ĐẶC ĐIỂM CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4
KHẢO SÁT QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH LÀ BÀI ĐỌC TRONG SÁCH GIÁO KHOA
LÊ THỊ KIM DUYÊN
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Câu là đơn vị nhỏ nhất trong giao tiếp; trong đó câu kể là loại câu được
sử dụng thường xuyên để tạo lập các văn bản (nói và viết). Câu kể mang trong
mình những đặc trưng riêng về ngữ nghĩa và chức năng giúp cho người đọc dễ
dàng nhận ra và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy, chương trình
Tiếng Việt lớp 4 đã chọn câu kể để cung cấp cho học sinh những kiến thức ngôn
ngữ ban đầu, giúp các em biết cách vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày.
Từ khóa: câu, câu kể, đặc điểm câu kể, Tiếng Việt lớp 4
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Câu kể là một nội dung được đưa vào chương trình Tiếng Việt lớp 4 ở phần Luyện từ và câu.
Đây là thuật ngữ để gọi loại câu được phân theo mục đích nói năng trong cách chia của ngữ
pháp truyền thống. Hiện nay, trong cách nhìn của ngơn ngữ học hiện đại như ngữ pháp chức
năng, ngữ dụng học thì chức năng thực sự của câu kể khá đa dạng và mối quan hệ giữa hình
thức ngữ pháp, chức năng trong hoạt động giao tiếp và chức năng trong văn bản đã được chú
ý khá nhiều. Chính vì vậy chúng tơi muốn đi sâu vào việc nghiên cứu mối quan hệ này của
câu kể qua các văn bản bài đọc được đưa vào chương trình Tiếng Việt ở lớp 4 nhằm phục vụ
cho việc rèn luyện kĩ năng tiếp nhận và sử dụng loại câu kể cho học sinh.
Câu kể thực hiện những mục đích nói khác nhau trong thực tế giao tiếp. Trong chương
trình Tiếng Việt lớp 4, để thuận lợi cho việc tiếp nhận của học sinh, người ta phân câu kể
thành 3 loại: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. Cách phân loại này dựa vào đặc điểm,
chức năng vị ngữ. Đây được coi là ba kiểu câu cơ bản, sử dụng thường xuyên trong giao
tiếp (nói và viết). Tuy nhiên, trong thực tế, cấu trúc ngữ pháp của câu kể rất đa dạng và
chức năng của nó trong tổ chức các loại văn bản mang những nét đặc thù riêng thay đổi
theo từng hồn cảnh, điều đó dẫn đến sự lúng túng của học sinh khi đứng trước kiểu câu
kể khơng hồn tồn điển hình theo kiểu phân loại đã được đưa vào sách giáo khoa, hạn
chế phần nào khả năng vận dụng vào thực tế tạo lập cũng như giải mã văn bản. Ngay cả
giáo viên, nếu không nắm vững kiến thức ngôn ngữ và vận dụng một cách linh hoạt thì
cũng sẽ gặp khó khăn trong việc giúp học sinh xác định câu kể và các dạng của câu kể.
Đề tài nghiên cứu dựa trên những tiền đề lý luận quan trọng về ngôn ngữ học, ngữ pháp học và
tâm lý học; những định hướng của dạy học câu theo quan điểm giao tiếp. Để việc dạy Tiếng Việt
ở tiểu học nói chung, dạy học nội dung Câu kể trong Tiếng Việt 4 nói riêng đạt hiệu quả cao,
chúng tơi cũng đã khảo sát, phân tích để rút ra các kết luận về đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng của
câu kể. Từ đó đưa ra những đề xuất giúp cho việc giảng dạy Tiếng Việt ngày một tốt hơn.
2. ĐẶC ĐIỂM CÂU KỂ QUA CÁC ĐOẠN TRÍCH TRONG SGK TIẾNG VIỆT 4
2.1. Thống kê các dạng câu kể trong văn bản Tập đọc
Do nguyên tắc tích hợp bài đọc với phần luyện từ và câu và làm văn nên chương trình chủ yếu
cung cấp những văn bản, đoạn trích thuộc thể loại tự sự và miêu tả. Để tiện cho việc xác định
tần số xuất hiện của các loại câu kể, chúng tôi chia văn bản khảo sát thành 3 loại: loại văn bản
thuần túy miêu tả, loại văn bản thuần túy tự sự và loại phối hợp miêu tả và tự sự.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 596-602
ĐẶC ĐIỂM CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4...
