Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật trồng quế bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 47 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT YÊN BÁI
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA

KỸ THUẬT SẢN XUẤT QUẾ BỀN VỮNG

Dùng cho lớp:
TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT QUẾ BỀN VỮNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

(Ký tên, đóng dấu)

T.T KHUYẾN NƠNG QUỐC GIA
PHỊNG ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN


MỤC LỤC

*
*
A.
I.
1.
2.
II.
1.
2.
III.


1.
2.
IV.
B.
C.
*
*
A.
1.
2.
3.
B.
C.
*
*
A.
I.
1.
2.
3.
II.
1.
2.
3.
4.
III.

Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Bài 1: Giới thiệu cây quế

Kế hoạch bài giảng
Nội dung bài giảng
Lý thuyết
Công dụng và giá trị
Tầm quan trọng
Cơng dụng
Đặc điểm hình thái
Tên lồi
Đặc điểm hình thái
Phân bố
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Đặc điểm sinh thái
Hướng dẫn thực hành
Câu hỏi thảo luận
Bài 2: Điều kiện gây trồng
Kế hoạch bài giảng
Nội dung bài giảng
Lý thuyết
Điều kiện khí hậu
Điều kiện địa hình, đất đai
Thực bì
Hướng dẫn thực hành
Câu hỏi thảo luận
Bài 3. Sản xuất cây giống
Kế hoạch giảng
Nội dung bài giảng
Lý thuyết
Chọn giống
Vùng lấy giống

Rừng lấy giống
Cây lấy giống
Thu hái, bảo quản hạt giống
Thu hái hạt giống
Chế biến hạt giống
Bảo quản hạt giống
Tiêu chuẩn hạt giống
Kỹ thuật gieo ươm

Trang
1
2
3
4
4
4
4
6
6
6
7
7
7
7
8
8
9
10
10
10

11
11
11
11
12
13
14
14
14
14
14
14
14
15
15
15
15


1.
2.
3.
4.
5.
IV.
B.
C.
*
*
A.

I
1.
2.
3.
II.
III.
1.
2.
3.
IV.
V.
1.
2.
VI.
1.
2.
VII.
1.
2.
VIII.
1.
2.
B.
C.
*
*
I.
1.
2.
3.


Chọn nơi làm vườn ươm
Làm đất vườn ươm
Xử lý hạt
Gieo hạt và chăm sóc mạ
Cây cây và chăm sóc cây con
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn
Hướng dẫn thực hành
Câu hỏi thảo luận
Bài 4: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và ni dưỡng rừng quế
Kế hoạch giảng
Nội dung bài giảng
Lý thuyết
Phương thức trồng
Trồng tập trung thuần lồi
Trồng theo phương thức nơng lâm kết hợp
Trồng phân tán trong các vườn hộ
Thời vụ trồng
Mật độ trồng
Trồng tập trung thuần lồi
Trồng theo phương thức nơng lâm kết hợp
Trồng phân tán trong các vườn hộ
Xử lý thực bì
Làm đất trồng
Cuốc hố
Lấp hố và bón phân
Trồng và chăm sóc
Trồng cây
Chăm sóc rừng trồng
Ni dưỡng rừng quế

Tỉa cành
Tỉa thưa cây
Bảo vệ rừng quế
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng chống cháy rừng và tác hại
Hướng dẫn thực hành
Câu hỏi thảo luận
Bài 5: Khai thác, sơ chế và chế biến quế
Kế hoạch giảng
Nội dung bài giảng
Khai thác rừng quế
Phương thức khai thác
Thời vụ khai thác
Thời điểm khai thác

15
16
17
17
18
19
20
20
21
22
23
23
23
23
24

24
24
24
24
24
25
26
27
27
27
27
27
28
28
28
31
31
31
32
32
33
34
35
35
35
36


4.
II.

1.
2.
3.
B.
C.

Kỹ thuật khai thác
Sơ chế, chế biến quế
Sơ chế, chế biến và bảo quản vỏ Quế dùng làm thuốc chữa bệnh
Sơ chế, chế biến và bảo quản vỏ quế dùng làm gia vị
Chưng cất tinh dầu quế
Hướng dẫn thực hành
Câu hỏi thảo luận

36
37
38
39
39
39
39


TÀI LIỆU
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Quế bền vững

Rừng Quế giống tại xã Đại Sơn, huyện Văn Yên

Vỏ Quế mới bóc


Vỏ Quế đã qua sơ chế


LỜI NĨI ĐẦU
Quế (Cinnamomum cassia) là lồi cây thân gỗ có kích thước từ trung bình đến
lớn, có thể cao tới 35m, đường kính có thể đạt tới 60cm hoặc hơn, là cây lá rộng thường
xanh. Trước đây Quế có phân bố tự nhiên ở một số nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
của Châu Á, ở độ cao từ 200-800m so với mực nước biển. Việt Nam được xác định là
một trong những trung tâm phân bố tự nhiên của cây Quế, đặc biệt là ở các tỉnh Yên Bái,
Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Hiện nay loài
cây này đã được gây trồng mở rộng ra nhiều vùng sinh thái khác nhau và ở các châu lục
khác nhau, tuy nhiên chất lượng sản phẩm không thể bằng nơi nguyên sản. Sản phẩm
chính của cây Quế chủ yếu là vỏ thân, vỏ cành và tinh dầu được chưng cất từ vỏ hoặc lá,
có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao. Trong y học dụng làm thuốc chữa trị các chứng
bệnh về tim mạch, hơ hấp và tiêu hóa. Trong cơng nghiệp thực phẩm và hóa mỹ phẩm sử
dụng làm gia vị chế biến thức ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm hương liệu trong
các sản phẩm cao cấp như rượu, nước hoa, kem dưỡng da,… Ngoài ra, gỗ Quế có mùi
thơm đặc trưng và màu sắc phù hợp để trang trí nội thất, làm đồ mộc gia dụng. Đặc biệt,
gỗ Quế có kích thước nhỏ cũng có thể bóc lạng để sản xuất gỗ ván ép có đặc điểm nhẹ
và đẹp, thích hợp sử dụng để trang trí nội thất được nhiều người ưa chuộng. Nhìn chung,
Quế là lồi cây đa mục đích, các bộ phận của cây Quế có thể sử dụng được hết và cho đa
dạng các sản phẩm, có giá trị kinh tế cao, nên nó là lồi cây xóa đói giảm nghèo cho
người dân vùng núi và trung du nói riêng và đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh
tế, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sinh thái bền vững nói chung.
Để đảm bảo canh tác cây Quế có hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh
thái, cần phải có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật canh tác bền vững để nâng cao
năng suất và chất lượng các sản phẩm, nhưng lại phải giảm thiểu các tác động vào mơi
trường sinh thái, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đồng thời, tác động thúc
đẩy sự tham gia của người dân trong quá trình quản lý và phát triển bền vững Quế và tài
nguyên rừng ở địa phương.

