Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài liệu Luận văn:Sản xuất giống tôm sú docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 67 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KTNN & CNTP







BÁO CÁO THỰC TẬP

ðề tài


SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ
Penaeus monodon


(ðề tài thực hiện tại trại Giống Thủy sản Cồn Cống
ðơn vị trực thuộc Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang)










Tiền Giang, tháng 8/2011


TRƯỜNG ðẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA KTNN & CNTP




BÁO CÁO THỰC TẬP

ðề tài


SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ
Penaeus monodon


(ðề tài thực hiện tại trại Giống Thủy sản Cồn Cống
ðơn vị trực thuộc Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang)















Tiền Giang, tháng 8/2011
Thông tin ñ
ề t
ài:

+ SV thực hiện:
Lê Ngô Hoài Bảo 009324006
Lê Chí Tâm 009324038
+ Lớp: Nuôi trồng Thủy sản
+ Khóa: 2009 - 2012
+ GVHD: Ths. Võ Minh Quế Châu
+ HDTT: Kỹ thuật viên Lê Văn Tuấn
+ ðịa ñiểm: Trại Giống Thủy sản Cồn Cống - ấp Cồn Cống –
xã Phú Tân – huyện Tân Phú ðông – tỉnh Tiền Giang.
+ Thời gian: Từ ngày 6/7/2011 – 6/8/2011
Trang 3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH 8
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 9
1.1Mục đích 9
1.2 Yêu cầu 10
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 11
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú 11
2.1.1 Hệ thống phân loại 11
2.1.2 Đặc điểm phân bố 11

2.1.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo 11
2.1.4 Đặc điểm sinh sản tôm sú 13
2.2 Vài nét về tình hình sản xuất giống tôm sú 21
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 22
3.1.1 Địa điểm 22
3.1.2 Thời gian 22
3.1.3 Đối tượng 22
3.2 Vật liệu nghiên cứu 22
3.2.1 Trang thiết bị, dụng cụ 22
3.2.2 Hóa chất 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4 Nội dung nghiên cứu 25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Vài nét về cơ sở sản xuất 26
4.1.1 Sơ đồ trại sản xuất giống Thủy sản Cồn Cống 26
4.1.2 Vị trí địa lý 27
4.1.3 Đặc điểm tự nhiên và khí hậu 27
4.1.4 Hệ thống cơ sở vật chất 27
Trang 4

4.1.5 Cơ cấu lao động và tổ chức quản lý 28
4.1.6 Hình hình sản xuất năm 2010 và nửa đầu năm 2011 28
4.2 Qui trình sản xuất và ương nuôi giống tôm sú 30
4.2.1 Kỹ thuật nuôi vỗ tôm bố mẹ 30
4.2.2 Kỹ thuật cho tôm sinh sản 35
4.2.3 Kỹ thuật ương nuôi và chăm sóc ấu trùng 36
4.2.4 Quản lí môi trường bể ương 44
4.3 Kết quả 46
4.3.1 Kết quả sinh sản 46

4.3.2 Kết quả quản lý ấu trùng 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1 Kết luận 54
5.2 Kiến nghị, đề xuất 54
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66






Trang 5

OI CAM ON




Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
+ Ths. Võ Minh Quế Châu
+ Ths. Lê Quốc Phong
+ Ths. Trần Hoàng Diệp
đã tận tình hướng dẫn, góp ý, động viên và giúp đỡ để chúng tôi được hoàn thành kỳ
thực tập.
Xin cảm ơn Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang, anh Nguyễn Thanh
Tuấn – trại trưởng trại Sản xuất giống Thủy sản Cồn Cống, anh Lê Văn Tuấn – Kỹ
thuật viên sản xuất giống cùng các anh, các chú ở trại đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua.





L

(Nhóm trưởng)





Lê Ngô Hoài Bảo
Mỹ Tho, ngày 6/8/2011
Sinh viên thực tập
ỜI CẢM ƠN
Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


N: Nauplius N
1
, N2, …: Nauplius 1, Nauplius 2, …
Z: Zoae Z
1
, Z
2,
Z
3
: Zoae 1, Zoae 2, Zoae 3

M: Mysic M
1
, M
2
, M
3
: Mysic 1, Mysic 2, Mysic 3
PL: Post Larvae PL
1
, PL
2
, …: Postlarvae 1, Posrlarvae 3, …
Art: Artemia AP
0
: Artifical Plankton No.0
N0: P.monodon No.0 N
1
: P.monodon No.1
NTTS: Nuôi trồng Thủy sản
Khoa KTNN & CNTP: Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Tuổi và kích cỡ các giai đoạn ấu trùng tôm sú 17
Bảng 2: Các yếu tố thủy lý hóa phù hợp cho ấu trùng phát triển 20
Bảng 3: Thời gian chuyển đổi giai đoạn 20
Bảng 4: Tóm tắt phương pháp xử lý nước (bể lắng) 31