597
Bảng 1. Bảng thống kê các loại văn bản
Loại văn bản
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Văn bản miêu tả
Văn bản tự sự
Văn bản kết hợp miêu tả và tự sự
24
31,2
36
46,7
17
22,1
Qua bảng thống kê có thể thấy thể loại văn bản tự sự chiếm số lượng lớn nhất (46,7%). Điều
này một phần lý giải cho việc câu kể Ai làm gì? được dạy đầu tiên trong ba tiểu loại của câu kể
bởi đặc điểm của văn bản tự sự là những chuỗi sự việc nối tiếp nhau diễn ra, đưa đến một kết
thúc hoặc một ý nghĩa nhất định. Thể loại văn bản miêu tả gồm những đoạn trích miêu tả đặc
điểm trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối chiếm 31,2%. Các văn bản này hỗ trợ tích
cực cho việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn. Loại văn bản kết hợp
miêu tả và tự sự chỉ chiếm tỉ lệ 22,1% trong các văn bản được khảo sát nhưng cũng đã thể hiện
được sự đan cài khéo léo của các kiểu câu kể, tạo nên sức kết nối, sự hấp dẫn cho văn bản.
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát các tiểu loại câu kể theo từng loại văn bản. Kết quả khảo
sát thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Bảng thống kê các tiểu loại câu kể trong văn bản
Loại văn bản
Ai (cái gì/con gì) làm gì?
Kiểu
câu kể
(%)
Ai (cái gì/con gì) thế nào?
Ai (cái gì/con gì) là gì?
Kiểu câu khác
Văn bản
miêu tả
92 câu
(16,1)
109 câu
(33,5)
27 câu
(32,1)
5 câu
(13,2)
Văn bản
tự sự
294 câu
(51,4)
101 câu
(31,1)
44 câu
(52,4)
18 câu
(47,4)
Văn bản kết hợp
miêu tả và tự sự
186 câu
(32,5)
115 câu
(35,4)
13 câu
(15,5)
15 câu
(39,4)
2.2. Sự thể hiện của các dạng câu kể trong văn bản Tập đọc
2.2.1. Câu kể Ai làm gì?
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa)
có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. Trên số liệu thống kê của chúng tôi, loại câu kể này gồm
572 câu, chiếm đến 56,1% số lượng câu trong các văn bản Tập đọc lớp 4, phân bố thường
xuyên nhất ở dạng thức văn bản tự sự. Loại câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là những động từ.
Tùy loại động từ được dùng ở phần trung tâm của vị ngữ, các câu kể này có các tiểu loại khá
phong phú. Cụ thể là :
- Câu kể có vị ngữ là động từ chỉ hoạt động vật lý: 452 câu, chiếm 79%.
- Câu kể có vị ngữ là động từ chỉ hoạt động tâm lý: 89 câu, chiếm 15,6%.
- Câu kể có vị ngữ là động từ chỉ quan hệ, sở hữu: 31 câu, chiếm 5,4%.
Loại câu có vị ngữ là động từ chỉ hoạt động tâm lý thường mang ý nghĩa khá gần gũi với câu
có vị ngữ là từ chỉ tính chất, trạng thái (tính từ). Chính vì vậy mà sự phân biệt hai loại câu kể
Ai làm gì? và Ai thế nào? đơi khi rất khó khăn, nhất là đối với “ngưỡng tiếp nhận” của học
sinh tiểu học. Chẳng hạn như việc xác định kiểu câu đối với các trường hợp: “Trăng mai còn
sáng hơn.”; “Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên…” (Trung thu độc lập)
[2, tr. 67]. Ở loại câu có vị ngữ là từ chỉ hoạt động nói năng, ngoài chức năng tự sự về hành
động của nhân vật cịn có chức năng thực hiện các loại hành động ngơn trung, dẫn xuất lời nói
của nhân vật trong văn bản, ví dụ:
598
LÊ THỊ KIM DUN
Ơng Hịn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà.
