Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều tra nguồn lợi của một số loài rong biển ở ven bờ biển Thuận An – Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 6 trang )

ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN
Ở VEN BỜ BIỂN THUẬN AN – THỪA THIÊN HUẾ
LÊ KHÁNH VŨ
TRẦN THỊ THU HUYỀN – LÊ THỊ THANH DIỆU

Khoa Sinh học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rong biển (marine algae) là các thực vật dạng tản (Thallus), cơ thể gồm một hay nhiều
tế bào tập hợp với nhau tạo thành. Rong biển phân bố ở vùng cửa sông, các đầm nước
lợ, vùng triều hay các vùng biển sâu. Chúng có vai trị quan trọng trong nguồn lợi sinh
vật biển, ngày càng được con người khai thác, nuôi trồng và sử dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực thực phẩm, công nghệ… Sản lượng kinh tế hàng năm trên thế giới đạt khoảng
4 triệu tấn rong tươi. Các nước sản xuất nhiều nhất hiện nay là Philippin, Indonesia,
Trung quốc, Nhật Bản…
Việt Nam có nguồn lợi rong biển rất đa dạng và phong phú. Tổng số loài rong biển sống
dọc bờ biển Việt Nam, các đảo và các dải đá ngầm có khoảng 638 lồi: trong đó
Rhodophyta 229 lồi, Phaeophyta 120 lồi, Chlorophyta 150 lồi, Cyanobacteria 76 loài
và 14 loài cỏ biển (Nguyễn Hữu Dĩnh, 1998). Trong số này khoảng 200 lồi rong biển
có khả năng sử dụng, trong đó có 60 lồi được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn gia súc,
phân bón và chế biến các chất keo.
Việc nghiên cứu thành phần loài khá nhiều, tuy nhiên đánh giá nguồn lợi của rong biển
tại Thừa Thiên Huế nói chung và Thuận An nói riêng lại ít được nghiên cứu. Vì vậy, đề
tài: “Điều tra nguồn lợi của một số loài rong biển ở ven bờ Thuận An - Thừa Thiên
Huế” sẽ có thêm nguồn dữ liệu trong việc đánh giá và sử dụng nguồn lợi rong biển có
hiệu quả tại vùng biển này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp ngoài thực địa
- Thu mẫu trực tiếp ở ven bờ khu vực Cồn Tè - Thuận An (trong đầm phá, ao
nuôi...).
- Thu mẫu qua hoạt động đánh bắt của ngư dân.
- Điều tra, phỏng vấn ngư dân, ghi chép số liệu những loài rong bắt gặp được có


đầy đủ bộ phận để xác định thành phần lồi.
2.2. Phương pháp trong phịng thí nghiệm
- Bảo quản, xử lý mẫu.
- Xác định thành phần loài: Phân loại các mẫu rong thu được theo phương pháp so
sánh hình thái. Các tài liệu chính: Phạm Hồng Hộ (2001), Nguyễn Hữu Đại,
Nguyễn Văn Tiến (2002).
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 99-104


100

LÊ KHÁNH VŨ và cs.

2.3. Xử lý số liệu: Kết quả phân tích được xử lý bằng phần mềm Microsoft Exel 2010.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài rong biển ở ven bờ Thuận An – Thừa Thiên Huế
STT Tên khoa học

Tên phổ thông

Ghi chú

1

I. RHODOPHYTA
Florideae
Gigartinales
1. Gracilariceae
Gracilaria asiatica Zhang & Xia


Ngành rong đỏ
Lớp rong đỏ
Bộ rong cạo
Họ rong câu
Rong câu chỉ vàng

+++

2

G. tenuistipitata Zhang & Xia

Rong câu sợi mảnh

++

3

G. heteroclada Zhang & Xia

Rong câu cước

+

4

G. eucheumoides Zang & Abbott

Rong câu chân vịt


+

5

Gracilaria bursa – pastoris (Gmel.) Silva

Rong câu dòn

+++

2. Hypneaceae

Họ rong đông

6

Hypnea charoides Lamx.

Rong đông nhánh vuốt

+

7

Hypnea musciformis Lamx.

