Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bài viết tham khảo bộ đề ôn luyện đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.75 KB, 44 trang )

 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________
Cơ Trần Thùy Dương – Ơn Văn và Luyện viết
Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín
——————————

BÀI VIẾT THAM KHẢO BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN ĐỌC HIỂU
ĐỀ SỐ 01
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình
đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh
(Cương thổ, Nguyễn Đức Dũng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2: Chọn những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại
xâm của con người Việt Nam.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật trong câu thơ “đất nước ngàn năm
khơng mỏi cánh tay cung”.
Câu 4: Trình bày cách hiểu của anh/chị về khát vọng được thể hiện trong câu thơ: “mong mai
sau nên vóc nên hình”.


____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 1 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ tự do.
Câu 2: Những hình ảnh, từ ngữ nói lên tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm
của con người Việt Nam: đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung, giáo mác Trường Sơn,
cọc nhọn Bạch Đằng, trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận, chiếc roi cày rần rật máu cha ông.
Câu 3: Trong câu thơ: “đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung”, tác giả đã khéo léo sử
dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, biến đất nước thành một con người có sức mạnh, có ý
chí ngày đêm chiến đấu khơng biết mỏi mệt. Nghệ thuật nhân hóa giúp cho câu thơ thêm
phần độc đáo, sinh động, giúp cho bạn đọc dễ hình dung hơn về hình ảnh đất nước vốn trừu
tượng, vơ hình. Đồng thời qua đó, tác giả cũng muốn nhấn mạnh, làm nổi bật sự hào hùng
của lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
Câu 4: Bằng cách tái hiện lại lịch sử đáng tự hào của dân tộc trên trang viết, nhà thơ Nguyễn
Đức Dũng đã thể hiện được khát vọng bấy lâu của mình qua câu thơ: “mong mai sau nên vóc
nên hình”. Đó là khát vọng hướng đến sự hình thành và phát triển của đất nước, là khát vọng
vô cùng lớn lao, cao cả nảy mầm lên giữa bao nhiêu phong ba bão táp cịn chờ đợi phía trước.
Cha ơng ta, tổ tiên ta đã phải ngã xuống để bao vệ hình hài của đất nước, để bảo vệ từng tấc
thịt của dân tộc, bởi vậy mỗi chúng ta, là thế hệ mai sau cần phải phấn đấu để làm sao cho
hình hài ấy được vẹn nguyên, và hơn nữa là được phát triển, được mở rộng, được vươn lên
xứng đáng với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. Đồng thời, sự “nên vóc nên hình” đó cịn có
thể hiểu là tác giả mong sao cho bản thân được trưởng thành, hiểu chuyện, có đủ sức mạnh
để bảo vệ và cống hiến cho đất nước, để báo hiếu cho đấng sinh thành.

____________________________________________________________________________________________

 Lưu hành nội bộ ● Trang 2 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 02
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra
những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông
minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn
học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thơng và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại,
những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.
Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên
cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ em được đọc
nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ơn hịa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ
được yêu mến nhiều nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các
trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng
hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lý học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối
với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những cơng trình lịch sử hay những tác
phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát
triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Trích “Đọc sách văn học giúp chúng ta thơng minh hơn?” theo )
Câu 1. Xác định nội dung chính của văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: “Đọc một “nội dung sâu sắc”
khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh và

tốt tính hơn”?
Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân?