(Chú Đất Nung) [2, tr. 134]
2.2.2. Câu kể Ai thế nào?
Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái
được nêu ở vị ngữ. Đây là loại câu kể có vị ngữ là những từ chỉ tính chất trạng thái của sự vật,
con người. Loại câu kể này gồm 325 câu, chiếm 31,9 % trong các tác phẩm, trích đoạn tác
phẩm văn học. Loại câu kể này phân bố khá đều: 33,5% thuộc văn bản miêu tả; 31,1% thuộc
văn bản tự sự; 35,4% thuộc văn bản kết hợp miêu tả và tự sự. Tuy nhiên, thực tế văn bản cũng
có những câu khơng hồn tồn thuộc cấu trúc câu Ai thế nào? như định nghĩa. Điều này đòi
hỏi người giáo viên phải có kiến thức ngơn ngữ vững vàng để có thể hướng dẫn, hỗ trợ cho
học sinh trong quá trình dạy học. Ví dụ: “Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu
vải như màu da trời những ngày thu.” (Đôi giày ba ta màu xanh) [2, tr. 81]. Dù có sự xuất
hiện của động từ làm nhưng “chức năng vị ngữ” lại miêu tả đặc điểm của phần thân giày và
căn cứ vào chủ ngữ (sự vật vơ tri), có thể xác định đây là kiểu câu Ai thế nào?. Mặc dù vậy,
cũng cần lưu ý thêm rằng, đối với học sinh lớp 4, nội dung dạy học Câu kể được đóng khung
trong dạng thức cấu tạo đơn. Chính vì thế, những câu đã nêu khơng nhất thiết phải đề nghị
xem xét bởi sự phức hợp các vế câu.
2.2.3. Câu kể Ai là gì?
Câu kể Ai là gì? là loại câu kể có vị ngữ thường là cấu trúc của một danh ngữ được dẫn xuất
bằng hệ từ là. Câu kể Ai là gì? thường được dùng với chức năng giới thiệu hoặc nhận định về
đối tượng được nêu ở chủ ngữ. Ví dụ : “Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường
Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hịa Bình.” (Thư thăm bạn) [2, tr. 25]. Loại câu kể này gồm 84
câu, chiếm 8,3% trong các đoạn trích luyện đọc ở Tiếng Việt lớp 4. Mức độ phân bố của kiểu
câu Ai là gì? Không đồng đều: văn bản tự sự 52,4%, văn bản miêu tả 32,1% và văn bản kết
hợp miêu tả và tự sự 15,5%.
2.2.4. Câu tồn tại
Câu tồn tại là kiểu câu dùng để thông báo sự tồn tại hay tiêu biến của sự vật. Cấu trúc của câu
tồn tại khác biệt so với cấu trúc câu kể truyền thống vì loại câu này chỉ có vị ngữ là vị từ tồn
tại với một danh ngữ chỉ đối tượng tồn tại chứ khơng có chủ ngữ chỉ sự vật hiện tượng mang
hành động ở vị ngữ. Loại câu này thường có trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm liên quan đến
sự vật tồn tại nên sẽ khó khăn trong việc nhận diện, nhất là ở trình độ nhận thức của học sinh
lớp 4. Đây là loại câu xuất hiện khá nhiều trong cách mở đầu một văn bản tự sự theo kiểu
truyền thống, chức năng của nó là đưa đối tượng vào trong văn bản, ví dụ: “Ngày xưa có một
ơng vua cao tuổi muốn tìm người nối ngơi” (Những hạt thóc giống) [2, tr. 46]. Loại câu này
gồm 38 câu, chỉ chiếm 3,7% và phân bố chủ yếu trong thể loại văn bản tự sự (47,4%), văn bản
kết hợp miêu tả và tự sự (39,4%) còn trong thể loại văn bản miêu tả ít xuất hiện hơn (13,2%).
3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÂU KỂ VÀ CÁC LOẠI CÂU KỂ PHÂN THEO NGỮ NGHĨA
3.1. Đặc điểm chung
Nghĩa chính là cái điều được biểu đạt trong lời nói. Trong ngơn ngữ học truyền thống, khi nói
đến nghĩa, người ta chỉ nghĩ đến nghĩa của các từ chứ ít chú ý đến nghĩa của câu và quan niệm
“nghĩa của câu chẳng qua là nghĩa của các từ kết hợp lại mà thơi”. Trong cách nhìn của ngơn
ngữ học hiện đại, nghĩa của câu rất được coi trọng. “Nghĩa biểu hiện của câu phản ảnh cái sự
ĐẶC ĐIỂM CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4...
