Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xác định đột biến EGFR-T790M gây kháng thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ thứ nhất ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng kỹ thuật scorpions ARMS real-time PCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.98 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN EGFR-T790M GÂY KHÁNG THUỐC
ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ THỨ NHẤT Ở BỆNH NHÂN
UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ BẰNG KỸ THUẬT
SCORPIONS ARMS REAL-TIME PCR
Trần Khánh Chi*, Trần Vân Khánh*, Lê Hồn*
TĨM TẮT

5

Mục tiêu: Bước đầu xác định tỷ lệ đột biến
EGFR-T790M gây đề kháng EGFR-TKIs thế hệ
thứ nhất ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ. Đối tượng và phương pháp: 66 bệnh nhân
được xác định kháng thuốc EGFR-TKIs thế hệ
thứ nhất theo tiêu chuẩn của Hội ung thư học lâm
sàng Hoa Kỳ, được xét nghiệm tìm đột biến
EGFR-T790M thứ phát bằng kỹ thuật ScorpionARMS real-time PCR với bệnh phẩm mô ung
thư tại thời điểm kháng thuốc. Kết quả: 36/66
(54,5%) bệnh nhân có xuất hiện đột biến EGFRT790M thứ phát. Kết luận: đột biến EGFRT790M là căn nguyên phổ biến gây nên tình
trạng kháng thuốc EGFR-TKIs thế hệ thứ nhất ở
bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Từ khóa: Ung thư phổi, Điều trị đích, EGFR,
T790M

SUMMARY
IDENTIFICATION OF EGFR- T790M
MUTATION ASSOCIATED WITH
ACQUIRED RESISTANCE TO FIRSTGENERATION TYROSINE KINASE
INHIBITORS IN NON-SMALL-CELL



*Trường Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Trần Khánh Chi
Email:
Ngày nhận bài: 25.11.2021
Ngày phản biện khoa học: 27.11.2021
Ngày duyệt bài: 30.11.2021

LUNG CANCER PATIENTS BY
SCORPION-ARMS REAL-TIME PCR
Objective: Determine of the rate of EGFRT790M mutations causing first generation
EGFR-TKIs resistance in non-small cell lung
cancer patients. Materials and methods: 66
patients identified as resistant to first-generation
EGFR-TKIs according to the American Society
of Clinical Oncology's criteria, were tested for
secondary EGFR-T790M mutations by ScorpionARMS real-time PCR technique with cancer
tissue specimens at the time of drug resistance.
Results: 36/66 (54.5%) patients had a secondary
EGFR-T790M mutation. Conclusion: EGFRT790M mutation is a common cause of
resistance to first-generation EGFR-TKIs in nonsmall cell lung cancer patients.
Keywords: Lung cancer, Targeted treatment,
EGFR, T790M

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) hiện là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu do ung thư trên toàn
thế giới [1]. Điều trị đích bằng thuốc ức chế
tyrosine kinase (Tyrosine kinase inhibitorsTKIs) của EGFR đã được chứng minh là lựa
chọn hiệu quả cho bệnh nhân UTP không tế

bào nhỏ có đột biến gen EGFR [2]. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi
nhận sau khoảng 10- 16 tháng điều trị với
các thuốc EGFR-TKIs, ở hầu hết các bệnh
nhân (BN) xuất hiện tình trạng khơng đáp
ứng với thuốc đang điều trị, tổn thương ung
35


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THỨ XXIV CỦA HỘI HÓA SINH Y HỌC HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH PHÍA BẮC

thư tiến triển [3]. Nhiều nguyên nhân gây
kháng thuốc đã được xác định như xuất hiện
đột biến mới tại chính phân tử EGFR;
khuếch đại hoặc tăng cường biểu hiện của
một gen khác; hoặc do sự chuyển dạng của tế
bào ung thư, trong đó đột biến EGFRT790M được xác định là nguyên nhân phổ
biến nhất [4]. Cho đến nay, nhiều phương
pháp sinh học phân tử khác nhau có thể phát
hiện đột biến EGFR-T790M thứ phát. Tuy
nhiên, kỹ thuật Scorpion-ARMS real-time
PCR được xem là phương pháp thường quy
để phát hiện đột biến này. Chính vì vậy,
chúng tơi thực hiện nghiên cứu này với mục
tiêu xác định đột biến EGFR-T790M gây đề
kháng EGFR-TKIs thế hệ thứ nhất ở bệnh
nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng kỹ
thuật Scorpion-ARMS real-time PCR.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn được 66
bệnh nhân UTP tại 3 bệnh viện (Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ương và
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) đảm
bảo các tiêu chuẩn sau đây:
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hội ung
thư học lâm sàng Hoa Kỳ đưa ra để đánh giá
tình trạng kháng EGFR- TKIs thế hệ thứ nhất
cho ung thư phổi không tế bào nhỏ [5]:
- Được chẩn đốn xác định là UTP
khơng tế bào nhỏ bằng kết quả mơ bệnh học.
- Được xác định có đột biến gen EGFR
nhạy cảm EGFR-TKIs.
- Được điều trị bằng EGFR- TKIs thế hệ
thứ nhất (erlotinib hoặc gefitinib).
- Được đánh giá có đáp ứng hoặc ổn
định trong vịng ít nhất 6 tháng.

36

- Tổn thương tiến triển hoặc xuất hiện
các tổn thương mới mặc dù vẫn đang điều trị
với erlotinib hoặc gefitinib.
- Khơng có điều trị tồn thân gì trong
khoảng thời gian giữa kết thúc điều trị
erlotinib hoặc gefitinib với bắt đầu một điều
trị mới.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân UTP đang điều trị thuốc

EGFR- TKIs thế hệ thứ nhất nhưng khơng
được xác định có đột biến gen EGFR nhạy
cảm TKIs.
- Bệnh nhân không được đánh giá là ổn
định bệnh hoặc đáp ứng điều trị sau 6 tháng
điều trị EGFR - TKIs thế hệ thứ nhất.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
chùm ca bệnh
3. Các bước tiến hành:
- Các bệnh nhân nghi ngờ kháng thuốc
được lấy bệnh phẩm ung thư (tái sinh thiết)
bằng một trong những phương pháp sau: sinh
thiết u nguyên phát, sinh thiết các tổn thương
thứ phát (phổi, gan, xương), sinh thiết hạch
ngoại vi, hút dịch nghi ngờ do di căn (màng
phổi, màng tim).
- Phân tích mơ bệnh học hoặc khối tế
bào tại các khoa Giải phẫu bệnh, thuộc 3
bệnh viện tham gia nghiên cứu. Khẳng định
tổn thương ung thư trong mẫu bệnh phẩm tái
sinh thiết.
- Xác định đột biến EGFR- T790M bằng
kỹ thuật Scorpions ARMS real- time PCR sử
dụng bộ Kit cobas® EGFR Mutation test của
Roche tại Trung tâm Nghiên cứu Gen &
Protein, Trường Đại học Y Hà Nội.



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUN ĐỀ - 2021

Hình 1: Phân tích đột biến EGFR bằng kỹ thuật Scorpions ARMS
real-time PCR trước và sau điều trị EGFR-TKIs
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích kết quả từ 66 bệnh nhân đảm bảo tiêu chuẩn kháng thuốc EGFR- TKIs thế hệ
thứ nhất, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Số lượng
Tỷ lệ %
Tuổi trung bình: 60,6 ± 10,7 tuổi (dao động từ 26-80 tuổi)
Nam
34
51,5
Giới tính
Nữ
32
48,5
LREA (exon 19)
36
54,5
Loại đột biến EGFR
L858R (exon 21)
29
44
trước điều trị
G719S (exon 18)

1
1,5
Thời gian trung bình xuất hiện kháng thuốc: 14,48 ± 3,9 (dao động 8- 26 tháng)
Nhận xét: các đặc điểm chung phù hợp với những ghi nhận hiện nay về ung thư phổi có
đột biến EGFR. Thời gian xuất hiện kháng thuốc EGFR-TKIs dao động từ 8-26 tháng, trung
bình là 14,48 ± 3,9 tháng
3.2 Kết quả phân tích đột biến EGFR-T790M bằng kỹ thuật Scorpions ARMS realtime PCR

37


HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THỨ XXIV CỦA HỘI HÓA SINH Y HỌC HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Biểu đồ 1: Kết quả xác định đột biến EGFR-T790M
Nhận xét: có 36/66 bệnh nhân (54,5%) xuất hiện đột biến EGFR-T790M thứ phát gây
kháng lại các EGFR-TKIs thế hệ thứ nhất.
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu trên 66 BN UTP mang đột
biến EGFR, chúng tơi ghi nhận tuổi trung
bình của nhóm nghiên cứu là 60,6 ± 10,7
tuổi, BN trẻ tuổi nhất là 26 tuổi, lớn tuổi nhất
là 80 tuổi. Kết quả này tương tự với ghi nhận
của Nguyễn Thanh Hoa và cộng sự nghiên
cứu trên 100 BN UTP có đột biến EGFR tại
BV K Trung ương năm 2019, tuổi trung bình
mắc bệnh là 56,27 ± 7,9 tuổi, dao động từ 39
đến 80 tuổi [6].
Về đặc điểm giới tính, nghiên cứu của
chúng tơi ghi nhận có 34 BN nam (51,5%)
và 32 BN nữ (48,5%), tỷ lệ UTP có đột biến

