Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tương quan giữa việc tiếp xúc sớm với màn hình và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non: Tổng quan từ một số nghiên cứu nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.92 KB, 8 trang )

GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

TƯƠNG QUAN GIỮA VIỆC TIẾP XÚC SỚM VỚI MÀN HÌNH
VÀ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON:
TỔNG QUAN TỪ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
Nguyễn Bảo Uyên
Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Hồn Năng, Huế

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc tiếp xúc sớm với màn hình lên
sự phát triển ngơn ngữ ở trẻ em tuổi mầm non. Kết quả tổng hợp và phân tích các nghiên cứu sẵn có ở
nước ngồi cho thấy có một mối liên hệ ý nghĩa về mặt thống kê giữa việc tiếp xúc sớm với màn hình
và chậm phát triển ngơn ngữ ở trẻ mầm non.
Từ khóa: Tiếp xúc sớm với màn hình, chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ mầm non.

1. MỞ ĐẦU
Sự phát triển của trẻ em ngày nay chịu sự ảnh hưởng đáng kể của các phương tiện kỹ thuật số.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có 64-100% trẻ em xem tivi trước 2 tuổi (Rideout và cs.,
2003). Trẻ em thường vui vẻ, n lặng khi có một màn hình tivi trước mặt hoặc có một thiết
bị điện tử trong tay. Trẻ ăn cơm nhanh hơn và tốt hơn nếu vừa ăn vừa xem tivi. Trẻ sẽ yên
lặng cho cha mẹ giải quyết các công việc hay vượt qua một ngày bận rộn cách dễ dàng nếu có
tivi trước mặt hoặc một thiết bị điện tử khác trong tay. Nhiều người còn nghĩ rằng tivi là một
công cụ tốt để giúp trẻ trở nên ngoan hơn.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, màn hình khơng là phương tiện tốt cho trẻ em học
hỏi các kỹ năng, trong đó có kỹ năng về ngôn ngữ (Christakis, 2009). Trước đây, nguyên nhân
thường được biết đến của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là do hậu quả của khiếm thính,
khuyết tật trí tuệ, sang chấn sản khoa, động kinh, tổn thương não, giảm tập trung chú ý, hoặc
do di truyền, rối loạn phổ tự kỷ điển hình/bậc cao… Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra
một nguyên nhân tác động khác, ảnh hưởng đáng kể đến chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, là do
tiếp xúc sớm với màn hình.


Trong thực tế, hiện tượng chậm phát triển ngơn ngữ có liên quan đến tiếp xúc sớm với tivi,
điện thoại thông minh hoặc các phương tiện truyền thông khác đang gia tăng tại một số nước
trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có một con số thống kê chính xác nhưng có thể thấy
rằng có một sự gia tăng báo động về vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Theo BS. Phạm
Ngọc Thanh, tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, số trẻ em bị chậm nói đến
bệnh viện Nhi Đồng 1 để kiểm tra và điều trị ngày càng gia tăng, trong đó 100% trẻ chậm nói
đều có gắn liền với việc xem truyền hình quá sớm. Cũng vậy, tại Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi
Đồng 2, BS.TS. Ngô Xuân Điệp nhận định rằng: “Thời gian gần đây, khoa cũng tiếp nhận
nhiều trường hợp trẻ chậm nói do xem truyền hình q nhiều. Nhiều bậc cha mẹ thừa nhận,
trẻ mới được vài tháng tuổi đã được cho ‘làm quen’ với truyền hình” (Thùy Dương, 2007).
Tại Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống hoàn năng Huế, trong 6 tháng cuối năm 2018, có 130
trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi đến nhận dịch vụ tham vấn trị liệu. Đa số trong trrong nhóm trẻ
này đến trung tâm là do những biểu hiện chậm phát triển ngơn ngữ: hồn tồn khơng có ngơn
ngữ ở tuổi lên hai hoặc lên ba, khiếm khuyết ngôn ngữ theo độ tuổi, hoặc khả năng giao tiếp
kém. Những thông tin được báo cáo từ phụ huynh thường là “trẻ ở với bà ngoại, bà nội và đã
270