Bảng 5: Qui trình xử lý thức ăn tôm mẹ 34
Bảng 6: Qui trình xử lý nước trong bể ương trước khi lấp Nauplius 36
Bảng 7: Tóm tắt quá trình xử lý Nauplius trước khi cho vào bể ương 37
Bảng 8: Thành phần và tỷ lệ phối trộn thức ăn cho ấu trùng Zoae 39
Bảng 9: Thành phần vả tỷ lệ phối trộn thức ăn cho ấu trùng Mysic 40
Bảng 10 : Quá trình xử lý thuốc, hoá chất và thay nước ở giai đoạn Mysic 41
Bảng 11: Cách xử lý Arttemia trước khi cho ấu trùng ăn 41
Bảng 12: Quá trình xử lý thuốc, hoá chất và thay nước giai đoạn Post 43
Bảng 13: Kích thước mắt lưới sử dụng cho dụng cụ thay nước 45
Bảng 14: Chế độ phòng bệnh cho ấu trùng 46
Bảng 15: Theo dõi, đánh giá sinh sản tôm mẹ TM-01 47
Bảng 16: Theo dõi, đánh giá sinh sản tôm mẹ TM-02 47
Bảng 17: Quản lý môi trường bể nuôi 48
Bảng 18: Thành phần và tỷ lệ phối trộn thức ăn 49
Bảng 19: Lượng cho ăn bể 1 50
Bảng 20: Lượng cho ăn bể 6 51
Bảng 21: Thời gian chuyển đổi thực tế 52
Bảng 22: Quản lý tỷ lệ sống còn ấu trùng . 53
Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình dạng của Tôm sú 11
Hình 2: Petasma Tôm sú 12
Hình 3: Thelycum Tôm sú 12
Hình 4: Đặc điểm giao vĩ của tôm sú 13
Hình 5: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm sú . 15
Hình 6: Ấu trùng tôm sú giai đoạn Nauplius 15
Hình 7: Ấu trùng tôm sú giai đoạn Zoae 15
Hình 8: Ấu trùng tôm sú giai đoạn Mysic 17
Hình 9: Ấu trùng tôm sú giai đoạn Postlarvae . 17

Hình 10: Thiết bị si-phông 22
Hình 11: Sơ đồ trại Sản xuất giống Thủy sản Cồn Cống 26
Hình 12: Sơ đồ bố trí hệ thống bể trong nhà ương 27
Hình 13: Bố trí bể lắng ngoài trời 28
Hình 14: Bể nuôi vỗ 30
Hình 15: Lỗ thoát nước trong bể 30
Hình 16: Tôm mẹ 31
Hình 17: Mô tả hệ thống lọc cơ học 32
Hình 18: Tắm tôm mẹ trong dung dịch formon 33
Hình 19: Tôm mẹ đã thắt cuống mắt 34
Hình 20: Vị trí thắt cuống mắt tôm mẹ . 34
Hình 21: Buồng trứng tôm sẵn sàng cho sinh sản 35
Hình 22: Ấu trùng Zoae 1 40
Hình 23: Ấu trùng Zoae 3 40
Hình 24: Ấu trùng Mysic 1 42
Hình 25: Ấu trùng Mysic 3 42
Hình 26: Ấu trùng Postlarvae 1 44
Hình 27: Ấu trùng Postlarvae 5 44
Hình 28: Ấu trùng Postlarvae 10 44
Hình 29: Mô hình trại sản xuất giống khép kín 56
Hình 30: Sơ đồ xử lý nước thải – đề xuất 56
Trang 9

=================================
(1)
: Fishviet, năm 2008. Vai trò và vị trí của ngành Thuỷ sản ở Việt Nam.
HƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng

xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản
lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn
và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi
trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng
trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6
về giá trị xuất khẩu thủy sản. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt
(1)
.
Tôm sú có là loài kích thước lớn, tăng trọng nhanh, thịt thơm ngon. Nuôi tôm
sú mang lại nhiều lợi nhuận cho bà con do đó tôm sú đang là đối tượng nuôi được
quan tâm. Tuy nhiên với sự thâm canh hóa ngày càng cao, ngành nuôi trồng thủy sản
đang đối mặt với những thách thức như suy thoái nguồn lợi, nguồn cung ứng giống
không đủ mà nhu cầu nuôi ngày càng lớn, kỷ thuật kém và quy trình sản xuất giống
chưa đảm bảo do đó sản lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhằm phát triển bền
vững nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay người ta đã áp dụng quy trình sinh sản nhân
tạo cho nhiều đối tượng nuôi trong đó có tôm sú.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn kết hợp với nguyện vọng của bản thân thông qua
quá trình thực tập tại Trại sản xuất giống thủy sản Cồn Cống, chúng tôi đã chọn
chuyên đề "Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống tôm sú Penaeus monodon" để làm đề
tài thực tập và báo cáo.
Với mong muốn rằng bài thu hoạch này sẽ cung cấp những hiểu biết cơ bản về
các đặc điểm hình thái, sinh học cũng như những kỹ thuật sản xuất giống tôm sú đã
được áp dụng trong thực tế.
1.1 MỤC ĐÍCH
- Tìm hiểu thực tế qui trình và kỹ thuật sản xuất giống tôm sú.
- Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Đúc kết, học hỏi và
C