EGFR ở nam giới gần tương tự nữ giới. Một
nghiên cứu gần đây tại Việt Nam ghi nhận
một tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, Nguyễn
Thanh Hoa và cộng sự tại Bệnh viện K
Trung ương (2019) ghi nhận nam giới chiếm
tỷ lệ 60% [6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
38

thế giới với cỡ mẫu lớn hơn lại ghi nhận nữ
giới phổ biến hơn ở nhóm UTP có đột biến
EGFR. Wang JF và cộng sự tiến hành một
phân tích cộng gộp với 478 BN UTP có đột
biến gen EGFR từ 10 nghiên cứu trước đó,
kết quả cho thấy nữ giới chiếm 64,9% [7].
Về đặc điểm đột biến EGFR nhạy cảm
TKIs của nhóm nghiên cứu, chúng tơi ghi
nhận có 54,5% BN mang đột biến LREA tại
exon 19; 44% BN có đột biến L858R tại
exon 21; và 1 trường hợp mang đột biến
G719S tại exon 18. Kết quả này cũng phù
hợp với ghi nhận hiện nay về đột biến EGFR
nhạy cảm TKIs, 2 đột biến phổ biến nhất là
LREA và L858R. Kim HR và cộng sự
nghiên cứu trên 110 BN UTP mang đột biến
EGFR tại Hàn Quốc ghi nhận 62,7% có đột
biến LREA; 33,6% có đột biến L858R và chỉ
có 3,7% gặp những đột biến nhạy cảm khác
của EGFR [8].



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

Nghiên cứu về thời gian xuất hiện kháng
thuốc, chúng tôi ghi nhận thời gian trung
bình từ thời điểm bắt đầu điều trị EGFR-TKI
đến khi bệnh tiến triển là 14,48 ± 3,9 tháng;
thời gian xuất hiện tiến triển sớm nhất là 8
tháng, muộn nhất là 26 tháng. Kết quả này
cũng phù hợp với ghi nhận từ các nghiên cứu
trên thế giới gần đây, thời gian trung bình từ
khi bắt đầu điều trị đến khi xuất hiện tình
trạng kháng lại các EGFR-TKIs thế hệ thứ
nhất khoảng 10-16 tháng [3,9].
Hiện nay, có nhiều phương pháp sinh học
phân tử khác nhau để phát hiện các đột biến
của gen EGFR, trong đó 2 phương pháp phổ
biến nhất được FDA chấp thuận là Scorpions
ARMS real- time PCR và giải trình tự gen
thế hệ mới. Với ưu điểm về kỹ thuật đơn
giản, hệ thống thiết bị sẵn có, thời gian cho
kết quả nhanh, Scorpions ARMS real- time
PCR được chấp thuận là phương pháp
thường quy để phát hiện đột biến EGFR trên
thực hành lâm sàng.
Bằng việc sử dụng bộ Kit cobas® EGFR
Mutation test của Roche, chúng tơi phát hiện
có 36/66 bệnh nhân kháng thuốc EGFRTKIs xuất hiện đột biến thứ phát EGFRT790M, chiếm 54,5%. Theo những báo cáo
gần đây, đột biến EGFR-T790M ghi nhận ở
khoảng 40-55% bệnh nhân UTP kháng lại
các EGFR-TKIs thế hệ thứ nhất [4]. Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy rằng, đột
biến thứ phát EGFR-T790M là cơ chế phổ
biến nhất gây nên đề kháng lại các EGFRTKIs thế hệ thứ nhất.
V. KẾT LUẬN
Sử dụng kỹ thuật Scorpion-ARMS realtime PCR với bộ Kit cobas® EGFR
Mutation test của Roche, chúng tôi phát hiện
54,5% mẫu mô sinh thiết tại thời điểm kháng

thuốc xuất hiện đột biến thứ phát EGFRT790M. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
gây kháng lại các EGFR-TKIs thế hệ thứ
nhất ở bệnh nhân UTP không tế bào nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I, et al
(2018). Global cancer statistics 2018:
GLOBOCAN estimates of incidence and
mortality worldwide for 36 cancers in 185
countries. CA Cancer J Clin; 68(6):394-424.
2. Lee CK, Brown C, Gralla RJ, et al (2013).
Impact of EGFR inhibitor in non-small cell
lung cancer on progression-free and overall
survival: a meta-analysis. J Natl Cancer Inst;
105: 595-605.
3. Oxnard GR, Arcila ME, Sima CS, et al
(2011). Acquired Resistance to EGFR
Tyrosine Kinase Inhibitors in EGFR-Mutant
Lung Cancer: Distinct Natural History of
Patients with Tumors Harboring the T790M
Mutation. Clin Cancer Res; 17(6):1616-1622.
4. Westover D, Zugazagoitia J, Cho BC
(2018). Mechanisms of acquired resistance to

first and second-generation EGFR tyrosine
kinase inhibitors. Annals of Oncology; 29
(Supplement 1):i10-i19.
5. Jackman D, Pao W, Riely GJ, et al (2010).
Clinical definition of acquired resistance to
epidermal growth factor receptor tyrosine
kinase inhibitors in non-small-cell lung
cancer. J Clin Oncol; 28 (2):357-60.
6. Nguyễn Thanh Hoa, Đỗ Hùng Kiên (2019).
Đánh giá kết quả điều trị bước một của thuốc
Erlotinib trên bệnh nhân ung thư phổi tại
Bệnh viện K. Y học thực hành; 1106 (8):1012.
7. Wang ZF, Ren SX, Li W, et al (2018).
Frequency of the acquired resistant mutation
T790 M in non-small cell lung cancer patients
with active exon 19Del and exon 21 L858R: a

39



×