599
tình của thế giới được nói đến trong câu”. [1, tr. 230] Nghĩa biểu hiện của câu có thể có tính
phổ qt cho mọi ngơn ngữ mặc dù các ngơn ngữ khác nhau có thể có cách thể hiện theo các
hình thức ngữ pháp khác nhau. Nội dung của phần này chúng tôi sẽ dựa vào những cơ sở lý
thuyết về việc phân loại câu theo nghĩa biểu hiện của khung vị từ được nhiều nhà nghiên cứu
ngữ pháp chức năng nêu lên để khảo sát.
Câu phân theo nghĩa biểu hiện của khung vị từ theo hai cặp tiêu chí +/- Động, +/- Chủ ý. Theo
đó chúng ta có thể xác lập các kiểu sự tình sau:
SỰ TÌNH
Động
Khơng động
Chủ ý
Hành động
Quan hệ
Khơng chủ ý
Q trình
Trạng thái
Bên cạnh đó, để việc phân loại câu theo nghĩa biểu hiện của khung vị từ có thể phản ánh trung
thành và cân đối hiện thực của ngôn ngữ, tác giả Cao Xuân Hạo đề xuất đưa thêm sự tình tồn
tại và phân chia nhóm vị từ không động thành hai loại trạng thái và quan hệ để hệ thống được
hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế sử dụng ngôn ngữ hơn.
3.2. Các loại câu kể phân theo ngữ nghĩa
3.2.1. Câu chỉ hành động
Hành động là một sự tình động và chủ ý vì vậy nó ln địi hỏi một chủ thể hành động mang
tính chủ ý (động vật, con người, kể cả những nhân vật của thế giới tưởng tượng như ma quỷ,
thánh thần hoặc những sự vật được nhân hóa) chủ thể hành động được gọi là hành thể. Hành
động có thể có một đối tượng bị tác động hoặc là khơng. Đối tượng bị tác động được gọi là
đối thể, câu hành động cịn có các tham tố khác biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn,
phương tiện, mục đích. Có thể hình dung theo sơ đồ sau:
Ví dụ 1:
Ta
Hành thể
sẽ truyền ngôi
Hành động
cho chú bé trung thực và dũng cảm này.
Đối thể
Trên bờ sông
Không gian
một con rùa
Hành thể
đang cố sức tập chạy.
Hành động
Ví dụ 2:
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 loại câu kể có ý nghĩa biểu hiện là câu hành động là hình
thức điển hình cho loại câu kể Ai làm gì?.
3.2.2. Câu chỉ quá trình
Câu chỉ q trình là loại câu trong đó khơng có chủ thể nào có chủ ý. Một q trình như mưa,
bão khơng có diễn tố hay diễn tố thể hiện q trình chính là đối tượng tự nhiên Trời. Một q
trình chỉ có một diễn tố chính là đối tượng trải qua q trình ấy.
Ví dụ:
Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa
Không gian, cảnh huống
chú
Thể bị tác động, vật trải qua quá trình
ngấm nước, rét quá.
Quá trình
3.2.3. Câu chỉ trạng thái
Câu chỉ trạng thái là loại câu có vị từ chỉ về tính chất, trạng thái của sự vật. Tính chất gồm hai
loại thể chất và tinh thần. Tính chất thể chất có thể có ở vật vơ sinh như rắn, mềm, đặc, lỗng,
hoặc tính chất của vật hữu sinh như khỏe, yếu, dữ, hiền… Tính chất về mặt tinh thần có nhiều
LÊ THỊ KIM DUN
600
thứ, như về trí tuệ: thơng minh, ngu đần…, thuộc đạo đức như tận tụy, nóng nảy... Câu chỉ
trạng thái thường chỉ có một diễn tố chỉ chủ thể mang tính chất hay trạng thái.
Ví dụ:
Vua
Người thể nghiệm trạng thái
rất mừng
Trạng thái
vì con gái khỏi bệnh.
Nguyên nhân
Bên cạnh đó cịn có những trạng thái tâm lý có hai diễn tố. Diễn tố thứ nhất là người thể
nghiệm trạng thái tâm lý đó cịn đối tượng thứ hai chính là đối tượng gây nên trạng thái tâm lý
của người thể nghiệm.
Ví dụ:
Họ
ngạc nhiên
thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một
thửa ruộng cao bằng mái nhà.