HƯƠNG 1

Trang 10

tích lũy kinh nghiệm thông qua việc sản xuất giống.
- Bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng, thao tác cần thiết liên quan đến sản xuất
giống (đánh N, xử lý hóa chất, cân thức ăn, …).
- Bước đầu làm quen với môi trường làm việc thực tế để chuẩn bị tham gia sản
xuất khi ra trường.
- Xây dựng được tác phong nghề nghiệp và kỹ luật làm việc.
1.2 YÊU CẦU
- Trực tiếp tham gia sản xuất với tinh thần, thái độ tích cực.
- Tuân thủ nội qui của cơ sở sản xuất và những nguyên tắc làm việc.
- Thao tác làm việc phải nhanh, gọn và đảm bảo an toàn, chất lượng.
Trang 11

Hình 1: Hình dạng của Tôm sú
HƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM SÚ
2.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Artthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: PenaeusFabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,

Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955,
Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985).
Nhìn chung, tôm sú phân bố từ 30 kinh độ Đông đến 155 kinh độ Đông, từ 35
vĩ độ Bắc tới 35 vĩ độ Nam xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia,
Malaixia, Philippines và Việt Nam. Tôm bột (Post Larvae), tôm giống (Juvenile) và
tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ.
2.1.3 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cơ thể tôm sú chia 2 phần: Phần
đầu ngực, phần bụng. Nhìn từ bên ngoài,
tôm gồm các bộ phận sau:
Phần đầu ngực: Gồm có
+ Chủy: Kéo dài từ rìa đến
cuống râu I. Dạng như lưỡi kiếm, cứng,
có răng cưa. Chủy cong xuống rất ít. Gờ
gan dài và cong. Phía trên chủy có 7 - 8
răng và dưới chủy có 3 răng.
C

HƯƠNG 2
Trang 12

Hình 3: Thelycum
Tôm sú
Hình 2: Petasma
Tôm sú
+ Mũi khứu giác và râu: Cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm.
+ 3 cặp chân hàm: Giúp tôm sú lấy thức ăn và bơi lội.
+ 5 cặp chân ngực (chân bò): Đây là cơ quan giúp lấy thức ăn và di chuyển
của tôm sú (di chuyển kiểu bò).
Phần bụng : Gồm có 6 đốt bụng, 1 đốt đuôi (là 1 gai nhọn). Mỗi đốt có 1 vùng

vỏ. Có 5 đôi chân bơi giúp tôm bơi lội dễ dàng trong thủy vực.
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi
tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
+ Con đực:
Ở con đực, các nhánh trong của chân bụng thứ nhất
biến thành cơ quan giao vĩ (petasma). Khi chưa thành thục,
các nhánh trong này đơn thuần là những nhánh thon, dẹp,
nhưng khi thành thục, chúng kéo dài và dính lại với nhau nhờ
những lông móc nhỏ giữa chúng.
Cơ quan sinh dục trong của tôm đực bao gồm một
đôi tinh sào, đôi ống dẫn tinh và đầu mút nằm ở vùng tim
phía trên của gan tụy. Tình sào trong suốt và có 5-8 thùy liên
kết lại ở phần gốc và đổ về ống dẫn. Ống dẫn gồm có đoạn đầu ngắn và hẹp; đoạn giữa
dày và lớn và đoạn cuối dài hẹp. Đầu cuối của ống có túi tinh và đổ ra gốc của chân
ngực 5 mà có thể nhìn thấy qua lớp vỏ. Túi tinh được hình thành khi các tinh trùng đi
qua ống dẫn. Cơ quan sinh dục chính của con đực nằm nằm ở phía trong phần đầu
ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ
sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong
túi.
+ Con cái:
Cơ quan sinh dục của tôm cái là thelycum.
Thelycum là đĩa biến dạng của đốt ngực thứ 7 và 8. Tùy
theo loài mà có cấu trúc thelycum khác nhau. Nó có thể
đơn giản là Thelycum hở hay phức tạp hơn với Thelycum
kín (có 1 hay 2 tấm đậy), đối với tôm sú là thelycum kín.
Cơ quan sinh dục trong của tôm cái bao gồm một
Trang 13

Hình 4: Đặc điểm giao vĩ của tôm sú
đôi buồng trứng và ống dẫn trứng. Buồng trứng kéo dài theo chiều dài cơ thể khi tôm

trưởng thành. Buồng trứng có nhiều thùy ở phần đầu và nằm gần dạ dày và vùng tim.
Các thùy bên nằm phía trên của gan tụy. Thùy bụng nằm giữa mặt bên và trên của dãy
ruột và phía dưới của các mạch máu bụng trên lưng.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản tôm sú
a. Kích cỡ và tuổi thành thục
Motoh (1981) cho rằng, tôm đạt thành thục là lúc ở kích cỡ nhỏ nhất mà có thể
thấy túi tinh ở đầu cơ quan giao vĩ của con đực và trong túi chứa tinh ở con cái. Tôm
sú P. monodon có thể thành thục ở kích cỡ 35g đối với con đực và 67,7g đối với con
cái. Trong ao, tôm đực có thể đạt thành thục ở trọng lượng 20g và con cái ở 41,3g
(Motoh, 1981).
b. Đặc điểm giao vĩ của tôm sú
Tôm cái chỉ giao vĩ khi vừa lột xác. Túi tinh của tôm đực được chuyển sang túi
cứa tinh nằm trong thelycum của tôm cái. Túi tinh này sẽ được giữ để thụ tinh cho vài
lần đẻ trứng hay đến khi tôm cái lột vỏ.
Thứ tự: lột xác - giao vĩ - thành thục - đẻ trứng.
Hiện tượng giao vĩ ở tôm xảy ra khi có sự tiết pheromone sinh dục của tôm cái
và tôm đực nhận biết nhờ râu thứ nhất hay gai râu thứ nhất.
Đối với tôm sú, giao vĩ xảy ra sau khi lột xác của con cái và vào ban đêm
Các bước trong quá trình giao vĩ của tôm được mô tả như sau:
+ Một hay nhiều con đực bị con
cái hấp dẫn, tiếp cận con cái từ phía sau,
con đực chạm đầu gai chủy vào dưới đuôi
con cái.
+ Con cái bơi lên mặt, và chúng
rượt đuổi nhau hay bơi song song, con
đực thường bơi phía dưới và sau con cái.
+ Từ phía dưới con cái, con đực
trở ngửa lên, đầu áp đầu, bụng áp bụng
với con cái.
+ Con đực sau đó quay vuông góc với con cái, búng co đầu và đuôi vài lần