Rong đơng móc câu

+


3. Solieriaceae

Họ rong sụn

Kappaphycus alvarezii Doty

Rong sụn

4. Gigartinaceae

Họ rong cạo

9

Gigartina intermedia Sur.

Rong cạo dẹp

+

10

Gelidiales
5. Gelidiaceae
Gelidiella myrioclada (Boerg.) Feldm. et Hamel

Bộ rong thạch
Họ rong thạch
Rong đá nhánh


++

11

II. CHLOROPHYTA
Chlorophyceae
Ulvales
6. Ulvaceae
Enteromorpha clathrata (Roth.) Grev.

Ngành rong lục
Lớp rong lục
Bộ rong cải biển
Họ rong cải biển
Rong bún nhiều nhánh

+

12

Ulva lactuca L.

Rong cải biển

+

13

III. PHAEOPHYTA

Cyclosporeae
Fucales
7. Sargassaceae
Sargassum henslowianum J. Ag.

Ngành rong nâu
Lớp rong bào tử tròn
Bộ rong sừng
Họ rong mơ
Rong mơ

++

8

Ghi chú: + số lượng ít, ++ số lượng trung bình, +++ số lượng nhiều

+


ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở VEN BỞ THUẬN AN...

101

Kết quả phân tích mẫu rong biển thu được ven bờ Thuận An – Thừa Thiên Huế đã định
danh được 13 loài thuộc 7 họ, 4 bộ, 3 lớp và 3 ngành. Ngành rong đỏ có số lượng lớn
nhất: 10 loài, tiếp đến là ngành rong lục với 2 lồi, ít nhất là ngành rong nâu có 1 lồi.
Kết quả điều tra của chúng tơi cũng cho thấy trong 13 lồi xác định được thì rong câu
chỉ vàng (Gracilaria asiatica), rong câu dòn (Gracilaria bursa – pastoris) chiếm khối
lượng nhiều nhất. Phần lớn các loài rong biển phát hiện được sống bám trên đá, vỏ động

vật, 1 số loài phát hiện qua hoạt động đánh bắt của ngư dân.
3.2. Nguồn lợi một số loài rong biển
3.2.1. Rong biển dùng làm thực phẩm cho con người
Trong tổng số các lồi đã định danh có 8 lồi được sử dụng làm thực phẩm cho con
người: Gracilaria asiatica (Rong câu chỉ vàng), Gracilaria tenuistipitata (Rong câu sợi
mảnh), Gracilaria eucheumoides (Rong câu chân vịt), Gracilaria bursa – pastoris
(Rong câu dòn), Hypnea musciformis (Rong đơng móc câu), Kappaphycus alvarezii
(Rong sụn), Ulva lactula (Rong cải biển), Sargassum henslowianus (Rong mơ).
Rong biển rất giàu dưỡng chất, ngoài thành phần chất đạm rất cao, rong biển cịn chứa
rất nhiều khống chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, chất xơ trong đó nổi bật là iot
(yếu tố vi lượng cần thiết cho tuyến giáp). Hàm lượng vitamin A trong các loài rong
biển nêu trên cao gấp 2 – 3 lần so với carot, cao gấp 10 lần so với bơ, hàm lượng canxi
cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp
nhiều lần trong rau quả. Từ rong biển người Nhật Bản tạo các món ăn nori, người Hàn
Quốc tạo món kimbap, người Hoa với món pinyun… Ở Việt Nam có nhiều món đặc sản
được chế biến từ rong biển: gỏi Ulva lactula (Rong cải biển), nộm rong câu, canh rong
biển, rong biển xào tôm thịt, rong biển chiên, làm thạch… Tại vùng Cồn Tè – Thuận An
các món được chế biến từ Gracilaria asiatica (Rong câu chỉ vàng), Gracilaria
eucheumoides (Rong câu chân vịt), Gracilaria bursa – pastoris (Rong câu dòn) là đặc
sản chính. Ngồi ra rong biển cịn chế biến thành thức uống như trà rong biển, các dạng
nước giải khát từ rong biển dân gian như nước sâm rong biển.
3.2.2. Rong biển được sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm và cá
Giá trị dinh dưỡng trong rong biển tương đối cao (glucid, protein, lipid, iot…), thức ăn
cho gia súc bằng rong biển có khả năng kháng bệnh tốt. Có 4 loài rong biển được sử
dụng: Gigartina intermedia (Rong cạo dẹp), Enteromorpha clathrata (Rong bún nhiều
nhánh), Gigartina tenuistipitata (Rong câu sợi mảnh), Gigartina heteroclada (Rong câu
cước).
Enteromorpha clathrata (Rong bún nhiều nhánh), G. heteroclada (Rong câu cước)
được sử dụng nuôi kết hợp với tơm thẻ chân trắng, cá… chúng có vai trị rất quan trọng,
khơng chỉ cải thiện được mơi trường ao ni mà cịn là nguồn thức ăn lý tưởng giúp cải

thiện tăng trưởng và năng suất tôm, cá… giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả
kinh tế.


102

LÊ KHÁNH VŨ và cs.

3.2.3. Rong biển được sử dụng làm phân bón
Trong số 13 lồi rong biển đã định danh có: Sargassum (Rong mơ), Gigartina
intermedia (Rong cạo dẹp)… được người dân ven bờ Cồn Tè – Thuận An sử dụng làm
phân xanh. Người dân ủ các rong này dưới đất, chúng sẽ bị lên men và phân hủy, bổ
sung vào mơi trường đất NO3, K có thể bằng hoặc nhiều hơn. Các loại phân xanh này
được dùng để bón cho các loại cây hoa màu, bón cho khoai, sắn, dưa… Ưu điểm của
phân rong biển từ 2 loài trên làm tăng nhanh quá trình nảy mầm, quá trình đồng hóa,
tăng khả năng kháng bệnh và tăng khả năng chịu rét cho cây trồng.
3.2.4. Rong biển được sử dụng trong y dược
Rong biển được sử dụng trong y dược gồm 6 loài: Sargassum henslowianus (Rong mơ),
Gracilaria asiatica (Rong câu chỉ vàng), Gracilaria eucheumoides (Rong câu chân vịt),
Hypnea charoides (Rong đông nhánh vuốt), Kappaphycus alvarezii (Rong sụn),
Enteromorpha clathrata (Rong bún nhiều nhánh).
Trong Hypnea charoides (Rong đơng nhánh vuốt) có hàm lượng protein khá cao, các
chất xơ dao động từ 50,3 - 55,4 % trọng lượng khơ, các chất xơ hồ tan trong nước có
trong rong đơng nhánh vuốt hoạt động như 1 chất chống đơng máu, kháng u và chống
oxy hố (Zhang và cộng sự, 2003).
Chiết xuất acid alginic, manitol, iod từ Sargassum (Rong mơ), dùng để chống các bệnh
nhiễm xạ, viêm màng não, các bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, trị bệnh béo phì.
Enteromorpha clathrata (Rong bún nhiều nhánh) có chứa sterol, estrogen có khả năng
chữa được bệnh cao huyết áp.
Trong rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có hàm lượng vitamin C, iot, vitamin B2,

axit béo và các chất khoáng giúp cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành
collagen trong cơ thể, làm vết thương nhanh lành, phòng chống chảy máu răng, ngăn
ngừa các bệnh bướu cổ… Ngoài ra, các loài rong trên có chứa chất fertile clement có tác
dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể.
Kappaphycus alvarezii (Rong sụn) chứa protein, lipit, các sắc tố, nguyên tố vi lượng,
chất xơ và vitamin có tác dụng nhuận trường, hấp thụ các chất độc trong cơ thể, chống
suy dinh dưỡng và các bệnh bướu cổ.
3.2.5. Rong biển sử dụng trong công nghiệp
Trong tổng số các lồi rong biển đã định danh được thì có 12 lồi sử dụng trong cơng
nghiệp. Gigartina intermedia (Rong cạo dẹp) chưa thấy sử dụng trong cơng nghiệp.
Các lồi rong biển chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, nguyên liệu sản
xuất agar, ethanol và carrageenan.
- Công nghiệp thực phẩm:
Rong biển trên đang được cân nhắc đưa vào các sản phẩm thịt, bánh mỳ và mỳ sợi để bổ
sung thêm vitamin (Theo Nissreen Abu-Ghannam thuộc Viện Công nghệ Dublin, Ailen


ĐIỀU TRA NGUỒN LỢI CỦA MỘT SỐ LOÀI RONG BIỂN Ở VEN BỞ THUẬN AN...

103

và cộng sự cũng nghiên cứu khả năng ứng dụng dịch chiết rong biển để chống lại q
trình ơxy hóa chất béo trong các thực phẩm). Các pôlysaccarit như carrageenan và
alginate được chiết xuất từ các loài rong biển trên cũng được sử dụng rộng rãi trong
cơng nghiệp thực phẩm làm vật bao gói có thể ăn được cho các sản phẩm ăn liền.
- Công nghiệp sản xuất agar:
Gracilaria tenuistipitata (Rong câu chỉ vàng), Gracilaria asiatica (Rong câu sợi mảnh)
được sử dụng nhiều để làm nguyên liệu sản xuất agar.
- Công nghiệp sản xuất ethanol:
Rong biển có hàm lượng carbohydrat cao, phù hợp cho q trình lên men để sản xuất

ethanol. Vì vậy, có thể sản xuất ethanol nhiên liệu sinh học từ rong biển. Các loài rong
biển được sử dụng: Enteromorpha clathrata (Rong bún nhiều nhánh), Gracilaria
tenuistipitata (Rong câu chỉ vàng), Kappaphycus alvarezii (Rong sụn).
- Cơng nghiệp sản xuất carrageenan
Carrageenan là polysaccarid có trong một số lồi rong đỏ khơng chứa agar. Chất này có
đặc tính liên kết rất tốt với các phân tử protein của động vật, thực vật. Loài rong biển
được sử dụng: Kappaphycus alvarezii (Rong sụn).
4. KẾT LUẬN
4.1. Đã định danh được 13 loài rong biển ven bờ Thuận An – Thừa Thiên Huế, chúng
thuộc 7 họ, 4 bộ, 3 lớp và 3 ngành Rhodophyta (Rong đỏ), Chlorophyta (Rong lục),
Phaeophyta (Rong nâu). Rong câu chỉ vàng và rong câu dòn là 2 loài phổ biến nhất tại
ven bờ Thuận An – Thừa Thiên Huế.
4.2. Đã xác định được 11 loài rong biển kinh tế tại vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành
Rong đỏ có 8 lồi có giá trị kinh tế dùng làm thực phẩm cho con người, chiết xuất các
loại keo và dược phẩm, ngành rong nâu có 1 lồi có giá trị kinh tế dùng làm dược phẩm,
chiết rút các loại keo và dùng trong nơng nghiệp. Ngành rong lục có 2 lồi có giá trị
kinh tế dùng để làm thực phẩm và trong nơng nghiệp và y học.
4.3. Các lồi thuộc họ rong câu (Gracilariceae), họ rong sụn (Solieriaceae) và họ rong
mơ (Sargassaceae) được người dân vùng Cồn Tè – Thuận An sử dụng nhiều nhất làm
thực phẩm, dùng trong y học, phân bón và 1 phần nhỏ được sử dụng làm nguyên liệu
chế biến agar.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến (1993).
Rong biển Việt Nam (phần phía Bắc), NXB Khoa học và kỹ thuật, HCM.
Nguyễn Hữu Đại (1997). Rong biển Việt Nam – nguồn lợi và sử dụng, NXB Nơng
nghiệp.

Phạm Hồng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam, Trung tâm học liệu xuất bản.


104

[4]
[5]

[6]

LÊ KHÁNH VŨ và cs.

Phạm Văn Huyên (2012). Nguồn lợi, sử dụng và nuôi trồng rong ở Việt Nam, Tạp chí
Khoa học và Cơng nghệ Biển, T12, Số 1, trang 87 – 98.
Trương Văn Lung, Võ Thị Mai Hương (2000). Sự đa dạng sinh thái của một số loài
rong kinh tế ở vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo Hội nghị
những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, trang 206 – 264, NXB Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.
Trần Đình Toại, Châu Văn Minh (2004). Tiềm năng rong biển Việt Nam, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.

LÊ KHÁNH VŨ
TRẦN THỊ THU HUYỀN
LÊ THỊ THANH DIỆU
Lớp Sinh 4A, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0164 957 0369, Email:




×