Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) căn cứ pháp lý đấu tranh bảo vệ chủ quyền của việt nam đối với trường sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------

NGUYỄN THỊ THANH

CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRƯỜNG SA

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 603860

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

Hà Nội – 2011

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------

NGUYỄN THỊ THANH

CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRƯỜNG SA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Hà Nội – 2011

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………...…….………………………...……………...……….. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài……………..….…………………….. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài…………………….…………………...…….….2
3. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu……………..…………………………………………..…..3
4. Tình hình nghiên cứu………………………………..………………………..…..3
5. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………….………………...4
6. Phạm vi…………………………………………………………………………...5
7. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..………..5
8. Những đóng góp của luận văn……………………………………………………6
9. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………...………..6
CHƢƠNG 1: THỤ ĐẮC LÃNH THỔ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
TRONG THỰC TIỄN QUỐC TẾ - CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÁC LẬP CHỦ
QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA………….…….. 7
1.1.

Khái niệm...……………………………………………………………………..7

1.1.1. Lãnh thổ quốc gia………………………………………….…………...………..7
1.1.2. Chủ quyền quốc gia……………………………………………….…………......9
1.1.3. Thụ đắc lãnh thổ………………………………...………………......………….11
1.2. Các phƣơng thức thụ đắc lãnh thổ…………………………………………..…12
1.2.1. Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng…………………………………………13
1.2.2. Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu…………………………………………………14

1.2.3. Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự kế cận về địa lý (thuyết tiếp giáp) ………………14
1.2.4 Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự…………………..…………………..16
1.2.5. Thụ đắc lãnh thổ bằng Xâm chiế m……..………………………………………16
1.2.6 Thụ đắc lãnh thổ bằng mở mang, phát triển………………………….…………17
1.3. Thụ đắc lãnh thổ bằng phƣơng thức chiếm hữu thực sự……………….…....18

TIEU LUAN MOI download :


1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển………………………………………………...18
1.3.2. Nội dung của phương thức chiếm hữu thực sự………………………………....21
1.3.3. Áp dụng phương thức chiếm hữu thực sự tại các cơ quan tài phán quốc tế
…………………………………………………………………………….………...…25
1.3.3.1. Khái quát……………………………………………………………………...25
1.3.3.2. Một số vụ án điển hình……………………………………………...………...28
a) Vụ án tranh chấp Đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan (1928)…………….…………..28
b) Vụ án Đông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch (1931 – 1933)………………....31
c) Vụ án Đảo Clipperton giữa Pháp và Mêxicô (1931)……………………..………...34
d) Vụ án Minquies và Ecrehos giữa Anh và Pháp (1951-1953)……………………....35
e) Vụ Án tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển giữa Cameroon và Nigeria
(2002)……………………………………………………………………….............…38
f) Vụ án đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia-Inđônêxia
(2002)……………………………………….………………………………………....40
g) Vụ án đảo Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia
và Singapore (2008)…………………….…………………………………………..…42
1.3.3.3. Nhận xét, đánh giá…………………………………………………………....43
a) Những thay đổi, phát triển trong việc áp dụng phương thức chiếm hữu thực
sự…………………........................................................................................................43
b) Các tiêu chí của phương thức chiếm hữu thực sự………………………..………..44
c) Chiếm hữu thực sự trong mối quan hệ với luật quốc tế hiện nay............................. 48

CHƢƠNG II: LUẬN CỨ CỦA CÁC QUỐC GIA TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN
QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA – VIỆT NAM CÓ LUẬN CỨ PHÁP LÝ VỮNG
MẠNH VÀ THUYẾT PHỤC NHẤT……………...………………………………..50
2.1. Điều kiện địa lý và vai trò chiến lƣợc của quần đảo Trƣờng Sa…………..…50
2.1.1. Điều kiện địa lý…………………………………………………….………..…50

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2. Các lợi ích về kinh tế của quần đảo Trường Sa………………………………...51
2.1.3. Các lợi ích về an ninh chính trị của quần đảo Trường Sa……………………...52
2.2. Thực trạng tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa …………………….…………...54
2.2.1. Trước thời Pháp thuộc……………………………………………...………..…54
2.2.2. Thời Pháp thuộc(1884-1954)…………………………………………..............55
2.2.3. Thời Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975)……………………………………..…56
2.2.4. Thời Việt Nam Thống nhất (1975 đến nay)…………………………………....57
2.3. Lập luận của các nƣớc tham gia vào cuộc tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa với
Việt Nam...…………………………………………..………………………………..58
2.3.1. Trung Quốc…………………………………………………………………..…58
2.3.1.1. Lập luận của Trung Quốc về việc phát hiện, chiếm hữu thực tế sớm nhất đối
với quần đảo Trường Sa và xác lập chủ quyền do áp dụng luật thời
điểm…………………………………….…………………………….……………..…59
2.3.1.2. Lập luận của Trung Quốc về việc xác lập chủ quyền đối quần đảo Trường Sa
trên cơ sở các điều ước quốc tế………………………………...……………………...70
a) Hiệp ước Pháp – Thanh 1887……………………………………………………....70
b) Lập luận về sự thu hồi quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Nhật và những điều ước
quốc tế liên quan…………………………………………………..…………………..72
2.3.1.3. Lập luận của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của
Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa ……………………………...……………..75
2.3.1.4. Các lập luận khác của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền đối với quần

đảo Trường Sa………………………………………………………...……………….76
a) Lập luận: Trường Sa của Việt Nam không phải là “Nam Sa” của Trung Quốc
…..........................................................................………………………….............….76
b) Lập luận: Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa đã được công
nhận qua các hội nghị quốc tế và trong sách báo, bản đồ của các nước …………….77

