Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Không gian thần thoại và tâm thức hướng ngã của Hàn Mặc Tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.61 KB, 7 trang )

KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ
CỦA HÀN MẶC TỬ
NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG
Khoa Ngữ văn

1. MỞ ĐẦU
Thi ca Hàn Mặc Tử thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp và phong phú. Ở đó, ta bắt
gặp tâm thức hướng ngã của ơng. Tâm thức hướng ngã là một kiểu biểu hiện của bản
năng chết (Thanatos) với mong muốn nhờ cái chết thu nhận mọi đau đớn, thanh tẩy
những niềm đau và thanh trừng tội lỗi. Cái chết theo như tâm thức nhân loại là sự trở
về: về với sự thanh sạch ban đầu, về với bản nguyên, về với sự bảo vệ và về với giải
thoát khỏi sự tồn tại.
Bản năng chết trong thơ ca của Hàn thường gắn liền với cổ mẫu Mẹ với biểu hiện trực
tiếp là kiểu hình Khơng gian thần thoại. Dạng không gian nghệ thuật này không phải
chỉ có ở sáng tác của Hàn Mặc Tử nhưng theo khảo sát của chúng tơi, chưa có nhà thơ
nào xây dựng kiểu khơng gian này với tầm vóc như Hàn Mặc Tử. Bởi lẽ, Không gian
thần thoại trong thơ ông khơng chỉ là phơng nền mà cịn là giá trị tự thân của một biểu
tượng ngầm. Bằng phép hội ý tự do của Phân tâm học, ta có thể khám phá ra tư duy
nghệ thuật của thi nhân. Trong phạm vi bài báo khoa học này, chúng tôi chỉ viết về tâm
thế hướng ngã của Hàn Mặc Tử qua hệ hình Khơng gian thần thoại.
2. HỆ HÌNH KHƠNG GIAN THẦN THOẠI TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ
Không gian chiều sâu trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện rất phong phú. Hiếm có một nhà
thơ nào mà cảm thức khơng gian lại thể hiện đậm nét như thơ Hàn.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, ta thường hay gặp khoảng không gian chiều sâu bất tận. Trước
hết, không gian trong thơ Hàn Mặc Tử là không gian bất định mang tên là Không gian
phiếm chỉ. Không gian này trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi lên bởi một loạt các từ
phiếm chỉ, có khi là những chỉ từ cũng được dùng với tư cách phiếm chỉ hóa: “Tơi vẫn
ở đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu / Sao bông phượng nở trong màu huyết /
Nhỏ xuống lịng tơi những giọt châu” (Những giọt lệ); và “Ở đây sương khói mờ nhân
ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà? (Đây thôn Vỹ Dạ) “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín /
Lịng trí bâng khng sực nhớ làng” (Mùa xn chín) [5]…


“Tơi vẫn ở đây hay ở đâu” câu thơ như một tiếng vọng đang chới với giữa một không
gian vơ định hình. Trạng ngữ kép “ở đây” và “ở đâu” nói lên sự mất phương hướng
định hướng trong tâm thức sâu xa của Hàn. Cả hai trạng ngữ, một phiếm chỉ, một cụ thể
làm nên một sự hư hao và tơ đậm thêm sự chống ngợp trong tâm hồn nhà thơ. Ở câu
sau, trạng ngữ “trời sâu” như xoay vần chủ thể “tôi”, khiến chủ thể thêm chao đảo, ngả
nghiêng. Hàn Mặc Tử không viết trời cao mà lại viết “trời sâu”, có phải chăng trời
cũng sâu như chính nỗi muộn phiền vơ bờ bến của Hàn? Khối cảm về kiểu không gian
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 12/2013, tr: 144-150


KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ

145

chiều sâu này luôn tương ứng với sự nhận thức muộn phiền trước “quan niệm hoàn
cảnh” của nhà thơ.
Nhưng kiểu không gian này chưa phải là chủ yếu trong thơ ca Hàn Mặc Tử. Mà chủ
yếu, khoái cảm của Hàn lại gắn với ba kiểu không gian khác. Đầu tiên là kiểu Không
gian giấc mộng. Hiếm thấy nhà thơ nào xây dựng không gian giấc mộng trong thơ mình
nhiều như Hàn Mặc Tử. Trong khơng gian đó, Hàn Mặc Tử biểu hiện khối cảm của
mình rất mãnh liệt và rất tự nhiên. Đây là kiểu không gian được nhà thơ định danh bằng
các định ngữ như “mộng”, “mơ”, “ngàn thế giới”… Ví dụ: “Anh đứng cách xa hàng
thế giới/ Ngắm nhìn trong mộng miệng em cười / Em cười anh cũng cười theo nữa/ Để
nhắn hồn em đã tới nơi” (Lưu luyến); “Hương khói ở đâu ngồi xứ mộng/ Cứ là mỗi
phút mỗi nên thơ” (Huyền ảo); “Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng
quá nhìn khơng ra” (Đây thơn Vỹ Dạ); “Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian / Giây
phút buồn lây đến mộng vàng /… Bóng người thục nữ ẩn trong mơ” (Mơ hoa); “A ha!
Ta vốn người trong mộng / Hư thực như là một ý thơ/ Ta đi góp nhặt từng tia sáng / Và
kết duyên tình để ước mơ” (Người ngọc) [5]…

Nói theo ngơn ngữ của Bachelard, một nhà Phân tâm học vật chất nổi tiếng, không gian
giấc mơ trong thơ Hàn Mặc Tử là một kiểu “mơ lồng trong mơ” [7]. Trong những giấc
mơ ấy, không gian là nơi ẩn nấp lí tưởng của con người trước những thực tại gây đau
đớn cho những ham muốn bản năng của mình. Trước những thực tại của xã hội kìm nén
đi ham muốn nguyên thủy, con người luôn luôn bị đau đớn và ln ln tìm cách thỏa
mãn những ham muốn nguyên thủy ấy. Nhưng càng tìm cách thỏa mãn những ham
muốn ấy, thì văn hóa càng lại ràng buộc phải loại bỏ chúng đi. Sự đau đớn ấy là con
đường dẫn đến tuyệt vọng [3]. Từ tuyệt vọng dẫn đến ám thị triệt tiêu bản năng sống,
muốn quay lại về những khởi nguyên, muốn quay về lại vật chất nguyên thủy đã làm
nên sự sống. Quá trình về nguồn này, khơng có ý nghĩa nào khác hơn ngồi ý nghĩa
nhằm trốn chạy và tự thỏa mãn bằng cách đẩy những ham muốn ấy về điểm xuất phát
của mọi khởi nguyên, về với cái chết để được che chở, dỗ dành.
Cũng quan niệm của hai bậc thầy S. Freud và K. Jung, Bachelard trong cơng trình
Khơng khí và những mộng mơ đã khẳng định: Ám thị cái chết là một bản năng thường
trực của mỗi bản thể tồn tại. Chỉ có ở ám thị muốn chết các bản thể tồn tại mới mong
muốn được sự an ủi, sự vỗ về từ khơng gian chiều sâu.
Khơng gian chiếm vị trí quan trọng nhất trong thơ Hàn Mặc Tử là Không gian Thượng
thanh khí. Kiểu khơng gian này tồn tại chủ yếu trong những tập thơ cuối đời của Hàn
Mặc Tử như: Đau thương, Xuân như Ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên… Bởi
khoảng không gian chiều sâu này, Hàn Mặc Tử hay gọi là khoảng “Thượng thanh khí”,
“Thượng tầng khơng khí”… Kiểu Khơng gian Thượng thanh khí của Hàn là kiểu khơng
gian có chiều kích mang tầm vũ trụ.
Nếu trong thơ Huy Cận, cảm thức vũ trụ đem lại sự cô đơn, chới với đến chống ngợp
thì vũ trụ trong thơ Hàn Mặc Tử đem lại cho thi nhân những niềm hoan lạc thậm chí an
lạc vì được chở che, bảo vệ. Ví như: “Đang khi màu nhiệm phủ ban đêm / Có thứ gì rơi


146

NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG


giữa khoảng im / Rơi tự thượng tầng khơng khí xuống / Tiếng vang nhè nhẹ dội vào
tim” (Huyền ảo); “Cho ta nhận lấy không đền đáp / Ơn trọng thiêng liêng xuống bởi
trời” (Sầu vạn cổ); “Ra không gian là vượt hẳn thượng tầng / Tấp tới bến ở ngoài kia
vũ trụ /… Hồn hỡi hồn, lên nữa quá thinh gian” (Ngoài vũ trụ); “Ta khạc hồn ra ngoài
cửa miệng / Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi” (Say trăng); “Nhớ khi xưa ta là chim
phượng hoàng / Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất” (Phan Thiết! Phan Thiết!); “Dồn
qua mau cho lút mức hư không” (Vầng trăng); “Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh
khí” (Đừng cho lịng bay xa) [5]…
Trong thơ Hàn Mặc Tử cịn có thêm một loại không gian của các tôn giáo Phật – Lão –
Thiên Chúa. Kiểu không gian này cũng là một dạng thức khác của không gian chiều sâu
trong thơ Hàn Mặc Tử mà chúng tôi tạm gọi là kiểu Không gian điển tích. Kiểu khơng
gian này ln ln gắn với cảm thức dung hợp các giáo lý tôn giáo khác nhau của Hàn
Mặc Tử. Chẳng hạn: “Lụa trời ai dệt với ai căng / Ai thả chim bay đến Quảng Hàn”
(Cuối thu); “Ta ném mình đi khắp gió trăng / Lịng ta tản khắp bốn phương trời / Cửu
trùng là chốn xa xôi lạ / Chim én làm sao bay đến nơi” (Ghen); “Phượng Trì! Phượng
Trì! Phượng Trì / Phượng Trì! / Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu” (Thánh Nữ đồng
trinh Maria); “Nhớ khi xưa ta là chim Phượng hoàng / Vỗ cánh bay chín tầng trời cao
nhất / Bay từ trời Đao Ly đến trời Đâu Suất /… Nhưng phép lạ có một vì tiên nữ / Hao
hao như nường nguyệt cõi Đào Nguyên” (Phan Thiết! Phan Thiết!); “Đêm nay đại yến
Lâm Xuân Các / Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương” (Mơ Duyên); “Thượng thanh
khí tiết ra nguồn tinh khí / Xa xơi đời trăng mọc nước Huyền Vy / Đây Miên Trường,
đây Vĩnh Cửu, Tề Phi” (Đừng cho lịng bay xa) [5]…
Kiểu Khơng gian điển tích là kiểu không gian nối tiếp và vay mượn từ không gian
huyền ảo của thần thoại cổ đại. Tôn giáo thật sự chỉ là cái bóng nối dài của thần thoại
trong sự tan vỡ của nghi lễ ma thuật cổ xưa mà thần thoại cổ đại còn lưu lại. Sau khi
thần thoại cổ đại cũng rạn vỡ - thì tơn giáo từ cái mầm ban đầu đã phát triển thay thế
cho nó. Đó chính là ngun nhân mà mỗi tơn giáo lại thu vào trong mình nhiều mảnh vỡ
của thần thoại cổ xưa: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo… Cái mà ta chú ý trong
kiểu Khơng gian điển tích trên là ở chỗ, những địa danh mà Hàn Mặc Tử nêu lên đều là

nơi tồn tại của Kiểu hình nhân vật ý niệm mang tính năng phù trợ. Đó chính là tâm thế
cầu mong sự chở che, giải thoát của Hàn.
Nếu như kiểu Không gian phiếm chỉ luôn luôn gắn với khối cảm muộn phiền và đau
đớn; kiểu Khơng gian trong mộng gắn với tâm thế chạy trốn thực tại đau đớn và kiểu
Khơng gian Thượng thanh khí ln gắn liền với những khối lạc, thậm chí là an lạc thì
kiểu Khơng gian điển tích này lại gắn liền với khoái cảm ngưỡng vọng được giải thoát
của Hàn. Chúng ta có thể nhận ra được, trong khi xây dựng những kiểu không gian
chiều sâu như vậy, Hàn Mặc Tử thường sử dụng một lớp động từ mạnh và tính từ mạnh
để diễn đạt những khoái cảm và ngưỡng vọng ấy: ngây ngất, sáng láng, thơm tho, ngất
ngư, sảng sốt khoái lạc, hoan hảo, hoan lạc, mê mẩn, khoan khoái, ngọt ngào, tê mê, đê
mê, rên rỉ, chếnh choáng, tha thiết, ràng rịt, say sưa, rào rạt, ngả ngớn, mênh mang,
phất phới, thanh thoát, náo nức, khát khao, nồng nàn… Hệ hình Khơng gian thần thoại


KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ

147

trong thơ Hàn Mặc Tử là một hình thái không gian trùng phức – gắn liền với não trạng
tư duy cổ xưa nhất và cũng đặc sắc nhất. Giải thích ngun nhân ra đời của khơng gian
thơ Hàn Mặc Tử có nhiều ý kiến: có ý kiến nghiêng về bệnh tật như Trần Thanh Mại, có
ý kiến trung hịa như Đỗ Lai Thúy, có ý kiến nghiêng về cấu trúc thi pháp như Chu Văn
Sơn – tất cả các cách nhìn đó tuy có lý trong một chừng mực nhưng lại khơng thể giải
thích rõ được cội nguồn sáng tạo của thi nhân.
3. GIẢI PHẪU PHÂN TÂM
Nghiên cứu Không gian thần thoại trong thơ Hàn Mặc Tử hay trong thần thoại cổ nhất
thiết ta phải tìm được biểu tượng liên quan và các nghi lễ song hành đã hình thành nên
thần thoại để nó soi chiếu vào văn học. Hệ hình khơng gian thơ Hàn Mặc Tử được triển
khai theo quan hệ liên đới với biểu tượng ánh sáng. Vì tư duy ngun thủy mang tính
thay thế đồng nhất – nên chúng tôi, phân chia lớp nghĩa của biểu tượng ở từng mặt phù

hợp với luận điểm. Ví dụ, máu trong thơ Hàn mang trong mình hai giá trị: quan niệm
linh hồn và nghi lễ hiến tế. Biểu tượng chim (bồ câu – phượng hoàng) của thơ Hàn vừa
là hình thức đồng nhất vật tổ lại vừa liên quan đến quan niệm phiêu du linh hồn của
người nguyên thủy [1]…
Nhìn vào hệ thống sáng tạo của Hàn Mặc Tử, ta thấy thơ ông ngập tràn ánh sáng. Ánh
sáng trong thơ Hàn được biểu hiện ở dạng trực tiếp (nắng, hào quang…) và gián tiếp (từ
sức gợi của hình ảnh và biểu tượng như trăng, sao…). Đặc biệt, ánh sáng có mối quan
hệ với Khơng gian thần thoại với ý nghĩa tạo thành một con đường tâm linh. Đó là lý
do tại sao thơ Hàn Mặc Tử có cảm thức rõ rệt về trăng sao và ánh sáng mạnh mẽ như
vậy. Trong thời gian lâm bệnh, theo Trần Thanh Mại, bạn thân Hàn Mặc Tử, nhà thơ đã
chết đi sống lại ba bốn bận. Và mỗi lần như vậy đều có những ý thơ lạ lùng như lối viết
mà H. Bergson gọi là “tự động tâm linh”.
Những ý thơ lạ ấy luôn luôn bộc lộ niềm hoan lạc của Hàn. Đặc biệt, nó gắn liền với
kiểu Khơng gian Thượng thanh khí và Khơng gian điển tích. Trong khơng gian ấy, Hàn
Mặc Tử thật sự được vỗ về, dỗ dành và có cảm giác hoan lạc lẫn sự an tồn.
Đó là cảnh hồn lìa khỏi xác, hồn từ trên cao nhìn xuống dương gian: “Anh đã thốt hồn
anh ngồi xác thịt / Để chập chờn trong ánh sáng mông lung” (Sáng láng); “Rồi hồn
ngắm tử thi hồn tan rã / Bốc thành âm khí lỗng nguyệt cầu xa / Hồn mất xác hồn sẽ
cười nghiêng ngả / Và kêu rên thảm thiết suốt bao la” (Hồn lìa khỏi xác) [5, tr. 24].
Cũng có cảnh hồn bay vùn vụt khơng biết về đâu: “Vì khơng giới nơi trầm hương vắng
lặng / Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao / Cả hơi hám muôn xưa theo ám ảnh / Hồn trơ
vơ không biết lạc về đâu / Và vướng vất phải mn ngàn tinh khí lạnh / Hồn mê man bất
tỉnh một hồi lâu” (Hồn lìa khỏi xác) [5, tr. 24].
Và hồn được tắm gội trong nguồn Ánh sáng tịnh khiết: “Ta ước ao đầu đội mũ triều
thiên/ Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng” (Ngoài vũ trụ) [5, tr. 34]. Khoa học tự nhiên
cũng từng nghiên cứu những hiện tượng xảy ra như Hàn. Như người có khả năng tiên
tri, những hiện tượng thoát hồn… Bác sĩ Raymond Moody trong cuốn Đời sau và bác sĩ


148


NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG

Melvin Morse trong cuốn Được ánh sáng biến đổi đã nêu lên 4 trường hợp mà ta bắt
gặp trong thơ Hàn như:
- Hồn lìa khỏi xác và nhìn thấy người thân than khóc bên xác mình.
- Hồn bay trong khơng gian âm u với tốc độ kinh hồn, băng qua những tầng cao tối
thượng.
- Hồn thấy ánh sáng an lành, thấy mình giữa trăng sao sáng chói.
- Và sau khi đằm mình vào nguồn sáng thì các trường hợp đều thay đổi như khả năng
cảm thụ nhanh nhạy về những vùng tâm linh bí ẩn…
Mối quan hệ giữa Khơng gian thần thoại với Ánh sáng ở trong thơ Hàn Mặc Tử thực
chất là mối quan hệ đồng nhất mang ý nghĩa khởi sinh. Vì ánh sáng được đồng nhất với
khơng gian. Cả ánh sáng và không gian thực chất là con đường – con đường đi vào thế
giới của hoang sơ thanh tẩy nỗi đau và ban lại sự sống ban đầu. Thần thoại các dân tộc
da đỏ châu Mỹ và ở các bộ tộc châu Phi kể rằng chính Ánh sáng đã đẻ ra Không gian và
Thời gian [1]. Chúng ta thấy rằng, trong thần thoại cổ xưa cũng như trong truyện kể tôn
giáo, các vị thần thánh đều gắn liền với Ánh Sáng. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên
mà vua của các vị thần trên đỉnh Olempus, thần Zeus lại mang trong mình thuộc tính
của ánh sáng: sức mạnh của sấm chớp; khi đi tự tình thì thường hóa thân có ánh sắc như
con bò trắng, cơn mưa vàng… Trong truyền thuyết của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Do Thái thì những vị minh quân, thánh chúa, võ tướng oai hùng hay
những bậc danh nhân hiền triết đều được sinh ra bằng việc ánh sáng đi vào tử cung của
người phụ nữ và chết đi trong sự bao bọc của ánh sáng. Sự tích ra đời của Lý Cơng Uẩn,
hay sự tích ra đời của Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ đều là một kiểu như vậy. Với
quan niệm ma thuật – nghi lễ, thần thoại cổ đại làm nên một định thức: Ánh Sáng =
Thần thánh, còn khi thần thoại đổ vỡ, hồi quang của nó trong tơn giáo và tín ngưỡng lật
ngược lại định thức ấy: Thần thánh = Ánh Sáng. Do vậy mà ở kiến trúc cung vi hay lăng
tẩm vua chúa quan lại thời xưa, phải trổ một cái lỗ bằng cái chén sao cho góc khúc xạ
của ánh mặt trời ban trưa phải vng góc với huyệt mộ để ánh sáng mặt trời cho người

chết một sự tái khởi sinh. Quan niệm ánh sáng là khởi sinh cũng được người Hy Lạp
nguyên thủy nhân cách hóa bằng cuộc sinh nở thần kỳ: nữ thần Athéna được sinh ra từ
trong đầu phụ vương của các vị thần. Như đã thống kê một loạt các tính từ mạnh tơ đậm
khối cảm của Hàn trong hành trình vào Khơng gian thần thoại cũng là về với Ánh
Sáng ở trên đã chứng minh tâm thế khoái lạc nhờ sự thanh tẩy và khởi sinh lại ở tâm
thức thi nhân bởi cổ mẫu Mẹ.
Kinh nghiệm về Mẹ của các dân tộc Viễn Đơng cịn lưu lại ở sự đồng nhất Mẹ = Ánh
Sáng như chúng tôi đã dẫn chứng ở trên. Và như vậy, với cổ mẫu Mẹ trong thơ Hàn, ta
có đẳng thức: Khơng gian thần thoại = Ánh Sáng = Bụng Mẹ. Cuối cùng để có thêm sự
tin cậy cho luận điểm này, chúng ta đến với thành tựu quan trọng của Roberson Smith
về sự khảo sát ám thị người mẹ in dấu trong ngôn ngữ các dân tộc Hypoum ở châu Phi,
các dân tộc bán đảo cổ ở Scandinavi và người Celter cổ ở Tây Âu. Điều đáng lưu ý là
ông cho biết từ nguyên của từ Ánh sáng trong ngôn ngữ các dân tộc đó liên quan các


KHÔNG GIAN THẦN THOẠI VÀ TÂM THỨC HƯỚNG NGÃ CỦA HÀN MẶC TỬ

149

đặc trưng chỉ có ở người mẹ - giới nữ: Ánh sáng trùng âm với “bào thai” (dân tộc Celter
cổ), với “tử cung” (dân tộc cổ đại ở Scadinavi) thậm chí là “âm vật” (dân tộc Hypoum ở
châu Phi) [6]. Épunky – người cộng sự nghiên cứu phân tâm folklore của Kroffsond cịn
tiến hành phân tích rằng: các hình ảnh chui vào hang núi, vào bụng cá, vào rương
hòm… thực chất chỉ là khát vọng quay về trạng thái bào thai của nhân loại [6]. Trong
cơng trình Văn hóa nguyên thủy, E. Tylor cho biết người Roma cổ đại và người
Scadinavi tổ chức lễ hội đốt lửa mùa thu và mùa hè. Họ tiến hành nghi lễ ném những
con búp bê vải hay những con rối vào đống lửa giữa thần điện. Épunky đã phát biểu sắc
sảo và toàn diện quan niệm về motif và biểu tượng văn hóa dân gian cùng với nghi lễ
trong quan niệm cổ mẫu: nghi lễ mà Tylor nêu ra thực chất chỉ là niềm tin về vai trò ánh
sáng khởi sinh của con người sau khi chết. Ông cho rằng với cảm thức ngôn ngữ như

vậy, nghi lễ của người Roma và Scadinavi thực chất là về với trạng thái bào thai [6].
Cổ mẫu Mẹ như là một sự mật định của tạo hóa cho bản thể con người. Dù thuộc về
kinh nghiệm cá nhân hay kinh nghiệm tập thể, cổ mẫu Mẹ vẫn là hằng số bất di bất dịch
trong vô thức nhân loại. Và thơ Hàn Mặc Tử là sự thể hiện cổ mẫu Mẹ gián tiếp bằng
nguyên lý tính Mẫu: sự ngưỡng vọng về thời kỳ bào thai, nơi mà con người không chịu
sự quy định tổn thương đến bản nguyên của mình.
Qua những điều trình bày trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy Hàn Mặc Tử sử dụng biểu
tượng vơ hình bằng sự liên kết các ý hướng tự do. Cái biểu tượng mà Hàn sử dụng như
đã nói khơng phải là vật chất hữu hình mà là vật chất vơ hình như Bachelard đã quan
niệm. Khơng gian thần thoại mà chúng tơi chỉ ra đây chính là Phân tâm học về khơng
khí hay khơng gian theo quan điểm của Bachelard. Nhưng cái đặc biệt của không gian
trong thơ Hàn Mặc Tử không giống quan niệm của Bachelard. Điểm chung là không
gian trong văn học của Bachelard và không gian trong thơ Hàn đều gắn với những mộng
mơ. Nhưng giấc mơ của Hàn lại mang tính xâu chuỗi theo kiểu liên kết tự do các ý
hướng thành một vòng tròn như quan niệm của các nhà phân tâm Folklore. Các ý hướng
tự do qua các kiểu không gian trong thơ Hàn chính là các ngưỡng vọng mà chúng tôi đã
nêu ở trên. Ở đây, xin phép được nhắc lại để hình dung rõ hơn: Trạng thái muộn phiền
! Trốn chạy ! Chấp nhận ! Khát vọng giải thoát. Như vậy, các mộng mơ của Hàn
Mặc Tử nối tiếp nhau thành một vòng tròn đã tạo thành chuỗi tròn dấu ấn biểu tượng,
mà nói đến tận cùng bản chất là biểu tượng ngầm.
4. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta đã làm một chuyến du hành vào tâm thức Hàn Mặc Tử. Khơng có gì
để nghi ngờ rằng: Hàn Mặc Tử mang trong mình bản năng chết với khát vọng nhờ cái
chết khỏa lấp, thanh tẩy mọi niềm đau với bao nhiêu hân hoan, ngóng chờ, đê mê và
ngưỡng vọng.
Hệ hình Không gian thần thoại trong thơ ca Hàn Mặc Tử ln gắn liền với Ánh sáng.
Hành trình của Hàn đi vào ánh sáng, đi vào hệ không gian trùng phức ấy là hành trình
quay về với trạng thái bào thai, quay về với khởi nguyên sự sống. Nếu nhìn từ phương
diện cổ mẫu Folklore, Ánh Sáng – Thanh Khí trong thơ Hàn lại là biến thể của motiv –



150

NGUYỄN HỮU TẤN – BÙI THỊ THÚY HẰNG

nghi lễ cổ sơ: nghi lễ mở mắt, nghi lễ thử thách trong nghi lễ thụ pháp – trưởng thành.
Chẳng hạn, ở truyện Sọ dừa, ta thấy có motif nhân vật đội lốt xấu xí và motif chui ra từ
bụng cá. Nếu truy nguyên gốc của motif này ta sẽ thấy có từ trong nghi lễ: nam giới tới
tuổi trưởng thành sẽ chịu thử thách bằng cách nhắm mắt lại, đi vào một cái hang tự tạo
có cạm bẫy để thử thách, khi vượt qua thử thách mới được mở mắt ra – đó là sự hiện
thực hóa ý niệm con người được Ánh Sáng khải thị [1], [3]. Hoặc có khi là nam giới đủ
tuổi trưởng thành trong xã hội nguyên thủy phải khốc lớp da của vật tổ sau đó đi vào
rừng chịu thử thách… Trong cổ tích ta cịn tìm thấy ở các motif khác như chui vào
rương, chui vào bị, đội lốt… Mặt khác, các biểu thức biểu hiện ánh sáng của Hàn lại là
biến thể của motif cuộc hơn phối - sinh nở thần kì. Hầu như truyền thuyết ở dân tộc nào
cũng có những câu chuyện về những danh nhân, anh hùng, những anh hùng kiệt xuất
đều được hôn phối với ánh sáng và được sinh ra bởi ánh sáng [1].
Những cứ liệu thực tế trong lâu đài nghệ thuật của Hàn Mặc Tử và những cứ liệu thực
tiễn – lí luận liên quan mà chúng tơi đưa ra trong quá trình lập luận đã chứng minh tâm
thức hướng ngã của thi nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]


J. E. Cirlot (1990). A dictionary of symbols, New York, America.
N. Frye (1939). Anatomy of Criticism, New York, America.
S. Freud (1923). Civilization and Its discontent, Leipzig.
C. G. Jung (1996). The Archetypes and the Collective Unconscious, London, England.
Kiều Thu Hoạch (2009). Tuyển tập thơ ca Hàn Mặc Tử, NXB Văn nghệ Sài Gòn, TP.
Hồ Chí Minh.
Oclean Kroffsond (1978). From Legendary to Unconscious, New York, America.
Đỗ Lai Thúy (2002). Phân tâm học và nghệ thuật, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
Đỗ Lai Thúy (2009). Bút pháp của ham muốn, NXB Tri Thức, Hà Nội.

NGUYỄN HỮU TẤN
BÙI THỊ THÚY HẰNG
SV lớp Văn 4A, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0128.23.28.636, Email:



×