Người thể nghiệm
trạng thái
Trạng thái
Đối tượng gây nên trạng thái
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 loại câu kể có ý nghĩa biểu hiện là câu trạng thái là hình
thức điển hình cho loại câu kể Ai thế nào?.
3.2.4. Câu chỉ quan hệ
Câu chỉ quan hệ là loại câu xác định mối quan hệ giữa các đối tượng trong thế giới hiện thực.
Câu chỉ quan hệ có thể là loại câu định tính, định vị, hoặc là những mối quan hệ khác. Một
câu quan hệ nhất thiết phải có hai vế. Trong tiếng Việt, những từ thường dùng để chỉ quan hệ
như hơn, kém, bằng, đồng nhất với xa, gần, trên, dưới...
Trong nguồn ngữ liệu chúng tôi thu thập được, có thể nêu ra một số kiểu câu quan hệ sau đây:
- Quan hệ giữa thực thể với thực thể
+ Quan hệ so sánh
Ví dụ: Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy. (Rất nhiều mặt trăng).
+ Quan hệ đồng nhất
Ví dụ: Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp. (Cậu học sinh ở Ác-boa).
+ Quan hệ tương liên
Ví dụ: Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đồn thám hiểm chỉ cịn một chiếc thuyền với mười tám
thủy thủ sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha. (Hơn một nghìn ngày vịng quanh trái đất).
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 loại câu kể có ý nghĩa biểu hiện là câu quan hệ giữa thực
thể với thực thể là hình thức điển hình cho loại câu kể Ai là gì?.
- Quan hệ giữa một thực thể và một sự tình
+ Quan hệ nhân quả
Ví dụ: Hơn bốn mươi năm khổ cơng nghiên cứu, tìm tịi, Xi-ơn-cốp-xki đã thực hiện được
điều ơng hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục.” (Người tìm
đường lên các vì sao).
+ Quan hệ xác định
Ví dụ: Bu-ra-ti-nơ tìm cách moi điều bí mật ấy ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt chú
hịng đoạt chiếc chìa khóa q giá. (Trong qn ăn “Ba cá bống”).
ĐẶC ĐIỂM CÂU KỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4...
601
3.2.5. Câu chỉ hành động và trạng thái
Thực tế văn bản không phải lúc nào một câu cũng chỉ biểu thị một nghĩa biểu hiện mà có
những câu biểu thị 2 nghĩa biểu hiện.
Ví dụ: Gơ-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. (Ba anh em).
4. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CÂU KỂ
Câu kể là loại câu tiêu biểu nhất và thơng dụng nhất cho nên nó có tần số xuất hiện cao trong
các loại văn bản tự sự, miêu tả… Câu kể đóng vai trị khơng nhỏ trong việc hồn thiện hình
thức lẫn nội dung của mỗi loại văn bản. Ở đây, chúng tôi xét vai trò của câu kể trong hai loại
văn bản: văn bản tự sự và văn bản miêu tả. Văn bản tự sự là loại văn bản có phương thức trình
bày là một chuỗi các sự việc; sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đi đến một kết thúc,
thể hiện một ý nghĩa. Văn tự sự giúp ta giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và
bày tỏ thái độ. Còn văn miêu tả là loại văn bản nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung
những đặc điểm, tính chất nổi bật của các sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho
những sự vật, hiện tượng này hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Để văn bản chuyển
tải được hết các thông điệp thẩm mĩ đó, câu kể mang những đặc điểm chức năng sau:
4.1. Trình bày, diễn tả hoạt động của sự vật, hiện tượng
- Diễn tả vận động, quá trình thuộc về hoạt động hành vi của chủ thể.
- Diễn tả vận động, hoạt động mang ý nghĩa trao nhận.
- Diễn tả hoạt động có tác động gây khiến.
- Diễn tả vận động, hoạt động về cảm nghĩ nói năng.
- Diễn tả vận động mang ý nghĩa di chuyển.
- Diễn tả vận động mang ý nghĩa tồn tại.
- Diễn tả vận động, quá trình hoạt động khác.
4.2. Miêu tả trạng thái của hoạt động, sự vật, hiện tượng
- Miêu tả những thuộc tính về màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích thước.
- Miêu tả trạng thái của sự vật.
- Miêu tả những thuộc tính vật lý của chủ thể.
