội dung
quan trọng này: Nhấn mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của
toàn Đảng, toàn dân (với ba sự chuẩn bị cốt lõi về lực lượng chính trị, lực lượng vũ
trang và xây dựng căn cứ địa cách mạng). Để biết rõ lí do vì sao Đảng lại thay đổi chủ
trương đấu tranh qua mỗi thời kì thì các em phải bám sát vào bối cảnh lịch sử thế giới
và trong nước.
+ Trong q trình ơn tập lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, GV hướng dẫn
HS hệ thống các chiến lược chiến tranh thông qua công thức sau:
Chiến lược chiến tranh đặc biệt là chiến tranh kiểu mới = chính quyền tay sai
Ngơ Đình Diệm + cố vấn Mĩ + viện trợ của Mĩ.
Chiến lược chiến tranh cục bộ là chiến tranh kiểu mới = quân Mĩ+ Đồng Minh +
chính quyền tay sai + viện trợ của Mĩ.
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là chiến tranh kiểu mới = chính quyền Sài
Gịn+ cố vấn Mĩ + viện trợ của Mĩ.
- Ơn tập bằng hình thức học trực tuyến
Bước 1: GV lựa chọn các phần mềm hiệu quả như google meet, zoom… rồi tạo
đường link gửi cho các nhóm HS ơn tập theo từng bài, chương..
Bước 2: HS tự tìm hiểu SGK, vở ghi, tài liệu để hồn thành yêu cầu.
Bước 3: GV kiểm tra nhận xét.
Ưu điểm: HS sẽ khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên mạng. Trước
những áp lực lớn hiện nay mà học sinh khối 12 phải đối mặt là kỳ thi TN THPT, kì thi
đánh giá năng lực và trước tình hình phịng, chống dịch covid-19 diễn biến rất phức
tạp cả nước nói chung và của địa phương nói riêng. Nhóm Lịch sử của trường THPT
Phan Thúc Trực cũng triển khai thực hiện đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá
học sinh. Bằng hình thức trực tuyến với ứng dụng công nghệ thông tin đơn giản, dễ
dàng thực hiện như: zalo và google…Nhằm giúp cho học sinh đa dạng các hình thức

17


TIEU LUAN MOI download :


ôn tập, dễ thực hiện, mang lại hiệu quả, giúp giáo viên và học sinh thường xuyên tự
chủ, tự đánh giá năng lực kiến thức bản thân.
Học sinh được tiếp cận đa dạng hình thức học và kiểm tra, thi, giúp ít rất nhiều
cho các em tự điều chỉnh bản thân, biết khắc phục những phần kiến thức thiếu sót,
điều chỉnh cách học, bù đắp những kiến thức chưa tốt để tiến tới kỳ thi TN THP, thi
đánh giá năng lực đạt hiệu quả tốt nhất.

Một số hình thức học và thi trực tuyến
2.4. Gắn ôn tập với thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Khi ơn tập theo hình thức thi trắc nghiệm, giáo viên cho học sinh ôn từng bài,
từng chương, từng phần rồi đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để các em củng cố lại kiến
thức. Đây là bước đơn giản nhưng rất cần thiết và quan trọng vì kiến thức các em đã
học cần được thực hành ngay trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Điều này vừa giúp
học sinh nắm rõ và khắc sâu kiến thức vừa rèn luyện khả năng tự học, tự ôn tập cho
cho các em.
Sau khi học xong kiến thức cơ bản, giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dạng
điền khuyết và yêu cầu HS điền nhanh các thông tin cịn thiếu vào các phiếu GV đã
phát. Ơn tập qua câu hỏi ngắn và điền khuyết có thể tiến hành như một trị chơi nhưng
cũng có thể là nội dung các em tự làm bài kiểm tra ngắn, tự đố nhau rất hiệu quả.
Thông qua việc biến các kiến thức trọng tâm thành các câu hỏi ngắn hoặc dạng điền
thông tin giúp các em nhớ rất nhanh kiến thức. Câu hỏi, nội dung càng cụ thể, học
sinh càng ôn luyện dễ dàng. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động theo cá nhân hoặc
nhóm đều thu hút sự tham gia tích cực của các học sinh.
Ví dụ sau khi học xong Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh
thế giới thứ hai (1945-1949), GV cho HS các thông tin ở dạng điền khuyết như sau
và u cầu HS hồn thành thơng tin trên phiếu.
18


TIEU LUAN MOI download :


Sau khi học xong bài học, GV yêu cầu HS làm các câu hỏi trắc nghiệm theo các
mức độ. Mục đích của hoạt động này là GV giúp HS nắm được các dạng câu hỏi trắc
nghiệm để làm quen và khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ quen với dạng câu hỏi, phản
xạ với các câu hỏi, rèn luyện kĩ năng phân chia thời gian bài làm một cách khoa học,
HS tự kiểm tra lượng kiến thức của mình.
Mơn Lịch sử thường sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm sau:
- Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây nhiễu (A,
B, C, D) chỉ có 1 phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.
- Dạng câu hỏi đưa ra lựa chọn câu trả lời đúng trong 4 phương án gây nhiễu (A,
B, C, D) có nhiều câu trả lời đúng nhưng chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất, đầy đủ
nhất/bao trùm, quan trọng nhất, quyết định nhất.
19

TIEU LUAN MOI download :


- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu: Dạng câu hỏi này
nhằm phân hóa thí sinh. Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự
kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngồi sách giáo
khoa). Đoạn tư liệu là căn cứ cho các em đưa ra tư duy, suy luận để đưa ra quyết định
lựa chọn .
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án (A, B,C,
D) đã cho: câu hỏi được kiểm tra, đánh giá ở các mức độ khác nhau, yêu cầu các em
không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Các cụm từ thường dược sử dụng
trong dạng câu hỏi này thường là: khơng đúng, khơng phải, khơng chính xác, phương
án khơng đúng.

- Dạng câu hỏi u cầu thí sinh lựa chọn phương án nhận xét, tranh biện về sự
kiện, hiện tượng lịch sử (các quan điểm, chính kiến, hoặc ý kiến nhận xét, đánh giá về
lịch sử). Ở dạng câu hỏi này, đề thi sẽ đưa ra sẵn các quan điểm, chính kiến hoặc ý
kiến nhận xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, u cầu thí sinh phải
chọn phương án đúng. Khơng thơng hiểu vấn đề, thí sinh sẽ chọn sai.
- Ngồi kiến thức cơ bản SGK, GV hướng dẫn HS khá giỏi nắm một số kiến thức
nâng cao để chinh phục điểm cao trong các kì thi. GV hướng dẫn HS học xâu chuỗi
kiến thức và nắm những thuật ngữ lịch sử.(PHỤ LỤC 1)
Ví dụ: Căn cứ địa là vùng lãnh thổ và dân cư do lực lượng cách mạng làm chủ,
tương đối an tồn (có thể là vùng tự do hoặc căn cứ du kích đã được xây dựng, củng
cố vững chắc). Đây là nơi đứng chân và làm chỗ dựa để lực lượng cách mạng chuẩn
bị mọi mặt cho khởi nghĩa hoặc chiến tranh cách mạng. Căn cứ địa là nơi hội tụ đầy
đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hồ", thuận lợi cho tiến cơng và phịng ngự, là nơi cung
cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách
mạng và kháng chiến. Ở Việt Nam, căn cứ địa hình thành từ trong cách mạng tháng
Tám và tiếp tục phát triển trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
Hậu phương là vùng đã được giải phóng, nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của
chiến tranh về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa; là nơi chi viện chủ yếu sức người,
sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tinh thần của tiền tuyến. - Hậu phương hình thành
từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và tiếp tục phát triển trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam. Hậu phương
và tiền tuyến đan xen nhau theo hình thái “da báo”, hoặc “cài răng lược” nên khơng
thể phân biệt rạch rịi hậu phương và tiền tuyến bằng yếu tố không gian.
Giống nhau:
20

TIEU LUAN MOI download :



- Điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội... thuận lợi.
- Là nơi có thể bị đối phương bao vây, tấn công (không phải nơi bất khả xâm
phạm).
- Cơ sở chính trị vững chắc, nơi đứng chân của các LLCM.
- Giải quyết vấn đề tiềm lực của CM, tích lũy và phát triển lực lượng về mọi mặt.
- Nơi xuất phát để mở rộng kháng chiến, từng bước tiến đến giành thắng lợi.
- Là chỗ dựa tinh thần cho nhân dân đấu tranh.
- Tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới
Ví dụ: Đề THPT Quốc gia năm 2019, mã 301, Câu 40: Ở Việt Nam, căn cứ địa
trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954) đều là nơi
A. đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
B. có thể bị đối phương bao vây và tiến công.
C. tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.
=> Phương án A, C, D sai vì đây là đặc điểm của hậu phương trong kháng chiến
chống Pháp.
=> Phương án B đúng vì cả hậu phương và căn cứ địa đều có thể bị đối phương
bao vây và tiến công.
2.5. Rèn luyện kĩ năng phân tích câu hỏi và kĩ năng làm bài cho học sinh.
Qua q trình ơn tập cho HS chúng tôi thấy thực trạng học sinh khi làm câu hỏi
trắc nghiệm cịn khoanh chừng đáp án khơng nắm được kĩ năng phân tích câu hỏi. Vì
thế tại trường chúng tơi, bên cạnh việc cung cấp kiến thức một cách có hệ thống và
bài bản thì GV cịn rèn cho học sinh kĩ năng phân tích câu hỏi. Đối với kĩ năng phân
tích câu hỏi trắc nghiệm. GV hướng dẫn HS các kĩ năng sau:
- Tìm từ “chìa khóa” của câu hỏi . Đây chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề.
Khi đọc xong câu hỏi các em phải tìm từ chìa khóa hoặc cụm từ chìa khóa. Điều đó sẽ
định hướng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy. Đó
là cách thí sinh giải quyết nhanh nhất câu hỏi và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp
án. Giáo viên có thể hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: khoanh mốc thời gian, các từ khóa trên câu hỏi/phần dẫn.
21

TIEU LUAN MOI download :


Bước 2: gạch chân từ khóa đúng của các sự kiện trên phần dẫn của câu hỏi để
xác định rõ đối tượng câu hỏi.
Bước 3: lần lượt đọc kỹ các đáp án để gạch chéo/gạch ngang từ khóa sai tại các
phương án sai (không phải là điểm giống nhau); gạch chân (từ khóa đúng ) tại 1 đáp
án đúng (điểm chung).
Bước 4: có thể ghi mốc thời gian hoặc những từ khóa đúng/sai bên cạnh các đáp
án.

Ví dụ 1. Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu - đông 1950 và
Điện Biên Phủ 1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây? (Đề minh
họa của Bộ GDĐT 2020)
A.Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.
B.Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
C.Kết hợp hợp động tác chiến của bộ đội chủ lực với nổi dậy của quần chúng.
D.Làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Các bước phân tích đề: Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, Biên giới thu đông 1950 và Điện Biên Phủ năm1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào
sau đây?
Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.=> Không
đúng với Chiến dịch Việt Bắc 1947
Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.=> Không
đúng với chiến dịch Biên Giới và Điện Biên Phủ
Kết hợp hợp động tác chiến của bộ đội chủ lực với nổi dậy của quần chúng.=>
Cả 3 chiến dịch không có sự nổi dậy của quần chúng.
Làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.=>

phương án đúng.
Ví dụ 2: Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về (Câu 31, Đề thi TN THPT năm
2017 - mã 301)
A. huy động cao nhất lực lượng.
B. kết cục quân sự.
C. mục tiêu tiến công.
D. quyết tâm giành thắng lợi.
22

TIEU LUAN MOI download :


Phân tích câu hỏi như sau:
Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến
dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về
A. huy động cao nhất lực lượng.=> giống nhau
B. kết cục quân sự.=> giống nhau
C. mục tiêu tiến công.=> khác nhau: Chiến dịch ĐBP tấn cơng tập đồn cứ điểm,
chiến dịch HCM tấn công vào cơ quan đầu não của kẻ thù
D. quyết tâm giành thắng lợi.=> giống nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng phương pháp loại trừ. Trong 4 phương án
gây nhiễu học sinh đi tìm phương án sai loại trừ dần và sau cùng tìm ra phương án
đúng. Đối với phương pháp này yêu cầu HS nắm được các kiến thức về địa lí, kinh tế,
văn hóa…để có phương án loại trừ.
Ví dụ 1: Đề thi đánh giá năng lực ĐHQG HN năm 2017: Cuộc cách mạng mang
màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào trở thành đế quốc vào thế kỉ
XX?
A. Thái Lan


