Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định phạm tội nhiều lần trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2010 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THẾ VIỆT

MéT Sè VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN Về
CHế ĐịNH PHạM TộI NHIềU LầN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai ®o¹n 2010 -2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÙI THẾ VIỆT

MéT Sè VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN Về
CHế ĐịNH PHạM TộI NHIềU LầN TRONG LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai ®o¹n 2010 -2016)

Chun ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CẢM



HÀ NỘI - 2017

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thế Việt

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU
LẦN" TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM .................... 8
1.1.
Vài nét về chế định đa (nhiều) tội phạm .......................................... 8
1.2.
Khái niệm và đặc điểm cơ bản của chế định phạm tội nhiều lần ..... 10
1.2.1. Khái niệm tình tiết phạm tội nhiều lần ............................................... 10
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần ....................... 13
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.4.
1.5.

Phân biệt phạm tội nhiều lần với một số tình tiết khác có liên
quan trong pháp luật hình sự Việt Nam ........................................ 14
Phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội ................................................ 14
Phạm tội nhiều lần và phạm tội liên tục ............................................. 17
Phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chun nghiệp ............. 17
Phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm ........................ 19
Ý nghĩa của việc điều chỉnh về mặt lập pháp tình tiết phạm
tội nhiều lần trong pháp luật hình sự Việt Nam............................ 21
Kết luận ............................................................................................. 22

Chƣơng 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ “PHẠM TỘI NHIỀU LẦN” VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2010-2016 .... 24
2.1.


Các quy định của luật hình sự Việt Nam về phạm tội nhiều
lần từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến trƣớc khi
ban hành BLHS năm 1999 .............................................................. 24
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến trước
khi ban hành BLHS năm1985 ............................................................ 24

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS năm 1985 cho đến trước khi
ban hành BLHS năm 1999 ................................................................. 26
2.2.

Các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999 về phạm tội
nhiều lần ............................................................................................ 30
2.2.1. Các quy định của Phần chung BLHS năm 1999 về phạm tội nhiều lần..... 30
2.2.2. Những quy định của Phần các tội phạm BLHS năm 1999 về
phạm tội nhiều lần .............................................................................. 32
2.3.

Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 về phạm tội nhiều lần trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh (giai đoạn từ 2010-2016) ......................................................... 37
2.3.1. Những yếu tố liên quan và tình hình tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010- 2016 ............................................. 37
2.3.2. Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần trong hoạt động
xét xử của Tòa án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2016 ... 39
2.4.
Kết luận ............................................................................................. 55

Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆC TIẾP TỤC HOÀN THIỆN
CÁC QUY PHẠM VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN" TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TƢƠNG LAI ..................... 56
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam nói chung ..................................................................... 56
Bộ luật hình sự 2015 – những bƣớc tiến mới ................................. 58
Nội dung hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam
về phạm tội nhiều lần ....................................................................... 69
Kết luận ............................................................................................. 72

KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 76

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

UBND:

Uỷ ban nhân dân


XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

TIEU LUAN MOI download :


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc nghiên
cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận chế định phạm tội nhiều lần trong luật hình
sự Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Chế định phạm tội nhiều lần là
một vấn đề rất phức tạp trong khoa học luật hình sự cũng như trong thực tiễn
hoạt động áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật hình sự Việt Nam vẫn chưa
ghi nhận chính thức định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội nhiều lần.
“Phạm tội nhiều lần” là một tình tiết được đề cập đến trong luật hình sự
Việt Nam với yếu tố là tình tiết định khung hình phạt của rất nhiều loại tội và
là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Dưới góc độ khoa học pháp lý luật hình sự Việt Nam, vấn đề phạm tội
nhiều lần vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, toàn
diện và có hệ thống với nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ để có quan điểm
thống nhất và đầy đủ như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của vấn đề
"phạm tội nhiều lần"; tiêu chí để phân biệt "phạm tội nhiều lần" với phạm
nhiều tội, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
lịch sử phát triển của các quy phạm về chế định này; việc nghiên cứu, tổng kết
và đánh giá thực tiễn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” cũng như các giải
pháp nâng cao hiệu quả áp dụng. Ngoài ra, trong pháp luật hình sự thực định
(Bộ luật Hình sự năm 1985, 1999 và 2015), nhà làm luật nước ta cũng chưa
ghi nhận khái niệm pháp lý về phạm tội nhiều lần, hậu quả pháp lý của việc
áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần…

Trong Phần các tội phạm BLHS năm 1985 tình tiết phạm tội nhiều
lần chỉ được xét đến là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong mốt
số tội phạm khác nhau được quy định tại 6 điều luật tương ứng; còn tại

1

TIEU LUAN MOI download :


BLHS năm 1999 đã tăng lên là 48 điều; và cuối cùng tại BLHS năm 2015
con số đó đã là 83 điều.
Vì vậy có thể nói rằng, trước sự địi hỏi đổi mới của cuộc đấu tranh
phòng ngừa tội phạm, việc nghiên cứu chế định phạm tội nhiều lần trong pháp
luật hình sự Việt Nam hiện nay có ý nghĩa quan trọng khơng những về mặt lý
luận mà cịn là đòi hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp
hoàn thiện chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chính vì vậy, bản thân tơi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định phạm tội nhiều lần trong luật
hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2010-2016)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng của chế định đa tội
phạm vẫn chưa được điều chỉnh bằng một quy phạm riêng biệt nào trong
Phần chung BLHS Việt Nam đã và đang hiện hành, mà chỉ được quy định
với tính chất là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm cụ thể
và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1985 (điểm
“i” khoản 1 Điều 39); cũng như trong BLHS năm 1999 (điểm “g” khoản 1
Điều 48) [5, tr 78]
BLHS năm 2015 quy định tình tiết phạm tội nhiều lần (phạm tội 02 lần
trở lên) là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm g

khoản 1 Điều 52) và (điểm c, khoản 1, Điều 85) áp dụng đối với pháp nhân
thương mại.
Tình tiết này cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo
do các tác giả khác nhau biên soạn như:
1) Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1995), Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Phần chung), Hà Nội;

2

TIEU LUAN MOI download :


2) Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học BLHS (Phần chung),
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh;
3) Lê Văn Cảm chủ biên cùng Tập thể tác giả (2003), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
4) Lê Văn Đệ (2003), Chế định nhiều tội phạm - những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
5) Võ Khánh Vinh chủ biên cùng Tập thể tác giả (2005), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội;
6) Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên cùng Tập thể tác giả (2007), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; v.v...
Một số nhà khoa học - luật gia về pháp luật hình sự Việt Nam đã dành
khơng ít cơng sức cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các cơng
trình nghiên cứu của GS.TSKH Lê Văn Cảm:
1) Lê Cảm (2001), Chế định đa (nhiều) tội phạm và mơ hình lý luận
của nó trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 6/2001;
2) Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật
hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3) Lê Cảm (2004), Trịnh Quốc Toản, Định tội danh: lý luận hướng dẫn

mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
4) Lê Cảm (2005), Chế định đa tội phạm trong Sách chuyên khảo sau
đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
Ngồi ra, cịn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như:
1) Trịnh Đình Thể, Cần hiểu chính xác về tình tiết tăng nặng chung và
tình tiết tăng nặng định khung trong BLHS, Tạp chí Tịa án nhân dân số
8/1998;
2) Mai Bộ, Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 1/1999;

3

TIEU LUAN MOI download :


3) Dương Tuyết Miên, Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm
hình sự theo BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2003;
4) Nguyễn Hải Dũng, Về việc áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần,
phạm tội đối với nhiều người trong một số tội phạm của BLHS năm 1999, Tạp
chí Kiểm sát số 2/2005;
5) Lê Văn Luật, Bàn về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "Phạm
tội nhiều lần" quy định trong Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp
lý số 4/2006, tr 35;
6) Vũ Thành Long, Áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về tình
tiết tăng nặng phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần, Tạp chí Kiểm sát số
21/2006;
7) Đỗ Thanh Huyền, Bàn về phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần,
Tạp chí Tịa án nhân dân số 8 tháng 4/2007;
8) Vũ Hồng Thiêm, Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự trong giải quyết hình phạt - tồn tại và giải pháp, Tạp chí Tịa án nhân
dân số 10 tháng 05/2008;
9) Hồ Sĩ Sơn, Những hạn chế trong các quy định của BLHS năm 1999
về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục,
Tạp chí Tịa án nhân dân số 16/2008;
10) Đinh Văn Quế, Một số vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân số
4/2010 v.v...
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu lý luận chun sâu và có hệ thống vấn
đề phạm tội nhiều lần, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một
cách đúng mức. Do vậy, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề
phạm tội nhiều lần cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy
đủ và sâu sắc hơn.

4

TIEU LUAN MOI download :


3. Phạm vi nghiên cứu
“Phạm tội nhiều lần” là một vấn đề tương đối hẹp nhưng lại phức tạp.
Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ xem xét và giải quyết một số
nội dung cơ bản xung quanh vấn đề phạm tội nhiều lần như:
1) Khái niệm và đặc điểm của phạm tội nhiều lần;
2) Phân biệt phạm tội nhiều lần và một số tình tiết khác thuộc chế định
đa tội phạm như phạm nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất
chun nghiệp, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
3) Những quy định của pháp luật Việt Nam về "Phạm tội nhiều lần";
4) Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật hình sự Việt Nam về phạm
tội nhiều lần trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2010-2016);

5) Những điểm mới của Bộ Luật Hình sự 2015 và sự cần thiết hồn
thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về chế định phạm tội
nhiều lần.
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung tương đối cơ bản của phạm tội
nhiều lần, luận văn tiếp tục nghiên cứu tình tiết này trên phương diện lập pháp
và việc áp dụng chế định này trong thực tiễn xét xử để từ đó mạnh dạn đưa ra
các kiến nghị cho việc định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về “phạm
tội nhiều lần” trong pháp luật hình sự Việt Nam tương lai.
4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vụ án trên đại bàn tỉnh Hà Tĩnh làm cơ sở
nhận thức lý luận cho mình cũng như chứng minh cho những luận điểm mà
mình đã phân tích tại nhiều luận cứ được đưa ra.
Mục đính nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý
luận về phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam. Đồng thời luận văn
cịn phân tích và đánh giá một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những
quy định của pháp luật hình sự về phạm tội nhiều lần để từ đó đưa ra những

5

TIEU LUAN MOI download :


kiến nghị cho việc áp dụng được thống nhất, tránh tình trạng hiểu sai về
tình tiết này.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu bản án điển
hình... để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề đã được
nêu ra trong luận văn. Cụ thể đó là:
Phương pháp phân tích: Luận văn đã phân tích chi tiết các vấn đề có

liên quan đến vấn đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể đánh giá được thực
tiễn áp dụng. Các nội dung cần phân tích bao gồm: Phân tích các vấn đề lý
luận về phạm tội nhiều lần, phân tích các thơng số về tình hình phạm tội,
người phạm tội, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
hình sự về phạm tội nhiều lần...
Phương pháp so sánh: Là việc so sánh các vấn đề có liên quan đến vấn
đề phạm tội nhiều lần, từ đó có thể rút ra các kết luận mang tính đánh giá. Các
nội dung so sánh bao gồm: so sánh giữa phạm tội nhiều lần và phạm nhiều
tội; phạm tội liên tục; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm; tái phạm
nguy hiểm.
Phương pháp tổng hợp: Đó là việc khái qt hóa tồn bộ các nhận định
độc lập sau khi phân tích, so sánh từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể. Phương
pháp tổng hợp giúp cho quá trình đánh giá tránh khỏi sự phân tán, rời rạc và
thiếu trọng tâm. Các nội dung tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc
có mối liên hệ qua lại, trong đó xác định những nội dung cơ bản chi phối nhận
định chung.
Nghiên cứu các vụ án điển hình: Đây là một phương pháp nghiên cứu
quan trọng của luận văn. Đó là những thực tiễn để chứng minh và làm sáng tỏ
các vấn đề lý luận mà tác giả đã đưa ra.

6

TIEU LUAN MOI download :


6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của luận văn
Cơ sở khoa học của Luận văn là nghiên cứu các luận điểm về phạm tội
nhiều lần và các văn bản hướng dẫn thi hành luật hình sự Việt Nam, cũng như
các cơng trình khoa học, sách báo của các tác giả có liên quan đến vấn đề này.
Đồng thời qua xem xét việc áp dụng các quy định về phạm tội nhiều lần theo

luật hình sự Việt Nam và qua nghiên cứu các bản án của Tòa án nhân dân các
cấp, những vụ án hình sự do cơ quan công an điều tra, khởi tố…
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Việc làm rõ khái niệm, đặc điểm của vấn đề phạm tội nhiều lần, bản
chất pháp lý của nó, đồng thời trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng để đưa
ra các kiến nghị phù hợp - đó là ý nghĩa cơ bản của luận văn.
Ngồi ra, luận văn cịn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận bổ
sung cho mốt số nhà nghiên cứu, luật gia, các sinh viên, học viên và cán bộ
thực tiễn … cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự trong vấn đề phạm tội nhiều lần phục vụ cho việc
đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo
người phạm tội hiện nay ở nước ta.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về "Phạm tội nhiều lần" trong pháp
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về "Phạm tội
nhiều lần" và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn từ 2010- 2016).
Chương 3: Định hướng của việc tiếp tục hoàn thiện các quy phạm về
"Phạm tội nhiều lần" trong pháp luật hình sự Việt Nam tương lai.

7

TIEU LUAN MOI download :


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ "PHẠM TỘI NHIỀU LẦN"
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Vài nét về chế định đa (nhiều) tội phạm
Phạm tội nhiều lần là một vấn đề rất phức tạp trong khoa học luật hình
sự cũng như trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta.
Phạm tội nhiều lần với tính chất là một dạng của chế định đa tội
phạm. Do đó trước khi tìm hiểu về chế định này, chúng ta cần hiểu về chế
định đa tội phạm.
Theo quan điểm của PGS.TS Lê Văn Đệ:
Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở
lên, không phụ thuộc vào việc người đó đã bị xét xử về các tội đã
phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và khơng có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi
tố vụ án hình sự [15, tr 19].
Theo quan điểm của PGS.TS Võ Khánh Vinh:
Chế định đa tội phạm là một chế định của luật hình sự cần
bao hàm tất cả những trường hợp khi một người thực hiện một số
tội phạm với điều kiện nếu như đối với các tội này người đó vẫn
chưa hết án tích hoặc thời hiệu truy tố về hình sự.[36, tr 26].
Theo quan điểm của GS. TSKH Lê Văn Cảm:
Đa tội phạm là một chế định độc lập của luật hình sự Việt
Nam bao gồm các dạng (trường hợp) như phạm tội nhiều lần, phạm
nhiều tội, tái phạm và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, mà
trong những điều kiện như nhau các dạng này thường cho thấy tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao của tội phạm được thực
hiện, cũng như của nhân thân người phạm tội [5, tr 75].

8

TIEU LUAN MOI download :



Khi xem xét các khái niệm trên cho ta thấy, đa tội phạm không chỉ là
trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên và người phạm tội vẫn chưa bị
xét xử (phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội) mà còn bao gồm cả trường hợp
phạm từ hai tội trở lên và có thể đã bị đưa ra xét xử (tái phạm, phạm tội có
tính chất chun nghiệp).
Qua so sánh đặc điểm của bốn dạng tội phạm nói trên thì có thể thấy
chúng có một đặc điểm chung là người phạm tội phạm từ hai tội trở lên và
vẫn cịn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở mỗi dạng lại nổi
bật lên một điểm khác biệt để phân biệt giữa các dạng tội phạm khác nhau.
Đối với phạm tội nhiều lần: đặc điểm nổi bật là phạm từ hai tội trở lên
và những tội ấy được quy định tại cùng một điều và người phạm tội vẫn chưa
bị xét xử.
Đối với phạm nhiều tội: người phạm tội cũng phạm từ hai tội trở lên,
những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau và người phạm tội cũng
chưa bị đưa ra xét xử về tội nào trong số những tội ấy.
Đối với tái phạm: đặc điểm khác biệt của nó là ở chỗ người phạm tội
trước đó đã bị kết án về bất kỳ tội phạm nào, chưa được xóa án tích mà lại
phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
do vô ý.
Đối với phạm tội có tính chất chun nghiệp: người phạm tội phạm tội
nhiều lần, có tính chất liên tục, có hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập, nguồn
sống chủ yếu của người phạm tội, người phạm tội có thể bị đưa ra xét xử ở
các lần khác nhau.
Do đó, khi nghiên cứu về chế định đa tội phạm ta có thể thấy được tính
phức tạp cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội và những thiệt hại do hành vi này gây ra thường là nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng. Phạm tội nhiều lần chính là một trong các dạng tội
phạm có tính chất như vậy.

9


TIEU LUAN MOI download :


1.2. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của chế định phạm tội nhiều lần
1.2.1. Khái niệm tình tiết phạm tội nhiều lần
Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, trước khi Bộ luật hình sự
năm 1985 ra đời, phạm tội nhiều lần ít được các nhà lập pháp quan tâm đến.
Trong cuốn hệ thống hóa luật lệ về hình sự - Tập II do Tịa án nhân dân tối
cao xuất bản năm 1979, lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm phạm tội nhiều lần:
“Đây là trường hợp phạm một tội nhiều lần (như hiếp dâm nhiều lần hoặc
tham ô nhiều lần) cùng một lúc hay trong những thời gian khác nhau, mà bị
phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần. Tất nhiên phạm một tội nhiều lần thì
cần xử nặng hơn trường hợp phạm tội đó chỉ có một lần” [15, tr 61]
BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 cũng chưa ghi
nhận chính thức định nghĩa pháp lý của khái niệm phạm tội nhiều lần và các
văn bản hướng dẫn giải thích thế nào là phạm tội nhiều lần nhưng trong thực
tiễn đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về tình tiết này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần
trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm,
bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội
phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng
một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần
thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội,
xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố,
xét xử... [25, tr 126].
Quan điểm thứ hai cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy
được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của

điều luật) tương ứng trong Phần riêng BLHS, đồng thời đối với

10

TIEU LUAN MOI download :


những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và
người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [6, tr 390].
Quan điểm thứ ba cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là có từ hai lần trở lên phạm cùng một
loại tội, trong đó mỗi lần đều đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm,
chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hạn truy cứu
trách nhiệm hình sự, nay các lần phạm tội đó được xét xử trong
cùng một bản án [32, tr 118].
Quan điểm thứ tư cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là đã từ hai lần phạm tội đó trở lên, mà
mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội phạm phải,
đồng thời, trong các lần phạm tội đó, chưa có lần nào bị truy cứu
trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự [19, tr 23-29].
Quan điểm thứ năm cho rằng:
Phạm tội nhiều lần là phạm tội trong trường hợp hành vi của
chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội
ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều trong
Phần các tội phạm của BLHS và bị xét xử cùng một lần [15, tr 68].
Quan điểm thứ 6 nêu rõ:
Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội phạm mà
trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa
bị xét xử. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã

phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình
thường [27, tr 14] .
Qua xem xét các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu:
Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy

11

TIEU LUAN MOI download :


được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của
điều luật) tương ứng trong Phần riêng BLHS, đồng thời đối với
những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và
người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [6, tr 390].
Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể thấy tình tiết phạm tội nhiều
lần bao gồm năm nội dung sau:
(1) Phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi
phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác
nhau (ví dụ: phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối đối với
nhiều người - điểm c khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999, nhiều lần trộm cắp,
nhiều lần hiếp dâm...).
(2) Nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ
các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.
(3) Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật
cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1999 (cùng là tội trộm cắp,
hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, có thể phạm tội ở các khoản khác nhau
của cùng một điều luật.
(4) Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
(như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án...) và cùng bị đưa ra xét xử một lần

trong cùng một vụ án (được tuyên trong một bản án).
(5) Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản
thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của
các lần phạm tội cộng lại [22].
Do đó, có thể thấy việc hiểu về tình tiết phạm tội nhiều lần khá phức
tạp. Mặt khác để hiểu đúng về tình tiết phạm tội nhiều lần chúng ta cần phải
phân biệt nó với các tình tiết khác thuộc chế định đa tội phạm như: phạm

12

TIEU LUAN MOI download :


nhiều tội, phạm tội liên tục, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm, tái
phạm nguy hiểm. Đây là những tình tiết có nhiều dấu hiệu giống nhau, nếu
khơng phân biệt được sẽ dẫn đến việc hiểu sai và áp dụng sai.
1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của tình tiết phạm tội nhiều lần
Qua xem xét các khái niệm nói trên chúng ta thấy tình tiết phạm tội
nhiều lần có những đặc điểm cơ bản như sau:
a) Người phạm tội thực hiện từ hai lần trở lên hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị luật hình sự cấm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi
đe dọa xâm phạm hoặc xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng
phải có đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành một tội phạm độc lập.
Các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm bao gồm bốn yếu tố: khách
thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Đây là một đặc điểm quan
trọng để xác định có phải người phạm tội đã thực hiện từ hai lần hành vi nguy
hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm hay khơng. Nếu hành vi khơng có đầy đủ
các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập thì khơng thể xác định được

đó là tình tiết phạm tội nhiều lần.
c) Tội phạm được qui định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều
tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS (1985, 1999, 2015).
Đây là một đặc điểm đặc trưng của tình tiết phạm tội nhiều lần và dùng để
phân biệt với tình tiết phạm nhiều tội. Người phạm tội thực hiện từ hai lần hành
vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mỗi lần thực hiện hành vi phải có
đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc lập và tội phạm đó do cùng
một điều hoặc một khoản tương ứng quy định tại luật hình sự Việt Nam.
d) Tội phạm này vẫn phải còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và
người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần.

13

TIEU LUAN MOI download :


Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 45
(BLHS năm 1985), Điều 23 (BLHS năm 1999) và Điều 27 (BLHS năm
2015). Nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội
khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Do đó, hành vi nói trên khơng bị
tính là một lần phạm tội.
Đặc điểm "người phạm tội phải bị đưa ra xét xử cùng một lần" có nghĩa
là các hành vi phạm tội trước đó chưa bị đưa ra xét xử lần nào. Đây là một
đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa tình tiết phạm tội nhiều lần và tình tiết tái
phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, trên đây là bốn đặc điểm cần và đủ để có thể đánh giá thế nào
là phạm tội nhiều lần. Nếu thiếu một trong bốn đặc điểm hay cịn gọi là các dấu
hiệu nói trên thì khó có thể coi đó là tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần.
1.3. Phân biệt phạm tội nhiều lần với một số tình tiết khác có liên
quan trong pháp luật hình sự Việt Nam

1.3.1. Phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội
"Phạm nhiều tội với tính chất là một dạng của chế định đa tội phạm
vẫn chưa được điều chỉnh bằng một quy phạm riêng biệt nào trong Phần
chung pháp luật hình sự Việt Nam đã và đang hiện hành, mà thuật ngữ
“phạm nhiều tội” chỉ được đề cập đến trong tên gọi của một Điều luật
"Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội" (Điều 41 BLHS
năm 1985 trước đây và Điều 50 BLHS năm 1999). Ngoài ra, ở một mức độ
nhất định dạng đa tội phạm này cũng được đề cập đối với riêng một số tội
phạm cụ thể trong một vài giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực
tiễn xét xử nước ta” [5, tr. 79].
BLHS năm 2015 quy định tại Điều 55: Quyết định hình phạt trong
trường hợp phạm nhiều tội.
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tịa án quyết định
hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

14

TIEU LUAN MOI download :


1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ
hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại
thành hình phạt chung; hình phạt chung khơng được vượt quá 03
năm đối với hình phạt cải tạo khơng giam giữ, 30 năm đối với hình
phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo khơng giam giữ, tù
có thời hạn, thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ được chuyển đổi
thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ
được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt

chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là
tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là
tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền khơng tổng hợp với các loại hình phạt khác; các
khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất khơng tổng hợp với các loại hình phạt khác;
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt
chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối
với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền
phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án
phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên [28].
Vì vậy, để phân biệt hai tình tiết phạm tội nhiều lần và phạm nhiều tội
chúng ta có thể dựa vào các khái niệm, các đặc điểm của nó dưới góc độ khoa
học luật hình sự.

15

TIEU LUAN MOI download :


Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy
được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của
điều luật) tương ứng trong Phần các tôi phạm củaBLHS, đồng thời
đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử [6, tr 390].
Phạm nhiều tội là trường hợp một chủ thể thực hiện hai tội

phạm trở lên, mà những tội phạm đó được quy định tại các điều luật
khác nhau hoặc các khoản khác nhau của một điều luật trong Phần
các tội phạm của BLHS, nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về
tội nào trong số các tội ấy [15, tr 49].
Phạm tội nhiều lần là phạm tội trong trường hợp hành vi của
chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội
ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều trong
Phần các tội phạm của BLHS và bị xét xử cùng một lần [15, tr 68].
Phạm nhiều tội được hiểu là trường hợp các hành vi của
người phạm do một người thực hiện được quy định khơng những
trong các điều luật khác nhau mà cịn được quy định trong các
khoản khác nhau thuộc Phần các tội phạm của BLHS và người
phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội ấy [36, tr 211].
Từ bốn khái niệm cơ bản nói trên, có thể thấy đặc điểm duy nhất để
phân biệt hai tình tiết này là: số lần phạm tội từ hai lần trở lên nhưng ở tình
tiết phạm tội nhiều lần thì những tội ấy được quy định tại cùng một điều (hoặc
một khoản của điều) tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS, cịn ở
tình tiết phạm nhiều tội thì những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau
(hoặc tại các khoản khác nhau của cùng một điều nếu các đối tượng của tội
phạm khác nhau) trong Phần các tội phạm của BLHS.

16

TIEU LUAN MOI download :


1.3.2. Phạm tội nhiều lần và phạm tội liên tục
Phạm tội nhiều lần và phạm tội liên tục nếu xét về thuật ngữ "nhiều
lần" và thuật ngữ "liên tục" ta thấy chúng dường như là tương đồng nhưng
thực ra về bản chất là rất khác nhau.

Phạm tội liên tục là một trong ba dạng của tội đơn nhất phức tạp bao
gồm tội ghép (ví dụ: tội cướp tài sản, tội hiếp dâm); tội kéo dài (ví dụ: tội tàng
trữ vũ khí trái phép, tội đào ngũ) và tội liên tục. Chúng ta có thể hiểu phạm tội
liên tục là:
Khi tội phạm được hình thành từ một loạt hành vi nguy hiểm
cho xã hội giống nhau, mà các hành vi đó có một mục đích chung,
được thực hiện với một ý định phạm tội thống nhất, cùng xâm hại
đến một khách thể và trong sự tổng hợp của những hành vi đó thì
cấu thành một tội phạm độc lập (ví dụ: tội bức tử; tội ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái; v.v…) [5, tr 77].
Như vậy, phạm tội liên tục cũng là phạm tội được hình thành từ nhiều
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, nhưng khác với phạm tội
nhiều lần một loạt hành vi nguy hiểm của phạm tội liên tục mới cấu thành nên
một tội vì mỗi hành vi chưa đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm độc
lập, cịn với tình tiết phạm tội nhiều lần thì hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong mỗi lần thực hiện bao giờ cũng có đầy đủ các dấu hiệu của một cấu
thành tội phạm độc lập. Mặt khác, xét về hậu quả cũng như thiệt hại cho xã
hội do hành vi gây ra thì phạm tội nhiều lần gây ra thiệt hại lớn hơn rất nhiều
so với phạm tội liên tục. Về mức độ trách nhiệm hình sự, phạm tội nhiều lần
là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cịn phạm tội liên tục nhằm để chỉ ra
tội đó do một loạt hành vi cấu thành nên nó chỉ là tình tiết định tội mà thơi.
1.3.3. Phạm tội nhiều lần và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
Cũng giống với chế định phạm tội nhiều lần, định nghĩa pháp lý của

17

TIEU LUAN MOI download :


khái niệm phạm tội có tính chất chun nghiệp chưa được nhà làm luật chính

thức ghi nhận về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Việc nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, khái niệm phạm tội có tính
chất chun nghiệp có thể được hiểu là một dạng đặc biệt của phạm tội nhiều
lần, tức là ngoài các dấu hiệu của phạm tội nhiều lần ra (như: hành vi của bị
cáo có đầy đủ các dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy
định tại cùng một điều hoặc một khoản của điều trong BLHS và bị cáo được
đưa ra xét xử cùng một lần), hành vi phạm tội nhất thiết phải có thêm một số
dấu hiệu đặc trưng khác chủ yếu như sau: a) có tính chất liên tục, b) nhằm
mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính và, c) hoạt động phạm tội đã trở thành
hệ thống, tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của bị cáo.
Như vậy, từ các dấu hiệu đặc trưng chủ yếu mà khái niệm phạm tội có
tính chất chun nghiệp bắt buộc phải có đã cho phép khẳng định rằng, khái
niệm này (phạm tội có tính chất chun nghiệp) về cơ bản liên quan đến các
tội mang tính chất vụ lợi, kinh tế hoặc xâm phạm sở hữu.
Sự giống nhau và sự khác nhau của trường hợp phạm tội có tính chất
chun nghiệp và trường hợp phạm tội nhiều lần là ở chỗ: a) sự giống nhau –
trong cả hai trường hợp người phạm tội đều thực hiện hành vi phạm tội từ hai lần
trở lên; b) sự khác nhau – trong trường hợp đầu hoạt động phạm tội của bị cáo đã
trở thành phương tiện kiếm sống của mình (tức là ln ln nhằm mục đích vụ
lợi hay làm giàu bất chính, có tính chất liên tục và hệ thống để tạo nên nguồn thu
nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu), nhưng trong trường hợp sau thì hoạt
động phạm tội của bị cáo không phải là phương tiện kiếm sống của mình.
Tuy nhiên, khi áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp
Cần lưu ý rằng khái niệm chuyên nghiệp được hiểu ở đây
không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người…, tính
chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm

18

TIEU LUAN MOI download :



đó được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội coi việc phạm
tội đó là phương tiện kiếm sống [9, tr 114-115]
Xem xét phạm tội có tính chất chun nghiệp dưới góc độ khoa học
luật hình sự, chế định này được hiểu là phạm tội nhiều lần, có tính chất liên
tục và nhằm mục đích vụ lợi hay làm giàu bất chính mà hoạt động phạm tội
đã trở thành hệ thống và tạo nên nguồn thu nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ
yếu của người phạm tội.
Qua đó chúng ta nhận thấy, phạm tội có tính chất chun nghiệp thể
hiện tính nguy hiểm và mang cấp độ cao hơn so với tình tiết phạm tội nhiều
lần. Phạm tội nhiều lần chỉ để chỉ người phạm tội thực hiện từ hai lần hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Cịn đối với phạm tội có tính chất
chun nghiệp thì các hành vi phạm tội có tính chất liên tục, các hành vi
phạm tội đã trở thành hoạt động phạm tội có hệ thống và tạo nên nguồn thu
nhập cơ bản hoặc nguồn sống chủ yếu của người phạm tội.
Bên cạnh đó, nếu ở tình tiết phạm tội nhiều lần mà các lần người phạm
tội thực hiện hành vi phạm tội chưa bị đưa ra xét xử lần nào thì ở tình tiết
phạm tội có tính chất chuyên nghiệp người phạm tội có thể bị đưa ra xét xử ở
các lần khác nhau. Bởi vì có thể ngay sau khi được xóa án tích người phạm tội
lại tiếp tục thực hiện một loạt tội phạm cùng nhóm.
1.3.4. Phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm
Khơng giống như tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm được quy định bằng một chế định độc lập (tại Điều 40 BLHS năm 1985;
Điều 49 BLHS năm 1999 và Điều 53 BLHS năm 2015).
Theo đó, một người chỉ được coi là tái phạm khi có đầy đủ các diều
kiện sau đây:
Thứ nhất, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người
có bản án kết tội của Tịa án mà khơng phụ thuộc vào việc bản án
đó có hiệu lực hay chưa.


19

TIEU LUAN MOI download :


×