MƠN:LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
ĐỀ BÀI 04:
“Phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật Thi
hành án dân sự Việt Nam hiện hành về biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự và nêu kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.”
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
Ngày:
Địa điểm:
Nhóm số:
Lớp:
Khóa:
Tổng số thành viên của nhóm:
Có mặt:
Vắng mặt:
Có lý do:
Khơng lý do:
Tên bài tập:
Môn học: Luật thi hành án dân sự
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện
Kết quả như sau:
Đánh giá
của SV
STT
MSSV
SV
ký tên
Họ và tên
A
Kết quả điểm bài viết: ............................
- Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
- Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
Kết quả điểm thuyết trình:…………….
- Giáo viên cho thuyết trình:…………….
Điểm kết luận cuối cùng:………………
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
B
C
Đánh giá
của GV
Điểm Điểm
(số) (chữ)
NHÓM TRƯỞNG
GV
ký
tên
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
THADS
Thi hành án dân sự
THA
Thi hành án
CHV
Chấp hành viên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 1
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ..... 1
1.1
Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ......................................... 1
1.2
Đặc điểm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .......................................... 1
1.3
Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ...................................... 2
II.
Nội dung quy định của pháp luật Thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự ........................................................................................... 3
2.1
Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ ..................................... 3
2.2
Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ............................................ 6
2.3
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản ......................................................................................................... 8
III.
Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự ............................................................................... 10
3.1
Những thuận lợi khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ....... 10
3.2
Một số khó khăn vướng mắc khi áp dụng các biện pháp bảo đảm ............. 11
3.3
Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự ......................................................................................................................... 13
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 14
MỞ ĐẦU
Nếu giai đoạn giải quyết vụ việc tại Tòa án, Trọng tài, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh đã làm rõ tình tiết của vụ việc và áp dụng các quy định pháp luật quyết định quyền và
nghĩa vụ của đương sự thì quyền và nghĩa vụ đó muốn có hiệu lực trên thực tế thì phải
thơng qua hoạt động thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự. Thực tiễn cho thấy nhiều
trường hợp ngay sau khi có bản án, quyết định của Tịa án, Người phải thi hành án thay vì
tự nguyện thi hành án mà có động thái, hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án
hoặc tẩu tán, hủy hoại tài sản để không phải thi hành án. Để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt
động thi hành án, Cơ quan thi hành án sẽ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Nhận thấy được vị trí và vai trò quan trọng của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, nhóm
rõ hơn vấn đề sau: “Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Thi hành án dân sự
Việt Nam hiện hành về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và nêu kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về vấn đề này.”
NỘI DUNG
I.
Một số vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là một chế định hoàn toàn mới, lần đầu tiên
được quy định trong pháp luật về thi hành án dân sự ở nước ta kể từ Pháp lệnh thi hành án
dân sự năm 2004. Biện pháp bảo đảm THADS là phương thức mà cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền THADS áp dụng đối với tài sản của người phải thi hành án nhằm kịp thời bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, bảo đảm hiệu quả của hoạt động THA, song chưa
cần thiết đến mức phải áp dụng một biện pháp phức tạp như biện pháp cưỡng chế.
Trong Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam có nêu ra khái niệm về biện pháp
bảo đảm thi hành án như sau:“Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí
đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định
đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc
thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình do Chấp
hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.”1
1.2 Đặc điểm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Thứ nhất, áp dụng biện pháp bảo đảm THADS được thể hiện thông qua việc ban
hành quyết định của Chấp hành viên. Chấp hành viên là chủ thể duy nhất trong cơ quan
1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2019, tr. 222
1
THADS có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm THADS. Mặt khác, việc áp dụng biện
pháp bảo đảm THADS chỉ có hiệu lực khi được Chấp hành viên quyết định dưới hình thức
văn bản quyết định.
Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là tài sản. Chấp hành
viên sau khi có căn cứ xác định tài sản là của người phải thi hành án thì có quyền áp dụng
biện pháp bảo đảm đối với tài sản đó. Tài sản đó có thể đang do người phải thi hành án
hoặc do người thứ ba đang quản lý sử dụng.
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết
định áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự và người yêu cầu phải chịu
trách nhiệm về việc áp dụng. Trong trường hợp Chấp hành viên tự mình hoặc đương sự yêu
cầu áp dụng nếu biện pháp bảo đảm THADS không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp
dụng hoặc cho người thứ ba thì phải có trách nhiệm bồi thường.
Thứ tư, biện pháp bảo đảm THADS khi được áp dụng chưa làm thay đổi, chuyển
dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng. Với mục đích ngăn
chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản,
nhằm bảo toàn tài sản đó, đảm bảo điều kiện thi hành án, biện pháp bảo đảm THADS mới
chỉ làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó của chủ sở hữu, chủ sử dụng tài
sản. Đây là điểm khác biệt giữa biện pháp bảo đảm với biện pháp cưỡng chế, bởi khi áp
dụng biện pháp cưỡng chế đồng nghĩa với việc tước bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của
người phải thi hành án.
Thứ năm, biện pháp bảo đảm THADS có thể được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời
điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án. Biện pháp bảo đảm THADS
có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện
thi hành án và cũng thể được áp dụng tại thời điểm trước hoặc trong quá trình cưỡng chế
thi hành án nếu xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, trốn tránh thi hành án của
đương sư.
1.3 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các biện pháp
bảo đảm THADS có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trị quan trọng đối với kết quả tổ chức
thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm THADS đã góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh
của pháp luật.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là tiền đề, cơ sở cho
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Sau khi bị áp dụng các biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan
thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm buộc người
thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ của họ.
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS góp phần nâng cao ý thức của đương sự, người
có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm THADS đôn
đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình. Khi tài sản của người
phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế sử dụng, định đoạt họ sẽ nhận thấy
giải pháp có lợi hơn cả là tự nguyện thi hành các nghĩa vụ của mình đã được xác định trong
bản án, quyết định của Tòa.
II. Nội dung quy định của pháp luật Thi hành án dân sự hiện hành về biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự
Như đã đề cập ở phần I, Biện pháp bảo đảm THADS có vai trị quan trọng trong việc
đảm bảo áp dụng các trình tự, thủ tục xử lý tài sản THA, góp phần nâng cao hiệu quả
THADS. Tùy từng trường hợp cụ thể mà biện pháp bảo đảm THADS tương ứng sẽ được
Chấp hành viên áp dụng để tổ chức việc thi hành án. Xuất phát từ định hướng về mục tiêu,
bản chất, đặc điểm của biện pháp bảo đảm thi hành án, Luật thi hành án dân sự năm 2014
dành Mục I chương IV để quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự từ Điều
66 đến Điều 69.
2.1 Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Điều 67 Luật THADS năm 2014
và được hướng dẫn thi hành tại Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Biện pháp này được
quy định nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường với sự phong
phú, đa dạng về hình thức thanh tốn trong các hoạt động kinh tế, trong đó có hình thức
thanh tốn chuyển khoản. Các quy định của pháp luật về biện pháp phong tỏa tài khoản
gồm những nội dung cơ bản sau:
-
Căn cứ áp dụng và đối tượng bị áp dụng:
Điều kiện trước tiên để áp dụng biện pháp này người phải THA có nghĩa vụ trả tiền,
3
tiếp đến là người đó phải có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc tổ chức tín
dụng, tài chính và tài khoản đó phải có số tiền để đảm bảo thi hành án. Sau khi xác minh
đủ các điều kiện trên, Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với tài
khoản của người phải thi hành án theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật THADS
năm 2014: “1. Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường
hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.” Khi lựa chọn áp dụng biện pháp
này, Chấp hành viên luôn đặc biệt cẩn trọng bởi nếu khi áp dụng sai không chỉ sẽ gây ảnh
hưởng tới chủ sở hữu tài khoản mà còn có thể dẫn tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
-
Quyền yêu cầu áp dụng:
Theo quy định tại Điều 66, Điều 67 Luật THADS năm 2014 thì việc áp dụng biện
pháp phong tỏa tài khoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng
văn bản của đương sự.
Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật THADS năm 2014 quy định người được THA có quyền:
“a)…áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định
trong Luật này;”. Đây là một quyền quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người được THA, thực tế cho thấy, không phải lúc nào Chấp hành viên cũng có thể nắm rõ
được thông tin tài khoản của người phải THA bởi những hành vi cố tình che giấu tinh xảo
nhằm tẩu tán tài sản, làm cản trở hoạt động thi hành án. Do đó, Luật thi hành án dân sự quy
định người được thi hành án có quyền chủ động đề nghị áp dụng biện pháp phong tỏa tài
khoản, Chấp hành viên sẽ phải áp dụng biện pháp bảo đảm sau khi nhận được đề nghị. Mặt
khác, để tránh trường hợp người được THA tùy tiện yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm,
Luật cũng quy định người được THA phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của
mình.2
-
Trình tự, thủ tục áp dụng:
Bước 1: Thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải thi hành án.
Tuy pháp luật hiện hành chưa quy định trách nhiệm về việc thu thập thông tin nhưng việc
Chấp hành viên thu thập thông tin tài khoản, tài sản gửi giữ của người phải THA tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước là hết sức quan trọng bởi nếu CHV khơng thu
thập đầy đủ, chính xác về tài khoản của người phải THA sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp
phong tỏa tài khoản không kịp thời, khơng đúng đối tượng và có thể dẫn đến việc người
phải THA tẩu tán tiền trong tài khoản. Dự liệu được rằng Chấp hành viên sẽ phải phối với
2
Khoản 2 Điều 66 Luật thi hành án dân sự năm 2014.
4
với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong q trình thu thập, Thơng tư liên tịch số
02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN quy định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về việc từ chối cung cấp thông tin
của người phải THA mà không có lý do chính đáng gây ảnh hưởng tới q trình thi hành
án.3
Bước 2: Ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.
Điều này cũng có nghĩa việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản phải được cơ quan
THADS áp dụng dưới hình thức ban hành quyết định. Căn cứ thơng tin từ việc thu thập,
xác minh từ ngân hàng, tổ chức tín dụng thì Chấp hành viên ra quyết định phong tỏa tài
khoản, trong quyết định phải ghi rõ chủ tài khoản, địa chỉ, nơi cư trú hoặc trụ sở, số tài
khoản,… theo đúng quy định pháp luật. 4 Mục đích quan trọng nhất của biện pháp phong
tỏa là đảm bảo số tiền cần thiết để thực hiện nghĩa vụ thi hành án, do đó, Nghị định
62/2015/NĐ-CP quy định Chấp hành viên chỉ phong tỏa số tiền tương ứng với nghĩa vụ
phải thi hành án, số tiền còn lại vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ tài khoản.5
Tính chất của việc áp dụng biện pháp phong tỏa luôn là nhanh chóng và kịp thời nên
nếu Chấp hành viên cần áp dụng ngay biện pháp phong tỏa tài khoản mà phải đợi đến khi
ban hành quyết định áp dụng thì có thể sẽ ảnh hưởng tới tính chất này, do vậy, pháp luật
quy định trường hợp cần phong toả ngay tài khoản, tài sản của người phải thi hành án ở nơi
gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong toả thì CHV lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong toả tài
khoản, tài sản đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra
quyết định phong toả tài khoản, tài sản. 6
Bước 3: Tống đạt quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ. Sau khi ban
hành quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, CHV phải giao ngay quyết định
này cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản đó. Trong trường hợp phải lập biên bản
yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa như đã đề cập ở Bước 2 thì biên bản, quyết định
phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự 2014.
Căn cứ vào quyết định, ngân hàng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phong tỏa tài khoản, tài
Khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN.
Khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự năm 2014.
5
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
6
Khoản 2 Điều 67 Luật thi hành án dân sự năm 2014.
3
4
5
sản để đảm bảo thi hành án.
Bước 4: Thực hiện việc phong tỏa. Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi
giữ phát sinh hiệu lực ngay sau khi được giao cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản.
Với tính chất là bước đệm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hạn áp dụng
biện pháp bảo đảm nói chung cũng như biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản nói riêng là
10 ngày, hết thời hạn này, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật thi
hành án dân sự 2014.
2.2 Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật
THADS năm 2014 và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 18 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP. Biện pháp này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động THADS, nhằm
tạo điều kiện một cách tốt nhất để CHV thực hiện nhiệm vụ của mình.
Căn cứ áp dụng và đối tượng bị áp dụng:
-
Để áp dụng được biện pháp này thì người phải THA có nghĩa vụ trả tiền, trả giấy tờ,
trả vật, tiếp theo đó, Chấp hành viên cần phải xác minh tài sản, giấy tờ mà đương sự, tổ
chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng có liên quan đến việc THA và không thuộc
trường hợp không được kê biên.
Quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật THADS 2014 đã mở rộng hơn về đối tượng áp
dụng, cụ thể là ngoài tài sản, giấy tờ của người phải THA mà tài sản, giấy tờ của tổ chức,
cá nhân khác đang quản lý, sử dụng cũng bị áp dụng. Tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi
hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng có thể bao gồm 03 loại
sau đây:
Tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định
được thi hành là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án;
Tài sản, giấy tờ mà trước đó đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên,
tạm giữ để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ khác;
Tài sản, giấy tờ có thể là các tài sản, giấy tờ khơng được tuyên, không được xác định
trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa
vụ thanh toán.
- Quyền yêu cầu:
Tương tự như biện pháp phong tỏa tài khoản, Pháp luật quy định Chấp hành viên có
6
quyền tự mình áp dụng hoặc người được THA có quyền yêu cầu cơ quan THADS áp dụng
biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của người phải THA. Thực tế có ghi nhận trường hợp dù
người phải THA tự nguyện thi hành án nhưng tài sản, giấy tờ thi hành án lại đang thuộc sự
quản lý của bên thứ ba, do đó, để hạn chế tối đa tác động của bên thứ ba tới tài sản, giấy tờ
thi hành án, người phải THA có thể yêu cầu cơ quan THA tạm giữ tài sản, giấy tờ: “…Cơ
quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của
Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.”7
- Trình tự, thủ tục áp dụng:
Bước 1: Phát hiện tài sản, giấy tờ của đương sự. Việc này có thể xuất phát từ q
trình thực hiện nhiệm vụ của CHV hoặc do người được THA cung cấp.
Bước 2: Lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ. Áp dụng biện pháp này liên
quan đến quyền tài sản của đương sự do đó để đảm bảo tính minh bạch pháp luật quy định
mọi trường hợp việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đều phải được lập thành biên bản, có chữ ký
của Chấp hành viên và đương sự. Trong trường hợp đương sự khơng ký thì phải có chữ ký
của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho người phải thi
hành án.
Bước 3: Ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài
sản, giấy tờ làm hạn chế, ảnh hưởng đến quyền lợi ích của người phải THA. CHV phải ban
hành một quyết định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự bằng văn bản để dễ dàng
quản lý. Quyết định này sẽ thể hiện rõ nội dung của biên bản tạm giữ như tên cơ quan,
ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ pháp lý, loại tài sản, thời gian áp dụng, hậu quả
pháp lý.
Bước 4: Giao bảo quản tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều
18 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại
Điều 58 Luật THADS năm 2014. Sau khi lập xong biên bản giao bảo quản tài sản thì CHV
phải giao biên bản này cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được
giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ THA.
Bước 5: Xử lý tài sản, giấy tờ tạm giữ. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ
xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV
phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định. Trường hợp có căn cứ xác
định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA hoặc
7
Khoản 1 Điều 68 Luật thi hành án dân sự năm 2014
7
thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của
mình thì CHV phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử
dụng.
2.3 Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản được quy định tại Điều 69 Luật THADS 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều
19 Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Biện pháp bảo đảm này đặt tài sản của người phải thi hành
án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện
trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc
tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản.8
-
Căn cứ áp dụng và đối tượng bị áp dụng:
Để áp dụng biện pháp này, cần có ba điều kiện cơ bản sau: Đầu tiên, người phải THA
có nghĩa vụ trả tiền, trả tài sản; Thứ hai, người phải THA có tài sản đã đăng ký quyền sở
hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tài sản này có liên quan đến việc thi
hành án; Thứ ba, Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự nhận thấy cần
ngăn chặn, phát hiện đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, thay đổi hiện trạng tài sản được Chấp hành viên
áp dụng đối với các tài sản phải đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Một là, bất động sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải
THA. Hai là, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án.
- Quyền yêu cầu:
Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án về việc áp
dụng biện pháp bảo đảm khi nhận thấy người phải THA có dấu hiệu chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, tẩu tán tài sản sẽ ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án.
- Trình tự, thủ tục áp dụng:
Bước 1: Xác định thơng tin về tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, tẩu tán. Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên phải đặt ra những câu hỏi như:
Hoàng Lan, Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản để thi hành án: Nhiều khó khăn trong
áp dụng, />ngày truy cập: 12/10/2021.
8
8
Tài sản này có liên quan tới nghĩa vụ thi hành án hay không?; Tài sản này động sản hay
bất động sản?; Tài sản này là tài sản chung hay tài sản riêng?;… Thông tư liên tịch
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định trong việc xác minh tài sản thuộc
diện phải đăng ký quyền đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thì Chấp hành viên
có thể căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng
hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản hoặc thông qua chủ sở
hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng hoặc
người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức
năng về việc mua bán tài sản. 9
Bước 2: Ra quyết định áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng đăng ý, chuyển
quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án được thể hiện
bằng quyết định của CHV. Ví dụ: Trong quá trình thi hành án, CHV đã thực hiện việc thông
báo và ấn định thời hạn tự nguyện thi hành án đối với bà C. Do bà C không thực hiện nghĩa
vụ tự nguyện thi hành án nên CHV đã xác minh và biết được rằng bà C đang tiến hành
chuyển nhượng ngôi nhà thuộc thửa đất số 23-24 thuộc quyền sở hữu của bà C cho người
thứ ba, ngay sau đó, CHV đã ban hành quyết định số 150/QĐ-THA để áp dụng biện pháp
tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài để đảm bảo
thi hành án. 10
Bước 3: Thực hiện quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,
thay đổi hiện trạng tài sản. Trên cơ sở những loại tài sản khác nhau thì CHV sẽ gửi các
quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm đến những cơ quan có thẩm quyền khác nhau, nếu
là tài sản là động sản (ơ tơ, xe máy..) thì Chấp hành viên sẽ liên hệ tới cơ quan Cơng an,
Văn phịng cơng chứng,…; nếu tài sản là bất động sản thì Chấp hành viên sẽ liên hệ tới
UBND cấp xã nơi có đất, Phịng Tài ngun-mơi trường, Văn phịng đăng ký đất đai,… Để
tránh việc Chấp hành viên và đương sự tùy tiện áp dụng cũng như yêu cầu, Luật THADS
năm 2014 quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ, nếu tài sản thuộc quyền
sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV ra quyết định kê biên, xử lý tài sản của người
phải THA. Nếu tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải THA, CHV ra
9
Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC
Khánh Chi, Biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản, , ngày truy cập: 12/10/2021.
10
9
quyết định chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sỏ hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản. 11
III.
Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự
3.1 Những thuận lợi khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Thứ nhất, Luật Thi hành án dân sự 2014 đã bổ sung kịp thời quyền hạn cho các chấp
hành viên trong việc tạm giữ giấy tờ, tài sản để đảm bảo thi hành án mà từ trước đến nay
pháp luật còn đang bỏ ngỏ. Quy định này sẽ góp phần hồn thiện pháp luật về thi hành án
dân sự và tạo hành lang pháp lý cho các chấp hành viên thực hiện, hồn thành tốt nhiệm vụ
mà Nhà nước giao, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành
án.
Thứ hai, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án được quy định
trong Luật Thi hành án dân sự khá tinh gọn, nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục
tạo thuận lợi cho Chấp hành viên có thể kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài
sản, đảm bảo cho cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành án trong
những trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Chấp hành viên có
thể áp dụng biện pháp ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thi hành án, ngay cả trong trường
hợp chưa xác định được chủ sở hữu của tài sản, khi áp dụng biện pháp bảo đảm Chấp hành
viên không cần phải thông báo trước cho đương sự, tránh được việc đương sự có hành vi
tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Thứ ba, quy định pháp luật mang lại nhiều thuận lợi khi áp dụng biện pháp phong
tỏa tài khoản có rất nhiều thuận lợi. Khi xác minh được số dư trong tài khoản thì Chấp hành
viên có thể ra ngay quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản mà không cần phải
xem xét việc thi hành án ở giai đoạn nào, có hết thời gian tự nguyện hay chưa. Mặt khác,
đối với quyết định phong tỏa tài khoản này, Chấp hành viên chỉ cần giao cho ngân hàng để
thực hiện việc phong tỏa tài khoản mà không cần phải thông báo trước cho người phải thi
hành án theo khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự năm 2014, tránh được tình trạng
người phải thi hành án tẩu tán tiền trong tài khoản. Thứ hai, trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên ra có thể quyết định
cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế
11
Khoản 3 Điều 71 Luật THADS năm 2014.
10
bằng biện pháp cưỡng chế này có rất nhiều thuận lợi như: Đã có sẵn tiền trong tài khoản,
nên việc cưỡng chế diễn ra nhanh gọn về thủ tục, ít tồn thời gian và đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án Chấp hành viên đã đánh vào đòn
tâm lý của người phải thi hành án là ngại dư luận không tốt; sợ mất danh dự, uy tín của bản
thân và gia đình, nên họ sẽ chọn phương thức tự nguyện thi hành án là tốt nhất.
Thứ năm, Khoản 2 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự 2014 quy định: “Người yêu
cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây
thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi
thường.”, quy định này đề cao trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm
thi hành án trước pháp luật, theo hướng nếu yêu cầu của họ không đúng dẫn đến thiệt hại
cho quyền lợi của người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì họ phải
chịu trách nhiệm bồi thường.
3.2 Một số khó khăn vướng mắc khi áp dụng các biện pháp bảo đảm
Thứ nhất, về phạm vi phong tỏa Luật THADS 2014 chưa có quy định cụ thể rõ ràng
thế nào là khái niệm phong tỏa tài khoản, tài sản, giấy tờ của đương sự nên có các quan
điểm khác nhau. “Phong tỏa tài khoản là phong tỏa toàn bộ tài khoản (cả chiều vào và
chiều ra của tài khoản)12 hay “Việc phong tỏa tài khoản sẽ chỉ hạn chế giao dịch đầu ra
không hạn chế giao dịch đầu vào”. Ví dụ: Giả sử B là người phải THA, phải thi hành nghĩa
vụ trả tiền cho A (người được THA) với số tiền là 200 triệu đồng; sau khi nhận được đơn
yêu cầu THA của A, CHV tiến hành xác minh biết được hiện B đang có tài khoản tại ngân
hàng X với số dư là 100 triệu đồng, sau đó CHV ra quyết định phong tỏa tài khoản của B.
Vậy quyết định phong tỏa này được hiểu như thế nào? Phong tỏa chiều ra (không cho phép
B thực hiện bất kỳ giao dịch nào đối với số tiền 100 triệu đồng trong tài khoản)? hay phong
tỏa chiều vào (cũng không cho phép bất kỳ một nguồn tiền nào được chuyển vào tài khoản
của B)? hay phong tỏa cả hai chiều?
Thứ hai, Quy định tại Khoản 3 Điều 67 Luật THADS 2014 là chưa hợp lý bởi việc
Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa
sau 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phong tỏa sẽ chỉ hiệu quả khi số tiền trong tài khoản
của người phải THA lớn hơn hoặc tương ứng với nghĩa vụ trả tiền; còn trong trường hợp
số tiền trong tài khoản cịn rất ít thì quy định này lại khơng hợp lý, gây lúng túng, khó khăn
12
. Vũ Chiến Hà, Những vướng mắc khi phong tỏa tài khoản để thi hành án, Dân chủ & Pháp luật, 2011, tr.13
11
khi áp dụng pháp luật. Ví dụ: X là người được THA, Y là người phải THA. Theo bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì Y phải trả X số tiền vay là 150 triệu
đồng. Sau khi xác minh, CHV biết được trong tài khoản của Y chỉ cịn 8 triệu đồng, ngồi
ra Y khơng có bất kỳ tài sản nào khác để đảm bảo THA. Câu hỏi đặt ra là CHV có áp dụng
biện pháp bảo đảm là phong tỏa tài khoản đối với Y hay khơng? Nếu có thì sau khi ra quyết
định phong tỏa tài khoản của Y mà hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong
tỏa tài khoản nhưng trong tài khoản vẫn chỉ có 08 triệu đồng thì CHV sẽ xử lý như thế nào?
Nếu sau 10 ngày mà tài khoản vẫn có 08 triệu đồng thì CHV khơng thể áp dụng biện pháp
cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản và CHV cũng không thể ra quyết định chấm dứt
việc phong tỏa vì đây không phải là căn chấm dứt quyết định phong tỏa tài khoản tại Điều
77 Luật THADS năm 2014.
Thứ ba, Luật THADS năm 2014 và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự chưa có quy định
nào hướng dẫn thời hạn Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm
giữ tài sản, giấy tờ thi hành án. Điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản,
giấy tờ phụ thuộc vào ý chí của Chấp hành viên và không thống nhất trong việc áp dụng
biện pháp này. Trên thực tế, có nhiều trường hợp đương sự nộp đơn yêu cầu áp dụng nhưng
Chấp hành viên không áp dụng ngay dẫn đến tình trạng đương sự kịp thời tẩu tán tài sản.
Do đó, cần phải quy định thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm để đảm bảo
được quyền lợi của người được thi hành án.
Thứ tư, Điều 68 Luật THADS năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
không quy định việc tạm giữ giấy tờ phải có sự tham gia của Viện kiểm sát. Tuy nhiên tại
Mẫu biểu D39 (Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ) theo Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng
dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự
có in sẵn thành phần tham gia là đại diện Viện kiểm sát. Vậy, việc tham gia của đại diện
Viện kiểm sát có phải là yêu cầu bắt buộc khi tạm giữ tài sản, giấy tờ hay không? Về vấn
đề này, theo nhóm cần phải quy định việc tham gia của Viện kiểm sát khi tiến hành tạm giữ
tài sản, giấy tờ là bắt buộc. Bởi lẽ, việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đó chính là những tài sản
hay bằng chứng về tài sản của công dân, việc thu giữ những tài sản đó làm ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do đó, Viện kiểm sát cần phải tham gia để đảm bảo
các quyền này không bị xâm phạm.
12
Thứ năm, pháp luật chưa quy định chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân không
thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập
của người phải thi hành án khi áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở
hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Thứ sáu, quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền
sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản như hiện nay trong nhiều trường hợp quá ngắn.
Khi xác minh để áp dụng biện pháp bảo đảm THADS, có những trường hợp tài sản bị áp
dụng biện pháp bảo đảm có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án
với người khác, cho nên trước khi chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, Chấp
hành viên phải tuân thủ quy định tại Điều 74 Luật THADS năm 2014, thông báo cho các
chủ sở hữu chung khác trong khoảng thời gian 30 ngày để tự phân chia, hoặc thực hiện khởi
kiện ra Tòa án. Thời hạn để áp dụng biện pháp này được quy định khá ngắn nên khơng bảo
đảm tính khả thi trên thực tế.
3.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự
Thứ nhất, cần có quy định cụ thể về thời hạn mà Chấp hành viên phải ra quyết định
áp dụng biện pháp bảo đảm khi nhận được văn bản đề nghị của người được thi hành án
nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự trong vụ án được thi hành, quyền và lợi ích của người
được thi hành án được bảo đảm. Bổ sung quy định về việc người yêu cầu áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự phải nộp một khoản tiền đặt trước khi nộp đơn yêu cầu áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đồng thời quy định rõ về hình thức bồi thường và
mức bồi thường cụ thể, tạo công cụ đắc lực để Chấp hành viên mạnh dạn áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án mà không phải lo về trách nhiệm bồi thường, đồng thời sẽ nâng cao
trách nhiệm và vai trò của người được thi hành án trong việc phối hợp với cơ quan thi hành
án dân sự giải quyết vụ việc.
Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp liên ngành hỗ trợ Chấp hành viên tiến hành
áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Sự phối hợp của cơ quan, chính quyền
địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án vì để áp
dụng các biện pháp này có hiệu quả thì trên thực tế việc phối hợp với các cơ quan, ban
ngành có liên quan là rất cần thiết. Nhiều trường hợp Chấp hành viên không giữ được tài
sản vì đương sự có hành vi chống đối quyết liệt và sự phối hợp của cơ quan công an, cơ
quan ban ngành không đủ mạnh. Việc phối hợp của cơ quan công an trong những trường
13
hợp này phải nhanh chóng, linh hoạt mới đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi
hành án đạt kết quả.
Thứ ba, quy định cho phép Chấp hành viên được tạm giữ tài sản, giấy tờ, được tạm
dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi về hiện trạng tài sản khi đương sự vắng mặt và
đối với người thứ ba đang quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án nếu xác minh
được đó là tài sản của người phải thi hành án. Bởi lẽ có trường hợp tài sản của người phải
thi hành án đang do người thứ ba quản lý, sử dụng hoặc đang gửi giữ tại một địa điểm nhất
định, nếu khi tạm giữ tài sản yêu cầu phải có mặt của đương sự thì gây khó khăn cho Chấp
hành viên khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án về tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương
sự, nếu ngưòi phải thi hành án cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên sẽ không tạm giữ được
tài sản dù biết tài sản đó là của người phải thi hành án nếu thời gian tự nguyện thi hành án
chưa hết.
Thứ tư, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Chấp
hành viên thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và kiểm tra hoạt động tổ chức thi
hành án của họ, đồng thời có chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao để họ yên tâm công tác, không bị ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành án dân sự. Nâng
cao trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, đặc biệt là đối với các
tổ chức tín dụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan để họ nhận thức rõ Chấp hành viên
là người có thẩm quyền u cầu tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về
tài khoản, tài sản của khách hàng và nghĩa vụ thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, tài
sản; quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án theo
quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, hoạt động THADS là một vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan trực
tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đến trật tự kỷ cương pháp luật
và ảnh hưởng sâu sắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, hay nói rộng hơn là
quyền dân sự cơ bản của con người. Trong Nhà nước pháp quyền, Nhà nước phải có trách
nhiệm đảm bảo các quyền cơ bản cho cơng dân, vì vậy, Nhà nước phải có hệ thống pháp
luật và các cơ quan tư pháp đảm bảo xét xử, xử lý kịp thời, công bằng hành vi vi phạm,
đồng thời, phải đảm bảo cho các phán quyết được thực hiện một cách đầy đủ, nhanh chóng
trên thực tế. Nói cách khác, quyền được đảm bảo thi hành án phải được xem là quyền cơ
bản của công dân trong Nhà nước pháp quyền.
14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, 2019;
2. Văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH ngày 07 tháng 12 năm 2020 hợp nhất
Luật thi hành án dân sự;
3. Nghị định 33/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi
hành án dân sự;
4. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2015 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự;
5. Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01 tháng
08 năm 2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp
liên ngành trong thi hành án dân sự;
6. Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày
14 tháng 01 năm 2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu
nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành
án dân sự;
7. Phạm Bằng, Một số ý kiến về việc áp dụng biện pháp bảo đảm và biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
tháng 11/2011, tr. 21-28;
8. Đinh Duy Bằng, Thực tiễn áp dụng quy phạm THADS, Tạp chí Dân chủ Pháp
luậ, số 12/2016, tr. 51-55;
9. Lê Vĩnh Châu, Ý nghĩa của hoạt động THADS trong đời sống xã hội, Tạp chí
Dân chủ pháp luật, số chuyên đề 9/2017, tr. 3-8;
10.Đặng Ngọc Dư, Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bảo đảm và
cưỡng chế thi hành án dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 22/2016, tr. 19-26;
11. Đặng Ngọc Dư, Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự,
Tạp chí Kiểm sát, số 19/2016, tr. 21-25;
12.Lê Thị Lệ Duyên, Bàn về quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự
với các cơ quan hữu quan trong thi hành án dân sự, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật số 10 năm 2012, tr. 20-27;
13.Nguyễn Ngọc Quang, Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và thực tiễn
thực hiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2019;
14.Nguyễn Thị Thắng, Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự, Luận văn
thạc sĩ luật học, 2017;
15.Bùi Văn Yên, Bài học kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa cơ quan thi
hành án dân sự với cơ quan, ban hành và cấp ủy chính quyền địa phương, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Số 9/2013, tr. 60-61;
16.Bộ Tư pháp, Pháp luật về Thi hành án Dân sự, Tạp chí dân chủ Pháp luật,
2018.