để chuyển túi tinh vào con cái.
Trang 14


c. Phát triển của tuyến sinh dục
Phát triển tuyến sinh dục đực
Tinh dịch có màu sữa hay xám nhạt. Tinh trùng không di động, có hình quả cầu
có chóp gai.
Phát triển tuyến sinh dục cái
Ở tôm sú (P. monodon), có 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dựa trên sự
khác biệt về cỡ trứng, độ rộng tuyến sinh dục, và màu sắc (Villaluz, 1969; Primavera,
1980; Motoh, 1981).
Giai đoạn I
Buồng trứng mỏng, trong suốt, không nhìn thấy được từ bên ngoài. Ở tôm sú,
giai đoạn này trứng có kích cỡ 36µm thì được bao bới một lớp folicule và trứng lớn
hơn sẽ có nhân và hạt noãn hoàng. Ở giai đoạn thoái hoá, trứng cũng chứa noãn hoàng
và có lớp folicule dày, trứng có hình dạng không đều.
Giai đoạn II (giai đoạn phát triển)
Buồng trứng mềm và có màu trắng hay xanh ô-liu, dạng dãy thẳng. Trứng có
kích cỡ trung bình 177µm có những hạt noãn hoàng. Tế bào có chất nguyên sinh bao
gồm những hạt glycoprotein nhỏ, giọt lipoglycoprotein và giọt dầu.
Giai đoạn III (giai đoạn gần chín)
Buồng trứng có màu xanh nhạt, phần trước dày và nở rộng. Có thể thấy buồng
trứng dễ dàng qua lớp vỏ, đặc biệt ở đốt bụng thứ nhất. Trứng có kích cỡ trung bình
215µm.
Giai đoạn IV (giai đoạn chín)
Buồng trứng có dạng hạt kim cương, nở rộng phủ khắp đốt bụng thứ nhất.
Trứng có màu xanh ô-liu đậm hay xanh rêu đậm và phủ đầy khoang cơ thể. Trứng có
kích cỡ trung bình 235µm. Tôm ở giai đoạn này thường được sử dụng cho sinh sản
trong trại giống.

Giai đoạn V (sau khi đẻ trứng)
Tùy vào khả năng đẻ của tôm mà giai đoạn này, buồng trứng của tôm có thể có
các dạng như hình 5b.

Trang 15



d. Đẻ trứng và sức sinh sản
Tôm đẻ trứng vào ban đêm, thường 22 giờ 30 – 0 giờ 30. Trong tự nhiên, tôm
thường đẻ 1 lần trong mỗi chu kỳ lột xác, song, trong điều kiện nuôi, tôm có thể đẻ
nhiều lần (có thể đến 6 lần).
Trước khi đẻ trứng, tôm cái nằm yên trên đáy bể. Khi bắt đầu đẻ trứng, con cái
bơi tới và thỉnh thoảng búng nhanh. Sau đó, bơi chậm lại và đẻ trứng rơi vào nước.
Các chân bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy
bể. Đôi khi, trứng không rơi đều ra mà dính lại thành đám trên đáy bể, điều này sẽ làm
trứng bị hư và không nở được.
Tôm sú có thể đẻ từ 100.000 – 1.000.000 trứng.
e. Sự thụ tinh và phát triển phôi
Sự thụ tinh xảy ra khi trứng vừa được phóng ra. Ở tôm sú, trứng được thụ tinh
ngay khi được phóng qua khối tinh.
Trứng tôm sú thường có kích cỡ từ 250–300µm, có tính lơ lửng hay chìm.
Sau khi đẻ trứng và thụ tinh khoảng 30-40 phút, màng keo bao trứng đã biến mất,
trứng có dạng cầu và sự phân chia hợp tử lần thứ nhất bắt đầu và mất khoảng 2-3 phút.
Sự phân chia lần thứ hai diễn ra 12-14 phút sau đó. Sau khi đẻ 2-2,5 giờ, màng phôi
xuất hiện bao quanh phôi. Trứng nở 12-14 giờ sau khi đẻ.
f. Phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng
Sự phát triển ấu trùng
Ấu trùng tôm sú phát triển qua 3 giai đoạn với: Nauplius (6 giai đoạn phụ), Zoae
(3 giai đoạn phụ) và Mysis (3 giai đoạn phụ).

Hình 5: Các giai đoạn phát triển buồng trứng tôm sú
a
b
Trang 16

Hình 7: Ấu trùng tôm sú giai
đoạn Zoae
Nauplius (N): Ấu trùng N mới nở có chiều dài khoảng 0,3mm, có 3 đôi phụ bộ và
một điểm mắt ở giữa trước. Ấu trùng có tập tính trôi nổi, hướng quang, dinh dưỡng
bằng noãn hoàn.














Zoae (Z): bao gồm 3 giai đoạn phụ:
+ Ấu trùng Z
1
: phân biệt Z
1


với N qua một
số đặc điểm như có carapace tròn, các phụ bộ và gai
đuôi phát triển, …
+ Ở giai đoạn Z
2
, ấu trùng xuất hiện 2 mắt
có cuống, chủy có răng, bụng phát triển dài ra. Đôi
râu thứ nhất hướng ra phía trước.
+ Ấu trùng Z
3

có các gai lưng và gai bụng
trên các đốt bụng. Râu thứ nhất to hơn và có nhiều
lông tơ. Các mầm chân ngực xuất hiện phía sau các
phụ bộ miệng. Đặc điểm rõ nhất là chân bụng xuất
hiện trước đuôi.
+ Ấu trùng Z có tính ăn lọc, thụ động, thức ăn chính là tảo, có kích cỡ 3-
30µm. Tuy nhiên Z

vẫn còn sử dụng noãn hoàn trong khi bắt đầu ăn ngoài. Z có tính
hướng quang mạnh.
Hình 6: Ấu trùng tôm sú giai đoạn Nauplius
Trang 17

Hình 8: Ấu trùng tôm sú giai đoạn
Mysic
Hình 9: Ấu trùng tôm sú giai
đoạn Postlarvae



Mysis (M): có 3 giai đoạn phụ.
+ Giai đoạn M
1
có cơ thể kéo dài,
chân ngực phát triển, telson xuất hiện, chưa
có chân bụng.
+ M
2
có mầm chân bụng nhưng chưa
phân đốt.
+ M
3
có chân bụng phát triển dài gấp
đôi so với giai đoạn M
2
, chân bụng có 2 đốt.
+ Ấu trùng M dần dần chuyển sang
ăn động vật phiêu sinh, bơi ngửa và giật về
phía sau.

Sự phát triển của hậu ấu trùng
Sau giai đoạn M
3
, ấu trùng chuyển sang giai
đoạn hậu ấu trùng (tôm bột – Post Lartvae) và có
hình dạng tương tự như tôm trưởng thành.
PostLarvae (PL) đầu tiên có chiều dài khoảng
4,5mm. Các chân bụng có nhiều lông tơ. PL giai
đoạn đầu một số còn tập tính bơi trong cột nước, phần lớn bắt đầu sống đáy. Từ PL
6

,
tôm chủ yếu sống đáy.
Bảng 1: Tuổi và kích cỡ các giai đoạn ấu trùng tôm sú (Kungvankij et al, 1986)
Giai đoạn Chiều dài trung bình (mm) Thời gian sau khi nở

N
1
0,32 15 giờ
N
2
0,35 20 giờ
N
3
0,39 1 ngày 2 giờ
N
4
0,40 1 ngày 8 giờ
N
5
0,41 1 ngày 14 giờ
N
6
0,45 1 ngày 20 giờ
Z
1
1,05 2 ngày 16 giờ
Z
2
1,90 4 ngày 4 giờ
Trang 18


Z
3
3,20 6 ngày
M
1
3,80 7 ngày 4 giờ
M
2
4,30 8 ngày 16 giờ
M
3
4,50 9 ngày 4 giờ
PL
1
5,20 10 ngày 20 giờ
PL
5
8,00 16 ngày
PL
15
12,00 26 ngày
PL
20
18,00 31 ngày

g. Lột xác và tăng trưởng của tôm
Tôm sú lớn lên nhờ lột xác. Tiến trình lột xác của tôm trải qua một số giai đoạn
chính là tiền lột xác, lột xác, hậu lột xác, giữa chu kỳ lột xác, với những diễn biến bao
gồm:

+ Sự kết dính giữa biểu mô và vỏ tôm bị lỏng lẻo ra.
+ Cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi vỏ cũ.
+ Cơ thể hấp thụ nước để nở rộng vỏ và lớn nhanh.
+ Cơ thể cứng cáp lại nhờ chất khoáng và chất đạm. Do có hiện tượng lột
xác mà quá trình tăng trưởng của tôm không liên tục mà có tính gián đoạn.
Quá trình lột xác của tôm được điều khiển nhờ hormone lột xác được tiết ra từ
cơ quan Y và hormone ức chế lột xác được tiết ra từ cơ quan X. Chu kỳ lột xác là thời
gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho
loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm.
Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm càng lớn. Ngoài
ra, quá trình lột xác và tốc độ tăng trưởng của tôm còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi rất
nhiều yếu tố như loài, dinh dưỡng, môi trường nước
h. Tập tính bắt mồi của tôm
Tôm sú được xem như là loài ăn tạp (Dall, 1998), loài ăn tạp cơ hội (Ruello,
1973), loài ăn chất vẩn (Dall, 1968), loài ăn thịt (Hunter và Feller, 1987) hay là loài
địch hại của nhau (MArtte, 1980; Leber 1985; Wassenberg và Hill, 1987).
Thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, các, côn trùng,
tảo và các mảnh thực vật. Các chất vẩn bao gồm các mảnh hữu cơ cũng là thức ăn

Trang 19

quan trọng của tôm. Tuy nhiên, tính ăn của chúng cũng thay đổi theo giai đoạn. Ở giai
đoạn tôm bột và tôm giống, chúng ăn nhiều các loại mảnh động thực vật bao gồm lab-
lab, vi tảo, chất vẩn, thực vật lớn, giun, Copepode, Moina, ấu trùng nhuyễn thể và ấu
trùng giáp xác. Khi tôm lớn, chúng ăn các loài động vật không xương sống như ruốc,
moi, giáp xác chân đều, giun nhiều tơ, nhuyễn thể; hay cả cá nhỏ. Giai đoạn này tôm
cũng ăn nhiều các loại chất vẩn. Ở tôm thành thục, trong suốt mùa sinh sản, tôm ăn
nhiều nhuyễn thể, trong khi những tháng khác, tôm ăn nhiều cá hơn.
Hiện tượng tôm ăn lẫn nhau xảy ra khi tôm thiếu thức ăn, thức ăn thiếu chất
dinh dưỡng hay mất cân bằng trong dinh dưỡng, và nuôi với mật độ quá dày. Tôm

khỏe thường tấn công tôm yếu, tôm lớn ăn tôm nhỏ và tôm vỏ cứng ăn tôm vỏ mềm.
Tôm sú ăn suốt ngày đêm, tuy nhiên, ăn nhiều vào ban đêm. Tôm cũng ăn nhiều
vào lúc triều cao. Tôm thích ăn đáy và ăn ven bờ. Tôm giảm ăn vào những lúc lột xác.
Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối vời khả năng bắt mồi của tôm.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp, oxy quá thấp làm tôm giảm ăn. Các yếu tố khác thay
đổi bất ngờ thường gây sốc cho tôm, làm tôm giảm ăn.
Tôm phát hiện và bắt mồi nhờ chủ yếu vào các cơ quan xúc giác nằm ở đầu mút
của râu, chân râu, phụ bộ miệng và càng. Thị giác tôm dường như không quan trọng
trong việc phát hiện và định hướng mồi. Tôm dùng càng cắt thức ăn thành mảnh nhỏ
và đưa vào miệng. Miệng và các phụ bộ miệng cũng sẽ cắt mồi thành mảnh nhỏ thích
hợp trước khi nuốt. Những hạt cát hay những hạt không ăn được thường sẽ được thải
ra ngay, tuy nhiên, có khi chúng được ăn và các hạt này còn giúp nghiền thức ăn.
Những thức ăn không được tiêu hóa sẽ thải ra cùng với phân.
i. Yêu cầu môi trường sống
Các yếu tố môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh sống,
bắt mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Theo Boy (1992), các yếu tố lý, hóa, sinh
của nước và đất bao gồm nhiều yếu tố, trong đó, có một số yếu tố quan trọng như sau:
pH nước: nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm. Khoảng thích
hợp cho tôm là 7-9.
Độ mặn: khả năng chịu đựng và thích nghị độ mặn có khác nhau tùy loài tôm.
Thông thường các loài tôm nuôi có khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 5-10‰ hay
thấp hơn. Độ mặn cao 45-60‰ có thể gây chết tôm. Hầu hết các loài tôm tăng trưởng
tốt ở độ mặn 25-30‰.
Trang 20

Nhiệt độ: nhiệt độ tốt nhất cho tăng trưởng của tôm dao động trong khoảng 25-
30
0
C. Một vài loài có khả năng tăng trưởng ở nhiệt độ dưới 20
0

C, nhưng nhiệt độ trên
35
0
C có thể gây chết tôm.
Oxy hòa tan: oxy hòa tan thấp (0,0-1,5mg/l) có thể gây chết tôm tùy thời gian
bị tác động và các điều kiện khác. Hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và
tỷ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3,5mg/l đến bão hòa. Oxy hòa tan quá bão
hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm.
H
2
S: khí H
2
S rất độc đối với tôm. Khí này ở bất kỳ nồng độ nào nếu có cũng có
ảnh bất lợi đối với tôm. Tuy nhiên, nồng độ gây chết tôm chưa được xác định.
Ammonia: ammonia ở dạng khí NH
3
rất độc. Hàm lượng khí trên 1mg/l có thể
gây chết tôm. Hàm lượng trên 0,1 mg/l cũng gây ảnh hưởng bất lợi. Ở pH bằng 9 và độ
mặn 20‰, khoảng 25% ammonia ở dạng khí. Vì thế nếu hàm lượng ammonia tổng số
khoảng 0,4mg/l cũng sẽ gây bất lợi cho tôm.
Nitrite: thông thường, hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đếm mức gây
chết tôm, tuy nhiên, nồng độ cao 4-5mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm.
Bảng 2: Các yếu tô thủy lý hóa phù hợp cho ấu trùng phát triển
Chỉ tiêu Nồng độ
Độ mặn (‰) 28 – 30
pH 7,5 – 8,3
DO (ppm) 5 - 10
NH
3
(ppm) ≤ 0,1