Chương 1. Giới thiệu về cây Quế
Chương 2. Điều kiện gây trồng
Chương 3. Sản xuất cây giống
Chương 4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và ni dưỡng rừng Quế
Chương 5. Khai thác, sơ chế và chế biến Quế

1


* Cơng dụng và giá trị
Bài 1

* Đặc điểm hình thái
* Phân bố

Giới thiệu về cây Quế

* Đặc điểm sinh thái

2


* Kế hoạch bài giảng:
+ Mục đích, yêu cầu:
Mục đích:
- Cung cấp cho người học có được những kiến thức về công dụng và giá trị của
cây quế trong cuộc sống hàng ngày
- Trang bị cho người học những kiến thức về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái
cũng như vùng phân bố của cây quế.
Yêu cầu:

- Nắm được những công dụng và giá trị sử dụng của quế.
- Nắm được đặc điểm hình thái, sinh thái của cây quế cũng như vùng phân bố.
- Đối với học viên tích cực nghe giảng, nhập tâm và tham gia các hoạt động do
giảng viên và trợ giảng yêu cầu; mạnh dạn và cùng làm theo; chịu khó ghi chép những
vấn đề cần ghi nhớ.
+ Phương pháp:
- Đặt câu hỏi, thảo luận, trao đổi và thuyết trình.
- Trình chiếu nội dung, hình ảnh minh hoạ trên Powerpoint để học viên dễ hiểu.
- Để việc học tập có kết quả yêu cầu giảng viên kết hợp giữa học tập và trao đổi lấy
học viên làm trọng tâm.
+ Phân bổ thời gian:
Nội dung
1.Công dụng và giá trị:
- Tầm quan trọng
- Công dụng
2. Đặc điểm hình thái
- Tên lồi
- Đặc điểm hình thái
3. Phân bố
- Trên thế giới
- Ở Việt Nam
4. Đặc điểm sinh thái

Phương pháp lên
lớp

Địa điểm

Thuyết trình +
hình ảnh minh họa

trên Powerpoint

Hội trường

Thuyết trình +
hình ảnh minh họa
trên Powerpoint

Hội trường

30’

Thuyết trình +
hình ảnh minh họa
trên Powerpoint

Hội trường

30’

Thuyết trình +
hình ảnh minh họa
trên Powerpoint

Hội trường

25’

3


Thời lượng
(phút)

35’

Ghi chú


*Nội dung bài giảng:
A. LÝ THUYẾT
I. Công dụng và giá trị
1. Tầm quan trọng
Quế là cây thân gỗ đa tác dụng, có
khả năng cung cấp các sản phẩm ngồi
gỗ như vỏ cây, vỏ cành, tinh dầu được
chưng cất từ vỏ hoặc lá, có giá trị kinh tế
cao, là nguồn nguyên liệu để sản xuất
dược liệu, làm gia vị chế biến thức ăn,
làm hương liệu sản xuất các mặt hàng
mỹ phẩm cao cấp, được sử dụng nhiều ở
cả trong nước và xuất khẩu.
Thời phong kiến trước đây, Quế được
coi là phẩm vật quý, có giá trị tương
đương như ngà voi, chim công, sâm,
nhung… làm quà ngoại giao để biếu,
tặng. Ngày nay, Quế được ví như “vàng
xanh”, hoặc “cây tỷ phú”. Vì nó là
nguồn thu chủ yếu của hàng triệu đồng
bào miền núi trồng Quế, góp phần tạo
cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,

đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng cũng như phát triển kinh tế của các địa
phương. Ngồi lợi ích về mặt kinh tế, cây Quế cịn góp phần vào bao vệ mơi trường sinh
thái, làm tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Công dụng
Từ xa xưa nhân dân ta đã nhận biết được giá trị
của cây Quế và đã sử dụng cây Quế vào nhiều
mục đích khác nhau, các sản phẩm của Quế bao
gồm vỏ than, vỏ cành, tinh dầu, gỗ… được sử
dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành cơng
nghiệp khác nhau:
- Sử dụng làm gia vị:
Vỏ Quế có vị thơm, cay, ngọt, có tính
nóng, có thể khử mùi hơi, tanh, làm cho các món
ăn hấp dẫn hơn, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Nên bột vỏ Quế là một trong những thành
4


phần chính của gia vị chế biến các món ăn như: phở, nước sốt, ngũ vị hương, khử mùi,
ướp thực phẩm… ở các nhà hàng, khách sạn, cơ sở ăn uống, cơ sở sản xuất bánh kẹo,
trong các hộ gia đình. Cùng với Hồi và Thảo quả, Quế là loại gia vị khơng thể thiếu
trong các món ẩm thực truyền thống cũng như hiện đại ngày nay ở cả trong và ngồi
nước.
- Sử dụng làm thuốc chữa bệnh:
Vỏ Quế có vị, cay, ngọt, có tính nóng, nên
trong y học cổ truyền đã sử dụng vỏ Quế mài
trong nước nguội cho uống hoặc dung vỏ Quế
trong một số bài thuốc để chữa trị các chứng
bệnh về đường tiêu hóa, đường hơ hấp, kích thích
sự tồn hồn của máu, lưu thơng khí huyết, tăng
cường mạnh tim, làm nóng cơ thể, chống thời tiết