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 3 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Nội dung chính của văn bản: Đọc sách văn học khiến cho con người trở nên thơng
minh, tốt tính hơn và vai trị của việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc.
Câu 2: Đọc một “nội dung sâu sắc” tức là vừa đọc vừa nghiền ngẫm, chiêm nghiệm và khám
phá ra nhiều lớp nghĩa, nhiều tầng ý ẩn ở trong đó. Cách đọc này giúp ta nhớ lâu và mở rộng
được vốn kiến thức, hiểu biết của mình. Cịn đọc theo cách “mì ăn liền” qua các trang mạng
là việc ta chỉ tiếp thu kiến thức trong một khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí chưa kịp hiểu
về nó đã vội lướt qua, khó có khả năng đọng lại thành tri thức.
Câu 3: “Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thơng minh và tốt tính hơn” vì đọc
sách văn học giúp cho mỗi người chúng ta tăng được khả năng thấu hiểu, cảm thơng và biết
cách nhìn nhận sự việc ở nhiều góc độ. Càng đọc nhiều sách văn học, ta sẽ lại càng khám phá
ra được vô vàn những câu chuyện bổ ích xung quanh ta, có những câu chuyện giúp ta nhìn
thấy được chính mình, giúp ta nhận ra được nhiều giá trị và triết lí sâu sắc, đồng thời cũng
có những câu chuyện dạy ta cách ứng xử tinh tế, văn minh hơn. Có thể nói, sách văn học
chính là cuốn cẩm nang quý giá giúp ta bước vào đời và giúp ta có thể sống một cách có ích
và trọn vẹn hơn.
Câu 4: Chỉ với đoạn trích ngắn viết về vai trị của sách văn học, tác giả đã đem đến nhiều bài
học vô cùng quý giá cho tất cả chúng ta. Trước hết đó là việc phải biết chọn lọc thông tin, tri
thức để tiếp nhận. Chúng ta nên hiểu được mình cần gì và cái gì có thể giúp ích cho việc phát
triển và hồn thiện bản thân. Thay vì vơ thức đi trong khu rừng của những tin vắn, giật tít,

câu like vơ bổ thì hãy tìm đọc những cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức sâu sắc và bổ ích
hơn cho cuộc sống của chúng ta. Sách văn học cũng như cách đọc “một nội dung sâu sắc” có
tầm quan trọng đặc biệt với trí tuệ và cảm xúc con người, bởi vậy chúng ta cần phải có ý thức
bảo tồn chúng trước một thời đại công nghệ lên ngôi, cần phải duy trì thói quen đọc để ngẫm,
đọc để cảm nhận, và chỉ cần như thế, ta đã có thể sống một cuộc đời trọn vẹn, ta đã trở thành
con người vừa giàu về trí tuệ và vừa giàu về cảm xúc.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 4 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 03
Đọc đoạn trích:
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lịng chống dịch thốt nguy.
(…) Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón vể cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi đầy đủ chiếu giường…
(Trích bài thơ “Đất nước ở trong tim mình” của cơ giáo Chu Ngọc Thanh
từ nguồn )

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ nhưng lại làm được những điều phi thường?
Câu 2: Anh chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi/
Để họ nghỉ ngơi đầy đủ chiếu giường”?
Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, anh/chị thấy được phẩm chât tốt đẹp gì của dân tộc ta?

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 5 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Đất nước mình bé nhỏ nhưng lại làm được những điều phi thường bởi chúng ta luôn
coi trọng hai tiếng “nhân văn”, chúng ta luôn coi trọng hai tiếng “đồng bào”, luôn kề vai sát
cánh, chung sức đồng lịng để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Câu 2: “Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi / Để họ nghỉ ngơi đầy đủ chiếu giường”, đây
là hai câu thơ thể hiện được sự ngợi ca, trân trọng mà tác giả cũng như hàng triệu đồng bào
hướng đến người chiến sĩ với những nghĩa cử thiêng liêng, cao đẹp. Khi dịch bệnh lây lan
nghiêm trọng, đồng bào khơng có đủ chỗ ăn, chỗ ngủ trong suốt thời gian cách li, bởi vậy mà
hàng nghìn bộ đội đã phải vào rừng chịu nắng dầm sương để nhường nơi ấm cúm, đủ đầy cho
nhân dân trú ngụ. Nếu khơng có tấm lịng cao cả của một người chiến sĩ, nếu khơng có tinh
thần u nước thương dân thì sẽ khơng thể có được những hi sinh lớn lao như vậy. Hai câu
thơ vừa tái hiện được hồn cảnh gian khổ của người lính vừa ngợi ca nét đẹp trong tâm hồn
và phẩm cách của họ.
Câu 3: Có thể nói, khổ thơ thứ hai là khổ thơ hay nhất, cơ đọng nhất ngợi ca tinh thần đồn
kết, đồng lòng của dân tộc ta trong đại dịch Covid-19 nói riêng cũng như trong mọi thách
thức lớn nhỏ nói chung. Tinh thần đoàn kết từ xưa đến nay vẫn là một phẩm chất truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Từ những năm tháng còn kháng chiến chống giặc ngoại xâm,

giành lại độc lập, tự do cho đất nước, tinh thần đồn kết đã đóng một vai trị quan trọng trong
vô vàn chiến thắng oanh liệt của cha ông. Và giờ đây, ở thời điểm đại dịch bùng phát mạnh
mẽ trên toàn thế giới, nhân dân ta lại một lần nữa phát huy giá trị của tình thần đồn kết,
chung sức đồng lòng ấy để cùng nhau dập tan đại dịch. Chính phủ và nhà nước ln đề cao
khẩu hiệu: Vì trận chiến “khơng một ai bị bỏ lại phía sau”, và tất cả chúng ta đều có quyền tự
hào về tinh thần và truyền thống vẻ vang ấy, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình là
phải giữ gìn và phát huy tinh thần đồn kết q báu của dân tộc.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 6 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 04
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xơ, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tơi
Như vị muối chung lịng biển mặn
Như dịng sơng thương mến chảy mn đời.
(Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr.901)

Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ:
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả vẻ đẹp của tiếng
Việt?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong hai dòng
thơ:
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 7 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 2: Trong bài thơ, những từ ngữ, hình ảnh được dùng để miêu tả vẻ đẹp của tiếng Việt:
“rung rinh” nhịp đập trái tim người; như tiếng sáo, như dây đàn; “nghẹn ngào”; “trong trẻo”;
“Như vị muối chung lòng biển mặn”; “Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”,...
Câu 3:

“Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”.
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để

ví tiếng Việt như “tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ” khiến cho hàng triệu trái tim phải rung lên
những nhịp đập đầy xúc cảm. Biện pháp so sánh vừa làm cho sự diễn đạt thêm gợi hình, gợi
cảm, vừa nhấn mạnh được sự giàu đẹp của Tiếng Việt về thanh âm trong trẻo, về ngôn ngữ
đa dạng, bay bổng và kích thích được trí tưởng tượng của con người. Từ đó khẳng định, tiếng

Việt mang dáng hồn của văn hóa, lịch sử dân tộc và tiếng Việt cũng là một phần của trái tim,
của tâm hồn con người Việt Nam.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 8 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 05
Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
Bởi vì em dắt anh lên những ngơi đền cổ,
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sơng sâu.
Những lăng tẩm như hồng hơn chống lại ngày qn lãng,
Mặt trời vàng và mắt em nâu…
Xin chào Huế một lần anh đến,
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ.
Em rất thực nắng thì mờ ảo,
Xin đừng lầm em với cố đơ.
Áo trắng hỡi thuở tìm em khơng thấy,
Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền.
Nón rất Huế nhưng đời khơng phải thế,
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng.
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu?
Con sơng dùng dằng con sơng khơng chảy
Sơng chảy vào lịng nên Huế rất sâu!
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt,
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya

Tạm biệt nhé với chiếc hơn thầm lặng
Anh trở về hố đá phía bên kia
(Tạm biệt Huế - Thu Bồn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2: Anh/chị hiểu từ “minh mang” như thế nào trong câu thơ: “Nắng minh mang mấy nhịp
Tràng Tiền”?