TIEU LUAN MOI download :


c) Lập luận: Trung Quốc có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa vì An Nam là phiên
thuộc (chư hầu) của họ………………………………………………………………...78
d) Trung Quốc viện dẫn Luật biển làm căn cứ cho yêu sách chủ quyền đối với Trường
Sa ……………………………………………………………………………………. 79
2.3.2. Đài Loan……...…………………………………………………………………81
2.3.3. Philippin………………………………………………………………………...82
2.3.4. Malaysia……………………………………………………………………..…85
2.3.5 Brunei…………………………………………………………………………....86
2.4. Việt Nam có các căn cứ lịch sử và pháp lý vững chắc về xác lập chủ quyền
trên quần đảo Trƣờng Sa….………..…………………………………………….…86
2.4.1. Giai đoạn I: Việt Nam đã khám phá Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XV và độc nhất
chiếm hữu thực sự liên tục từ thế kỷ XVII đến tận thế kỷ XIX……….....................…86
2.4.1.1. Bản đồ …………………………………………………………………….…87
2.4.1.2. Ghi chép của các sử gia Việt Nam …………………………………………..89
2.4.1.3. Quốc sử Việt Nam……………………………………………….……………89
2.4.1.4. Sự công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa từ phía Phương Tây
và Trung Quốc………………………………………………………………………....93
2.4.1.5. Việc xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam thời phong kiến hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu của luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực
sự……………………………………………………………………………………....95
2.4.2. Giai đoạn II: Chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa thời Pháp

thuộc……………………………………………………………………….............…..99
2.4.2.1. Pháp tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa ……….............…100
2.4.2.2. Sự kế thừa chủ quyền của Việt Nam từ Pháp……………...……………..…103

TIEU LUAN MOI download :


2.4.3. Giai đoạn III: Việc thực thi chủ quyền đối với Trường Sa thời Việt Nam Cộng
Hoà và Việt Nam thống nhất…………………………………………........................103
2.4.3.1. Chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời Quốc Gia Việt Nam, Việt Nam
Cộng Hòa…………………………………………………………………………….104
2.4.3.2. Chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa thời kỳ Việt Nam thống nhất….. …105
2.5. Kết luận………………………………………………………………………....107
CHƢƠNG

III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ ĐẤU

TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI TRƢỜNG SA……….……..109
3.1. Các biện pháp đối nội………………….………………………….………..…110
3.1.1. Đảng cần phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân và nhà nước………………...…110
3.1.2. Nhà nước cần tiếp tục phối hợp với Đảng, các tổ chức, cá nhân để tổ chức và
tiến hành nhiều hoạt động đấu tranh khác nhau, cụ thể:……………………………..110
3.1.2.1. Tiếp tục ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về biển…………...110
3.1.2.2. Không ngừng công tác nghiên cứu về lịch sử, địa lý, các chứng cứ, luận cứ
pháp lý quốc tế và giải pháp giành lại chủ quyền toàn vẹn Trường Sa……………...111
3.1.2.3. Tuyên truyền để khơi dậy trong nhân dân ý thức đấu tranh, bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ đối với Trường Sa………………………………………….……………….111
3.1.2.4.

Tăng cường đầu tư xây dựng an ninh quốc phòng …………..…………..113


3.2. Đấu tranh trên phƣơng diện quốc tế…………………………………….........114
3.2.1. Không ngừng tuyên bố, đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam đối với toàn bộ
Trường Sa………………………………………………………………………….…114
3.2.2. Nghiên cứu vấn đề đưa tranh chấp Trường Sa ra giải quyết tại cơ quan tài phán
quốc tế hay thảo luận vấn đề tại các cơ quan của Liên hợp quốc……………………114
3.2.2.1. Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp tại Tồ án công lý quốc tế?..............115
3.2.2.2. Thảo luận vấn đề tại các cơ quan của Liên hợp quốc…………….………...117
3.2.2.3. Giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982……….117

TIEU LUAN MOI download :


3.2.2.4. Sức mạnh đoàn kết của ASEAN, hợp tác khai thác chung hoặc giải quyết vấn
đề gián tiếp qua tham gia, tổ chức hội thảo quốc tế, hoặc trung gian Hoa
Kỳ………………………………………………………..………………………...…118
a) Vận dụng sức mạnh đoàn kết của ASEAN…………………………………….…118
b) Vấn đề Hợp tác khai thác chung………………………………….……………...120
c) Giải quyết vấn đề gián tiếp qua tham gia, tổ chức hội thảo quốc tế……………...124
d) Giải quyết vấn đề thông qua trung gian Hoa Kỳ………………………..………...124
KẾT LUẬN……...…………………………………………………………..............127
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO…….…………………………………….131

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Dường như trong mọi thời đại, biên giới và sự tồn vẹn lãnh thổ quốc gia ln
là vấn đề nóng bỏng và xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu của quốc gia. Ngày nay

trong xu thế phát triển của thời đại mà quan hệ giữa các quốc gia ngày càng trở lên mật
thiết, đan xen chặt chẽ, thì chủ quyền và lợi ích của nhiều quốc gia, nhất là các quốc
gia đang phát triển đứng trước nguy cơ dễ dàng bị lợi dụng hay lệ thuộc, chịu sự can
thiệp mạnh mẽ của nước ngồi mạnh hơn. Vì vậy, quốc gia cần có ranh giới lãnh thổ rõ
ràng; có cơ sở nhất định để duy trì nguyên tắc chủ quyền quốc gia, giành được địa vị
pháp lý quốc tế ngang bằng với láng giềng và quốc tế. Trên cơ sở đó, tồn dân cư trên
lãnh thổ mới được hưởng bảo trợ tốt nhất của nhà nước, để khai thác các nguồn lợi, ổn
định làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống cá nhân và làm giầu cho đất nước.
Đối với Việt Nam, người Việt đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ
nước, trải qua biết bao cuộc đấu tranh ngoại giao, chính trị và cả quân sự vô cùng ác
liệt, căng thẳng để bảo vệ biên giới quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ. Cho đến nay,
chúng ta đang tiếp tục tiến hành phân định biển với các quốc gia trong khu vực và đấu
tranh bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đặt ra cho
Việt Nam những nhiệm vụ vơ cùng khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là Trường Sa - quần
đảo có vị trí chiến lược to lớn về kinh tế, giao thông cũng như quân sự, nhưng lãnh thổ
này đang bị nhiều nước tranh giành, đưa ra yêu sách chủ quyền, đe dọa hoà bình, an
ninh của cả khu vực, đặt nhà nước và quân đội Viê ̣t Nam thường xuyên trong tình trạng
báo động, cao độ cảnh giác trước sự đe doạ vũ trang và nhiều sức ép kinh tế, ngoại giao
khác từ các nước láng giềng tranh chấp. Nhu cầu cấp bách luôn đặt ra là giải quyết
tranh chấp, bảo vệ sự toàn ven lãnh thổ trước tham vọng của các nước khác, nhất là với
Trung Quốc. Tuy vậy, công việc này không thể tiến hành một cách vội vàng, thiếu thận

1

TIEU LUAN MOI download :


trọng, mà phải được thực hiện một cách công bằng, minh bạch, đảm bảo được rằng chủ
quyền lãnh thổ không thể bị chia cắt và hạn chế một cách phi pháp – khơng cho phép
những gì phi pháp tước đoạt và hạn chế [44]. Mục đích này có thể đạt được bằng nhiều

cách thức khác nhau hoặc phối hợp giữa các cách thức. Nhưng dù là cách thức nào,
trong đó pháp luật luôn được coi là một công cụ nền tảng đặc biệt quan trọng và hữu
hiệu nhất. Từ nhận thức này tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài căn cứ pháp lý đấu tranh
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa. Luận văn sẽ đi sâu phân tích
những căn cứ pháp lý quốc tế trong thụ đắc chủ quyền lãnh thổ làm bản lề chiếu tới các
căn cứ pháp lý xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, chỉ ra rằng Việt Nam
thực sự có chủ quyền tại Trường Sa; qua đó nhằm bổ sung, hoàn thiện hơn nữa hồ sơ
pháp lý của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại
Trường Sa- hoà chung vào truyền thống, cơng cuộc dựng nước và giữ nước của dân
tộc, góp phần phát triển đất nước ổn định bền vững và ngày càng phồn thịnh, với một
niềm tin sâu sắc rằng Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ được chủ quyền tồn vẹn của mình
tại Trường Sa.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ những căn cứ pháp lý quốc tế trong thụ đắc chủ quyền lãnh thổ từ
trước tới nay, xét trên cả mặt lý luận và thực tiễn áp dụng trong đời sống quốc tế. Lựa
chọn căn cứ pháp lý quốc tế phù hợp nhất trong việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ
Trường Sa, phân tích sâu sắc nội dung này qua thực tiễn áp dụng để giải quyết tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ. Sau đó gắn với Trường Sa để thấy được rằng việc đòi hỏi chủ
quyền và tranh chấp của các quốc gia láng giềng là không phù hợp và vi phạm pháp
luật quốc tế. Những chứng cứ pháp lý của Việt Nam là phù hợp với luật quốc tế nhất,
vượt trội hơn hẳn so với các quốc gia tranh giành chủ quyền với Việt Nam. Việt Nam
với những chứng cứ pháp lý của mình thực sự là quốc gia có chủ quyền ở Trường Sa.

2

TIEU LUAN MOI download :


- Trên cơ sở có chứng cứ rõ ràng về chủ quyền, luận văn cũng bàn về những giải
pháp, cách thức để Việt Nam có thể địi lại được chủ quyền của mình ở Trường Sa.

- Luận văn đồng thời hướng tới mục đích đóng góp tiếng nói vào chiến dịch
quảng bá, tuyên truyền về chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với Trường Sa, xây
dựng niềm tin đấu tranh vì chủ quyền quốc gia, phát huy tinh thần yêu nước, dựng
nước và giữ nước của dân tộc trong mỗi người con Việt Nam.
3. Nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u của đề tài
Thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xác định phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự là căn cứ pháp
lý chủ yếu để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Phân tích kỹ lưỡng
việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự từ khi hình thành, quá trình
phát triển qua thực tiễn áp dụng cho giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đời
sống quốc tế cho đến ngày nay.
- Phản bác những luận điểm chủ quyền của các nước tranh chấp Trường Sa với
Việt Nam là trái luật pháp quốc tế về thụ đắ c chủ quyền lãnh thổ, đó chính là hành vi vi
phạm chủ quyền một cách thơ bạo, bất chấp pháp luật. Thêm nữa là làm rõ mưu đồ
bành chướng, bá chủ biển Đông của Trung Quốc. Đồng thời chứng minh rằng những
chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với nguyên
tắc chiếm hữu thực sự và một số nguyên tắc pháp lý khác trong đời sống quốc tế hiện
đại. Chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa là rõ ràng và bất khả tranh nghi ̣ [34].
- Đưa ra phân tích, bàn luận, đánh giá về những giải pháp đấu tranh hồ bình
qua thoả hiệp, thương lượng, tranh tụng để Việt Nam sớm đòi lại được chủ quyền tồn
vẹn lãnh thổ Trường Sa.
4. Tình hình nghiên cứu
Luận văn đề cập đến tranh chấp quần đảo Trường Sa đã nảy sinh và diễn biến vô
cùng phức tạp gần một thế kỷ giữa các nước xung quanh biển Đông với Việt Nam.
Tranh chấp đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu, các tổ

3

TIEU LUAN MOI download :



chức trong và ngoài nước. Nhà nước ta cũng đã đầu tư tài chính, xây dựng các đề tài,
hội thảo, lập các trang web quảng bá cho vấn đề này một cách rộng rãi.... Các hoạt
động nghiên cứu này được triển khai theo nhiều góc độ và các chiều hướng khác nhau
[1, 33]. Tuy nhiên Trường Sa tồn tại trong biển Đơng cùng Hồng Sa với hiểu biết rằng
hai quần đảo này đã từng được người Việt Nam khám phá và chiếm hữu trong lịch sử
coi như là một vùng đảo rộng lớn. Vì vậy căn bản các hoạt động nghiên cứu thường
gắn liền vấn đề chủ quyền cả Hoàng Sa và Trường Sa với nhau trong cùng một cơng
trình nghiên cứu. Bên cạnh đó những kết quả nghiên cứu đã đạt được thường thiên về
tính lịch sử của vấn đề. Chúng ta đều biết rằng Trường Sa bên cạnh những điểm tương
đồng với Hồng Sa cịn có rất nhiều những khác biệt, như về chủ thể tranh chấp, quá
trình xác lập và thực thi chủ quyền, hiện trạng tranh chấp…Trên thực tế, có khơng
nhiều những nghiên cứu pháp lý riêng biệt đối với Trường Sa, và mặc dù ta đã có
những nghiên cứu và sự quảng bá cho chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa nhưng so
với đối thủ Trung Quốc thì cịn q ít ỏi và hạn chế.
Trước thực trạng khái quát nêu trên, luận văn sẽ góp phần làm phong phú, đầy
đủ và hồn thiện hơn nữa những khía cạnh pháp lý quốc tế làm căn cứ cho bảo vệ chủ
quyền của Việt Nam tại Trường Sa, góp sức vào việc thực hiện mục đích địi lại chủ
quyền lãnh thổ chính đáng của Viê ̣t Nam trước những hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp
của láng giềng.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu những nội dung căn bản sau:
- Nghiên cứu phương thức thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự
hay chiếm cứ hữu hiệu, làm rõ những tiêu chí nổi bật của nó từ khi hình thành, phát
triển qua các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh
thổ của nhiều nước trên thế giới, và gần đây nhất là giải quyết tranh chấp lãnh thổ của
các nước láng giềng với Việt Nam. Sự kết hợp, bổ trợ của một số nguyên tắc pháp lý
quốc tế khác cho nguyên tắc chiếm hữu thực sự.


4

TIEU LUAN MOI download :


- Chiếu tới các luận điểm chủ quyền của các quốc gia đối thủ để chỉ ra điểm bất
hợp pháp trong hành vi xâm chiếm, đòi hỏi chủ quyền của họ.
- Tìm ra những điểm tương đồng giữa những tranh chấp lãnh thổ trên thế giới
với Trường Sa để thấy được chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa phù hợp với luật
quốc tế.
- Đồng thời nghiên cứu đến những giải pháp đấu tranh đòi lại chủ quyền của
Việt Nam tại Trường Sa.
6. Phạm vi nghiên cƣ́u
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, và thực tiễn về thụ
đắc chủ quyền lãnh thổ trong đời sống quốc tế, trong đó tập trung đi sâu vào nguyên
tắc chiếm hữu thực sự.
- Những án lệ mẫu mực và những phán quyết vận dụng những án lệ đó trong
giải quyết tranh chấp lãnh thổ đến thời điểm gần đây nhất.
- Những luận chứng, thành quả nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với
Trường Sa; những lý lẽ khác nhau về tranh chấp chủ quyền này với Việt Nam của các
học giả trong và ngoài nước.
- Các giải pháp đươ ̣c đề câ ̣p để giải quyế t tranh chấ p từ trước tới nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng Sản và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, Hiến pháp và pháp
luật của nhà nước.
- Các phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, sưu tầm thống kê,

logic, xã hội học, so sánh và phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung vấn đề nghiên

5

TIEU LUAN MOI download :


cứu, đưa ra những đánh giá khách quan về chủ quyền thật sự của Việt Nam đối với
Trường Sa.
8. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày và phân tích về căn cứ pháp lý quốc tế căn bản làm chuẩn
mực cho xác định, đánh giá chứng cứ pháp lý về chủ quyền thực sự của Việt Nam ở
Trường Sa, và đạt được kết luận này một cách khách quan. Bên cạnh đó bàn luận về
một số giải pháp, cách thức cho giải quyết tranh chấp này.
- Luận văn giới thiệu và phân tích đến một số vụ án mới về giải quyết tranh
chấp của Tồ án cơng lý quốc tế; phân tích kỹ lưỡng và theo quan điểm của riêng tác
giả về q trình, tiêu chí của thụ đắc chủ quyền bằng chiếm hữu thực sự , cũng như
cách xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, hoặc một cách nhìn nhận mới
về cách thức giải quyết tranh chấp.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn
đề chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, góp phần vào cơng tác bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ của tổ quốc.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương.
- Chương I: Thụ đắc lãnh thổ theo quy định của pháp luật và trong thực tiễn
quốc tế - cơ sở pháp lý để xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa.
- Chương II: Luận cứ của các quốc gia tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường
Sa - Việt Nam có luận cứ pháp lý vững mạnh và thuyết phục nhất.

- Chương III: Các biện pháp giải quyết tranh chấp và đấu tranh bảo vệ chủ
quyền Việt Nam tại Trường Sa.

6

TIEU LUAN MOI download :


CHƢƠNG 1
THỤ ĐẮC LÃNH THỔ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ TRONG
THỰC TIỄN QUỐC TẾ - CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA
VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA
1.1.