giá lạnh, sát trùng, chữa các bệnh trúng hàn, hôn
mê, trụy mạnh, hạ huyết áp, tim yếu và bệnh dịch
tả nguy cấp.
Trong y học hiện đại, vỏ và tinh dầu Quế cũng được sử dụng để chế biến các loại
thuốc tăng lực, tăng khả năng tuần hồn, hơ hấp, bài tiết, chữa cảm sốt, đau bụng, mỏi
lung, mỏi gối, đau nhức chân tay hoặc chân tay co quắp, ho hen, kinh nguyệt không đều,
tiểu tiện bất lợi, bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh con và thuốc sát trùng.
- Sử dụng làm hương liệu:
Tinh dầu Quế có thể sử dụng làm hương
liệu để sản xuất bánh kẹo, đồ uống và hàng mỹ
phẩm cao cấp như rượu, nước giải khát, nước
hoa, kem dưỡng da... Ngoài ra, bột vỏ Quế hoặc
tinh dầu Quế còn được sử dụng để sản xuất
hương (nhang) đốt trong các dịp lễ hội, tín
ngưỡng ở các đền, chùa hay thờ cúng trong các
gia đình ở nhiều nước Châu Á.


- Sử dụng trong xây dựng, chế biến ván
nhân tạo và hàng thủ công mỹ nghệ:
Trong xây dựng, gỗ Quế có kích thước lớn
được dùng làm sàn nhà, cửa, cột, trụ, xà gồ, cốp
pha, làm các đồ mộc cao cấp, trang trí nội thất, và
đồ trạm khắc để trang trí. Gỗ Quế có kích thước
nhỏ sau khi bóc lấy vỏ cịn được bóc lạng, băm
dăm hoặc xẻ thanh để sản xuất ván nhân tạo như
ván dán, ván ép, ván ghép thanh. Trong nơng
nghiệp có thể dùng làm nơng cụ, làm khung xe, càng xe và làm củi. Ngoài ra, gỗ và vỏ
5
Quế còn được chế biến thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khay đựng ấm chén,

đĩa, hộp đựng tăm…


- Sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi:
Bột Quế còn được thử nghiệm trong chế biến
thức ăn chăn nuôi để làm tăng chất lượng thịt các loại
gia súc, gia cầm và phịng trừ một số bệnh thơng
thường.
- Bảo vệ mơi trường, sinh thái:
Rừng Quế trồng cịn có tác dụng phòng hộ, giữ
nước và điều tiết nguồn nước, chống xói mịn, rửa trơi
đất, làm sạch mơi trường khơng khí, hạn chế gió bão, thiên tai, tích lũy khí CO 2, tăng độ
che phủ của rừng.
II. Đặc điểm hình thái
1. Tên lồi
Tên phổ thơng: Quế
Tên khoa học: Cinnamomum cassia Pres
Họ: Re (Lauraceae)
Tên khác: Quế Yên Bái, Nhục quế, quế đơn, quế bì,
quế Trung Quốc, mạy quế (Tày), Kia (Dao)
Tên thương phẩm: Chinese cassia, Chinese cinnamon,
Cassia lignea, Chinese cassia bark oil, Chinese cassia leaf
oil, Chinese cassia bark.
2. Đặc điểm hình thái
- Thân:
Cây thân gỗ có kích thước từ trung bình đến lớn,
chiều cao trung bình từ 12 - 20m, cũng có thể cao đến
35m hoặc hơn, đường kính trung bình từ 30 - 40cm và
cũng có thể đạt đến 80cm hoặc hơn. Khi non vỏ thân
thường nhẵn, khi già có màu nâu đến nâu sẫm, dày 0,4 0,6cm, có khi dày đến 1,5cm.

- Lá:
Lá đơn, mọc cách, hình thn dài, chiều dài trung bình
từ 10 - 18cm, rộng trung bình từ 4 - 6cm. Phiến lá dày và
cứng, mặt dưới màu lục bạc, có lơng thưa, mặt trên xanh
đậm và nhẵn bóng, có 3 gân xuất phát từ gốc, nổi rõ, những
gân bên nổi rõ ở mặt trên. Cuống lá dài từ 1,4 - 2,5cm.
6


- Hoa
Sau khi trồng được từ 7-8 năm thì Quế mới bắt đầu ra
hoa, ở các tỉnh phía Bắc, Quế thường ra hoa từ tháng 3-4,
quả chín từ tháng 12 năm trước tới tháng 3 năm sau. Hoa tự
chùm, mọc ở các nách lá tập trung ở đầu cành, hoa màu
trắng hay vàng nhạt.
- Quả
Quả hạch, hình trứng hay trịn, dài 1-1,5cm, vỏ ngồi
nhẵn bóng, khi chưa chín có màu xanh lục, khi chín chuyển dần sang màu tím sẫm và
mọng nước phần vỏ, khi rụng quả để lại đấu trên cây.
III. Phân bố
1. Trên thế giới
Trên thế giới, Quế có phân bố tự nhiên tập trung ở một số quốc gia vùng nhiệt đới
châu Á, hiện nay đã được trồng nhiều ở miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Myanmar, Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka. Đặc biệt, đã được di thực và trồng mở rộng
sang khu vực Nam Mỹ, nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ và quần đảo Hawaii.
2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Quế được trồng nhiều và tập trung ở 4 vùng chính: 1/ Yên Bái-Lào
Cai; 2/ Quảng Ninh; 3/ Thanh Hóa-Nghệ An; 4/ Quảng Nam-Quảng Ngãi.
- Vùng Yên Bái – Lào Cai tập trung chủ yếu ở các huyện: Văn yên, Văn Trấn,
Trấn Yên (Yên Bái); Yên Bình, Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai)