N-NO
2
-
(ppm) ≤ 0,02
N-NH
4
+
(ppm) ≤ 0,1
Kim loại nặng (ppm) ≤ 0,01

j. Thời gian chuyển đổi các giai đoạn ấu trùng Tôm Sú
Bảng 3: Thời gian chuyển đổi giai đoạn (Kungvankij và ctv, 1986)
Giai đoạn Thời gian sau khi nở Thời gian chuyển đổi
N
6
1 ngày 20 giờ
Z
1
2 ngày 16 giờ 20 giờ
Z
2
4 ngày 4 giờ 36 giờ
Trang 21

Z
3
6 ngày 20 giờ
M
1
7 ngày 4 giờ 28 giờ

M
2
8 ngày 16 giờ 36 giờ
M
3
9 ngày 4 giờ 12 giờ
PL
1
10 ngày 20 giờ 40 giờ

2.2 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ TRONG TỈNH
Tính đến năm 2003, cả nước đã có khoảng 5017 trại sản xuất giống tôm sú,
cung cấp khoảng 15,2 tỉ con giống cho nghề nuôi thủy sản. Trong đó số lượng trại tôm
giống ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển nhanh chóng, nhưng chỉ đáp ứng
khoảng 31,9% nhu cầu con giống cho toàn vùng
(1)
.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tôm sú giống chất lượng đang khan hiếm, giá
tăng do một số cơ sở sản xuất giống miền Trung chuyển sang sản xuất thẻ chân trắng,
đồng thời tình trạng tôm chết trên diện rộng ở các tỉnh ĐBSCL càng gây khó khăn cho
việc tìm nguồn giống đạt chất lượng thả nuôi
(2)
.
Do nguy cơ bị các loại khuẩn bệnh tấn công, đa số các cơ sở sản xuất tôm giống
đều xem liệu pháp phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh là biện pháp hữu hiệu nhất và
thuốc kháng sinh luôn được ưu tiên trong việc phòng tránh dịch bệnh.
Tính đến năm 2007, tỉnh Tiền Giang hiện nay có khoảng 12 trại sản xuất tôm
Sú giống, chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu con giống địa phương. Số còn lại do
tâm lý ưu chuộng giống miền trung nên cũng góp phần làm cho tình hình sản xuất tôm
giống ở địa phương gặp khá nhiều khó khăn

(3)
.
Đứng trước những vấn đề trên, các cơ quan hữu quan trong tỉnh đã và đang tìm
cách để khuyến khích phát triển nghề sản xuất tôm sú giống trong tỉnh. Đã có những
đề tài nghiên cứu được thực hiện và bước đầu có kết quả.



=================================
(1)
: Lê Xuân Sinh, năm 2004.
(2)
: Quỳnh Hoa, năm 2011. Khan hiếm Tôm Sú giống chất lượng. Báo điện tử Doanh
nhân Việt Nam toàn cầu.
(3)
: Nguyễn Văn Hoà, năm 2007. Sản xuất thử nghiệm giống Tôm Sú không sử dụng
kháng sinh. Trung tâm giống Nông nghiệp Tiền Giang.
Trang 22

Hình 10: Thiết bị si-phông
H
VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Địa điểm: Trại Giống Thủy sản Cồn Cống - Ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện
Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
3.1.2 Thời gian: Từ ngày 6/7/2011 – 6/8/2011
3.1.3 Đối tượng: Tôm sú
3.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2.1 Trang thiết bị, dụng cụ
+ Nước mặn, nước ngọt.
+ Bể lắng, bể ương, bể lọc, bạt đen, hệ thống bơm.
+ Thau nhựa 20 lít, xô nhựa, ca nhựa 1 lít, chai nhựa đựng mẫu thu ấu trùng.
+ Vợt vuông lớn dùng vớt N (mắt lưới 125µm), vợt tròn lớn dùng vớt N (mắt
lưới 125µm), vợt vuông lớn dùng vớt tôm mẹ (mắt lưới 1cm), vợt tròn nhỏ dùng lọc
Art (mắt lưới 125µm), vợt vuông lớn dùng vớt Post (mắt lưới 500µm), bộ vợt tròn nhỏ
dùng cà thức ăn cho tôm (mắt lưới 125µm, 220µm, 300µm, 500µm, 700µm).
+ Cần si-phông đáy, ống si-phông N khi chuyển bể
Cấu tạo thiết bị si-phông:
Thiết bị si-phông gồm có:
+ Cần si-phông: làm điểm tựa cho
các chi tiết khác và là thanh điều
khiển thiết bị.
+ Ống nối trung gian: Là bộ phận
trung gian, giúp gắn kết bộ phận chữ
T và ống nhựa. Đồng thời là nơi gắn
kết với cần điều khiển.
+ Bộ phận chữ T: Đây
C