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

bắt đầu xem tivi trước 12 tháng tuổi”. “Vì cơng việc, cha mẹ khơng có nhiều thời gian chăm
sóc con, người giúp việc là người chăm sóc chính và hầu hết thời gian trẻ xem tivi hoặc máy
tính bản để thuận tiện cho người chăm sóc có thể làm các cơng việc khác. Mỗi ngày trẻ có thể
xem từ 5 đến 7 tiếng đồng hồ”. “Ba mẹ khơng nói chuyện nhiều với con vì ngồi thời gian làm
việc, thời gian bên màn hình lấn chiếm thời gian của gia đình, thay thế sự tương tác giữa
người lớn và trẻ em”. “Người lớn trong nhà xem phim, chơi game online trước sự hiện diện
của trẻ”. “Đi khám bác sĩ y khoa thì bảo rằng cháu phát triển bình thường, nhưng tơi thấy lo
vì thấy trẻ chậm nói hơn bạn bè cùng lứa”… (Bảo Uyên, 2018).

Vậy có một tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê nào giữa chậm phát triển ngôn ngữ và
tiếp xúc sớm với màn hình ở trẻ tuổi trước khi đến trường? Mục tiêu của nghiên cứu này là
tổng hợp và phân tích các nghiên cứu sẵn có về mối tương quan giữa chậm phát triển ngôn
ngữ ở trẻ em trước khi đến trường và tiếp xúc sớm với màn hình. Qua đó, đề xuất những
phương pháp phù hợp cho phụ huynh, cho những người chăm sóc trẻ em cũng như các nhà
giáo dục trẻ em để có cách hiểu đúng và hướng dẫn đúng đối với con trẻ trong việc tiếp xúc
với màn hình.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu các tài liệu sẵn có về tương quan giữa việc tiếp
xúc màn hình sớm ở tuổi mầm non và chậm phát triển ngôn ngữ. Các tài liệu tham khảo phải
được xuất bản sau năm 2000 và đạt tiêu chuẩn của một bài báo khoa học. Các bài báo được
đăng trên các tạp chí online của viện nghiên cứu Khoa Nhi, như viện khoa nhi Canada, Hoa
Kỳ... các tạp chí nghiên cứu về phát triển hành vi, ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Sau khi các tài liệu tham khảo được chọn đúng theo mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp tổng
hợp và phân tích được sử dụng nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các nghiên
cứu về mối tương quan giữa việc tiếp xúc sớm với màn hình và chậm phát triển ngôn ngữ ở
trẻ tuổi mầm non.
Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị cho phụ huynh, những người chăm sóc, các nhà giáo dục
trẻ và các nhà nghiên cứu quan tâm đến công việc giáo dục trẻ thơ trong thời đại cách mạng 4.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các từ khóa
Thời gian tiếp xúc màn hình (Screen time): là thời gian ngồi trước một màn hình bất kỳ như
Tivi, màn hình rạp chiếu phim, điện thoại thơng minh, máy tính bảng, thiết bị trị chơi video
cầm tay, đầu DVD trong xe ôtô hoặc bất cứ phương tiện nào khác mà có màn hình và hình
ảnh chuyển động (Speech and Language Kids, 2016) .
Chậm phát triển ngôn ngữ (language delay): Một trẻ được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ,
khi khả năng ngôn ngữ cơ bản và số lượng từ vựng thấp hơn so với cột mốc phát triển của tuổi,
như giảm từ vựng, cấu trúc câu giới hạn, khiếm khuyết trong diễn ngôn (DSM-5, tr. 42). Trẻ
phát triển ngơn ngữ theo trình tự chính xác nhưng với tốc độ chậm hơn mong đợi so với tuổi
thực (Wallace và cs., 2015). Một sự chậm trễ trong việc tiếp thu các kỹ năng ngôn ngữ so với

các bạn cùng tuổi theo thời gian của các cột mốc phát triển. Một trẻ chậm phát triển ngơn ngữ
có thể biểu hiện sự khởi đầu chậm hơn của việc sử dụng một kỹ năng ngôn ngữ, tốc độ tiến bộ
chậm thông qua q trình tiếp thu. Nói chung, chậm phát triển ngơn ngữ có thể được đánh giá,
ví dụ, bởi số từ vựng ít hơn 50 từ trong 24 tháng, chỉ nói được một ít từ đơi trong 30 tháng, hạn
chế sử dụng cử chỉ và âm thanh để giao tiếp, hạn chế hiểu biết về nghĩa của từ và không thể
theo dõi hướng dẫn bằng lời nói, hạn chế chơi với bạn (Prasad, 2015).
271


GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Chậm phát triển ngôn ngữ được phân biệt với các rối loạn ngôn ngữ (language disorders). Rối
loạn ngôn ngữ được định nghĩa là sự suy yếu đáng kể trong việc tiếp thu và sử dụng ngơn ngữ
qua các phương thức (ví dụ: lời nói, ngơn ngữ ký hiệu hoặc cả hai) do khiếm khuyết khả năng
hiểu và/hoặc khả năng diễn đạt, được thể hiện qua một hoặc nhiều trong năm lĩnh vực ngơn ngữ
bất kỳ, bao gồm âm vị học, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ cảnh). Rối loạn ngôn ngữ là
không đồng nhất, và bản chất và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn có thể thay đổi đáng kể
(Hiệp hội Thính giác Ngơn ngữ Hoa Kỳ/ASHA, 2015). Rối loạn ngơn ngữ cho thấy khả năng
nói hoặc khả năng ngôn ngữ của trẻ khác biệt cách căn bản so với trẻ bình thường (Wallace và
cs., 2015).
Trẻ chậm phát triển ngơn ngữ dẫn đến khó khăn trong việc hiểu được ngôn ngữ của người
khác (ngôn ngữ tiếp nhận/receptive language) và khó khăn khi muốn dùng lời nói (ngơn ngữ
biểu đạt/expressive language) để diễn tả suy nghĩ hay nhu cầu của bản thân. Ngồi ra, chậm
phát triển ngơn ngữ cịn biểu hiện ở khiếm khuyết khả năng biểu cảm, sử dụng ngôn ngữ cơ
thể (NIDCD, 2017).
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể dẫn đến những hạn chế về chức năng trong hiệu quả giao
tiếp, tương quan xã hội (DSM -5, tr. 42). Trong thực tế những trẻ chậm phát triển ngơn ngữ
cũng khó khăn trong một số kỹ năng như: kỹ năng tương tác hai chiều, chủ động làm bạn,

chơi theo quy luật trong nhóm...
3.2. Các nghiên cứu về tương quan giữa chậm phát triển ngôn ngữ và thời gian tiếp xúc
màn hình
Vấn đề nghiên cứu
Khi màn hình tivi đang
được bật lên: màn hình tivi
sẽ thu hút sự chú ý của trẻ
sơ sinh từ 6 đến 18 tháng
tuổi hơn sự tương tác của
chúng đối với cha mẹ.
Mối liên hệ giữa việc sử
dụng các phương tiện
truyền thông và phát triển
ngôn ngữ ở trẻ em dưới 2
tuổi.
Mối tương quan giữa xem
tivi và chậm ngôn ngữ.
Chất lượng tương tác giảm
với thời lượng xem tivi
cùng với trẻ so với việc
đọc sách hay chơi cùng với
trẻ.
Hỏi đáp các vấn đề tâm lý
trẻ em.

Kết quả nghiên cứu
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo, thời gian tiếp
xúc với màn hình có tương quan tỷ lệ nghịch với
thời gian tương tác với cha mẹ. Nghĩa là trẻ càng
tiếp xúc với màn hình nhiều thì càng ít tương tác

với cha mẹ qua các trò chơi để học các kỹ năng
trong đó có kỹ năng ngơn ngữ.
Kết quả khảo sát hơn 1.000 cha mẹ của trẻ em
dưới hai tuổi cho thấy rằng những trẻ em mới
biết đi chập chững xem nhiều video thì nói được
ít từ hơn. Đối với những trẻ từ 8 tháng tuổi đến
16 tháng tuổi, với gia tăng mỗi giờ video trong
một ngày, trung bình sẽ làm giảm từ 6 đến 8 từ.
Những trẻ em bắt đầu xem tivi trước 12 tháng
tuổi với thời gian ≥ 2 giờ mỗi ngày có khả năng
chậm ngơn ngữ gấp sáu lần so với trẻ phát triển
bình thường (nhóm đối chiếu).
Chất lượng tương tác giữa cha mẹ đối với con cái
trong khi cùng xem tivi với con kém hơn thời
gian khi họ nói chuyện trực tiếp với con hay đọc
sách hoặc chơi với con.
Yếu tố tác động (môi trường xung quanh) dẫn đến
chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em: Trẻ xem
truyền hình q nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với
con, khiến trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, khơng
có sự phản hồi trong một thời gian dài sẽ làm trẻ
chậm nói. Thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị
ngược đãi. Bố mẹ phó mặc con cho người giữ trẻ
khơng có thời gian trị chuyện với trẻ, trẻ khơng có

272

Tác giả và thời gian
Vandewater,
Bickham, & Lee

(2006)

Zimmerman,
Christakis, &
Meltzoff (2007)

Chonchaiya &
Pruksananonda
(2008)
Courage, Murphy,
Goulding, Setliff
(2010)
Nathanson, &
Rasmussen (2011)
Phạm Ngọc Thanh
(2010)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Liên hệ giữa sử dụng thời
gian trên màn hình và phát
triển ngơn ngữ ở trẻ mới
biết đi ở Tây Ban Nha: Một
nghiên cứu cắt ngang và
dọc.
Tương quan giữa xem
truyền hình và chậm ngơn
ngữ ở trẻ em mới biết đi:
Bằng chứng từ một cuộc

khảo sát cắt ngang ở Hàn
Quốc.
Ảnh hưởng của việc tiếp
xúc với tivi đối với các kỹ
năng phát triển ở trẻ nhỏ.

Tương quan giữa thời gian
tiếp xúc với màn hình và
chậm ngơn ngữ ở trẻ em.

Sử dụng thiết bị truyền
thông di động có liên quan
đến chậm ngơn ngữ biểu
cảm ở trẻ 18 tháng tuổi.

3/2019

cơ hội được nói. Trẻ bị tách ra khỏi môi trường
xung quanh. Trẻ suy dinh dưỡng, sinh đôi, sinh ba
(hơn 50% các cặp sinh đôi, sinh ba bị chậm nói).
Những trẻ em xem tivi ≥ 2 giờ mỗi ngày có tỷ lệ
điểm giao tiếp thấp.

Kết quả phân tích hồi quy Regression cho thấy
trẻ mới biết đi với thời lượng xem tivi: 2 giờ ≤
thời gian xem tivi ≤ 3 giờ, có khoảng 2,5 lần có
nguy cơ chậm ngơn ngữ hơn. Những trẻ với thời
lượng xem tivi ≥ 3 giờ có khoảng 3 lần có nhiều
rủi ro chậm ngơn ngữ hơn (p <0,05).
Trong số 75 trẻ em thường xuyên tiếp xúc với

tivi, các em đã xem trung bình 67,4 phút/ngày,
thời điểm trước 2 tuổi. Điều này là quá mức theo
tiêu chuẩn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ. Xem
tivi làm tăng nguy cơ chậm phát triển nhận thức,
ngôn ngữ và vận động ở trẻ. Sự chậm trễ về nhận
thức, ngôn ngữ và vận động ở trẻ có liên quan
đáng kể đến việc chúng dành bao nhiêu thời gian
để xem tivi.
Một nghiên cứu mới từ Bệnh viện dành cho Trẻ
em bị bệnh ở Canada đã theo dõi gần 900 trẻ nhỏ
từ 6 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Kết quả cho thấy
những trẻ chập chững tiếp xúc với màn hình cầm
tay nhiều dẫn đến chậm trễ các kỹ năng ngôn ngữ
biểu cảm. Kết quả cũng cho thấy rằng cứ sau 30
phút tăng cường thời gian tiếp xúc với màn hình
cầm tay hàng ngày sẽ tăng 49% nguy cơ chậm trễ
ngôn ngữ biểu cảm!
Mẫu nghiên cứu bao gồm 893 trẻ em (tuổi trung
bình 18,7 tháng). Hầu hết các bậc cha mẹ đã báo
cáo con trẻ họ sử dụng 0 phút mỗi ngày thiết bị
phương tiện di động (n = 693, 77,6%). Trong khi
đó, những đứa trẻ có cha mẹ báo cáo bất kỳ việc
sử dụng thiết bị phương tiện di động nào (n = 200,
22,4%), thời gian sử dụng phương tiện di động
trung bình hàng ngày là 15,7 phút. Tỷ lệ chậm
phát triển ngôn ngữ biểu cảm do phụ huynh báo
cáo là 6,6% và tỷ lệ chậm trễ giao tiếp do phụ
huynh báo cáo là 8,8%.
Trẻ em sử dụng điện thoại di động, tăng 30
phút/1ngày tỷ lệ thuận với tăng tỷ lệ chậm ngôn

ngữ biểu cảm (báo cáo của phụ huynh).
Như thế kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên
hệ ý nghĩa giữa việc sử dụng thiết bị truyền
thông di động và chậm ngôn ngữ biểu cảm ở trẻ
18 tháng tuổi.

Duch, Elisa, & Ensari
(2013)

Byeon & Hong
(2015)

Ling-Yi et al. (2015)

American Academy
of Pediatrics (2017)

Heuvel et al. (2018)

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thời gian tiếp xúc với màn hình khơng thúc đẩy sự phát
triển ngôn ngữ của con trẻ. Ngược lại, xem tivi hay tiếp xúc với bất kỳ màn hình nào khác
như điện thoại thơng minh, máy tính bản, thiết bị trò chơi video cầm tay, đầu video,... làm
273


GDMN 4.0

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

tăng khả năng chậm ngôn ngữ và chất lượng giao tiếp xã hội kém. Cụ thể, về ngôn ngữ biểu

đạt, hệ quả của việc tiếp xúc nhiều với màn hình làm giảm vốn từ gấp 6 lần hoặc giảm từ 6
đến 8 từ (Zimmerman, Christakis, & Meltzoff, 2007; Chonchaiya & Pruksananonda, 2008).
Tiếp xúc với màn hình với thời lượng khơng phù hợp làm giảm khả năng hứng thú trong
tương tác hai chiều với cha mẹ, người chăm sóc (Vandewater, Bickham, & Lee, 2006). Chất
lượng tương tác giữa cha mẹ với con cái thơng qua các chương trình trên tivi giảm so với các
phương tiện khác như đọc sách cho con nghe, chơi cùng con (Courage, Murphy, Goulding,
Setliff, 2010; Nathanson, & Rasmussen, 2011).
Màn hình trẻ tiếp xúc được đề cập trong các nghiên cứu trên là tivi, điện thoại di động, hay
các thiết bị điện tử cầm tay khác.
Thời lượng tiếp xúc với màn hình gây cản trở phát triển ngơn ngữ là từ 2 giờ trở lên/ngày đối
với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Gia tăng thời gian tiếp xúc với màn hình từ 24 tháng tuổi đến 5
tuổi cũng làm giảm sự chú ý, trí nhớ ngắn hạn và khả năng đọc kém.
Ngồi ra, vấn đề chậm ngơn ngữ do tiếp xúc sớm với màn hình cịn có thể được giải thích như sau:
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em xảy ra liên tục từ khi sinh ra cho đến 5 tuổi. Giai đoạn này
được biết đến như giai đoạn rất quan trọng đối với việc tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ (Berk, 2012).
Đặc biệt, trẻ sơ sinh từ 18 đến 24 tháng tuổi là thời điểm vàng tiếp thu hay học từ ngữ, trong
đó các từ tăng theo cấp số nhân. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu nói được câu có hơn hai từ
(Linebarger & Walker, 2005).
Trẻ học cách nói chuyện và giao tiếp thơng qua tương tác với người khác. Đó là cách hữu
hiệu và vẫn ln tồn tại. Những năm đầu đời rất quan trọng cho sự phát triển ngơn ngữ của
trẻ. Đó là lúc mà bộ não của trẻ dễ tiếp thu nhất để học ngôn ngữ mới và xây dựng các lộ trình
giao tiếp mà sẽ làm nền cho các bước phát triển khác sau này. Từ vựng quan trọng trong giao
tiếp, tuy nhiên, với sự tương tác hai chiều, trẻ cịn học được ngơn ngữ biểu cảm qua nét mặt,
ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu phi ngơn ngữ. Một khi cửa sổ đó đóng lại, nghĩa là cơ hội
tương tác hai chiều giữa trẻ và người khác bị đóng lại thì việc học và phát triển các kỹ năng
ngơn ngữ sẽ khó khăn hơn nhiều. Hãy tưởng tượng, đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những con
sói trong rừng thì rất khó học cách giao tiếp hiệu quả. Cũng thế, mỗi phút mà trẻ tiếp xúc với
màn hình là một phút trẻ mất cơ hội để học cách tương tác với người khác. Khi trẻ có một
thiết bị điện tử trước mặt, nó lặng lẽ ngồi và xem chương trình u thích của mình và khơng
thấy có nhu cầu tương tác với người khác. BS. Phạm Ngọc Thanh (2010) cho rằng khi xem

tivi, trẻ nhận thông tin một chiều trong một thời gian dài, khơng có cơ hội tương tác hai chiều
gây nên chậm nói.
Chậm phát triển ngơn ngữ do tiếp xúc sớm với tivi hay các loại màn hình khác đã được chứng
minh và giải thích qua các kết quả nghiên cứu như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, giới hạn của
các nghiên cứu này là không đưa ra một bức tranh hồn chỉnh về chậm ngơn ngữ như thế nào về
khả năng tiếp nhận và biểu đạt ngôn ngữ ở trẻ trong tương quan với việc tiếp xúc sớm với màn
hình. Chưa xác định rõ các loại nội dung nào trẻ tiếp xúc thì ảnh hưởng đến chậm phát triển ngơn
ngữ ở trẻ (Rideout et al., 2003) hoặc có thể dùng video để dạy ngôn ngữ cho trẻ không?
4. KẾT LUẬN
Thời gian tiếp xúc với màn hình càng nhiều thì khả năng phát triển ngơn ngữ càng chậm lại.
Làm ảnh hưởng đến chất lượng tương quan giữa trẻ và người khác. Sự phát triển không đồng
đều giữa ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu và làm theo mệnh lệnh của người khác) và ngơn ngữ biểu
đạt (nói, dùng ngơn ngữ diễn tả nhu cầu của bản thân hay ý muốn) xảy ra ở các trẻ có tiền sử
xem tivi hoặc tiếp xúc với các loại màn hình khác sớm trước 12 tháng tuổi hoặc tăng cường
274


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

thời gian xem tivi, điện thoại thơng mình, máy tính bảng... trong các giai đoạn tiếp theo. Tuy
nhiên, các nghiên cứu tập trung ở lĩnh vực ngôn ngữ biểu đạt ở trẻ, thay vì có một bức tranh
tồn diện bao gồm ngơn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ biểu đạt.
Trẻ em sinh ra trong bối cảnh cách mạng 4.0, không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với các loại
phương tiện truyền thông đại chúng. Điều quan trọng là phụ huynh, những người chăm sóc
trẻ, những nhà giáo dục hiểu và hướng dẫn cho trẻ có những lối tiếp cận phù hợp và hữu ích.
Dưới đây là một số kiến nghị cho phụ huynh, người chăm sóc và những nhà giáo dục.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi hồn tồn khơng nên tiếp xúc với bất kỳ loại màn hình nào. Trẻ
em từ 24 tháng tuổi đến 5 tuổi với thời lượng phù hợp là không quá 1 giờ/ngày (Canadian

Pediatric Society, 2017).
Chọn chương trình chất lượng cao, cùng xem video với con trẻ, nói chuyện với con trẻ trong khi
xem video, kết nối những gì con trẻ nhìn thấy với những trải nghiệm hàng ngày của chúng. Chất
lượng của chương trình và sự tương tác hai chiều với người lớn trong khi trẻ xem video là rất
quan trọng đối với trẻ từ 24 tháng tuổi đến 5 tuổi (American Academy of Pediatrics, 2017).
Khi người lớn hướng dẫn trẻ trong thời gian trẻ tiếp cận với màn hình và lơi cuốn trẻ vào cuộc
trị chuyện hai chiều về nội dung chúng đang xem, thì tác động bất lợi đối với chậm phát triển
ngôn ngữ có thể bị vơ hiệu hóa (Zimmerman, et al., 2009). Kết quả này cho thấy, vấn đề quan
trọng ở đây là cách trẻ tiếp xúc với màn hình như thế nào là phù hợp và ích lợi dưới sự hướng
dẫn của người lớn.
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ thường dẫn đến cảm xúc, hành vi tiêu cực ở trẻ do khó khăn
trong giao tiếp với người khác. Các phụ huynh, người chăm sóc trẻ và các nhà giáo dục mầm
non cần hiểu những khó khăn của trẻ và có những cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả.
Cần có nhiều nghiên cứu khác về các nội dung, hình thức khơng phù hợp khi trẻ tiếp xúc với
màn hình, dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Kế hoạch sử dụng các phương tiện
truyền thơng trong gia đình có con trẻ ở tuổi mầm non. Các nghiên cứu trong tương lai được
đề xuất nghiên cứu về sự chênh lệch khác biệt giữa ngôn ngữ tiếp nhận và biểu đạt của trẻ
như hệ quả của việc tiếp xúc sớm với màn hình và với thời lượng khơng phù hợp. Nghiên cứu
các hệ quả về kỹ năng cá nhân, xã hội của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Phân biệt chậm nói
và chậm ngơn ngữ do tác động của việc tiếp xúc sớm với màn hình. Nghiên cứu các yếu tố
khác có thể ảnh hưởng làm chậm phát triển ngơn ngữ ở trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

[3]
[4]
[5]


American Academy of Pediatrics (2017). American Academy of Pediatrics Announces New
Recommendations for Children’s Media Use. Retrieved from />American Academy of Pediatrics (2017). Handheld Screen Time Linked with Speech Delays in
Young Children. Retrieved from:
/>American Psychology Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders - 5 (DSM-5). The American Psychiatric Publication.
American Speech-Language Hearing Association. (2015). Spoken Language Disorders.
Retrieved from www.Practice-Portal/Clinical-Topics/Spoken-Language-Disorders.
Berk L. (2012). Child Development (9th Ed). NJ: Pearson Education Inc.

275


GDMN 4.0

[6]

[7]

[8]

[9]
[10]
[11]

[12]

[13]

[14]


[15]
[16]

[17]

[18]

[19]
[20]
[21]
[22]

[23]

[24]
[25]

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Byeon, H., & Hong, S. (2015). Relationship between Television Viewing and Language Delay
in Toddlers: Evidence from a Korea National Cross-Sectional Survey PLoS One; 10(3):
e0120663. doi: 10.1371/journal.pone.0120663.
Canadian Pediatric Society (2017). Screen time and young children: Promoting health and
development in a digital world. Retrieved from:
/>Chonchaiya W., & Pruksananonda C. (2008). Television viewing associates with delayed
language development, Acta Paediatrica, 97(7), 977-982. doi: 10.1111/j.16512227.2008.00831.
Christakis, D. A. (2009). The effects of infant media usage: what do we know and what should
we learn? Review Article. Acta Paediatrica, 98, 8-16.
Council On Communications And Media. (2016). Media Use in School-Aged Children and
Adolescents, American Academy of Pediatrics 138 (5), 1-8.

Courage, M., Murphy, A., Goulding, S., & Setliff, A. (2010). When the television is on: The
impact of infantdirected video on 6- and 18-month-olds’ attention during toy play and on
parent-infant interaction. Infant Behavior and Development, 33, 176-188.
Duch H., Elisa M.F., Ensari I. (2013). Association of Screen Time Use and Language
Development in Hispanic Toddlers: A Cross-Sectional and Longitudinal Study, Clinical
Pediatrics, 52(9), 857-865.
Elisabeth R.McClureYulia., E.Chentsova-DuttonRachel., F.BarrSteven J.Holochwost1.,W.
GerrodParrott. (2015). Facetime doesn’t count”: Video chat as an exception to media restrictions
for infants and toddlers. International Journal of Child-Computer Interaction, 6, 1-6.
F. Wallace, Nancy D. Berkman, Linda R. Watson, Tamera Coyne-Beasley, Charles T. Wood,
Katherine Cullen, Kathleen N. Lohr. (2015). Screening for Speech and Language Delay in
Children 5 Years Old and Younger: A Systematic Review. Pediatrics, 136 (2), 447-462.
Linebarger D.L., Walker D. (2005). Infants’ and toddlers’ television viewing and language
outcomes. American Behavior Science, 48, 624-645.
Ling-Yi, L., Rong-Ju, C., Yung-Jung, C., Yi-Jen, C., Hei-Mei, Y. (2015). Effects of television
exposure on developmental skills among young children. Infant Behavior and Development,
38, 20-26.
Meta, H., Julia, M., Cornelia M., Christine, K., David W. H., Parkin, C., Jonathon L., &
Catherine S., (2018). Mobile Media Device Use is Associated with Expressive Language
Delay in 18-Month-Old Children. Developmental & Behavioral Pediatrics. doi:
10.1097/DBP.0000000000000630.
Nathanson, A. I., & Rasmussen, E. E. (2011). TV viewing compared to book reading and toy
playing reduces responsive maternal communication with toddlers and preschoolers. Human
Communication Research, 37(4), 465-487.
National Institute on Deafness and Other Communication Disorders (NIDCD). (2017).
Nguyễn Bảo Uyên (2018). Tổng quan từ các kiểm tra và đánh giá trường hợp các trẻ có nhu
cầu dịch vụ Tham vấn trị liệu tại Trung tâm giáo dục kỹ năng sống Hoàn Năng, Huế.
Phạm Ngọc Thanh (2010). Hỏi đáp các vấn đề tâm lý trẻ em. NXB Thanh niên.
Prasad, A.D. (2015). Language Delay Versus Language Disorder: Is There a Problem?.
Special Education Guide Retrieved from:

/>Rideout, V.J., Vandewater, E.A., Wartella, E.A. (2003). Zero to Six: Electronic Media in the
Lives of Infants, Toddlers, and Preschoolers. The Henry J. Kaiser Family Foundation, Menlo
Park, CA 94025.
Speech and Language Kids. (2016). Retrieved from:
/>Steiner-Adair, C. (2013). The Big Disconnect: Protecting Childhood and Family
Relationships in the Digital Age . New York, NY: Harper.
276


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

3/2019

[26] Thùy Dương (2007). Trẻ Chậm Nói Do xem Tivi. Retrieved from />[27] Vandewater, E. A., Bickham, D. S., & Lee, J. H. (2006). Time well spent? Relating television
use to children’s free-time activities. Pediatrics, 117(2), 181-191.
[28] Zimmerman, F. J., Christakis, D. A. & Meltzoff, A. N. (2007). Associations between Media
Viewing and Language Development in Children Under Age 2 Years. The Journal of
Pediatrics, 151, 364-368.
[29] Zimmerman, F.J., Gilkerson, J., Richards, J.A., Christakis, D.A., Xu, D., Gray, S., & Yapanel,
U. (2009). Teaching by Listening: The Importance of Adult-Child Conversations to Language
Development. Pediatrics, 124(1), 342-349. doi: 10.1542/peds.2008-2267.

Title: RELATIONSHIP BETWEEN EARLY EXPOSURE TO SCREEN AND LANGUAGE DELAY
IN PRESCHOOLERRS: A REVIEW OF THE INTERNATIONAL RESEARCH
Nguyen Bao Uyen
Hoan Nang Centre for Life Skills Education, Hue City

Abstract: This study aimed to explore the effect of screen exposure on language development in preschoolers. Analysis and synthesis a literature review of appropriate research showed that there is a
statistical significance between early exposure to screen and language delay in pre-schoolers.
Keywords: Exposure to screens, language delay, pre-schoolers.


277



×