Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sắc thái Nam Bộ trong truyện ngắn Võ Diệu Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.02 KB, 6 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

SẮC THÁI NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ DIỆU THANH
NGUYỄN TIẾN TRUNG
THPT Châu Thị Tế, Châu Đốc, An Giang
Email:
Tóm tắt: Võ Diệu Thanh là bút danh quen thuộc đối với độc giả Đồng bằng sông
Cửu Long 10 năm trở lại đây. Chị viết nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn,
tản văn, ký sự với nhiều đề tài, chủ đề nhưng nổi bật nhất vẫn là thể loại truyện ngắn
với đề tài về miền Nam, nơi chị sinh ra lớn lên với biết bao kỷ niệm vui buồn, biết
bao thăng trầm trong cuộc sống. Ở sáng tác của chị, người đọc có thể bắt gặp bóng
dáng người miền Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ với những văn hóa, phong tục,
lề lối vùng đất phù sa chín rồng khá đặc sắc. Độc giả khơng khó nhận ra bản sắc độc
đáo của con người miền Nam - những con người lớn lên cùng sông nước: bao dung,
mạnh mẽ, bộc trực, thẳng ngay, nghĩa khí, tài tử, trọng tình và rất đỗi thủy chung.
Từ khóa: Sắc thái Nam Bộ, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Tiến Trung.

1. MỞ ĐẦU
Võ Diệu Thanh là một cái tên khá quen thuôc với bạn đọc Đồng bằng sông Cửu Long trong
10 năm trở lại đây. Là một cô giáo dạy mỹ thuật trường tiểu học, Võ Diệu Thanh gây ấn tượng bởi
cá tính ngay thẳng, bộc trực, phẩm chất nhiệt thành và sự trải đời sâu sắc.
Võ Diệu Thanh sáng tác gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, ký sự cùng
nhiều đề tài, chủ đề nhưng nổi bật nhất vẫn là thể loại truyện ngắn với đề tài về miền Nam, nơi chị
sinh ra lớn lên với biết bao kỷ niệm vui buồn, biết bao thăng trầm trong cuộc sống. Ở sáng tác của
chị, người đọc có thể bắt gặp ngay bóng dáng người miền Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ với
những văn hóa, phong tục, lề lối vùng đất phù sa chín rồng khá đặc sắc, càng khơng khó nhận ra
bản sắc độc đáo của con người miền Nam - những con người lớn lên cùng sông nước: mạnh mẽ,
bộc trực, thẳng ngay, nghĩa khí, tài tử, trọng tình và rất đỗi thủy chung... Nhà văn Nguyên Ngọc


từng nhận xét văn phong của chị một cách rất chuẩn xác: “Đọc Võ Diệu Thanh tôi biết ngay đây
là người miền Tây, người miền Tây kể chuyện miền Tây, nhưng không phải miền Tây Nguyễn Ngọc
Tư đã nổi tiếng và rất độc đáo. Giọng miền Tây An Giang của Võ Diệu Thanh độc đáo một cách
khác, hình như cứng hơn mơt chút, ngang bướng, liều lĩnh, “hiện đại” hơn một chút (đã gần Sài
Gòn hơn, lại là đất Hòa Hảo nữa!)”. Nguyễn Ngọc Tư, bút giả của Cánh đồng bất tận nổi lên như
một hiện tượng năm 2005 cũng nhận xét về Võ Diệu Thanh như sau: “Văn chị mạnh mẽ, gai góc
và mộc, nhiều chỗ mộc đến mức thơ. Đơi lúc cảm giác những trang viết này của một gã nào đó
ném chữ ra, khơng phải là cơ giáo gầy gầy thướt tha trong cái ảnh trên bìa cuốn sách của chị.
Giọng văn như một cách phản kháng lại những bất trắc, đỗ vỡ, bất hạnh mà người phụ nữ này
từng gặp phải trong đời.”
Võ Diệu Thanh có biệt tài phản ánh về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn con người Nam bộ, cụ
thể là người Nam Bộ An Giang. Có thể lý giải một phần vì chị là người An Giang, sinh ra lớn lên
ở vùng đất có Thất Sơn có cả hai con sơng Tiền, sơng Hậu luôn dào dạt phù sa cho nên rất thuận
lợi cho việc quan sát, chiêm nghiệm về cuộc sống quanh chị. Có thể nói, bản sắc con người Nam
Bộ là một trong những nội dung lớn trong sáng tác của Võ Diệu Thanh. Ở đó, ta có thể tường tận
vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, phẩm chất và hơn cả là cá tính của người miền Nam - một sản phẩm
văn hóa độc đáo được hình thành trong q trình biến thiên của lịch sử kết hợp với sự giao lưu văn
hóa đa dạng của khu vực, của nước ngồi từ thuở xa xưa cho đến nay.
81


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

2. NỘI DUNG
Tìm hiểu tính cách con người ở từng vùng văn hóa có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp
lý giải những hoạt động, cách ứng xử của con người, của cộng đồng người trước hồn cảnh,
trong những tình huống cụ thể. Từ đó, góp phần xác định cái riêng, cái bản sắc của dân tộc thể
hiện qua từng con người, cộng đồng người của dân tộc đó.

Văn hóa Nam Bộ, bản sắc, văn hóa, vẻ đẹp con người Nam Bộ là những đối tượng nghiên
cứu thú vị và ý. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu lớn đã và đang tiếp tục công việc này. Tuy
nhiên, nổi bật trong số ấy là các cơng trình sau: Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ (Trần
Ngọc Thêm) NXB Văn hóa - Nghệ thuật, 2018; Đất và người Nam Bộ (Ca Văn Thỉnh), NXB
Trẻ; Tính cách con người Nam Bộ (Nguyễn Văn Kha), 2013; Đồng bằng sông Cửu Long - Nét
sinh hoạt xưa; Văn minh miệt vườn (Sơn Nam), NXB Trẻ; Nói về miền Nam; Cá tính miền Nam
(Sơn Nam), NXB Trẻ; Bản sắc và văn hóa giao tiếp dân tộc (qua khảo sát một số hệ giá trị
văn hóa dân tộc người vùng Nam Bộ), (Huỳnh Quốc Thắng)...
Dưới ngòi bút Võ Diệu Thanh, con người Nam Bộ mà cụ thể là người miền Tây, láng
giềng đồng hương của chị hiện lên một cách sinh động và gần gũi đến bất ngờ. Ở họ, dẫu trải
qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, đương đầu với bao thử thách của kiếp người ở vùng quê
hẻo lánh, nhỏ bé đã chằng chịt vết thương vì chiến tranh vệ quốc, chiến tranh biên giới Tây
Nam 1975, nhưng khơng vì thế mà tha hóa họ thành những kẻ vô lương tâm tàn nhẫn để trả đũa
lại cuộc đời. Chị quan niệm “chỉ có hịa bình, chỉ có u thương mới có thể hàn gắn vết thương
và mang lại hịa bình cho mọi người, cho đất nước”. Nhân vật trong thế giới nghệ thuật của chị
dung dị, thật thà, thiện lương và lúc nào cũng giàu lịng trắc ẩn như chính bản chất con người
miền Nam vốn có.
Khai thác về con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Võ Diệu Thanh có thể thấy bản
sắc độc đáo của người Nam Bộ được hình thành từ ba yếu tố: mơi trường sống khó khăn, truyền
thống ngàn đời của dân tộc và từ quá trình giao lưu văn hóa.
Trong sáng tác của chị, ta nhìn thấy bóng dáng của của những mảnh đời dang dở có một
cuộc đời sóng gió, khổ nghèo nhưng lại vơ cùng can trường. Đó cũng là những con người chịu
thương chịu khó, lam lũ nắng mưa, chân chất thật thà mà đầy tự trọng. Có thể nhìn thấy rất rõ
ở nhân vật Tím trong Tiếng hát từ đơi cánh. Đó là một trong những nhân vật tiêu biểu điển hình
cho tinh thần nghị lực vượt lên số phận. Sinh ra đã bị khuyết tật ở chân, cả một đời cô phải ngồi
trên xe lăn, sống cùng một người cha tàn bạo như một con quỷ dữ, suốt ngày hành hạ, đánh đập
và ngăn cản ước mơ được tìm đến con chữ của Tím. Thế nhưng, Tím vẫn lương thiện, thấu hiểu
nỗi đau quá lớn trong quá khứ của cha mà không bao giờ hờn trách hay căm phẫn. Mỗi ngày
cặm cụi, lén cha, Tím tìm đủ mọi cách để tự học để ước mơ biết chữ của mình được thành hiện
thực và cũng chính tinh thần thép ấy đã chiến thắng mọi xiềng xích, mọi sự bạo hành vơ cớ từ

người cha bất hạnh. Út Mụ và cô Sáu trong Cỏ Thum trở gió có lẽ là 2 nhân vật tiêu biểu cho
vẻ đẹp chân chất, thật thà của người Nam Bộ. Một mối tình đẹp trong sáng như những đóa sen
của vùng Tân Châu, Tháp Mười ở Nam Bộ, vẫn thoang thoảng tỏa hương trên bối cảnh không
gian sông nước quê mùa. Cả hai nhân vật đều đã bước qua cái tuổi thanh xn “tình trong nhữ
đã mặt ngồi cịn e” nhưng rào cản về định kiến xã hội cùng những mâu thuẫn nội tâm khơng
cho phép họ tìm đến nhau một cách nồng nàn, mãnh liệt.
Khai thác vẻ đẹp đa dạng của người Nam Bộ trong sáng tác của Võ Diệu Thanh ta lại
càng yêu thêm mảnh đất phương Nam màu mỡ, bởi ở đâu trong trang viết của chị ta cũng nhìn
thấy sự nhân hậu, bao dung, vị tha của con người. Họ hiền lành, thơm thảo như bờ ao, con nước.
Đi đến đâu cũng một lòng một dạ nhớ về quê cha đất tổ, tiếc nuối ngậm ngùi về tuổi ấu thơ –
nơi gắn liền với con sông cái nước. Ở họ, toát lên một tinh thần nghĩa hiệp, hào sảng và rất đỗi
82


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

nghệ sĩ. Bà Năm ở tác phẩm Nhậu với Khmer đỏ là một nhân vật được xây dựng như một nhân
chứng lịch sử trong trận tàn sát của Khmer đỏ năm 1975 tại biên giới Tây Nam. Nhân vật được
khắc họa một cách chân thật với những nỗi đớn đau, tổn thương vì mất mát người thân do chiến
tranh gây ra. Ở bà Năm, lúc nào cũng ngun ngút một tinh thần cảnh giác, lòng thù hận và sự
kiên cường kỳ lạ. Tuy mang trong mình dịng máu của đau thương bất hạnh nhưng bà không
phải người không biết lý lẽ, bất chấp, thù hận che mờ lý trí. Bà vẫn luôn tỉnh táo, vị tha và nhân
hậu với “kẻ thù”, bản lĩnh, kiên cường như một người đàn ông ngồi cùng mâm cạn chén cùng
Pôn Pốt - một trong những nạn nhân của trận diệt chủng lịch sử - nghe anh ta kể chuyện đời
mình, thấm và đau cùng nỗi đau của đồng loại. Nhân vật Tuội ở truyện ngắn Uống lại những
cơn say cũng từng là một người có nhiều hồi bão, có nhiều mơ ước chân chính. Bão táp cuộc
đời của cơm áo gạo tiền đã dồn đẩy anh vào con đường chè rượu để quên hết giấc mộng ngày
trẻ. Anh say triền miên, giận vợ bỏ quê đi thành thị kiếm kế sinh nhai. Vụ tai nạn đã khiến anh

đổi thay hồn tồn cả hình hài, anh xa lánh người quen và rồi cũng có người vợ mới. Thế mà
nỗi nhớ cồn cào về Nâu, người vợ cũ cùng nỗi nhớ cha mẹ da diết, nhớ q hương xứ sở đã lơi
Tuội trở về đồn tụ với người thân với bà con láng giềng. Trớ trêu cho đời Tuội bởi sau bao
năm xa quê lánh nhà, những ngày sum họp dẫu có mang đến cảm giác thân thuộc ra sao, mọi
người vẫn không nhận ra anh chính là người thân đã ra đi từ nhiều năm trước.
Nếu dừng lại ở đó, thì con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Võ Diệu Thanh lại thiếu
đi tinh thần sống vô cùng mạnh mẽ. Chị đã thổi vào các sáng tác của mình một cốt cách rất
Nam Bộ, rất kiên cường bất khuất cả trong thời chiến lẫn thời bình. Chiến tranh đến, họ sống
và chiến đấu ngoan cường để bảo vệ quê hương, khi chiến tranh rời xa họ lại trở về với những
dung dị đời thường, tưởng chừng như chưa một lần chia ly, mất mát. Ở họ, bên ngồi thì cứng
rắn, bên trong lại yếu mềm, nặng tình và ln hồi niệm về những hạnh phúc đã qua thời thơ
ấu. Màu lá cứ xanh là tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần lạc quan và niềm tin bất diệt vào cuộc
sống trong sáng tác Võ Diệu Thanh. Câu chuyện cuộc đời Mừng tưởng chừng như khép lại bởi
những bất hạnh: không cha, thất học, nghèo đói, sống lang thang trong những nghĩa địa gần
trường học, có chửa hoang... Tất cả những đau thương ấy đã kết liễu niềm tin yêu của Mừng về
cuộc sống... Lộc cũng thế, cả cuộc đời Lộc là một chuỗi đau thương trong nghịch cảnh. Má và
em đều có chửa hoang, em gái phá thai bị băng huyết. Lộc suy sụp hoàn toàn niềm tin cuộc
sống. Thế nhưng, từ những mảnh ghép vỡ nát kia, Mừng và Lộc đã tìm thấy tình u trách
nhiệm và tương lai. Chính tình u trong bất hạnh đã giúp cho họ có thêm động lực để sinh tồn
và làm lại từ đầu. Một nhân vật vơ danh trong Tiếng khóc của trăm năm được Võ Diệu Thanh
dùng một đại từ chung chung để gọi: Ơng. Cũng chính yếu tố phiếm chỉ ấy đã nói lên tính đồng
dạng của kiểu nhân vật này cũng cho thấy những người như “ông” ở Nam Bộ rất nhiều. Ở ơng,
khơng tình u nào to lớn hơn tình u cây cảnh. Ông sẵn sàng bỏ ra gần mười cây vàng cho
một cây kim quýt để thỏa mãn thú chơi tao nhã và nghệ sĩ của mình. Sự nâng niu, chăm sóc ân
cần cây kim quyết đến bà vợ phải ghen tỵ của ông đã nhấn mạnh người miền Tây khơng chỉ là
những người sống thực tế mà họ cịn là những người rất biết trân trọng các yếu tố tinh thần, các
giá trị thiêng liêng do thiên nhiên ban tặng như một tín ngưỡng lạ kỳ. Ở truyện Đàn bà đẹp,
Thùy trở về quê hương sau bao năm bôn ba xứ người. Hương vị tuổi thơ cùng bờ ao, hàng gáo,
dịng sơng ln hiện hữu trong tâm thức của Thùy, đã gợi lên bao nhiêu hồi ức đẹp đẽ thuở cịn
thơ với anh hai. Những hình ảnh mộc mạc, q mùa mà thân thuộc ấy, khơng riêng gì xuất hiện

trong tâm thức của Thùy mà nó đã trở thành những biểu tượng thân thương gần gũi của biết bao
thế hệ người dân miền Tây.
Nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật, có thể nói kết cấu là một trong những thành công
nhất trong sáng tác của chị. Các truyện ngắn của chị có hai kiểu kết cấu rõ nét. Kiểu kết cấu lắp
ghép tâm lý độc đáo và kiểu kết cấu mở với những kết thúc lưng chừng. Tác phẩm của Võ Diệu
83


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Thanh nổi bật ở kiểu kết cấu lắp ghép tâm lý. Dòng sự kiện trải dài theo hồi ức, kỷ niệm đã qua.
Những năm tháng tuổi thơ, những câu chuyện cũ trở đi trở lại trong tâm thức nhân vật, tạo nên
một kết cấu trùng phức đặc biệt, dẫn dắt người đọc đi vào nội tâm nhân vật một cách chân thực,
gần gũi và tự nhiên. Với lối kết cấu lắp ghép tâm lý độc đáo, ta nhận ra bản chất con người Nam
Bộ rất đỗi trọng tình, thủy chung và vô cùng sâu sắc, tuy lạc quan, cởi mở nhưng lại hay day
dứt về những chuyện đã qua. Các tình tiết sự kiện trong Lời thề đá được xây dựng theo dòng
cảm xúc của nhân vật Miện, từ hiện tại, quá khứ rồi trở lại hiện tại. Miện đau đáu về cuộc hôn
nhân mấp mé bên bờ đổ vỡ. Những kỷ niệm tình yêu cùng lời thề sắt son trở đi trở lại trong tác
phẩm tạo nên một cảm giác day dứt khó tả, người đọc thâm nhập đời sống tâm hồn của Miện,
lắng nghe, thấu hiểu và cả đớn đau trước câu chuyện đời cô. Không những thế, kết cấu trong
truyện Võ Diệu Thanh gây cho người đọc cảm giác khơng hẳn là hụt hẫng, chỉ là chưa hồn
tồn thỏa mãn. Bởi cái mà độc giả mong muốn là một sự trịn đầy, viên mãn cả trong nội dung,
hình thức tác phẩm lẫn cuộc sống - dẫu biết cuộc sống ấy đã được tái hiện qua lăng kính của
tác giả. Võ Diệu Thanh ln biết cách “chọc ngốy” vào sự tò mò, mong chờ của bạn đọc bằng
những kết thúc “không tới nơi tới chốn”. Cao trào của câu chuyện khi chưa được giải quyết một
cách thỏa mãn để mang đến một hiệu ứng cảm xúc hả hê cho bạn đọc thì trang viết đã khép lại,
để cho bạn đọc biết bao thổn thức, tiếc nuối. Câu chuyện về cơ giáo vùng q tên Mì trong tác
phẩm Cửa sổ hình tia chớp là một minh chứng. Câu kết của tác phẩm đươc đặt bút và dừng lại

trong sự trở dậy của ý thức quyết liệt muốn đấu tranh cùng tên trộm của Mì vì phía trước chính
là tình u và nỗi lo lắng của mẹ Mì. Mì có lúc muốn buông xuôi để tên trộm cuỗm đi chiếc
điện thoại trong khu tập thể nghèo nàn vì sợ bóng tối, sợ nguy hiểm, dù một tay cô đang giằng
co giành lại nó. Đó chính là cuộc đấu tranh khơng khoan nhượng giữa ý thức níu giữ và vơ thức
bng tay vì nỗi ám ảnh hiểm nguy của một người con gái sống xa gia đình. Võ Diệu Thanh đã
đặt dấu chấm hết cho tác phẩm ngay lúc giằng co quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu giữa cái thiện
và cái ác giữa cái ý thức và vô thức của nhân vật.
Đặc điểm thứ hai về thi pháp là không gian, thời gian giàu sắc thái địa phương. Đó là
khơng gian - thời gian miền sông nước mênh mông. “Đọc Võ Diệu Thanh tôi biết ngay đây là
người miền Tây, người miền Tây kể chuyện miền Tây, rất miền Tây” (Nguyên Ngọc) là một lời
nhận xét rất thấu đáu và chuẩn xác về chị. Tác phẩm của chị mở ra một khơng gian nghệ thuật
cũng là khơng gian văn hóa đậm chất Nam Bộ. Đọc tác phẩm của chị như đi dọc một triền đê,
một con sông, một cánh đồng, đâu đâu cũng có mùi mạ mùi rơm, đâu đâu cũng có màu xanh
của phù sa ở hai nhánh sơng thơ mộng: sông Tiền và sông Hậu. Những kênh rạch chi chít,
những chiếc xuồng, những bờ ao, hàng gáo, chiếc ao trở đi trở lại trong sáng tác của Võ Diệu
Thanh như một minh chứng thuyết phục cho không gian đặc thù của Nam Bộ. Ngoài ra, điểm
đáng lưu ý trong phong cách sáng tác của Võ Diệu Thanh là những kỷ niệm của tuổi thơ, của
tình u ln trở đi trở lại. Giống như chính tác giả, các nhân vật của chị cứ day dứt về những
chuyện đã qua. Song hành cùng kết cấu theo dòng tâm lý nhân vật, không - thời gian quá khứ
xuất hiện dày đặc tạo nên một sự đan xen độc đáo giữa quá khứ và hiện tại. Câu chuyện về
Thùy trong Đàn bà đẹp là một ví dụ. Thùy trở về quê thăm anh sau khi biết chuyện hôn nhân
của anh đổ vỡ vì chị dâu ngoại tình. Võ Diệu Thanh đã khéo léo nhắc về những kỷ niệm thời
thơ ấu của hai anh em gắn liền với con ao, hàng gáo, mùi vị quê nhà như một sợi dây tinh thần
trói buộc máu mũ giữa hai anh em, khiến Thùy luôn xốn xang về tuổi thơ với anh, đớn đau vì
hiện tại nghiệt ngã của anh mình.
Có thể đánh giá Võ Diệu Thanh là nhà văn của miền Tây bởi ngôn phong của chị không
thể lẫn vào đâu. Ai đọc Võ Diệu Thanh cũng biết đó là người miền Tây, từ khơng gian sinh
hoạt đặc thù đến ngôn ngữ chị dùng cũng đậm chất miền Tây. Ngôn ngữ của tác giả và ngôn
ngữ của nhân vật mang dấu ấn miền Tây rõ rệt: chân phương, mộc mạc, bộc trực, thô và khỏe.
84



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Lời văn mang sắc thái khẩu ngữ đậm nét, lối hành văn theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là chủ
yếu, từ địa phương được dùng với mật độ dày đặc. Cách hơ gọi, cách nói năng cả tên của nhân
vật cũng thể hiện phong cách bình dân, gần gũi, thật thà và đầy tình cảm. Võ Diệu Thanh không
trau chuốt ngôn từ cho thật hoa mỹ, không cố ý bẻ cong lời nhân vật cho cầu kỳ. Cách chị đặt
câu, cách chị dùng từ khi dẫn dắt mạch truyện cùng với cách chị khoác cho nhân vật một kiểu
ngơn ngữ đều nói lên cá tính thẳng ngay, “cứng đầu” mà đầy sự chất phác của người Nam Bộ.
Như chính cá tính con người Nam Bộ bộc trực, “nghĩ gì nói ấy”, giọng điệu trong truyện
ngắn của Võ Diệu Thanh rất khó để tìm kiếm một lối hành văn nhẹ nhàng, mượt mà, thật đậm
đà tình cảm. Khơng tỷ tê, không day đứt, không khuôn sáo mà lại rất bình dân, mộc mạc, đơn
thuần. Những câu văn của chị khơng q dài, nếu khơng nói là ngắn gọn, gãy gọn, súc tích bộc
lộ một kiểu tình cảm tưởng chừng khơ khan nhưng ẩn sâu trong đó là một sự trắc ẩn thấm thía
với nỗi đau của người khác. Võ Diệu Thanh khơng mạnh ở biệt tài phân tích tâm lý nhân vật
nhưng tâm lý nhân vật khơng vì thế mà giản đơn, hời hợt. Cách chị xây dưng nhân vật thơng
qua giọng điệu của nhân vật ai cũng có thể thấy vơ cùng thú vị, dễ thương vì nó rất miền Tây,
rất Nam Bộ. Bằng chính cách đặt tên nhân vật, cách hơ gọi, cách bày tỏ tình cảm của nhân vật,
ta có thể thấy Võ Diệu Thanh khá bộc trực, có phần hững hờ, thiếu độ mượt, nhưng chính điều
đó lại tạo nên nét riêng biệt của chị: Một nhà văn của vùng đất Tây Nam Bộ.
Một đặc điểm nghệ thuật khác trong truyện ngắn của Võ Diệu Thanh là hệ thống biểu
tượng mang màu sắc Nam Bộ. Trong tác phẩm của chị, ta bắt gặp hình tượng nước, hình tượng
dịng sơng lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành một biểu tượng. Dịng sơng trong truyện ngắn Võ
Diệu Thanh mang trong mình biết bao nỗi niềm và thế sự. Rất nhiều tác phẩm của mình, chị đã
nhắc đến dịng sơng như một hiện thân, một minh chứng cho những thăng trầm những đổ vỡ,
buồn vui, hạnh phúc, khổ đau của con người Nam Bộ. Đó là dịng sơng của tuổi thơ, dịng sơng
của hồi ức, dịng sơng của tình u, dịng sơng của văn hóa, dịng sơng của sinh hoạt, dịng sơng

của những cuộc chia tay, dịng sơng của miếng cơm manh áo, dịng sơng như một dòng đời…
Trẻ thơ trong các tập truyện ngắn của chị cũng trở thành một biểu tượng độc đáo. Ở chúng, ln
gắn liền với tổn thương, thiếu thốn tình thương, mất mát tình thân, khó khăn về vật chất. Vậy
mà vẫn rất dễ nhận ra dù cuộc sống có biến động đẩy xô con người ta đến bước đường nào, tuổi
thơ trong trang viết Võ Diệu Thanh vẫn đong đầy tình cảm. Những hình ảnh như cánh đồng,
hàng gáo, bờ ao, chiếc xuồng, mùa nước nổi, lặn lọi giăng nắng mò cua bắt ốc, bị ba mẹ đòn
roi đều gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ sáng trong trong những năm tháng thiếu thời và trải
dọc theo triền kỷ niệm khiến nhân vật của chị lớn khôn, đi đâu cũng hồi tiếc nuối, nhớ nhung.
Khơng cịn khói lửa của chiến tranh cho nên người phụ nữ trong sáng tác của Võ Diệu Thanh,
đặc biệt là truyện ngắn cũng khơng cịn sĩ khí ngút ngàn như các hình tượng được xây dựng
trong văn của Nguyễn Thi (Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình), thế nhưng bản
sắc Nam Bộ đã thấm vào máu của từng người đàn bà Nam Bộ từ lúc mới lọt lòng. Cho nên,
trong các truyện ngắn của Võ Diệu Thanh ta vẫn thấy bản chất đặc trưng của người phụ nữ
Nam Bộ như kiên cường, can trường, mạnh mẽ, quyết liệt, bộc trực như một người đàn ông mà
lại rất đảm đang, tháo vát, hiền lành, nhân hậu, bao dung như bất kỳ người phụ nữ Việt Nam
nào. Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn của chị xuất hiện với nhiều tầng, nhiều lớp
khác nhau tạo nên sự phong phú, độc đáo bởi nhiều hình tượng đan cài. Đó có khi là người bà,
người mẹ, người chị, người em, cơ hàng xóm, người xa lạ... tất cả đều có cá tính có mẫu số
chung là lương thiện, tự trọng, nhân ái và vị tha... nhưng mỗi nhân vật lại mang một nét riêng
bởi số phận, tánh tình, đức hạnh...
3. KẾT LUẬN
Có thể nói, bên cạnh phẩm chất nhân hậu, hay hào hiệp giúp người của hệ thống các nhân
vật trong truyện ngắn của Võ Diệu Thanh, người đọc khơng khó nhận ra họ là những con người
85


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019


rất bao dung và vị tha, dẫu cho nỗi đau có lớn như nỗi đau phản bội tình yêu (Lời thề đá) nỗi
đau bị cả thế giới hiểu lầm và quay lưng để một mình họ quay quắt với sự tổn thương thầm kín
(Bí mật theo cơ), bị chính người thân bạo hành, ghẻ lạnh (Giống mùa nghịch, Tiếng hát từ đôi
cánh) hoặc hơn cả là tận mắt chứng kiến người thân mình cùng một lúc bị tàn sát một cách dã
man trong chiến tranh biên giới (Nhậu với Khmer đỏ) thì cho đến cuối cùng, sự vị tha, sự bng
bỏ mới đem lại cho con người một đời sống tâm hồn trong sạch, thuần hậu và bình yên. Cuộc
sống miền Nam rày đây mai đó, bơn ba khắp nẻo trần đời như một kiểu mặc định phải chấp
nhận lênh đênh do môi trường sông nước đặc thù nhưng con người Nam Bộ dưới cái nhìn của
Võ Diệu Thanh lại quá đỗi mạnh mẽ. Sự khốc liệt của môi trường sống của số phận bất hạnh
như đói nghèo phải bỏ xứ tha hương cầu thực (17 cây số đường ma, Những bước chân lỡ cỡ),
từng bị kẻ thù bắt giam hành hạ bằng cách cho lồi chó hãm hiếp (Tiếng mưa rất gần), mồ côi
cha, mẹ từ thuở ấu thơ, bị mẹ bỏ rơi từ khi mới nhìn thấy mặt trời... (Lồi trùng thở kiểu gì,
Màu lá cứ xanh) ở họ vẫn toát lên tinh thần sống quyết liệt, can trường và bất chấp, bất chấp
như ngọn nước đầu mùa cứ mãi dâng lên mang phù sa tưới đầy những cánh đồng khô hạn.
Đọc Võ Diệu Thanh để một lần nữa nhìn rõ hơn, hiểu sâu sắc hơn về con người Nam Bộ,
những con người có nhiều cái tốt hơn cái xấu, nhiều cái tích cực hơn tiêu cực. Một lần nữa, Võ
Diệu Thanh đã khẳng định được vẻ đẹp thuần hậu của người miền Nam đã được minh chứng
qua thời gian qua những biến thiên lịch sử của quá trình giao lưu văn hóa. Có thể nói, Võ Diệu
Thanh cũng chính là một trong những hiện tượng văn học cần được giới phê bình, nghiên cứu
văn học lưu tâm và khai thác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]
[6]

Ca Văn Thỉnh (2018). Đất và người Nam Bộ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Đỗ Minh Châu (2011). Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn Cô con gái ngỗ ngược của Võ
Diệu Thanh, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Chính trị.
Huỳnh Quốc Thắng, Bản sắc và văn hóa giao tiếp dân tộc (qua khảo sát một số hệ giá trị văn
hóa dân tộc người vùng Nam Bộ), nguồn cập nhật 22.10.2019.
Sơn Nam (2018). Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa; Văn minh miệt vườn, NXB
Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Phan Ngọc (2018). Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
Trần Ngọc Thêm (2018). Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa - Nghệ thuật,
TP Hồ Chí Minh.

Title: SOUTHERN NUANCES IN SHORT STORIES BY VO DIEU THANH
Abstract: Vo Dieu Thanh has been a familiar pseudonym for readers of the Mekong Delta for the past
10 years. She wrote many genres such as novels, short stories, scattered articles, and narratives with
many topics and themes, but the most prominent is still the short stories with many topics about the
South, where she was born and grew up, also had many happy and sad memories and so many ups and
downs in her life. In her writing, readers can come across the figures of the South, especially the
Southwestern region, with the unique culture, customs and cultural practices of all nine-dragon alluvial
lands. It is not difficult for readers to recognize the unique identity of the people of the South who grew
up in the same river such as tolerant, strong, straightforward, upright, honest, talented, respect and very
loyal personalities.
Keywords: Southern nuances, Vo Dieu Thanh, Nguyen Tien Trung.
86



×