B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Nhật Bản

Ở đây sẽ loại B, C vì đây là 2 quốc gia trở thành thuộc địa của TD Phương Tây.
Còn Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách mang tính chất là cuộc cách mạng
tư sản nhưng trở thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.
Ví dụ 2: Trong đề thi minh họa của Bộ năm 2022: Sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, một trong những quốc gia ở khu vực Mĩ latinh có phong trào đấu tranh chống chế
độ độc tài là
A. Côlômbia

B. Thái lan

C. Philippin

D. Singgapo

Với câu hỏi này HS cần có kiến thức về địa lí để loại trừ phương án B,C,D là
những quốc gia ở Đơng Nam Á. Từ đó rút ra phương án A là đáp áp đúng.
- Rèn luyện kĩ năng xử lí thông tin dữ liệu cho những câu hỏi của đề thi đánh giá
năng lực. Để hoàn thành các câu hỏi dạng này GV cần hướng dẫn HS một số kĩ năng
sau:
Thứ nhất, dạng câu hỏi nhận biết, HS cần đọc nhanh các thơng tin có trong dữ
liệu, đọc kĩ câu hỏi và tìm mối liên hệ kiến thức giữa câu hỏi và thông tin đã cho để
giải quyết vấn đề.

23


TIEU LUAN MOI download :


Thứ hai là dạng câu hỏi thông hiểu, yêu cầu học sinh dựa vào nội dung dữ liệu
để lý giải hoặc giải quyết các tình huống, vấn đề trong dữ liệu. Học sinh sắp xếp, phân
loại được thông tin trong dữ liệu; kết nối, đối chiếu, lý giải, mối quan hệ của thông tin
để lý giải nội dung của văn bản; cắt nghĩa, lý giải nội dung, các chi tiết, sự kiện thơng
tin có trong văn bản. Ở dạng câu này, học sinh dựa vào nội dung có sẵn trong văn bản
để trả lời câu hỏi tại sao và những vấn đề liên quan. Với mức độ này chỉ yêu cầu các
em hiểu văn bản, dựa trên ngữ liệu có sẵn giải quyết vấn đề.
Thứ ba là dạng câu hỏi vận dụng, yêu cầu khả năng vận dụng của HS. Học sinh
hiểu như thế nào về vấn đề yêu cầu. Học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử
dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Ví dụ đề năm 2021 của ĐH QGHN: Dựa vào thông tin được cung cấp
“Trái lại, ta phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm vào cơ hội
thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù, nghĩa là nay mai đây cuộc chiến tranh Thái
Bình Dương ..xoay ra hồn tồn cho cuộc cách mạng Đơng Dương thắng lợi, thì lúc
đó với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng
địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi
nghĩa to lớn.”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, tập 7, NXB Chính trị QG
năm 2000, T131-132)
Bước phát triển về lý luận của Đảng Cộng sản Đông Dương trong hội nghị lần
thứ 8 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) thể hiện qua chủ
trương nào sau đây?
A. Tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền cùng 1 lúc trong cả nước.
B. Xác định phương châm phải kết hợp tổng khởi nghĩa với tổng tiến cơng.
C. Xác định thời cơ và tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền tồn quốc.
D. Xây dựng lực lượng vũ trang làm nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng.

III. Kết quả đạt được.
Đề tài triển khai áp dụng từ năm học 2019-2020, 2020-2021 nhờ áp dụng
những giải pháp trên mà chất lượng dạy học cũng như ôn thi THPT quốc gia của
trường THPT Phan Thúc Trực đã có những bước tiến nhảy vọt cả về chất lượng
mũi nhọn và chất lượng đại trà, minh chứng là kết quả môn Lịch sử trong kỳ thi
THPT Quốc gia năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021.

24

TIEU LUAN MOI download :


×