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 9 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu thơ: “Một đời anh tìm mãi Huế nơi
đâu?”
Câu 4: Hình ảnh “Con sơng dùng dằng con sơng khơng chảy/ Sơng chảy vào lịng nên Huế rất
sâu!” trong văn bản trên có gì khác so với hình ảnh dịng sơng Hương trong bài “Đây thơn Vĩ
Dạ” của Hàn Mặc Tử sau đây:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 10 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật
Câu 2: Từ “minh mang” trong câu thơ “Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền” là một từ ngữ
miêu tả sự lan tỏa của nắng. Đó là sự lan tỏa lớn rộng khắp không gian, là sự lan tỏa và chiếu
sáng của ánh nắng đem lại một cảnh tượng rất thơ và rất tình.
Câu 3: Trong câu thơ “Một thời anh tìm mãi Huế nơi đâu?”, tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ
vừa để làm sâu lắng hơn thứ cảm xúc chực trào về Huế mộng mơ vừa thể hiện nỗi băn khoăn,
trăn trở của lịng mình về tình u dành cho thành phố cố đô gần gũi mà tưởng như xa xăm,
cách trở. Vẻ đẹp kín đáo, trầm mặc của thành phố như người con gái e thẹn, nấp mình sau
nắng gió phủ đầy khiến cho nhà văn đã phải đi gần nửa cuộc đời mới có thể tìm thấy được
chân ái của lịng mình
Câu 4: Hình ảnh “Con sơng dùng dằng con sơng khơng chảy / Sơng chảy vào lịng nên Huế rất
sâu!” trong văn bản trên so với hình ảnh dịng sông Hương trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của
Hàn Mặc Tử hồn tồn trái ngược nhau. Nếu như dịng sơng trong thơ Hàn Mặc Tử tạo cho
ta cảm giác tách rời, biệt lập với gió, với mây, là dịng nước mang tâm trạng buồn thiu, chán
nản giống như tâm trạng của người thi sĩ ở trong phòng bệnh và tách biệt với thế giới bên
ngồi lúc bấy giờ thì dịng sông trong câu thơ của Thu Bồn lại mang vẻ đẹp quấn qt, chan
chứa tình cảm đến lạ thường. Đó là “con sông dùng dằng con sông không chảy”, con sơng vì
q u, q thương thành phố Huế mà khơng nỡ rời xa, khơng nỡ đẩy dịng chảy nhanh lên
để đi qua thành phố mà muốn hòa cùng với nhịp chảy của cố đơ mãi mãi. Đó là một dịng
sơng mang theo tâm trạng và tình cảm của thi nhân dành cho thiên nhiên và con người xứ
Huế, tình cảm gắn bó tha thiết, sâu đậm như máu thịt khơng muốn lìa xa.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 11 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 06

Đọc văn bản:
Ngã ba mà khơng có ngã ba
Là ngã ba Đồng Lộc
Chiến đấu ở đây vô cùng khốc liệt
Vì một ngã đường vào chiến trường xa…
Mười cô gái: mười pho huyền thoại
Rất hồn nhiên yêu hoa cải hoa cà
Từng đố nhau và thức khuya tranh cãi
Hoa cải, hoa cà sao gạt khỏi loài hoa?
Vào chiến đấu là những Nữ Oa
Không vá trời mà mở đường vá đất
Hố bom chen dày, chồng chất
Bom gỡ rồi, đường mở tiễn xe qua
Mười cơ gái tên vơ cùng bình dị
Như quê hương: Cúc, Nhỏ, Hợi, Tần…
Mang Hồng Lĩnh, Lam Giang đi đánh Mỹ
Nên hy sinh không giây phút ngại ngần
Và nghĩa trang bên ngã ba Đồng Lộc
Đội hình mười cơ, mộ đứng thẳng hàng
Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt
Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh gợi lên vẻ đẹp hồn nhiên của các cô gái thanh niên xung
phong.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng:
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 12 



 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Vào chiến đấu là những Nữ Oa
Không vá trời mà mở đường vá đất
Hố bom chen dày, chồng chất
Bom gỡ rồi, đường mở tiễn xe qua
Câu 4: Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ
Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt
Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 13 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Thể thơ của văn bản là tự do.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh gợi lên vẻ đẹp hồn nhiên của các cô gái thanh niên xung
phong: hồn nhiên hoa cải hoa cà; đố nhau và thức khuya tranh cãi.
Câu 3:

Vào chiến đấu là những Nữ Oa
Không vá trời mà mở đường vá đất
Hố bom chen dày, chồng chất
Bom gỡ rồi, đường mở tiễn xe qua
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh qua


việc ví những cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc chiến đấu như những Nữ Oa
vá trời oai phong, lẫm liệt. Đó là một hình ảnh so sánh độc đáo, vừa khiến cho câu thơ thêm
sinh động, ấn tượng vừa nhấn mạnh tinh thần quả cảm, ý chí chiến đấu kiên cường và sức
mạnh vô biên của những nữ chiến sĩ tưởng như yếu đuối, mỏng manh mà lại vô cùng sắt đá,
không sợ hiểm nguy, không sợ cái chết để lao vào đấu trường ác liệt, để chiến đấu cho từng
tấc đất tấc vàng của Tổ quốc.
Câu 4:

Đêm đêm, mười ngọn đèn không tắt
Dõi một đường đi, tư thế sẵn sàng
Hai câu thơ trên là sự bộc bạch, giãi bày chứa đựng nhiều ý nghĩa của lời thơ tác giả

dành cho sự hi sinh của những cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc. Đó là những nữ anh hùng của dân
tộc đã chiến đấu hết mình, đã bỏ lại cả thanh xuân tuổi trẻ để xông pha ra mặt trận mặc kệ
gian khổ, mặc kệ hiểm nguy. Và rồi, họ đã ngã xuống trong niềm tiếc thương vô hạn và cũng
là niềm tự hào khôn xiết của tất cả những ai còn ở trên đời, cũng như nhiều thế hệ mãi về
sau. Họ ra đi khi đất nước cịn quanh quẩn bóng dáng qn thù, họ ra đi mà lòng chưa hết
được những nỗi canh cánh về nước, về dân, họ ra đi nhưng tâm hồn còn mãi, tâm hồn như
ngọn đèn không bao giờ tắt vẫn ln dõi theo từng con đường cách mạng cịn dang dở. Họ
ngã xuống trong tư thế lẫm liệt, hào hùng, ngã vào đất mẹ vẫn nguyện làm hậu phương vững
chắc nâng gót cho bao nhiêu thế hệ anh dũng về sau.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 14 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 07

Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn.
Anh em con chịu đói suốt ngày trịn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngơ hay khoai cịn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lịng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vng đất mẹ nằm lưng núi q hương.
(Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích? Phương thức
biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn
Câu 4. Thơng điệp mà anh (chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Lý giải vì sao.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 15 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________


BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích: đồng sau lụt, bờ đê
sụt lở; mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn; anh em chịu đói suốt ngày trịn; ngồi co ro bậu cửa;
có gì nấu đâu mà nhóm lửa.
Câu 2:

“Dù tiếng lịng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vng đất mẹ nằm lưng núi quê hương.”
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nói giảm nói

tránh qua việc nói về sự ra đi của người mẹ bằng hình tượng biểu đạt “tới vng đất mẹ” để
thể hiện sự kính trọng, trang nghiêm đối với đấng sinh thành, đồng thời giảm bớt được sự
đau thương và nỗi mất mát to lớn khi mẹ đã khơng cịn trên đời này nữa.
Câu 3: “Mẹ gánh gồng xộc xệch hồng hơn” là một hình ảnh thơ đặc sắc, ẩn chứa trong đó
nhiều ý nghĩa vơ cùng sâu xa mà tác giả muốn thể hiện. Trước hết đó là sự cảm nhận về nỗi
vất vả, nhọc nhằn, sự lam lũ sớm hơm của mẹ vì lo cho các con. Hình ảnh mẹ chịu thương
chịu khó với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai xộc xà xộc xệch cũng chính là hình ảnh đại
diện cho người phụ nữ Việt Nam tần tảo gánh vác bao lo toan nhọc nhằn để mưu sinh cho gia
đình lúc bấy giờ. Sự vất vả ấy kéo dài từ sáng sớm cho tới hồng hơn, từ lúc ra đi quần áo
chỉnh tề cho đến khi trở về với hai từ “xộc xệch”. Ta cũng có thể hiểu “xộc xệch” cịn là từ diễn
tả cảm xúc của người con khi nghĩ về mẹ, nghĩ về những năm tháng vất vả ấy mà tâm trí bật
chợt rung lên, nghẹn ngào tưởng như “xộc xệch”.
Câu 4: Chỉ bằng một đoạn trích ngắn, tác giả đã vừa tái hiện được những nỗi vất vả, nhọc
nhằn của mẹ vừa bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của một người con trên trang viết, đồng thời
như nhắn gửi được đến thế hệ sau những thông điệp sâu sắc để nhận ra trách nhiệm và sứ
mệnh của mình. Mẹ là người đã sinh thành, nuôi dưỡng và hi sinh tất cả vì con, mẹ sẵn sàng
chịu khổ, sẵn sàng bươn chải, lam lũ đó đây chỉ mong con có được một cuộc sống đủ đầy,
hạnh phúc. Tình mẹ vĩ đại như thế, tình mẹ thiêng liêng như thế, bởi vậy trách nhiệm của
những người làm con là phải trân trọng và biết ơn đức hi sinh cao cả của mẹ, phải làm sao
cho mẹ không phải vất vả, gian lao, phải làm sao cho mẹ luôn được nở mày nở mặt, tự hào