Khái niệm
Việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trường Sa không những phải dựa trên

những chứng cứ, các quy định pháp luật và thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế, mà còn
phải dựa vào một số vấn đề lý luận liên quan làm nề n tảng, có thể kể ra một số vấn đề
như: lãnh thổ quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, thụ đắc lãnh thổ. Vậy nên tìm hiểu một số
khái niệm liên quan là rất cần thiết trước khi giải quyết vấn đề.
1.1.1. Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh "Terra", có nghĩa là đất đai,
trái đất. Trong quan hệ giữa các quốc gia, lãnh thổ đóng vai trị đặc biệt quan trọng, bởi
đó là môi trường tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của từng quốc gia trong cộng
đồng quốc tế. Vì vậy mỗi quốc gia ln coi trọng việc xác định và bảo vệ chặt chẽ ranh
giới lãnh thổ của mình. Luật pháp quốc tế quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia
không thể là đối tượng của việc thụ đắc bởi một quốc gia khác bằng việc đe dọa hoặc
sử dụng vũ lực” [31].
Theo quy định tại điều 1 Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi) của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nước độc lập, có
chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, các hải đảo, vùng biển
và vùng trời”. Điều luật tuy không đưa ra khái niệm về lãnh thổ quốc gia, nhưng có thể
hiểu rằng lãnh thổ của Việt Nam bao gồm: “đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng
trời”. Như vậy, có lẽ vùng lịng đất và các vùng nước nội địa được gộp hoặc ẩn vào

7

TIEU LUAN MOI download :


phần đất liền chăng? Vậy nên cần làm rõ thêm nội dung lãnh thổ nêu trong Hiến pháp
1992.
Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại Học Luật Hà Nội, 2008 đưa ra định
nghĩa sau: “Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước,
vùng trời và vùng lịng đất, thuộc chủ quyền hồn tồn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của
một quốc gia” [51]. Tuy nhiên khi phân tích đến vùng nước, giáo trình chỉ đề cập đến
vùng biển. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả luận văn, cần bổ sung thêm về nội dung
này trong khái niệm lãnh thổ quốc gia. Cụ thể, lãnh thổ quốc gia bao gồm các bộ phận
sau:
Vùng đất: Là bộ phận lãnh thổ quan trọng nhất và không thể thiếu của mỗi quốc
gia, bao gồm đất liền của các lục địa, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Trong một số trường hợp đặc biệt, quốc gia có các vùng lãnh thổ kín, nằm trọn vẹn và
bị bao bọc bởi lãnh thổ của một quốc gia khác: ví dụ, vùng Llívia là một bộ phận thuộc
lãnh thổ Tây Ban Nha nhưng nằm trọn trong lãnh thổ Pháp.
Vùng nước: Là tồn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biên giới quốc gia,
gồm:
- Vùng nước nội địa: hồ, sông, suối, kênh, rạch, cửa sông…. Về nguyên tắc,
những vùng này có quy chế pháp lý của lãnh thổ đất liền, có nghĩa quốc gia thực hiện
chủ quyền hồn tồn và tuyệt đối. Tuy nhiên, một số vùng do tính chất đặc biệt về vị trí

địa lý, lợi ích kinh tế, chính trị… như vùng nước nằm trong khu vực biên giới chung
giữa hai hay nhiều quốc gia, sông quốc tế, kênh quốc tế thường có quy chế pháp lý
riêng và được xác định trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia: bao gồm nội thủy, lãnh hải và vùng
nước quần đảo (áp dụng đối với quốc gia quần đảo). Nội thủy là vùng nước nằm phía
bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và tiếp giáp với bờ biển của
quốc gia ven biển. Lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều

8

TIEU LUAN MOI download :


rộng khơng q 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Vùng nước quần đảo là vùng nước nằm
phía bên trong đường cơ sở quần đảo. Các vùng biển nêu trên đều thuộc chủ quyền
quốc gia nhưng tính chất chủ quyền trong từng vùng là khác nhau phù hợp với các quy
định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên phạm vi vùng đất và vùng nước
thuộc chủ quyền quốc gia. Song đường biên giới trên cao chưa được quy định trong
luật quốc tế.
Vùng lòng đất: Là phần nằm dưới phạm vi vùng đất, vùng nước của quốc gia.
Chiều sâu vùng này được mặc nhiên thừa nhận là kéo dài đến tận tâm trái đất.
1.1.2. Chủ quyền quốc gia
Mỗi quốc gia thực hiện chủ quyền với lãnh thổ của mình. Có nghĩa rằng, quốc
gia có quyền tự chủ, không lệ thuộc vào các chủ thể khác của luật quốc tế, thể hiện
thông qua hai nội dung chủ yếu là đối nội và đối ngoại: (i) về đối nội, quốc gia có
quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình; (ii) về đối ngoại, quốc gia có quyền
quyết định thiết lập hay tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, thực hiện mọi
quyền hạn phù hợp với những nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.
Quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình, thể hiện chủ yếu

thơng qua việc thực hiện thẩm quyền mang tính hồn tồn, tuyệt đối và riêng biệt. Chủ
quyền quốc gia được thực hiện một cách hoàn toàn, tuyệt đối trên hai phương diện
quyền lực và vật chất.
- Về phương diện quyền lực, quốc gia có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;
quyết định đường lối phát triển đất nước, lựa chọn các phương thức thích hợp để thực
hiện quyền lực trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…; thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp thông qua hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương

9

TIEU LUAN MOI download :


đến địa phương; thực hiện thẩm quyền đối với các cá nhân và tổ chức đang hoạt động
trên lãnh thổ quốc gia.
- Về phương diện vật chất, quốc gia có quyền khai thác, sử dụng và bảo vệ
nguồn tài nguyên nằm phía bên trong biên giới quốc gia, bao gồm tài ngun vùng
lịng đất, tài ngun đất, nước, khơng khí…. Quốc gia thực hiện quyền lực của mình
một cách đầy đủ, trọn vẹn, trên cơ sở tơn trọng lợi ích của cộng đồng dân cư sinh sống
trên vùng lãnh thổ đó, đồng thời phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản.
Trong phạm vi lãnh thổ, quốc gia thực hiện chủ quyền một cách riêng biệt,
không chia sẻ với các chủ thể khác của luật quốc tế. Thông qua hệ thống các cơ quan
nhà nước, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền sử dụng lãnh thổ của mình và thực
hiện quyền lực trên lãnh thổ đó. Các quốc gia khác có nghĩa vụ tơn trọng, khơng được
áp đặt quyền lực của họ và không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia.
Quốc gia hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào trong việc
tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể. Việc ký kết các điều ước quốc tế,
thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự hay gia nhập các tổ chức quốc tế… là những biểu
hiện điển hình của việc thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.
Để đảm bảo lợi ích và chủ quyền của các quốc gia được duy trì, luật quốc tế quy

định nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và nghĩa vụ không can thiệp vào công
việc thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. Các quốc gia dù có diện tích lớn
hay nhỏ, sự phát triển kinh tế và chế độ chính trị khác nhau… đều bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ. Một quốc gia khơng phải lệ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào của luật quốc tế.
Nói cách khác, khơng có chủ thể siêu quốc gia, đứng trên quốc gia để ấn định cho quốc
gia các quy tắc xử sự. Chính vì vậy, khái niệm chủ quyền thường gắn liền với khái
niệm độc lập. Cũng chính khái niệm này dẫn đến một hệ quả pháp lý tất yếu là quốc
gia phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt
động nhân danh quốc gia đó gây ra.

10

TIEU LUAN MOI download :


Chủ quyền của Việt Nam được ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp 1992:
“Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ”. Nhà nước “thực hiện chính sách hồ bình, hữu nghị, mở rộng
giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ chính trị
và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của
nhau, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có
lợi; …; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” (điều 1, điều 14 Hiến pháp 1992
sửa đổi).
1.1.3. Thụ đắc lãnh thổ
Theo quy định của luật quốc tế, lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và riêng biệt của mỗi quốc gia. Các quốc gia có nghĩa vụ khơng sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm chống lại sự tồn vẹn lãnh thổ của một quốc gia
khác. Vì vậy, trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, việc đưa ra các cở sở pháp lý và thực
tiễn để xác định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Trọng tài Max Huber đã chỉ rõ trong vụ Palmas ngày 04/4/1928 rằng: nếu có một tranh
chấp về chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ, các tồ án thường xem xét quốc gia
u sách có chủ quyền nào có được một danh nghĩa – thơng qua việc chiếm hữu,
chuyển nhượng, chinh phục cao hơn danh nghĩa mà quốc gia khác có thể đưa ra đối
chọi lại với nó. Như vậy, khi có hai hay nhiều quốc gia đưa ra yêu sách, chứng cứ pháp
lý trái ngược nhau về chủ quyền trên cùng một khu vực lãnh thổ, cần xem xét quốc gia
nào đã xác lập được một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ phù hợp với các quy định của
luật pháp quốc tế. Thông thường, các quốc gia phải trả lời câu hỏi: lãnh thổ tranh chấp
là lãnh thổ vô chủ? Quốc gia nào là người đầu tiên xác lập chủ quyền và sử dụng
phương thức thụ đắc lãnh thổ nào để thiết lập chủ quyền đối với bộ phận lãnh thổ đó?

11

TIEU LUAN MOI download :


Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thụ đắc lãnh thổ là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với Việt Nam để bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào đưa ra khái niệm cụ thể về thụ
đắc lãnh thổ (Territorial acquisition). Tuy nhiên, đây là vấn đề được đề cập rất nhiều
trong các phán quyết về tranh chấp lãnh thổ của các cơ quan tài phán quốc tế. Qua đó,
“thụ đắc lãnh thổ” được hiểu là “việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc
gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với nguyên tắc của
pháp luật quốc tế” [11].
Trong đời sống quốc tế, nhiều phương thức thụ đắc lãnh thổ đã hình thành và
tồn tại, như: bằng tự nguyện chuyển nhượng (theo thoả thuận, thời hiệu), hoặc không
theo chuyển nhượng (xâm chiếm, kế cận địa lý, chiếm hữu, mở rộng lãnh thổ do tác
động của tự nhiên). Theo sự phát triển văn minh của con người và tính hợp lý, khoa
học của từng phương thức, hiện nay một số phương thức thụ đắc lãnh thổ vẫn được
cơng nhận có giá trị pháp lý quốc tế (thoả thuận, chiếm hữu, thời hiệu), và một số

phương thức thì khơng được cơng nhận giá trị pháp lý quốc tế trong thụ đắc lãnh thổ
(xâm chiếm, kế cận địa lý). Đồng thời khi thế giới đã thống nhất được những nguyên
tắc pháp lý trong quan hệ quốc tế thì việc thụ đắc lãnh thổ cịn phải tn thủ các
nguyên tắc này, như nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực;
nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc hịa bình giải quyết các
tranh chấp quốc tế, ngun tắc dân tộc tự quyết [31].
1.2. Các phƣơng thức thụ đắc lãnh thổ
Từ trước tới nay, trên thế giới tồn tại nhiều phương thức thụ đắc lãnh thổ [16,
17]. Điều này phụ thuộc và phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ khác nhau của lịch
sử nhân loại. Tuy nhiên có những phương thức được các quốc gia áp dụng rộng rãi nên
tồn tại rất lâu dài và bền bỉ trong đời sống quốc tế; ngược lại, có những phương thức

12

TIEU LUAN MOI download :


chỉ mang tính nhất thời và khơng được vận dụng vào thực tế để giải quyết các tranh
chấp lãnh thổ. Thực tiễn cho thấy một số phương thức thụ đắc lãnh thổ chủ yếu sau:
1.2.1. Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhƣợng
Các quốc gia có quyền tự do thoả thuận với nhau thơng qua người đại diện của
mình để xác lập ranh giới lãnh thổ của họ. Việc thoả thuận được tiến hành một cách
hịa bình, tự nguyện trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và cấm sử
dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Thoả thuận có thể bị vơ
hiệu, nếu đó là kết quả của sự nhầm lẫn, man trá, có sự mua chuộc, nhận hối lộ hoặc có
sự cưỡng ép đối với người đại diện quốc gia.
Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng được thực hiện thơng qua thỏa thuận và
thể hiện dưới hình thức điều ước quốc tế, theo đó một quốc gia tự nguyện chuyển giao
chủ quyền lãnh thổ của mình sang một quốc gia khác. Ở đây quốc gia có chủ quyền tự
nguyện từ bỏ chủ quyền của mình cho quốc gia khác, và quốc gia mới này đồng ý nhận

và thực thi chủ quyền đó. Vì vậy, đối với phương thức nói trên yếu tố chủ tâm là điều
kiện đặc biệt quan trọng trong thoả thuận chuyển giao và thực thi chủ quyền chuyển
giao (ví dụ như ngày 01/4/1975 Bồ Đào Nha có ý định chuyển giao Macao cho Trung
Quốc, nhưng Trung Quốc khơng tiếp nhận. Sau đó hai bên thoả thuận sẽ áp dụng mơ
hình tương tự như Hồng Kơng, theo đó Macao được chuyển giao cho Trung Quốc ngày
20/12/1999). Việc thoả thuận chuyển nhượng có thể là vĩnh viễn, tạm thời hoặc chỉ là
danh nghĩa (xem việc Ý, Nhật, Đức chuyển giao các vùng thuộc địa cho phe Đồng
Minh) [46].
Đây là phương thức thụ đắc lãnh thổ có giá trị pháp lý cao, dựa trên ý chí tự
nguyện của các nước có liên quan. Điều ước quốc tế về chuyển giao lãnh thổ thể hiện
thoả thuận đã thành công giữa các quốc gia, trao cho người chủ mới một danh nghĩa
chủ quyền hợp pháp.

13

TIEU LUAN MOI download :


1.2.2. Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu
Theo phương thức này, quốc gia xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ đã thuộc sở
hữu của nước khác hoặc đang còn tranh cãi, thông qua việc chiếm hữu và thực thi chủ
quyền thực sự, cơng khai, hồ bình, liên tục trong suốt một thời gian dài mà khơng có
sự phản đối của chủ sở hữu nó. Yếu tố đặc biệt được xem xét để khẳng định quốc gia
nào có chủ quyền theo thời hiệu là chiếm hữu có thể diễn ra trong thời gian rất dài mà
việc tìm kiếm bằng chứng là gần như không thể và được xác định chủ yếu thơng qua sự
thừa nhận của những người cịn sống. Đồng thời, có sự tự nguyện từ bỏ chủ quyền lãnh
thổ của quốc gia nắm quyền sở hữu không phải bằng thoả thuận, mà là thái độ im lặng,
bỏ mặc việc thực thi chủ quyền thực sự của quốc gia khác trong một thời gian rất dài.
Trên thực tế, các quốc gia thường viện dẫn thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu bằng các
quyền mang tính lịch sử.

1.2.3. Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự kế cận về địa lý (thuyết tiếp giáp)
Nội dung của học thuyết tiếp giáp được hiểu là đòi hỏi của một quốc gia nhằm
xác lập chủ quyền trên một lãnh thổ vốn không phải bộ phận của lãnh thổ quốc gia
nhưng nằm tiếp giáp với lãnh thổ này. Tuy nhiên, việc đòi hỏi chủ quyền này gặp phải
những tranh cãi rất phức tạp như: thế nào được coi là tiếp giáp? chỉ là sự kế cận về

mặt địa lý đơn thuần hay phải đảm bảo tính liên tục về địa chất? một vùng lãnh thổ
nằm cách đều hai quốc gia đối diện hoặc tiếp liền sẽ thuộc về quốc gia nào nếu áp dụng
tính kế cận về địa lý như là danh nghĩa tạo nên chủ quyền lãnh thổ? Đồng thời hình
thành mới một số khái niệm về: tính liên tục, chỉnh thể địa lý thống nhất, yêu sách đối
với các đảo gần bờ…. và cũng được quốc gia sử dụng ở nhiều góc độ khác nhau để đòi
hỏi chủ quyền lãnh thổ.
Trên thực tế, học thuyết này được áp dụng phổ biến trong thời kỳ diễn ra các
cuộc chiến tranh thuộc địa. Nó cho phép các nước thực dân, khi xâm chiếm và xác lập
chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ, đồng thời xác lập chủ quyền đối với các vùng

14

TIEU LUAN MOI download :


lãnh thổ vô chủ nằm kế cận. Mặt khác trong trường hợp nước này xác lập chủ quyền
đối với vùng lãnh thổ ven biển thì chủ quyền quốc gia đương nhiên được mở rộng tới
các vùng lãnh thổ đất liền phía bên trong cịn chưa được quốc gia nào chiếm hữu. Tuy
nhiên, quốc gia xâm chiếm cũng phải tiếp tục thực thi chủ quyền ngay sau đó đối với
phần lãnh thổ liền kề.
Đến đầu thế kỷ XIX, các cơ quan tài phán quốc tế phủ nhận vai trò của học
thuyết tiếp giáp trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ. Trong vụ án đảo Palmas năm
1928, trọng tài Max Huber đã khẳng định: “không thể chứng minh sự tồn tại một quy
phạm luật quốc tế quy định rằng các đảo nằm ngồi lãnh hải thuộc về một quốc gia vì

một lý do duy nhất là lãnh thổ của quốc gia đó tạo thành terra firma của các đảo liên
quan (lục địa gần nhất hay đảo lớn nằm gần nhất). Không phải bởi vì các tiền lệ chưa
có nhiều và chưa tạo ra một giá trị đủ chính xác, cụ thể để xác lập quy phạm nói trên,
mà do chính bản thân ngun tắc được viện dẫn có bản chất khơng rõ ràng và gây
nhiều tranh cãi đến nỗi các chính phủ của cùng một quốc gia, trong các hoàn cảnh
khác nhau, đã đưa ra những ý kiến trái ngược về cơ sở tồn tại của nguyên tắc này. Học
thuyết tiếp giáp có thể có giá trị khi quy thuộc các đảo vào một quốc gia nhất định mà
không phải quốc gia khác, thông qua sự thoả thuận giữa các bên liên quan hoặc bằng
một quyết định không nhất thiết phải dựa trên luật. Nhưng nếu coi đây như một quy
phạm pháp luật xác lập ipso jure (đương nhiên theo luật) danh nghĩa chủ quyền của
một quốc gia thì điều đó mâu thuẫn với những gì đã trình bày liên quan tới chủ quyền
lãnh thổ và liên quan tới mối quan hệ cần thiết giữa quyền loại trừ các quốc gia khác
khỏi một khu vực nào đó và nghĩa vụ thực hiện tại đó các hoạt động nhà nước. Tính kế
cận về địa lý cũng không thể được sử dụng như một phương pháp pháp lý để giải quyết
các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, bởi nó thiếu hồn tồn sự chính xác và sẽ đưa lại
những kết quả sai lệnh” [6].

15

TIEU LUAN MOI download :


Ngày nay, phán quyết trên của thẩm phán Max Huber vẫn được công nhận rộng
rãi và là căn cứ loại bỏ yêu sách chủ quyền lãnh thổ bằng sự kế cận địa lý, khẳng định
việc thụ đắc lãnh thổ phải tuân theo những căn cứ pháp lý khoa học hơn.
1.2.4 Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu thực sự
Phương thức này được hiểu là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện
chủ quyền của mình trên một lãnh thổ mà vào thời điểm chiếm hữu lãnh thổ này không
thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào.
Phương thức chiếm hữu thực sự xác định việc thụ đắc lãnh được tiến hành bởi

chủ thể duy nhất là quốc gia (cá nhân hoặc tổ chức được quốc gia ủy quyền); áp dụng
đối với vùng lãnh thổ là vô chủ hoặc đã bị quốc gia nắm quyền sở hữu từ bỏ và trở về
trạng thái vô chủ; hành vi chiếm hữu phải diễn ra một cách hồ bình , thực sự, đầy đủ
và liên tục trong một thời gian nhất định, đáp ứng được hai yếu tố vật chất và tinh
thần, thể hiện rằng quốc gia có ý định chiếm hữu và thực hiện trong thực tế những hành
vi thẩm quyền nhà nước phù hợp với điều kiện địa lý của lãnh thổ. Từ thế kỷ XIX cho
đến nay, thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu đã được áp dụng phổ biến để giải quyết các
tranh chấp lãnh thổ. Quá trình này giúp cho nội dung của chiếm hữu thực sự trở lên
linh hoạt, phù hợp với đặc trưng tự nhiên, địa lý của từng loại lãnh thổ (lãnh thổ có sự
định cư hay khơng). Với tính khoa học và hợp lý cao, chiếm hữu thực sự được xác định
là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng trong thụ đắc lãnh thổ vô chủ hoặc bị từ
bỏ.
1.2.5. Thụ đắc lãnh thổ bằng Xâm chiế m
Xâm chiếm được hiểu là việc biến lãnh thổ của quốc gia khác thành lãnh thổ của
mình thơng qua việc sử dụng vũ lực - chiến tranh. Xâm chiếm được coi là hành vi thụ
đắc lãnh thổ hợp pháp cho đến tận đầu thế kỷ XX, và đã từng là phương tiện hữu hiệu
để các nước có tiềm năng kinh tế và quân sự gây chiến mở rộng lãnh thổ, phân chia thế

16

TIEU LUAN MOI download :


giới, gây ra thảm hoạ vô cùng khủng khiếp với con người. Sau chiến tranh thế giới thứ
II, ý thức về thảm họa chiến tranh, các nước trên thế giới đã nhất trí khẳng định trong
luật quốc tế nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế, khẳng định việc “bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của
các quốc gia” trên tồn thế giới (Điều 2 khoản 4 Hiến chương Liên hợp quốc). Nguyên
tắc này cịn được cụ thể hố ở các văn bản khác nhau của Liên Hợp quốc, như: Nghị
quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về trao trả nền độc lập

cho các nước và các dân tộc thuộc địa; Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 nhấn mạnh
nghĩa vụ của các quốc gia trong việc không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực để
xâm phạm đường biên giới của quốc gia khác. Chính vì vậy phương thức thụ đắc lãnh
thổ bằng xâm chiếm hiện nay đã hoàn toàn bị bác bỏ.
1.2.6 Thụ đắc lãnh thổ bằng mở mang, phát triển
Lãnh thổ của quốc gia có thể được mở rộng thơng qua các sự kiện tự nhiên hoặc
có sự can thiệp của con người (bồi đắp phù sa hay xây dựng các cơng trình lấn biển, kè,
đập trên sơng suối). Song ở đây cần quan tâm đến việc mở rộng lãnh thổ trên sông,
suối, biển là khu vực biên giới giữa hai quốc gia. Đối với những thay đổi tự nhiên các
bên có thể thoả thuận về vị trí đường biên giới (i) ln mang tính ổn định, bền vững,
không phụ thuộc vào mọi sự thay đổi của tự nhiên; (ii) tự động dịch chuyển vị trí theo
dịng chảy hoăc (iii) chỉ chịu tác động bởi những thay đổi diễn ra trong một thời gian
dài. Đối với thay đổi có sự can thiệp của con người thì thực tiễn và tập quán quốc tế
đều không chấp nhận việc đường biên giới trên sơng, suối có thể bị thay đổi dưới tác
động của bàn tay con người. Điều này ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc
gia. Đối với việc xác định ranh giới các vùng biển thì Cơng ước l ̣t biển 1982 quy
định: “Các cơng trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo khơng được
coi là những cơng trình thiết bị cảng thường xuyên”; “các đảo nhân tạo, các thiết bị
và cơng trình khơng được hưởng quy chế của các đảo. Chúng khơng có lãnh hải riêng

17

TIEU LUAN MOI download :


×