HƯƠNG 3
Trang 23

là bộ phận tiếp nhận chất thải. Ở phía dưới thanh ngang tiếp giáp với đáy bể có lỗ để
hút chất thải.
+ Ống nhựa: Bộ phận vận chuyển chất thải từ bể ra ngoài. Ống nhựa là bộ
phận dài nhất trong thiết bị si-phông.
Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị hoạt động dựa vào sự chênh lênh lệch áp suất
nước ở bên trong và bên ngoài bể. Nước sẽ tự chảy từ nới có áp suất cao (bên trong bể)

sang nơi có áp suất thấp (bên ngoài bể).
Cách si-phông: Kết nối ống nhựa vào bộ phận trung gian, hút nước từ đầu còn
lại của ống sao cho không còn không khí trong ống, hạ đầu còn lại xuống đất hoặc
thau, nước sẽ tự hút ra ngoài. Điều khiển cần để di chuyển thiết bị đến các điểm cần si-
phông hút thải.
Cân tiểu ly và bộ quả cân, Xi-lanh hút hóa chất xử lý.
Hệ thống cung cấp oxy (máy oxy và dây oxy), máy Ozone
Phiếu điều tra, quản lý (quản lý bố mẹ, quản lý ấu trùng).
Kính hiển vi, khúc xạ kế, Test Clorine, Test pH.
Và một số trang thiết bị, dụng cụ khác.
3.2.2 Hóa chất
a. Hóa chất xử lý môi trường: EDTA, Thuốc tím (KMnO
4
), Cồn sát khuẩn,
Formon, Chlorine – A.
b. Thuốc và kháng sinh: Oxytetracylin, Streptomycin, Treflan, Mazzal
c. Thức ăn: Tảo Spirulina, Frippak Fresh, Lansy Shrimp, Artticial Plankton
No.0, Artemia, P.monodon No.0, No.1
d. Vitamin và khoáng chất: ET 600
e. Men hỗ trợ tiêu hóa: ZP 25
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực tập, làm việc và xây dựng bài thu hoạch được thực hiện bằng các
phương pháp:
Nghiên cứu tài liệu:
Kiến thức lý thuyết cơ sở được tuyển chọn, học tập từ giáo trình và các sách
tham khảo có liên quan đến vấn đề thực tập.
Trực tiếp đến cơ sở sản xuất để thực hành.
Thu thập số liệu trong quá trình thực tập:
Trang 24


A: tỉ lệ sống của ấu trùng
B: trung bình số ấu trùng đếm được trong 5 lần đếm
C: số ấu trùng bố trí ban đầu
B x 4000
A = x 100
C
+ Trực tiếp tham gia sản xuất tiến hành theo dõi, thu thập số liệu về một số
yếu tố môi trường, trao đổi kinh nghiệm với công nhân và kĩ sư trong trại
+ Thu thập số liệu qua các tài liệu tham khảo, báo cáo khoa học. Thu thập số
liệu tại cơ sở nuôi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, báo cáo tổng kết và sổ ghi chép hàng
năm của trại.
Tổng hợp và xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp, thống kê theo mối thời gian
công việc, trình bày thành bảng, lấy giá trị trung bình.
Phương pháp quan sát, phân tích mẫu: Các mẫu ấu trùng được cố định bằng
Formol 5ppm tại cơ sở sản xuất. Sau đó được chuyển về phòng thí nghiệm của khoa
KTNN & CNTP, trường Đại học Tiền Giang để quan sát và phân tích dưới kính hiển
vi.
Phương pháp định lượng N
Khi thu ấu trùng từ bể đẻ vào thau 40l, (đã si-phông trứng hỏng, vỏ trứng), thì
tiến hành định lượng.
Dùng cốc thủy tinh lấy khoảng 50ml, đếm số N có trong cốc (đếm 5 lần, sau đó
lấy trung bình). Dùng công thức sau để xác định lượng N trong thau:



Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống của ấu trùng
Sau khi đã xác định ấu trùng tôm đã chuyển từ giai đoạn cũ sang giai đoạn kế
tiếp, ta tiến hành đánh giá tỷ lệ sống của ấu trùng để biết được tình trạng ấu trùng
trong bể.
Phương pháp:

Dùng một cốc thủy tinh có dung tích 200ml lần lượt múc và đếm lượng ấu trùng
trong bể ở 5 vị trí khác nhau (4 ở góc và 1 ở giữa) nhằm đảm bảo độ chính xác mật độ
phân bố của ấu trùng. Tính trung bình số ấu trùng đã đếm được. Tiếp theo đưa số liệu
đã có vào công thức sau ta sẽ tính được tỉ lệ sống của ấu trùng còn lại trong bể.


m x 40.000
M =
50
M: Tổng số Nauplius trong 40l

m: Số lượng ấu trùng trong mẫu thu
Trang 25

Chú ý: Quá trình đếm ấu trùng đòi hỏi sự tập trung cao độ. Để việc đếm ấu trùng được
dễ dàng, ta dùng đèn soi xéo góc 45
0
từ dưới lên
3.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu sơ lược về cơ sở sản xuất
- Qui trình sản xuất giống tôm sú
+ Tuyển chọn và nuôi vỗ tôm mẹ
+ Cắt mắt và cho sinh sản
+ Ương nuôi ấu trùng tôm sú
+ Quản lý và chăm sóc (quản lý, xử lý môi trường bể ương, cho ăn, …)
+ Định lượng ấu trùng, xác định tỉ lệ sống.

×