khôn xiết khi kể về các con mình.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 16 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 08
Buổi sáng tôi đi trên con đường lát đá,
Và rao lên: “Nào, ai th tơi thì đến thuê”.
Ông vua ngồi trên xe đi tới,
kiếm cầm trong tay.
Ông nắm tay tôi và bảo:
“Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực của ta”
Nhưng quyền lực của y thì có gì đáng kể
Và thế là y lại ra đi
Dưới trời trưa nóng bỏng
Những ngơi nhà đóng cửa đứng n.
Tơi lang thang trên con đường nhỏ quanh co.
Một ông già bước ra, mang một túi vàng.
Ông suy nghĩ rồi bảo:
“Ta sẽ thuê ngươi bằng tiền bạc của ta”
Ông ta nhấc tiền lên, đồng này rồi đống khác
nhưng tôi đã quay lưng.
Chiều đã xuống
Khu vườn nở hoa đầy giậu
Một cô gái xinh đẹp đến và bảo:
“Tôi sẽ thuê anh bằng một nụ cười”

Nụ cười của cô ta đã nhạt đi
Và tan thành nước mắt,
Và cơ đã trở về trong bóng tối một mình.
Ánh mặt trời long lanh trên cát,
Và sóng vỗ rì rào;
Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc.
Cậu ngẩng đầu lên, và dường như cậu nhận ra tơi
rồi nói: “Tơi thuê anh với hai bàn tay trắng”
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 17 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

Và từ khi bản hợp đồng được ký chơi với cậu bé.
Tôi trở thành người tự do.
(R. Ta-go, bản dịch của Đào Xuân Quý)
Câu 1: Trong văn bản, vì sao chàng trai ra giá thuê mình nhưng lại từ chối lời đề nghị của ông
vua, ông già và cô gái?
Câu 2: Lý do gì khiến chàng trai kí “bản hợp đồng” với cậu bé?
Câu 3: Trong văn bản, hình ảnh chú bé với hai bàn tay trắng mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Từ văn bản, em hiểu thế nào về “tự do” theo quan niệm của Ta-go?

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 18 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________


BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Trong văn bản, chàng trai ra giá thuê mình nhưng lại từ chối lời đề nghị của ơng vua,
ơng già và cơ gái vì: nhà vua thuê anh bằng quyền lực, ông già thuê anh bằng tiền bạc, cô gái
thuê anh bằng nhan sắc. Những điều ấy đều khiến anh mất tự do, anh từ chối vì khơng muốn
ràng buộc bởi những điều thuộc về người khác.
Câu 2: Lý do khiến chàng trai kí “bản hợp đồng” với cậu bé là bởi vì cậu đã thuê anh với “hai
bàn tay trắng”, cậu khiến cho anh khơng cảm thấy bị mất tự do bởi đó là một bản hợp đồng
phi vật chất, một bản hợp đồng hồn tồn thuần túy bằng tinh thần và tình cảm. Cậu bé chẳng
có gì trả cho anh và thực sự là anh cũng không cần phải lao động để được người khác trả
công, anh cảm thấy tự do và thoải mái vơ cùng.
Câu 3: Trong văn bản, hình ảnh chú bé với hai bàn tay trắng biểu tượng cho sự to do, thoải
mái, không bị ràng buộc bởi bất cứ một giá trị vật chất nào như tiền tài, danh vọng và sắc đẹp
trong cuộc sống. Kí hợp đồng với hai bàn tay trắng chính là ta đang được sống bằng sự tự do
tự tại, được làm những điều mình thích, được sống là chính mình chứ khơng hề phải gồng
gánh, chịu đựng vì bất kì ai, khơng phải gồng gánh, chịu dựng để có được những thứ vật chất
tầm thường mà bán rẻ tự do, bán rẻ hạnh phúc của chính mình.
Câu 4: Sự “tự do” theo quan niệm của Ta-go không chỉ là tự do về thể xác, là khơng bị giam
cầm, kìm hãm trong một giới hạn không gian nhất định, mà lớn lao hơn, cao cả hơn chính là
được tự do về tình thần, tự do trong suy nghĩ, tình cảm. Như chàng trai trong câu chuyện
trên, tự do đối với anh là khi không bị ràng buộc bởi những thứ vật chất tầm thường như tiền
tại, danh vọng và sắc đẹp, là khi được làm điều mình thích, được đối xử bằng những giá trị
tinh thần, tình cảm cao đẹp. Bị tước đoạt đi sự tự do về thể xác đã là một điều đáng sợ nhưng
nếu bị tước đoạt đi sự tự do về tinh thần thì đó quả là một nỗi đau đớn, dằn vặt đến tột cùng.
Từ quan niệm đó, nhà văn muốn nhắn gửi đến tất cả bạn đọc chúng ta về sự quý giá của tự
do, của hạnh phúc và nhắc nhở chúng ta cần phải bảo vệ và trân trọng nó.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 19 



 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 09
Đọc văn bản dưới đây:
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
chiếc lưỡi đi qua ngàn cơn bão từ vựng
chiếc lưỡi trồi sụt trên núi đồi thanh âm, trên thác ghềnh cú pháp
chiếc lưỡi bị hành hình trong một tun ngơn
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
cám dỗ xui nhiều điều dại dột
đời cũng dạy ta không thể uốn cong
dù phần thắng nhiều khi thuộc những bầy cơ hội
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên
Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt mơi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
dẫu những lời em làm ta mềm lịng
dẫu tình u em từng làm ta cứng lưỡi
Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác
một chiếc lưỡi mang điều bí mật
và điều này chỉ người biết mà thôi.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ “Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác”?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ dưới đây và nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó:
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên

Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt mơi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị sau khi đọc bài thơ trên là gì? Vì sao?
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 20 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là biểu cảm.
Câu 2: Câu thơ “Tơi khơng nói bằng chiếc lưỡi của người khác” mới đầu gợi cho bạn đọc sự ngỡ
ngàng, ngơ ngác vì tưởng như đó là một điều hiển nhiên, vì ai mà chẳng nói bằng chính chiếc
lưỡi của mình. Thế nhưng ẩn sâu trong đó là ý nghĩa sâu xa: Đơi khi ta nói theo, học theo
người khác, nói những lời khơng phải do chính mình thật lịng muốn thốt ra, đó là khi ta đánh
mất chính mình, ta “nói bằng chiếc lưỡi của người khác” và hầu như đó tồn là những lời nói
chẳng hay ho, tốt đẹp gì. Câu thơ là sự khẳng định của tác giả rằng bản thân khơng bao giờ
“nói bằng chiếc lưỡi của người khác” và vơ cùng căm ghét điều đó.
Trên chiếc lưỡi có lời tổ tiên

Câu 3:

Trên chiếc lưỡi có vị đắng sự thật
Trên chiếc lưỡi có vị đắng ngọt mơi em
Trên chiếc lưỡi có lời thề nước mắt
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp điệp cấu trúc câu bằng cách lặp lại
cụm từ “trên chiếc lưỡi có” ở đầu mỗi câu thơ vừa tạo nên nhịp điệu dồn dập, nối tiếp cho khổ
thơ vừa để nhấn mạnh và làm nổi bật lời nhắc nhở về sự thiêng liêng, quý giá của lời nói. Đó

là lời nói của chính mình, lời bộc bạch từ chính tâm can và là đại diện cho bộ mặt, cho con
người mình, tuyệt đối khơng phải là lời nói của bất cứ một người nào khác, khơng phải là “nói
bằng chiếc lưỡi của người khác”.
Câu 4: Đoạn thơ trên đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông điệp quý giá về lời nói và con
người. Trước hết, đó là sự nhắc nhở mỗi chúng ta về việc phải giữ được lời nói của chính mình,
phải giữ được sự chân thật trong cõi lịng mình, phải làm chủ được bản thân trước những cám
dỗ từ lời nói của người khác, biết cái gì đúng cái gì sai mà lựa chọn tiếp cận hay né tránh. Thứ
nữa, lời nói chính là đại diện cho bộ mặt và con người mình, bởi vậy mỗi chúng ta cần phải
cẩn trọng trong từng lời nói thốt ra, cần phải suy nghĩ trước khi nói để khơng phải hối hận,
để khơng phải dằn vặt, day dứt vì một khi lời nói đã bng ra thì khơng thể nào rút lại được.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 21 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 10
Đọc bài thơ:
Đường tắt
Ln có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó khơng dài, khơng tốn thời gian và khơng có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó khơng cho bạn một tí kinh nghiệm nào

Nó khơng làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó khơng làm cho bạn tốt hơn
Và nó ln là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?
(Đặng Chân Nhân, tập thơ “Giờ thứ 38”, NXB Hội Nhà văn, 2009)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào là con đường tắt trong bài thơ?
Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Con đường nhỏ ấy/ Nó bỏ qua rất nhiều thứ” khơng?
Vì sao?
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 22 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

BÀI VIẾT THAM KHẢO
Câu 1: Thể thơ của văn bản trên là tự do.
Câu 2: “Con đường tắt” trong bài thơ trên là những con đường ngắn và nhanh hơn để dẫn đến
đích nhưng trên con đường ấy khơng có trải nghiệm thú vị, khơng có bài học cuộc đời sâu xa,
và con đường ấy thường là những con đường phải đin trong bóng tối, thậm chí là con đường
tội lỗi.

Câu 3: Câu hỏi tu từ “Liệu chúng có thể tồn tại?” ở cuối bài thơ đã thể hiện được nỗi trăn trở
và sự khẳng định của tác giả về số phận của những kẻ thường đi con đường tắt, những kẻ dễ
dàng đạt được thứ người khác đạt được một cách khó nhọc sẽ khơng thể nhận ra những bài
học cuộc đời sâu sắc và lẽ dĩ nhiên là không thể tồn tại được. Đồng thời câu hỏi tu từ cũng
tạo nên được sự sâu lắng đọng lại cuối bài thơ, tạo nên một khoảng lặng để bạn đọc tự chiêm
nghiệm, khám phá.
Câu 4: Quả thực: “Con đường nhỏ ấy / Nó bỏ qua rất nhiều thứ”, con đường tắt ấy tước đoạt
đi của chúng ta rất nhiều thứ. Mỗi hành trình mà chúng ta đi qua trên cuộc đời này đều mang
một ý nghĩa nhất định, nó có những khó khăn, thử thách nhưng cũng có cả vườn hoa bung
nở ven đường. Khó khăn, thử thách khiến ta mạnh mẽ hơn, khiến ta nhận ra mình cịn thiếu
sót thế nào, mình cịn kém cỏi ra sao để kịp thời học hỏi và sửa chữa, còn những hoa thơm
trái ngọt sẽ xọa dịu tâm hồn ta, cho ta cái cảm giác được tận hưởng đến cùng cuộc sống,
được tận hưởng đến cùng vẻ đẹp diệu kì của thế gian. Đó là những thứ mà một con đường tắt
khơng bao giờ có thể đem lại cho chúng ta, một con đường tắt bao giờ cũng ngắn ngủi, chóng
vánh, có được thật nhanh thì mất đi cũng thật vội, đường tắt khiến là trở thành những kẻ dại
khờ chỉ biết theo đuổi những mục tiêu tầm thường mà bỏ qua bản chất cốt lõi bên trong là
biến mình thành phiên bản tốt hơn của chính mình ngày hơm qua. Những con đường tắt bỏ
qua cả một đời người.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 23 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________

ĐỀ SỐ 11
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn
hố. Trình độ tri thức văn hố cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm

năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sông càng xâu đi, càng giảm
tính chất văn hố. Trong thực tế, ta thấy khơng hiếm những người có học mà phong cách sơng
lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ khơng đẹp. Mặt
vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng,
nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thối thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có
người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong
giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sơng. Rõ
ràng là chất văn hố trong phong cách sơng phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học
tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một
người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí
tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường
có phong cách sống đẹp. Khơng thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cân nhớ là trình độ học vấn
và phong cách sơng văn hố khơng phải lúc nào cũng đi đơi với nhau.
(Trích “Học vấn và văn hố” — Trường Giang)
Câu 1. Trong đoạn trính trên tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Chỉ ra cụ thể thao tác dó
được sử dụng ở chỗ nào trong đoạn trích.
Câu 2. Tác giả đã phân biệt và chỉ ra mối quan hệ giữa học vấn và phong cách văn hóa như
thế nào qua đoạn trích trên?
Câu 3. Theo anh/chị, hai luận điểm sau có mâu thuẫn với nhau khơng? vì sao?
“Rõ ràng là chất văn hố trong phong cách sơng phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết,
học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.” (1)
Và: “Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của
một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi
____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 24 


 Bộ đề ôn luyện Đọc hiểu ● Tài liệu bổ trợ cho học sinh nhóm kín Cơ Trần Thùy Dương 
____________________________________________________________________________________________


lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao
thường có phong cách sống đẹp.” (2)
Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân.

____________________________________________________________________________________________
 Lưu hành nội bộ ● Trang 25 


×