- Vùng Quảng Ninh chủ yếu ở các huyện: Đầm Hà, Hải Hà, Tiên n, Ba Chẽ,
Bình Liêu và Hồnh Bồ.
- Vùng Thanh Hóa – Nghệ An tập trung ở các huyện: Thường Xuân, Quan Sơn,
Ngọc Lặc, Bá Thước, Triệu Sơn (Thanh Hóa); Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ
Châu (Nghệ An).
- Vùng Quảng Nam-Quảng Ngãi chủ yếu ở các huyện: Trà My, Phước Sơn, Tiên
Phước (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi).
IV. Đặc điểm sinh thái
Quế là lồi cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều. Thực
tế các vùng có phân bố Quế tự nhiên cũng như những nơi trồng có năng suất chất lượng
cao ở nước ta là những vùng có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình
quân hàng năm từ 21-230C , độ ẩm khơng khí trung bình năm thường trên 80%.
Quế sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc vừa phải, tầng đất dày và ẩm, nhiều
mùn, nhưng thoát nước tốt, môi trường đất từ chua đến hơi chua với độ pH KCL≈ 4 – 5,
đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, sa thạch, granít, riolít.
Quế khơng thích hợp với các loại đất đã thối hố, tầng đất mỏng, khơ và nghèo
dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô. Độ cao
7


thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường thấy từ 200-500m so với mực nước biển,
ở các tỉnh phía Nam có thể đến 800m. Nếu trồng lên độ cao lớn hơn cây Quế thường có
xu hướng thấp lùn, chậm lớn, nhưng vỏ dày và cũng có nhiều dầu; nếu trồng xuống thấp
hơn cây Quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng, hàm lượng và chất lượng tinh dầu thường
rất thấp, đời sống của cây cũng ngắn hơn. Đặc biệt, cây Quế ưa bóng khi cịn nhỏ.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
* Nội dung thực hành: (tại hội trường lớp tập huấn)
- Liệt kê những công dụng của quế trong cuộc sống hàng ngày.
- Xác định vùng phân bố chủ yếu của quế.
* Phương pháp thực hiện:

- Tập huấn viên áp dụng phương pháp phỏng vấn, nhận xét, học viên ghi nhớ.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
* Câu hỏi:
- Cây quế có những cơng dụng gì trong cuộc sống hàng ngày.
- Cho biết cây quế được phân bố chủ yếu ở những vùng nào
* Học cụ, vật liệu:
- Giấy Ao
- Bút dạ dầu
- Thước kẻ 50cm
- Kéo cắt giấy
- Bút viết bảng
- Băng dính giấy

8


Bài 2
Điều kiện gây trồng

* Điều kiện khí hậu
* Điều kiện địa hình, đất đai
* Thực bì

9


* Kế hoạch bài giảng:
+ Mục đích, yêu cầu:
Mục đích:
- Giúp người học biết được những yếu tố như điều kiện khí hậu, điều kiện địa hình,

đất đai phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây quế.
- Trang bị cho người học những kiến thức về đặc điểm thực bì phù hợp với trồng quế.
Yêu cầu:
- Nắm được yếu tố về điều kiện khí hậu, điều kiện địa hình, đất đai và thực bì phù
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây quế.
- Đối với học viên tích cực nghe giảng, nhập tâm và tham gia các hoạt động do
giảng viên và trợ giảng yêu cầu; mạnh dạn và cùng làm theo; chịu khó ghi chép những
vấn đề cần ghi nhớ.
+ Phương pháp:
- Đặt câu hỏi, thảo luận, trao đổi và thuyết trình.
- Trình chiếu nội dung, hình ảnh minh hoạ trên Powerpoint để học viên dễ hiểu.
- Để việc học tập có kết quả yêu cầu giảng viên kết hợp giữa học tập và trao đổi lấy
học viên làm trọng tâm.
+ Phân bổ thời gian:
Phương pháp lên
Thời
Nội dung
Địa điểm
Ghi chú
lớp
lượng
Thuyết trình +
1.Điều kiện khí hậu
hình ảnh minh họa
20’
Hội trường
trên Powerpoint
2. Điều kiện địa hình, đất
Thuyết trình +
đai

hình ảnh minh họa
20’
Hội trường
trên Powerpoint
Thuyết trình +
3. Thực bì
hình ảnh minh họa
20’
Hội trường
trên Powerpoint
*Nội dung bài giảng:
A. LÝ THUYẾT
1. Điều kiện khí hậu
Quế thích hợp ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung
bình năm từ 21 - 230C . Nhiệt độ tối cao khoảng 38 0C, nhiệt độ tới thấp khoảng 1 0C.

10


Lượng mưa trung bình năm từ 2.000mm trở lên. Tổng số ngày mưa trong năm trên 120
ngày. Độ ẩm không khí trung bình trên 80%. Số ngày có sương mù trên 150 ngày/năm.
2. Điều kiện địa hình, đất đai
- Độ cao và độ dốc: ở các tỉnh miền núi phía Bắc Quế
thích hợp trồng ở độ cao từ 200-500m so với mực nước
biển, ở miền Trung có có thế tới 600m, ở miền Nam có
thể đến 800m. Độ dốc vừa phải từ 10 - 250.
- Đất đai: Quế sinh trưởng và phát triển tốt trên hầu hết
các loại đất feralit giầu mùn, phát triển trên các loại đá
mẹ như gnai, granit, acafilit, micasit, đá vôi. Thành phần
cơ giới thịt trung bình hoặc thịt nhẹ, hàm lượng mùn

>2,5%, tầng đất dày ≥ 80cm, xốp ẩm, đất cịn tính chất đất rừng, thoát nước tốt, đất chua
với độ pHKCl ≈ 4 - 5, giàu đạm dễ tiêu (N≥ 5 mg/100g đất ) và kali dễ tiêu (K 2O≥
5mg/100g đất). Quế khơng thích hợp ở các khu vực có cây bụi chỉ thị đất thoái hoá như
Chổi xể, Sim, Mua chiếm ưu thế, đất khơ, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hóa, đất chua
phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô.
3. Thực bì
Quế là cây chịu bóng trong giai đoạn từ 1 - 3 năm đầu,
thích hợp với những nơi có rừng tự nhiên nghèo kiệt,
rừng phục hồi, đất trống có cây bụi, cây gỗ rải rác, nương
rẫy mới, vườn hộ cây ăn quả hay cây cơng nghiệp, nhưng
cịn tính chất đất rừng và độ tàn che từ 0,3 - 0,5. Khơng
thích hợp ở khu vực đất nương rẫy bỏ hoang lâu ngày và
khơng có cây phù trợ che bóng.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
* Nội dung thực hành: (tại hội trường lớp tập huấn)
- Nêu những đặc điểm về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với sinh trưởng
và phát triển của cây quế.
* Phương pháp thực hiện:
- Tập huấn viên áp dụng phương pháp phỏng vấn, nhận xét, học viên ghi nhớ.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN
* Câu hỏi:
- Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm về điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với
sinh trưởng và phát triển của cây quế?
- Khi xử lý thực bì để trồng quế cần lưu ý những vấn đề gì?
* Học cụ, vật liệu:
- Giấy Ao
- Bút dạ dầu
- Thước kẻ 50cm



- Kéo cắt giấy
11

Bài 3
Sản xuất cây giống

- Bút viết bảng
- Băng dính giấy
* Chọn giống
* Thu hái và bảo quản hạt giống
* Kỹ thuật gieo ươm
* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn

12


* Kế hoạch bài giảng:
+ Mục đích, yêu cầu:
Mục đích:
- Trang bị cho người học những kiến thức về chọn giống; Cách thu hái và bảo quản
hạt giống.
- Giúp người học năm được quy trình kỹ thuật gieo ươm và tiêu chuẩn cây con
xuất vườn.
Yêu cầu:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về chọn giống; Cách thu hái và bảo quản hạt
giống, kỹ thuật gieo ươm và tiêu chuẩn cây con xuất vườn.
- Đối với học viên tích cực nghe giảng, nhập tâm và tham gia các hoạt động do
giảng viên và trợ giảng yêu cầu; mạnh dạn và cùng làm theo; chịu khó ghi chép những
vấn đề cần ghi nhớ.
+ Phương pháp:

- Đặt câu hỏi, thảo luận, trao đổi và thuyết trình.
- Trình chiếu nội dung, hình ảnh minh hoạ trên Powerpoint để học viên dễ hiểu.
- Để việc học tập có kết quả yêu cầu giảng viên kết hợp giữa học tập và trao đổi lấy
học viên làm trọng tâm.
+ Phân bổ thời gian:
Phương pháp lên
Thời
Nội dung
Địa điểm
Ghi chú
lớp
lượng
1. Chọn giống:
Thuyết trình + hình
- Vùng lấy giống
ảnh minh họa trên Hội trường
40’
- Rừng lấy giống
Powerpoint
- Cây lấy giống
2. Thu hái, bảo quản hạt giống
- Thu hái hạt giống
Thuyết trình + hình
- Chế biến hạt giống
ảnh minh họa trên Hội trường
50’
- Bảo quản hạt giống
Powerpoint
- Tiêu chuẩn hạt giống
3. Kỹ thuật gieo ươm

- Chọn nơi làm vườn ươm
Thuyết trình + hình
- Làm đất vườn ươm
ảnh minh họa trên Hội trường
60’
- Xử lý hạt
Powerpoint
- Gieo hạt và chăm sóc mạ
- Cấy cây và chăm sóc cây con
4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
13

Thuyết trình + hình
ảnh minh họa trên
Powerpoint

30’


*Nội dung bài giảng:
A. LÝ THUYẾT
I. Chọn giống
1. Vùng lấy giống
Lấy giống ở những nơi Quế sinh trưởng và phát
triển tốt, vỏ dày, hàm lượng, chất lượng tinh dầu cao. Ở
vùng Tây Bắc nên lấy giống Quế ở Yên Bái, Lào Cai. Ở
Quảng Ninh nên lấy giống Quế ở Đầm Hà, Hải Hà, Tiên
Yên. Ở vùng Bắc Trung Bộ nên lấy giống Quế ở Thanh
hoá - Nghệ An. Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên
lấy giống Quế ở Quảng Nam - Quảng Ngãi.

2. Rừng lấy giống
Rừng lấy giống Quế phải là rừng giống, vườn giống đã được công nhận, hoặc
chọn những khu rừng trồng từ 15-30 năm tuổi, sinh trưởng và phát triển tốt, phần lớn
số cây có vỏ dầy và lớp vỏ chứa dầu dầy, rừng không và chưa bị sâu bệnh hại.
3. Cây lấy giống
Cây lấy giống là những cây trội đã được công
nhận, hoặc những cây trong rừng giống đã được cơng
nhận, có độ tuổi từ 15-20 tuổi, cây sinh trưởng, phát
triển tốt, chưa bị bóc vỏ, thân thẳng, vỏ nhẵn, đoạn thân
dưới cành lớn, ít mấu mắt trên thân, tán rộng và cân đối,
ít cành và cành nhỏ, vỏ dày và lớp dầu của vỏ dầy, hàm
lượng và chất lượng tinh dầu cao, cây không sâu bệnh.
II. Thu hái và bảo quản hạt giống
1. Thu hái hạt giống
Thu hái quả làm giống tốt
nhất là vào vụ
chính (vụ mùa) từ tháng 1 đến
tháng 3 hàng
năm, khi vỏ quả chuyển từ màu
xanh sang màu
tím sẫm, thịt quả mọng nước, mùi
thơm, hạt bên
trong màu đen và cứng, khi đó quả
rất dễ rụng. Thu
hái quả bằng cách sử dụng thang
trèo lên cây cắt cả
chùm quả chín, nhưng khơng được bẻ cả cành lá, hoặc trải tấm vải bạt dưới gốc và trèo
lên cây rung cho rụng quả xuống để thu ngay là tốt nhất.
2. Chế biến hạt giống
14



Sau khi thu hái được quả chin cần phải phân loại,
loại bỏ những quả quá xanh, sâu sẹo và những quả nhỏ
lép, còn lại ủ thành đống từ 2 - 3 ngày để quả chín đều,
đống ủ khơng cao q 50cm, mỗi ngày đảo đống quả một
lần. Khi quả chin đều đem ngâm vào nước lã từ 12 - 16
giờ, sau đó dùng rổ rá, trà sát nhẹ để loại bỏ lớp vỏ quả và
rửa sạch hạt, hong khô nơi râm mát cho hạt ráo nước rồi
đem bảo quản hoặc gieo ngay. Thông thường từ 2-2,5 kg
quả sẽ chế biến và thu được 1 kg hạt.
3. Bảo quản hạt giống
Hạt Quế là loại hạt có giai đoạn ngủ nghỉ từ 1 - 2 tháng, nếu có đem gieo ngay
thì hạt giống cũng chưa thể nảy mầm ngay được, tốt nhất là đưa vào bảo quản, có 2
phương pháp bảo quản hạt Quế như sau:
1/ Bảo quản theo phương pháp truyền thống: Hạt giống được trộn đều với cát
ẩm từ 15-20% (tức là nắm cát trong tay khi bỏ tay ra cát vẫn giữ nguyên hình dạng của
nắm cát), tỷ lệ trộn tính theo thể tích là 1 hạt + 2 cát, ví dụ 1 ống bị hạt Quế có thể trộn
với 2 ống bị cát ẩm. Sau đó cho hỗn hợp hạt và cát vào túi ni long, hoặc túi vải, hoặc vại
sành để ở nơi râm mát. Theo kinh nghiệm của nhân dân có thể để ở trong hầm hàm ếch
và bịt kín miệng hầm để tránh sự phá hoại của chuột, sóc hoặc con trùng.
2/ Bảo quản lạnh: Sau khi chế biến, hạt Quế được
cho vào túi nilon, hoặc túi vải, hoặc bình thuỷ tinh đậy kín,
đưa vào tủ lạnh để bảo quản. Nếu giữ ở nhiệt độ 15 0C thì
thời gian bảo quản khơng q 30 ngày. Nếu được giữ ở
nhiệt độ 50C thì thời gian bảo quản không quá 9 tháng.
4. Tiêu chuẩn hạt giống
- Hạt giống tốt là hạt to đều cà chắc, có màu đen bóng,
hạt cứng, nội nhũ bên trong có màu trắng.
- Hạt không bị thối, không bị mốc hay sâu bệnh.

- Khi cân 1.000 hạt nặng khoảng 260 - 270 gram, hoặc 1kg hạt có từ 3.000 – 5.000
hạt.
III. Kỹ thuật gieo ươm
1. Chọn nơi làm vườn ươm
Vườn ươm cây con Quế nên chọn ở nơi gần nhà,
gần nguồn nước để tưới, gần đường và gần khu trồng rừng
để giảm công vận chuyển. Chọn nơi đất tốt và tương đối
bằng phẳng, độ dốc dưới 5 độ, thốt nước, 15
thống gió
nhưng tránh những luồng gió mạnh và gió hại, tránh nơi
úng nước, tránh nguồn lây nhiễm nấm bệnh…


2. Làm đất vườn ươm
Trước khi làm đất vườn ươm, vườn ươm phải được dọn
sạch cỏ đánh gốc cây, cày bừa kỹ và làm nhỏ đất trước khi
lên luống. Có 2 loại luống là luống gieo hạt luống đặt bầu.
- Làm luống gieo hạt: Chuẩn bị đất gieo hạt phải được
tiến hành trước khi gieo ít nhất 1 tháng, cuốc xới đất sâu
khoảng 20cm, đập nhỏ và làm tơi xốp đất, phơi ải để diệt
cỏ
dại và mầm sâu bệnh hại. Nếu đất vườn ươm nghèo dinh
dưỡng và bí chặt, có thể bón lót phân vào đất chuẩn bị gieo hạt, 1m 2 có thể bón 4 - 5kg
phân chuồng hoai và 80g NPK5:10:3, trộn đều và phơi ải. Tiếp theo là lên luống, luống
rộng 1m, cao từ 15 - 20cm, dài từ 5-10 tùy theo lượng hạt cần gieo, san phẳng mặt luống
và tránh để đọng nước, giữa các luống là các rãnh rộng từ 35 -40cm để đi lại chăm sóc
luống cây mầm.
- Làm đất đặt luống bầu: rẫy sạch cỏ, san phẳng mặt
đất, cắm cọc và căng dây để đặt luống bầu cho thẳng hàng,
luống bầu thường rộng 1m và dài từ 5 - 10m, khoảng cash

giữa các luống bầu từ 35 - 40cm, hướng luống bầu có thể
xi theo hướng dốc và cũng có thể song song với đường
đồng mức, nhưng nên đặt luống theo hướng Đông-Tây. Nếu
có điều kiện, trước khi đặt bầu phải phun Vi-Ben C nồng độ
0,5% với liều lượng 0,5 lít/1m2 mặt luống và rắc vơi bột
với liều lượng 0,1kg/m2 để phịng trừ sâu bệnh hại.
- Đóng bầu:
+ Vỏ bầu: bằng polyetylen có đáy hoặc khơng có đáy, kích thước bầu 7 x 12cm
hoặc 10 x 15cm. Nếu túi bầu có đáy phải cắt 2 góc dưới để thốt nước.
+ Thành phần hỗn hợp ruột bầu: gồm 90% đất tầng mặt + 9 % phân chuồng đã ủ
hoai và sàng nhỏ + 1% phân NPK 5:10:3 (tính theo trọng lượng bầu).
+ Đóng bầu: cho hỗn hợp đất vào 1/5 túi bầu, dùng tay nén chặt để tạo thành đế
bầu, sau đó vừa tiếp tục cho đất vừa nén nhẹ cho tới khi đầy bầu. Xếp bầu vào luống
thành từng ô, mỗi ô 100 bầu, ô nọ cách ô kia 10cm, bầu cây giữa các hàng ngang xếp so le
với nhau. Cũng có thể xếp bầu thành luống rộng từ 0,8 - 1m, dàu từ 5 - 10m tùy theo số
lượng cây con cần tạo và diện tích khu vườn ươm. Sau khi xếp bầu xong dùng đất rãnh ở
luống lấp kín chân bầu tới 2/3 chiều cao bầu.

8

3. Xử lý hạt
16
Hạt giống được rửa sạch, loại bỏ tạp chất, hạt thối, hạt
lép… ngâm hạt bằng nước ấm 30 - 400C (2 sôi 3 lạnh) trong
giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào túi vải ủ trong bao tải mỗi


ngày rửa lại 1 lần đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Cũng có thể sau khi xử lý 2 sôi 3
lạnh đem gieo ngay vào luống đất hoặc luống cát để tạo cây mầm rồi mới nhổ cấy vào
đất đã đóng sẵn trong vường ươm.

Thời vụ gieo hạt tốt nhất vào tháng 2 - 3 hàng năm,
trước khi trồng từ 9 - 12 tháng.
4. Gieo hạt và chăm sóc cây mạ
- Chuẩn bị trước khi gieo:
Trước khi gieo hạt 1 ngày dùng Viben C tinh khiết nồng
độ 0,5 % phun lên luống (hoà 5g Vi-Ben C với 1 lít nước sạch
và phun đều cho 100m2 mặt luống) để phòng trừ nấm bệnh
cho cây mạ.
- Gieo hạt:
Trước khi gieo hạt, tưới nước cho đủ ẩm trên luống để
gieo hạt, có 2 cách gieo hạt như sau:
+ Gieo hạt thẳng vào bầu: dùng que chọc lỗ, độ sâu
từ 0,5 cm - 1cm và gieo hạt đã nứt nanh vào bầu rồi lấp hạt
bằng lớp đất mịn, dày 0,3 cm - 0,5cm cho kín hạt. Chú ý đặt
phần chóp mầm của hạt xuống phía dưới.
+ Gieo hạt tạo cây mầm để cấy: làm mặt luống bằng
phẳng, gieo vãi hạt đều lên mặt luống, gieo khoảng 3kg hạt/1m2 mặt luống, dùng cát
mịn phủ kín hạt dày từ 0,3 - 0,5 cm, sau đó phủ lên mặt luống một lớp rơm rạ hoặc cỏ
tranh khơ để giữ ẩm.
- Chăm sóc cây mạ:
Hàng ngày kiểm tra luống gieo, nhặt cỏ, tưới nước đủ
ẩm cho luống gieo. Dùng bình hoa sen hoặc bình phun để
tưới. Tuỳ theo điều kiện thời tiết ở từng nơi mà số lần và
lượng nước tưới cho luống gieo khác nhau (1 - 2 lần/ngày).
Nếu thời tiết khơ hanh có thể tưới 2 lần/ngày cho luống gieo
đủ ẩm nhưng không được quá ướt hoặc quá khô. Tưới vào
lúc sáng sớm và cuối buổi chiều.
Định kỳ từ 10 - 15 ngày phun 1 lần dung dịch Viben C, nồng độ 0,5 %, liều
lượng khoảng 10 lít dung dịch phun đều cho 100m 2 mặt luống, sao cho dung dịch thuốc
bám đều trên mặt lá cây.

17 che bóng, che mưa, che sương muối…
Làm giàn che để
bằng lưới nilon đen 75% để che. Khi hạt nẩy mầm lên
khỏi mặt đất từ 5 - 5cm có thể nhổ cấy vào bầu.
5. Cấy cây và chăm sóc cây con
- Cấy cây:


Luống bầu được tưới hoặc phun bằng dung dịch Viben C, nồng độ 0,5 % (5g ViBen C hòa vào 1 lít nước sạch và phun đều cho 100m2 mặt luống) phun lên luống bầu
để phòng trừ nấm bệnh trước từ 1 - 2 ngày.
Trước khi bứng cây mầm cũng cần tưới nước cho
thật đẫm luống cây mầm để cho dễ nhổ hay bứng cây
mầm. Chọn những cây mầm có chiều cao từ 5 - 7 cm và
có từ 3 - 4 lá, sức sống khỏe mạnh, dùng tay để nhổ hoặc
dùng 1 cái que nhọn để bứng cây mầm. Cây mầm bứng
lên được ngâm ngay gốc rễ vào 1 cái khay hoặc chậu nhỏ
có một ít nước sạch hoặc nước bùn loãng để hồ rễ và đem
đến địa điểm cấy ngay.
Trước khi cấy cần tưới lại luống bầu, dùng 1 cái que
nhọn đạo 1 lỗ nhỏ giữa bầu, có chiều sâu tương đương
chiều dài rễ cọc của cây mầm, nếu rễ cọc quá dài cần cắt
bớt chỉ để lại từ 2 - 3cm, nhẹ nhàng cấy cây mầm vào bầu,
chú ý không để cong hoặc gập rễ trong bầu, dùng hai ngón
tay ép chặt hai bên sao cho rễ tiếp xúc với đất trong bầu,
khơng có lỗ hổng quanh rễ cây mầm. Cứ cấy xong 1m dài
luống bầu thì dùng thùng có vịi hoa sen lỗ nhỏ tưới đẫm
luống bầu để lấp cổ rễ cây mầm. Thời tiết cấy cây nên chọn những ngày râm mát hoặc
mưa nhỏ để nhổ và cấy cây.
- Chăm sóc cây con
+ Tưới nước: Trong 30 ngày đầu sau khi gieo hạt đã

nứt nanh hoặc cấy cây mầm vào bầu, nếu trời khô hanh
(không có mưa) cần tưới nước 2 lần/ngày (sáng và chiều),
sao cho độ ẩm thấm tới tận đáy bầu, 60 ngày tiếp theo có
thể tưới mỗi ngày từ 1-2 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết cụ
thể.
+ Làm cỏ, phá váng: định kỳ từ 15-20 ngày tiến
hành làm cỏ phá váng mặt bầu 1 lần.
+ Bón thúc: cả giai đoạn vườn ươm có thể bón thúc cho cây con 2 lần bằng phân
chuồng hoai pha loãng hoặc phân NPK (tỷ lệ 5.10.5 hoặc 10.10.5), nồng độ 2% (20g
NPK pha với 10 lít nước lã), liều lượng tưới 2 lít/1 m2 mặt luống. Lần 1 tưới khi cây đạt
3 tháng tuổi, lần 2 khi cây đạt 6 tháng tuổi. Sau khi tưới phân phải tưới nước sạch rửa lá,
thân. Khơng bón phân vào ngày mưa nhiều.
+ Dàn che: dàn che có thể bằng rơm18ra, cỏ khô hoặc bằng lưới nilon đen, chiều
cao dàn che tối thiểu là 1,5 m. Giai đoạn 3 tháng đầu (kể từ sau khi cấy), cần che sang
với độ tàn che từ 70-75%. Giai đoạn tiếp theo, từ 4-6 tháng (kể từ khi cấy cây), cần che


sáng khoảng 50%. Từ tháng thứ 7 trở đi cần điều chỉnh dàn che và chỉ che sang từ 2030%. Trước khi đem trồng khoảng 1 tháng, dỡ bỏ giàn che để huấn luyện cây con.
+ Đảo bầu và phân loại cây con: trước khi đem đi
trồng khoảng 1 tháng thì tiến hành đảo bầu và phân loại
cây con. Khi cây con có chiều cao từ 15-20cm thường có
hiện tường chèn ép lẫn nhau dẫn đến việc phân hóa khá
lớn (có cây cao, có cây thấp, có cây gầy, có cây to
khỏe…), những cây lớn có thể che khuất cây nhỏ và làm
cho cây nhỏ bị chèn ép, sinh trưởng kém. Do đó cần phải
xếp cây riêng theo từng loại gọi là phân loại cây con để
tiện chăm sóc. Trong nhiều trường hợp, rễ cọc của cây con quá dài, thị dài ra ngồi bầu
cần phải xén bớt đi, dụng dụng cụ chuyên dung (dao hoặc kéo sắc) cắt sát tại vị trí đái
bầu, mục đích là để kích thích ra rễ mới, mặt khác để khi trồng rễ này không bị gãy gập
hoặc cong trong hố sẽ làm cho cây bị chết hoặc sinh trưởng chậm.

- Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:
+ Vệ sinh vườn ươm: cần phải vệ sinh vườn ươm thường xuyên bằng cách phát
quang bụi rậm xung quanh vườn và các lối đi, dãy cỏ và san lấp bằng phẳng những
khoảng đất trống trong vườn ươm, xử lý hoặc đưa những cây chết ra khỏi vườn ươm.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: thường xuyên kiểm tra tình
hình sâu bệnh hại để có phương án phịng chống kịp thời.
Theo định kỳ 15 ngày/1lần phun Viben C, nồng độ 0,5% (5
gam hịa trong 1 lít nước) với liều lượng 5 lít/10m 2. Nếu xuất
hiện nấm thối cổ rễ tiến hành phun thuốc Bc đơ nồng độ
0,5-1% (5 - 10gam hịa trong 1 lít nước), phun với liều lượng
1 lít/5m2 luống bầu. Nếu bị sâu xám hại thì trực tiếp bắt thủ
công hoặc dùng thuốc Malathion (Lythion- 25WP) pha lỗng
với nồng độ 0,1% để phun 1lít/4 - 5m2.
IV. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Có thể có 2 loại tiêu chuẩn cây con đem trồng là cây 1 năm tuổi và cây 2 năm
tuổi:
- Cây con 1 năm tuổi: là những cây được nuôi dưỡng trong vườn ươm khoảng 1
năm tuổi, có thể là từ 9-14 tháng tùy thuộc vào thời vụ trồng, chiều cao (H) ≈ 30cm,
đường kính gốc (D00)≈0,3cm, có từ 5 - 7 lá thật,
19 sinh trưởng bình thường, thân thẳng và
chỉ có 1 thân, khơng cụt ngọn, lá xanh, không sâu bệnh.
- Cây con 2 năm tuổi: là những cây được nuôi dưỡng trong vườn ươm khoảng 2
năm tuổi, có thể là từ 16 - 24 tháng tuổi tùy thuộc vào thời vụ trồng, chiều cao (H) ≥
45cm, đường kính gốc (D00) ≥0,5cm, có từ 7 - 10 lá thật, sinh trưởng bình thường, thân
thẳng và chỉ có 1 thân, khơng cụt ngọn, lá xanh, không sâu bệnh.


×