Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.1 KB, 2 trang )
Bảo vệ gia súc mùa lũ
Mùa mưa lũ, nước ngập tràn nên việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh cho vật nuôi rất khó
khăn, thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện để bệnh dịch phát triển. Vì vậy, bà con phải có
biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc.
Tiêm phòng
Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho
đàn gia súc.
Bệnh lở mồm long móng:
Tiêm vắc-xin cho trâu, bò từ 4 tuần tuổi trở lên, 4 tuần sau tiêm nhắc lại.
Tiêm phòng cho heo con 15 ngày tuổi trở lên, tiêm nhắc lại sau 4 tuần.
Heo nái và heo đực giống tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng heo nái cần nhắc lại trước khi đẻ
2-3 tuần để tăng khả năng miễn dịch cho heo con qua sữa mẹ.
Bệnh dịch tả heo: Do chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng bằng vắc-xin đặc biệt
quan trọng. Với heo nái tiêm phòng 2 lần/năm, trước lúc phối giống; tiêm cho heo con
khi được 20 ngày tuổi, sau cai sữa phải tiêm nhắc lại.
Bệnh tụ huyết trùng:
Với bê nghé, tiêm phòng lúc được 6 tháng tuổi, sau 6 tháng tiêm nhắc lại.
Trâu, bò sinh sản, cày kéo tiêm phòng 2 lần/năm.
Heo cần tiêm phòng ngay, trước khi tách đàn 4-5 tháng tiêm lại lần 2.
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại
Việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là hết sức cần thiết, góp phần đáng kể ngăn ngừa dịch
bệnh. Khi vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần chú ý:
Tiêu độc cơ học: Dọn sạch toàn bộ chất hữu cơ trong chuồng trại, cọ rửa máng ăn, uống
Tiêu độc vật lý: Sau khi quét dọn sạch sẽ, có thể dùng nước sôi, lửa để diệt các tác nhân
gây bệnh đang tồn tại trong chuồng; dùng các loại hoá chất sát trùng như Biodine,
Vickon Nên chọn loại thuốc sát trùng có phổ rộng để giết được nhiều loại vi khuẩn, vi
sinh, nấm , thời gian tiêu trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định, chi phí thấp.
Chăm sóc
Do thời tiết mưa lũ bất thường, cỏ cây bị ngập úng nên nguồn thức ăn xanh bị hạn chế.
Bà con cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp