Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 15 trang )






NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ
VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
1. Điêu khắc Ai Cập
Không ngòi bút nào có thể diễn tả được sự kỳ diệu của nghệ thuật điêu khắc Ai
Cập cổ. Qua khai quật các khu mộ, người ta tìm thấy những tác phẩm điêu khắc
còn nguyên vẹn bằng đá granit hồng, baza, thạch anh, pofia chúng không bị ăn
mòn theo thời gian. Chính các tác phẩm bằng gỗ, đất nung, sành, đồ mỹ nghệ, các
bức tượng và các chạm nổi tạo thành kho báu quý về nghệ thuật điêu khắc cổ Ai
Cập còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nghệ thuật điêu khắcAi Cập cổ được nghiên cứu
một cách say mê nhưng không có tên tuổi điêu khắc gia nổi tiếng nào được lưu
truyền qua sử sách. ở đây, chúng ta không đi quá sâu hay quá chi tiết vào sự hình
thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập mà sẽ nhấn mạnh những đặc
điểm chính của nền nghệ thuật điêu khắc cổ này.
Tác phẩm điêu khắc Ai Cập cổ nhất được lưu giữ tại bảo tàng Louvre. Đó là cán
dao “Gebel el–Arak” có từ năm 3150 trước Công nguyên (TCN). Dao dài 25cm,
lưỡi bằng đá lửa, cán dao được chạm nổi tinh tế trên ngà một chiếc răng hà mã.
Đây được coi là một tác phẩm điêu khắc có tầm cỡ dù kích thước của nó không
lớn. Trên đỉnh mặt trước cán dao là hình “chúa tể của muôn thú”- một người đàn
ông chiến thắng hai con sư tử. Hình ảnh này rất gần với kiểu mẫu mà người ta
thường gặp trong nghệ thuật ở vùng Mésopotamie (Lưỡng Hà). Phần còn lại của
mặt trước là rải rác các động vật khác nhau với dáng điệu đặc biệt biểu cảm, cân
đối, chính xác. Mặt sau chạm khắc tinh tế hơn, miêu tả cuộc chiến đấu phân chia
theo ba giai đoạn, mỗi giai đoạn bố cục thành một lớp người trong dáng hình rất
sinh động. Tác phẩm đặc tả sự đấu tranh đòi tự do của con người, hình ảnh mang


tính tượng trưng về cuộc sống. Đây là phong cách biểu đạt của phần lớn các tác
phẩm nghệ thuật Ai Cập thời bấy giờ nhưng hình ảnh trên cán dao “Gebel el-Arak”
được đánh giá là nổi bật và tinh tế hơn.
* Các quy ước từ nghìn năm
Theo sự vận động của lịch sử, dường như từ xa xưa ở Ai Cập tồn tại một sự tiến
triển đặc biệt, dần dần ấn định và áp đặt kiểu hình tượng theo quy ước rõ ràng.
Nam giới phải được miêu tả trước tiên, một chân đặt lên trước, tĩnh lặng, ở trần,
mặc khố được thắt bởi một thắt lưng và đội tóc giả khá dầy. Còn người phụ nữ gần
như lúc nào cũng mặc một chiếc áo cánh, dài tới kheo chân, vừa khít vào người và
cũng đội tóc giả dầy (các hình tượng này không vi phạm phẩm chất người phụ nữ).
Những bức tượng nam, nữ có thể làm theo tỷ lệ tự nhiên, thu nhỏ, hoặc phóng to
với kích cỡ khổng lồ. Từ rất lâu, người ta đã có thói quen đặt tượng chân dung
người quá cố trong các khu mộ, kể cả khu mộ không tráng lệ lắm. Những bức
tượng này khác nhau về đặc điểm nhưng có kiểu mẫu chung gần giống loại tượng ở
giai đoạn cách đây khoảng 3000 năm.
Ví dụ điển hình là ba pho tượng to bằng người thật, được đặt trong phòng trưng
bày các tác phẩm Ai Cập tại bảo tàng Louvre từ năm 1837. Hai trong số đó gần
như giống nhau, cùng đại diện cho một người đàn ông có địa vị đáng kể tên là
Sépa; bức thứ ba là người phụ nữ có tên Nésa. Chắc chắn những bức tượng này có
xuất xứ từ Saquara- triều đại thứ III, khoảng năm 2670 TCN. Các tư thế bức tượng
rất đơn giản: người đàn ông đặt chân trái lên trước- miêu tả bước đi. Người phụ nữ
dè dặt hơn, đứng thẳng, chân khép vào nhau, khuôn mặt bất động, tĩnh lặng, mắt
mở lớn, môi khép lại, thân hình được gạn lọc một cách đơn giản nhất nhưng vẫn
uyển chuyển. Người ta cũng bắt gặp những nét biểu lộ này ở tượng chân dung
Rámsés II, tại bảo tàng Turin, nhưng tinh tế hơn rất nhiều. Chân dung Rámas II
xuất xứ từ đền Karnak vào khoảng năm 1270 TCN. Đây là hình tượng nhà vua
ngồi trên ngai vàng với chiếc áo dài xếp nếp được nghệ sĩ khai thác triệt để làm
cho khuôn mặt nhân vật sinh động hẳn lên. Các khối nổi hiển hiện rõ dưới các lớp
vải. Những nét đặc biệt này nhấn mạnh cho thấy cái thần của tác phẩm, dù nó cách
xa XIV thế kỷ so với ba bức tượng người Ai Cập ở bảo tàng Louvre nói trên, vậy

mà vẫn có nhiều điểm tương đồng.
Nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ có thể kết hợp giữa sự đơn giản hóa hình khối với
sự thuần khiết của hình dáng. Người ta nhìn thấy một vài tư thế cứng nhắc, và
nhiều đặc điểm biểu lộ cảm xúc của vô số tượng mặt người được giữ gìn ở các bảo
tàng. Vẻ đẹp của các khuôn mặt này biết kết hợp giữa tính nhân đạo và vẻ thần
thánh toả sáng. Khuôn mặt khổng lồ của Aménophis III, với chiều cao 9m, ra đời
khoảng năm 1360 TCN, hiện đang được bày tại bảo tàng British là một ví dụ
(tượng đặt trong bảo tàng được thu nhỏ còn 1,31m). Sự hài hòa giữa các nét là điều
lôi cuốn đầu tiên trong tác phẩm này: mắt tượng mang hình quả hạnh rất phù hợp
với nụ cười hé mở bởi đôi môi - một bức tượng vừa tinh tế nhưng chân chất, mộc
mạc tránh lối kiểu cách.
* Cảm hứng hiện thực
Nghệ thuật điêu khắc Ai Cập thời sơ khai đã biết chuyển một cách dễ dàng từ cảm
hứng thần thánh tới cảm hứng hiện thực. Cùng một điêu khắc gia hay cùng một
nhóm nghệ sĩ, họ đều như bằng lòng với những chuẩn mực truyền thống và tính
chân thực của khuôn mặt, khi thì mô tả tượng trưng cho một thế giới khác, lúc lại
như miêu tả cuộc sống thực hàng ngày. Có được điều này đòi hỏi người nghệ sĩ
phải biết kết hợp các bài học truyền thống với khả năng quan sát trực tiếp, sự
nhanh nhậy của mắt và sự sáng tạo về hình ảnh. Một thời gian sau, nghệ thuật điêu
khắc cổ đại mới kết hợp được phương diện sáng tác này. Trong khi đó, nghệ thuật
điêu khắc Ai cập thời sơ khai đã đạt được ưu điểm này từ khá sớm.
Đối với một vài bức tượng, điêu khắc gia hoàn toàn không giấu giếm cảm hứng
phàm tục, ngay cả khi đó là các tượng đặt trong các khu mộ. Ví dụ tượng nhân vật
cao cấp Hermiounou, tác phẩm có kích thước tự nhiên bằng người thật ra đời
khoảng năm 2580 TCN dưới triều đại IV của Chéops. Tượng được tạc bằng tảng
đá vôi lớn, riêng đôi mắt khảm pha lê và vàng. Hình khối cơ thể vẫn theo thường
lệ, mạnh mẽ nhưng đơn giản. Điểm đặc biệt là điêu khắc gia đã không sợ khi miêu
tả sự béo phì của người đàn ông này: nước da dầy, mỡ bụng phình ra, nếp gấp của
rốn là những chi tiết mà điêu khắc gia muốn che giấu bởi ông ngồi trong tư thế ở
trần. Hình ảnh này cho thấy Hermiounou được triều đình thời đó đãi ngộ tốt và giữ

trách nhiệm quan trọng, nặng nề trong triều đình.
Ngoài ra, vì Ai Cập gồm nhiều tầng lớp dân cư khác nhau ở đây có sự chú ý đặc
biệt về vấn đề chủng tộc. Điển hình là một loạt tượng mặt người được gọi là đầu
“đặt trước” (tête “de réserve”). Các chuyên gia đã bàn luận rất nhiều về mục đích
của nhà điêu khắc khi tạo ra những khuôn mặt này nhưng vẫn không có kết luận
chắc chắn nào, ngoài việc biết có từ triều đại thứ IV- TCN, dưới sự trị vì của vua
Chéops. Còn nhiều tranh luận về nhóm tượng này, đầu tiên là sự trần trụi đáng
ngạc nhiên của những bức tượng đầu người: có tượng là khuôn mặt trái xoan khá
hoàn hảo với mũi dài, thẳng, đôi môi đều đặn; ngược lại, có khuôn mặt thô, mũi
tẹt, môi dầy như đặc điểm của người xứ Nuy-bi; tuy nhiên, điều đáng ghi nhận: đây
là những bức tượng được mô tả không phải với chủ ý châm biếm.
Người ta cứ ngỡ không thể đoán được tuổi nhân vật mẫu của các bức tượng Ai Cập
cổ, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Chúng ta đề cập đến hai tượng chân
dung Tchéti- quan chưởng ấn vùng Hạ Ai Cập (Basse - égypte) có từ triều đại Pépi
đệ I hoặc Mérenrê (khoảng năm 2339 - 2292 TCN). Cả hai đều là tượng nhỏ bằng
gỗ, cao khoảng 75cm: Bức thứ nhất hiện đang được bảo quản tại bảo tàng British,
là hiện thân của một chàng trai trẻ, mảnh mai, đầu ngẩng cao và hoàn toàn khoả
thân (điều này chứng minh nghệ thuật Ai Cập diễn đạt khoả thân một cách dũng
cảm trước cả Hy Lạp); Bức thứ hai được gìn giữ tại bảo tàng Louvre lại mang dáng
hình chắc khỏe, khuôn mặt to với hai má tròn, cổ đầy, và lần này vị chức sắc mặc
một chiếc váy khá dài cùng với thắt lưng. Điều đó có nghĩa nghệ sĩ hoàn toàn có
thể cảm nhận và thể hiện cuộc sống nội tâm của hình mẫu, hơn nữa họ đã biết cách
thoát khỏi cái nhìn quá phụ thuộc vào hiện thực nên đã thu nhỏ các nhân vật của
mình. Một cặp tượng nhỏ khác tại bảo tàng Louvre (khoảng năm 2500 - 2350
TCN), đó là đôi vợ chồng được chạm khắc bằng gỗ, tuy tượng kết hợp với chủ
nghĩa hiện thực nhưng hoàn toàn thoát khỏi những quy ước. Trường hợp của bức
tượng nổi tiếng: “Viên thư lại ngồi xổm” được Mariette phát hiện vào năm 1850
cũng tương tự. Tượng được bảo quản tốt nên phần lớn màu sắc của bức tượng còn
giữ được cùng với đôi mắt khảm pha lê đá. Tượng “Viên thư lại ngồi khoanh chân”
không còn thấy xuất hiện bộ tóc giả, hai tay ông cầm quyển sách và đặt lên đùi,

tượng không còn trong tình trạng khoả thân mà mặc chiếc khố trơn. Cái trục của
tập giấy cói là một nét nhấn khác lạ trong bức tượng, tượng để lại ấn tượng mạnh
mẽ hơn qua các chi tiết như: bộ ngực xệ xuống, bụng phình ra, rốn lõm vào, khuôn
mặt có hai gò má nổi lên, cằm vuông và môi mỏng. Bức tượng trên bắt đầu có từ
triều đại thứ IV (theo cách tính ngày nay là khoảng năm 2620 - 2500 TCN). Các
chuyên gia đều thống nhất ý kiến là cảm hứng sáng tạo này không thể so sánh như
thành quả của sự phát triển, nhưng đó là gốc rễ của nghệ thuật Ai Cập.
* Sự tìm tòi trong cuộc sống hàng ngày
Chúng ta quay trở lại với đề tài chạm khắc nổi để cảm nhận rõ hơn khả năng của
các nhà điêu khắc Ai Cập cổ đối với thế giới bên ngoài. Vách ngăn của các ngôi
mộ Ai Cập thường được khắc nổi, sơn hoặc điểm xuyết màu ở vài hình vẽ. Tuy
nhiên sự gò bó về phong cách thể hiện kéo dài trong suốt bao nhiêu thế kỷ. Hầu hết
các chạm khắc thời đó đều có các nhân vật nhìn nghiêng, bàn chân sắp thẳng hàng
trên cùng một đường thẳng, các cảnh được phân bố thành nhiều lớp chồng lên
nhau. Trong sự gò bó chặt chẽ này lại biểu lộ sự ham hiểu biết đến lạ lùng, vượt ra
khỏi chủ đề tôn giáo. Nói cách khác, người nghệ sĩ như muốn tìm mọi lý do để
không lặp lại chủ đề tôn giáo mà thay vào đó là mô tả cuộc sống hàng ngày của
nhân dân. Cuộc sống thường ngày được biểu hiện với các luật lệ, quang cảnh diễn
ra ở đồng quê, người và muôn thú cùng một sự sinh trưởng tất cả những điều đó
được miêu tả với độ nhạy cảm tuyệt đối. Một đoạn tác phẩm như: “Séthi đệ I đang
dâng bó hoa súng” cũng đủ nhận thấy sự tinh tế của các đường lượn và sự chính
xác trong việc chạm khắc. Để đạt được sự khéo léo này cần phải kết hợp việc quan
sát trực tiếp cùng sự nhạy cảm của những chủ đề, từ đó nhà điêu khắc hiểu cần đắp
chỗ nào nổi, chỗ nào lõm, nét và khối hình của nhân vật phải vừa mắt đối với một
bức chạm khắc trên tường. Tác phẩm “Nhóm dân chài và người chăn bò” (khoảng
năm 2350 - 2200 TCN, triều đại thứ VI) là một ví dụ: ở đây, người chăn bò lội qua
sông với một chú bê mới sinh trên vai. Đặc biệt hơn, điêu khắc gia nhấn mạnh chi
tiết chú bê cứ ngoái cổ lại để nhìn mẹ nó. Hay bức “Cuộc săn bắt với dây thòng
lọng” (triều đại thứ V, đang được bày tại bảo tàng Metropolitan, New York). Ngoài
ra, chúng ta còn nhận thấy chút ít hài hước trong bức điêu khắc “Năm con lừa trên

cánh đồng lúa” (khoảng đầu triều đại thứ IV, bảo tàng Royal Ontario -Toronto);
bức điêu khắc này tả một chú lừa đang tranh thủ chút thời gian dừng lại để gặm cỏ,
bốn con còn lại dường như con nào cũng đang chìm đắm trong những cảm xúc
khác nhau, chúng như đang tìm cách nắm bắt thiên nhiên. Tác phẩm chỉ điểm
xuyết một vài mầu sắc nhẹ nhàng, giản lược đi nhiều, chi tiết đáng ghi nhận, chỉ tả
năm con lừa ở dáng nhìn nghiêng. Bên cạnh đó, người ta còn nhận thấy trong một
số tác phẩm điêu khắc có sự chế giễu và tinh thần tự do mãnh liệt. Chúng ta cũng
không thể bỏ qua vô số tượng nhỏ đặt trong các khu mộ- những bức tượng mang
hình ảnh đường phố. Đó là hình ảnh người bán thịt đang trói con vật của mình, bà
chủ cối xay bột đang cán lúa mì,.v.v Kiểu dáng của các bức tượng này thường rất
thô, chứa ít nhiều tính biếm họa nhưng đó là kiểu nghệ thuật bình dân.
2. Điêu khắc vùng Trung cận Đông
Điêu khắc miền Mésopotamie (Lưỡng Hà) có thể khiến người ta thất vọng bởi: so
với nghệ thuật điêu khắc Ai Cập, điêu khắc vùng này có vẻ phát triển muộn hơn;
cảm hứng sáng tác tương đối nhàm chán; việc thể hiện khá vụng về và bình
thường. Mặc dù vậy, Mésopotamie vẫn xứng đáng lôi cuốn khách tham quan bởi
nếu nhìn bao quát, nơi đây có những bước khởi đầu của nghệ thuật thời tiền sử và
sơ sử. Nghệ thuật điêu khắc Mésopotamie có khả năng làm ta mơ tưởng tới những
nền văn minh xưa kia, tuy nhiên rất hiếm thấy các kiệt tác.
* Từ Mari đến vương quốc Akkad
Bức tượng nhỏ bằng alêbat (vật liệu làm đồ mỹ nghệ) mang hình ảnh viên quan
Ebih II (khoảng năm 2400 TCN) ở bảo tàng Louvre được tìm thấy trong cuộc khai
quật tại Mari, lôi cuốn người xem bởi khối nổi tinh tế của cánh tay và việc xử lý
các đường nét ria, váy kaunakès (một dạng váy da cừu), cộng với đôi mắt khảm sò
và đá lazunit, gây cảm giác nhu nhược cho khuôn mặt viên quan.
Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đầu tiên của vùng Mésopotamie phải nhắc đến là
tấm bia lớn mô tả chiến công của vua Narâm-Sin, người đem lại “bài ca khải hoàn”
cho vương quốc Akkad. Hiện tại tấm bia được trưng bày tại bảo tàng Louvre, rất
có thể nó được ra đời khoảng năm 2230 TCN. Bia được phát hiện ở Suse, miêu tả
cảnh nhà vua đang trèo lên đỉnh núi, theo sau là binh lính. Các nhân vật diễn tả

theo chiều nhìn bên. Bố cục được phân chia trên hai đường dốc lên - tượng trưng
cho việc leo lên các bậc cao dần. Nhà vua vác chiếc cung và bao tên, chân đặt lên
một đống xác chết trần trụi. Trước mặt ngài là một tên lính bị nhát dáo đâm chết,
một tên khác quỳ sụp xuống đầy vẻ khiếp sợ. Ngọn núi và cái cây tách nhóm người
lính làm hai phía, tạo ra một cảnh tượng thật sự trong chiến trận. Xác một trong hai
tên lính rơi từ giữa xuống như trong một rãnh nước chảy. ánh sáng được chia làm
hai vùng, một vùng bừng sáng còn vùng nhà vua không để tâm đến thì yên tĩnh lạ
lùng. Tất cả những chi tiết đó tạo nên một cảnh tượng bằng hình ảnh vô cùng sống
động, hơn cả thuật lại bằng lời.
* Thời đại vua Gudea
Trước sự sụp đổ đế chế do Narâm-Sin đứng đầu, nhà nước Xu-me của triều đại
Lagash đã ra đời, được củng cố bởi vua Gudea, nắm quyền lực vào năm 2125
TCN. Ông đã khôi phục lại nền kinh tế của vùng thịnh vượng, xây dựng lại cơ cấu
tôn giáo và cho làm nhiều tượng có hình của chính mình. Những bức tượng này
đều có hình dáng đơn giản, chẳng hạn như tượng Gudea đứng, ra đời khoảng năm
2150 TCN (lưu giữ ở bảo tàng Louvre), được đẽo bằng khoáng diorit láng bóng.
* Sự đổi mới của Suse
Thời đại Gudea sụp đổ, ánh sáng của dòng họ Lagash kéo dài không được lâu. Các
nhà sử học phỏng đoán: khoảng cuối thiên niên kỷ thứ III TCN, xung quanh thành
phố Suse thực sự muốn phục hồi lại đế chế, nhưng nhiều cuộc khủng hoảng xuyên
suốt cả vùng Trung Đông đã nhập cư vào vô số dân tộc mới. Chính vì thế mà các
cuộc xung đột xảy ra ngày càng nhiều, sự chia nhỏ quyền lực dường như không
thuận lợi lắm. Trong bối cảnh này xuất hiện một dạng nghệ thuật mới phản ánh
hiện thực rối ren của xã hội bấy giờ. Đến khi Assyrie nắm chắc quyền lực quân sự
và sức mạnh kinh tế tối cao, ông thống trị từ vịnh Persique đến bờ biển Địa Trung
Hải, lúc đó người ta tìm thấy được một nền nghệ thuật đáng tin cậy ở chính ông.
Thời gian làm thay đổi mọi thứ, những cuộc viễn chinh của các vua Ai Cập
(Phraon) muốn kiểm soát sự thịnh vượng của Levant đã làm tăng sự nổi tiếng và uy
thế của nghệ thuật Ai Cập. Lúc này, thương mại đã có mối quan hệ với vùng
Phênixi (vùng trước kia của Châu á, ở giữa Địa Trung Hải và Li băng). Việc dân số

quá lớn trong vùng đã gây ra nỗi lo về an ninh, quân sự. Nhu cầu phân cấp nhân
công là cần thiết, điều này đã tạo ra “làn sóng” nghệ sĩ và thợ thủ công có nguồn
gốc khác nhau tới phục vụ đế chế Assyrien. Cũng chính sự hỗn hợp này đã cho ra
đời những bức chạm khắc nổi trong các cung điện như cung điện của Assurnasirpal
(883- 859 TCN) tại Numrud, cung điện của Sargon II (721-705 TCN) ở
Khorsabad, cung điện Sennacherib (704-681 TCN) của con trai Sargon II và người
kế thừa tại Ninive. Ngày nay vẫn còn gìn giữ được một số chạm nổi trang trí lớn
của các công trình kiến trúc trên, các mảnh vỡ tìm kiếm được cũng giữ gìn một
cách đặc biệt. Những con bò mộng có cánh và có đầu người được đặt như lính gác
trước các cung điện thuộc Khorsabad (bày tại bảo tàng Louvre). Hầu hết các hình
tượng trong tác phẩm được làm theo tỉ lệ khổng lồ của các mẫu hình truyền thống
vùng Mésopotamie. Một số phù điêu lớn bằng thạch cao hoặc bằng chất alêbat gắn
trên các bức tường gợi lại chiến công trong các cuộc chiến của triều đại Assyrien,
như tác phẩm “Những người đầy tớ mang quan tài vua Sargon II” hay “Lễ cống
nộp ở xứ Me-di” (thuộc Iran ngày nay). Trong các phù điêu này, các hình đầu và
chân đều được nhìn nghiêng, điều này cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt từ nghệ thuật
Ai Cập. Tuy vậy, nghệ thuật chạm nổi ở đây còn vụng về nhưng vẫn thể hiện các
chi tiết râu, tóc, áo quần như một kiểu trang trí, song cũng phù hợp với sự miêu tả
chính xác muôn thú, đặc biệt là ngựa và bộ yên cương của chúng. Tác phẩm
“người đàn ông ôm con dê rừng non” (bảo tàng Louvre) được biểu lộ chủ đề truyền
thống người mang đồ cúng lễ. ở đây nhà điêu khắc đã thể hiện được nội tâm con
thú non trong nét khắc, tuy cẳng chân con thú thõng xuống nhưng gương mặt vẫn
trong tình trạng nghe ngóng. Bằng cách “chơi” nét qua hình ảnh lọn tóc xoăn và
râu người đàn ông, các nếp xếp của áo lễ, nhà điêu khắc đã thổi một sức sống mới
vào tác phẩm.
Những cách trang trí có nguồn gốc từ Ninive mang tới một phong cách rất gần gũi,
có thể không hoành tráng song mang nhiều tính hội họa hơn. Tác phẩm “Vua
Assurbanipal đứng trong xe” (668- 629 TCN, bày ở bảo tàng Louvre), nghệ sĩ đã
thể hiện ý tưởng trên một bức chạm nổi đắp lên không dày nhưng rõ khối. Bức này
gồm năm tấm phù điêu nhỏ ghép liên tiếp lại: một người bảo vệ và một người theo

sau; những bánh xe; hòm xe và hai người phục vụ; người dẫn đường và cuối cùng
là nhà vua đang điều khiển tất cả nhóm người. Hay các cảnh liên quan đến việc đi
đày của người Elamite. Các tác phẩm điêu khắc dạng này thường ít khéo léo về kỹ
thuật, nhưng lại rất ý nhị với tinh thần nhân đạo khá bất ngờ. Đó cũng là giá trị lịch
sử của chúng. Những đường nét nặng nề trong các tác phẩm như cánh tay mạnh
mẽ, bàn tay ngắn thô làm cho tính nghệ thuật ở đây không tinh tế như các bức
điêu khắc của Ai Cập cổ. Vùng Ninive chỉ để lại cho chúng ta tác phẩm nổi tiếng
“Sư tử bị thương” tại bảo tàng British. Tác phẩm này chiếm vị trí khá quan trọng
trong lịch sử nghệ thuật. Đó là một trong những cảnh tượng trong đề tài săn bắn và
chiến tranh. Chạm nổi này được treo trên bức tường của cung điện: một cô nàng sư
tử vừa bị đánh bại, phần thân sau của con vật bị tê liệt bởi hai mũi tên xuyên qua
sống lưng. Nghệ sĩ đã lột tả một cách tuyệt đối nỗi sợ hãi của con vật, ở phần chân
sau như bị tê liệt kéo lê trên đất, hai chân trước co rúm lại. Điêu khắc gia diễn tả
thân con sư tử bằng một đường lượn dài, từ dưới đất lên tận mõm con vật. Đó là
một cách tôn trọng khối nổi của bức phù điêu.
* Từ thời đại Babylon đến thời đại Achéménnide
Đế chế Assyrien lớn mạnh bị đe doạ về mọi mặt và sụp đổ trong khoảng 4 năm (từ
616 đến 612 TCN) và được thay thế bởi đế chế Babylon (612- 539 TCN). Sau đó,
triều đại Babylon lại bị thất thế trên vùng lãnh thổ rộng lớn bởi những người
Achéménide (539-330 TCN). Thành phố cổ đại Suse và Persépolis được Darius
xây dựng nên. Trong sự xáo trộn về chính trị và kinh tế, các di sản nghệ thuật của
Assyrien có dịp được tiếp thu từ những ông chủ đầy xa hoa và các nhà kiến trúc
lớn, di sản này được phát triển trên thuyết hỗn hợp, tức là pha trộn tinh tế các
truyền thống riêng với nhiều nét của nghệ thuật Ai Cập và Hy Lạp. Một trong
những cống hiến của Babylon và Ba Tư trước kia là biết sử dụng gạch tráng men
điểm xuyết cho những màu bất di bất dịch; thay việc trang trí những bức tường
khắc nổi bằng chất liệu Alêbat (albâtre), nhất là đối với phần ở ngoài khoảng
không gian tự do. Người ta đã bảo tồn những họa tiết bằng gạch lớn còn sót lại ở
bảo tàng Berlin, Londre, Louvre. Thời kỳ đó, việc sử dụng gạch điểm xuyết là một
trong những nét mới lạ và hiệu quả trong nghệ thuật trang trí ở nơi đây, nhưng lại

mất dần trong những thế kỷ kế tiếp.

×