- Miêu tả trạng thái tâm lý, tình cảm.
- Miêu tả tính cách của nhân vật.
- Diễn tả sự so sánh.
4.3. Giới thiệu sự vật, hiện tượng
- Giới thiệu về bản thân, quê hương.
- Đánh giá sự vật, hiện tượng.
- Nêu nhận định, định nghĩa về sự vật, hiện tượng.
4.4. Diễn đạt hành động nói khác
Câu kể là tên gọi khái quát nhưng thực chất nó được sử dụng với những chức năng đa dạng
khác nhau trong văn bản. Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm
LÊ THỊ KIM DUYÊN
602
một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau: thể hiện và triển khai chủ đề
một cách trọn vẹn; các câu liên kết chặt chẽ. Văn bản được xây dựng với kết cấu mạch lạc;
biểu hiện tính hồn chỉnh của nội dung nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp
nhất định. Từ đó, câu kể cần phải linh hoạt phát huy vai trị của mình trong việc hình thành ý
nghĩa của văn bản. Để làm được điều đó, theo chúng tơi, bên cạnh những chức năng trên câu
kể cịn có chức năng diễn đạt hành động nói khác như: diễn đạt hành động khiến; diễn đạt
hành động hỏi; diễn đạt hành động than.
Với mục đích và yêu cầu giúp học sinh hiểu rõ kiến thức về câu kể cũng như có kĩ năng vận
dụng câu kể một cách linh hoạt vào thực tiễn, theo chúng tôi, giáo viên trước hết phải có chun
mơn vững chắc, có những phương pháp dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cao trong quá
trình giảng dạy Tiếng Việt. Trong trường hợp giúp học sinh phân biệt được từng loại câu kể,
giáo viên cần thực hiện những biện pháp: Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, hướng dẫn
học sinh chỉ ra từng bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) trong câu kể, cho học sinh nắm chắc cấu
trúc của từng loại câu kể. Tuy nhiên, theo như chúng tơi đã trình bày ở trên, khơng phải câu kể
nào cũng có cấu trúc như ba tiểu loại đã nêu, vì thế để học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận và biết
cách sử sụng câu kể đúng, hay; giáo viên cần đặt những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tư duy
linh hoạt, không rập khuôn cấu trúc như đã học ba tiểu loại câu trên.
5. KẾT LUẬN
Theo Cao Xuân Hạo, câu kể trong mục đích hành động là “bản màu đa sắc”, điều này thể hiện
sự liên hệ giữa nội dung và hình thức, cấu trúc và chức năng. Từ góc độ ngơn ngữ học, câu kể
là loại câu quen thuộc, có đặc trưng riêng giúp người đọc dễ dàng nhận biết được. Mặc dù
vậy, ngôn ngữ luôn biến đổi để nội dung truyền đạt phong phú hơn, vì thế các dạng câu nói
chung và câu kể nói riêng đều thay đổi cấu trúc tùy theo ngữ cảnh của nó. Sự biến điệu này
dẫn đến khơng ít khó khăn trong quá trình dạy và học Tiếng Việt. Từ những phân tích, mơ tả
và chỉ dẫn về câu kể trên hai bình diện tiếp nhận và tạo lập, chúng tơi kì vọng có thể góp phần
nâng cao chất lượng dạy học nội dung Câu kể (trong phân môn Luyện từ và câu) nói riêng,
dạy học câu kể trong các phân mơn Tiếng Việt lớp 4 nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
Cao Xuân Hạo (1991). Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học Xã hội.
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán,
Nguyễn Trại (2005). SGK Tiếng Việt lớp 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Title: THE CHARACTERISTICS OF STATEMENT IN THE FOURTH GRADE VIETNAMESE
PROGRAM
Abstract: Sentence is the smallest unit of communication; in the types of the sentence, the statement
is often used to create the texts (speaking and writing). The statement has own characteristics about
semantics and function which helps readers easily recognize and use them in many different situations.
Therefore, the fourth grade Vietnamese program has chosen the staterment to give the students the
initial linguistic knowledge and help them know how to use in practical daily life.
Keywords: sentence, statement, the characteristics of statement, the fourth grade Vietnamese
LÊ THỊ KIM DUYÊN
Học viên Cao học, chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục tiểu học), khóa 21 (2012-2014), Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Huế
Email: