Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 15 trang )
Nghệ thuật Ai Cập cổ đại
Cho đến nay người ta vẫn cố gắng khám phá bí ẩn đằng sau những công
trình, di sản còn lại của nền văn minh Ai Cập cổ đại kỳ bí. Nổi bật nhất là
nghệ thuật và chữ tượng hình còn sót lại trong các ngôi mộ, lăng tẩm.
Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm,
tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu khắc trên tường.
Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ
với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon.
Nông nghiệp Ai Cập khoảng 1350 – 1300 TCN
Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều chân
dung con người và không gian. Những tiêu chuẩn này thay đổi nhẹ trong khoảng
thời gian 3.000 năm, cho tới khi Ai Cập bị xâm lược, nền văn minh này biến mất.
Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những
cảm giác, biểu hiện về thời đại, thường những biểu hiện này không nằm trong cuộc
sống bình thường, mà là một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Trong thực
tế, những bức bích họa hay tác phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập
thể. Nó yêu cầu tất cả mọi người phải làm theo một đường lối, phong cách chung.
Pharaon Tuthmosis II và thần Amun-Re (vị thần cai quản thời tiết, nông nghiệp) -
1450 TCN
Vậy biểu hiện của những tiêu chuẩn hội họa Ai Cập là gì? Đầu tiên, họ xác định lại
thế giới dựa trên cái nhìn 2 chiều sau đó tìm cách thể hiện một cách rõ ràng nhất.
Chân dung con người là sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt
nghiêng (mặt bên). Mắt, tai và phần thân trên thường được mô tả trực diện. Trong