Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lương Khắc Ninh với cuộc vận động cải cách kinh tế ở Nam Kỳ trên báo “Nông cổ mín đàm” đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.81 KB, 7 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

LƯƠNG KHẮC NINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG CẢI CÁCH KINH TẾ
Ở NAM KỲ TRÊN BÁO “NƠNG CỔ MÍN ĐÀM” ĐẦU THẾ KỶ XX
NGUYỄN THẾ HỒNG
Trường Đại học Đồng Tháp
Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh
Email:
Tóm tắt: Nơng cổ mín đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên ở Nam Kỳ, số ra đầu tiên ngày
1/8/1901, số cuối ngày 28/7/1904 (số 150), phát hành ngày thứ Năm với 8 trang (khổ
17cm x 20cm). Lương Khắc Ninh là chủ bút đầu tiên của tờ báo, từ việc phân tích
những hạn chế trong kinh doanh, ông đã nêu ra những biện pháp giúp người Việt
tranh thương với tư sản nước ngoài ở Nam Kỳ. Qua đó, góp phần tạo nên sự sơi nổi
trong các hoạt động kinh tế - chính trị của phong trào Minh Tân đầu thế kỷ XX ở
đây.
Từ khóa: Nơng cổ mín đàm, Lương Khắc Ninh, Nam Kỳ, kinh tế, Minh Tân.

1. MỞ ĐẦU
Từ việc tìm hiểu thành quả của phong trào Duy Tân ở nhiều nước châu Á, tiếp thu tư
tưởng tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây, các nhà Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ
XX nhận thức rằng khi kinh tế đất nước phồn thịnh thì tạo nên nền tảng xã hội vững mạnh, từ
đó có đủ tiềm lực đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Bài viết nghiên cứu về
quan điểm vận động tranh thương của chủ bút Lương Khắc Ninh trên báo Nơng cổ mín đàm.
2. NỘI DUNG
2.1. Sự ra đời của phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ
Nửa sau thế kỷ XIX, lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Chế độ phong
kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của cuộc
chống ngoại xâm, quan niệm “trung quân - ái quốc” khơng cịn phù hợp. Trước u cầu của
lịch sử, nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đề xuất tư tưởng canh tân nhằm chấn hưng đất nước như


Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch nhưng các đề xuất đều
thất bại. Vào những năm đầu thế kỹ XX, ở Việt Nam xuất hiện trào lưu tư tưởng cứu nước mới
đại diện là các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ. Hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và
Phan Chu Trinh với quan điểm, xu hướng cách mạng đấu tranh khác nhau nhưng cùng mục tiêu
cao nhất là độc lập cho dân tộc. Cả hai xu hướng bạo động và bất bạo động góp phần tạo nên
phong trào Duy Tân những năm đầu thế kỷ XX sơi nổi trong cả nước.
Chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm thay đổi lớn trạng thái
kinh tế - xã hội vùng đất Nam Kỳ so với các xứ khác trong Liên bang Đơng Dương, vì Nam Kỳ
được xem là một phần đất thuộc gia sản đất đai và được cai trị trực tiếp bởi thực dân Pháp. Các
nhà Duy Tân ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tìm đến vùng đất Nam Kỳ nhằm khai thác những điều kiện
thuận lợi cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi tìm nguồn lực cho phong trào Đơng
Du, Phan Bội Châu được Tiểu La tiên sinh Nguyễn Thành chỉ ba kế sách để thực hiện nhiệt
huyết chống Pháp, giành độc. Theo đó, ba kế sách cứu nước: thứ nhất, lấy mục tiêu “tôn quân
thảo tặc” để nhận sự hậu thuẫn của nhân dân; thứ hai, “khai mở đất Nam Kỳ” vì nơi đây trù
phú nhất cả nước, hơn nữa nhờ “công đức triều Nguyễn” nên hiệu triệu nghĩa dân Nam Kỳ tất
ảnh hưởng mau lắm; thứ ba, chú trọng đào tạo nhân tài và mua sắm khí tài khi có đủ tiền lực.
121


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Phan Bội Châu rất đồng tình với kế sách này và sau đó ơng đi vào vùng đất Nam Kỳ để cụ thể
hóa hiện thực kế sách. Phan Bội Châu cùng với Tiểu La trực tiếp truyền bá tư tưởng Duy Tân
vào Nam Kỳ bằng những hoạt động cụ thể. Năm 1903, Phan Bội Châu vào Nam với mục đích
vừa du lịch, vừa vận động và liên kết các phần tử của phong trào hậu Cần Vương. Duy Tân hội
được thành lập sau đó tại Quảng Nam (năm 1904) do Cường Để làm chủ hội, đây được xem là
biện pháp mang tính chất sách lược nhằm đạt mục đích đặt ra từ đầu của Phan Bội Châu và
đồng môn của ông. Để vận động sự ủng hộ của dân chúng Nam Kỳ, Phan Bội Châu viết “Kính

cáo tồn quốc phụ lão văn” và “Ai cáo Nam Kỳ” nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của người
dân. Vào tháng 5/1907, thông qua Trần Văn Tuyết (có tài liệu ghi là Tiết) - con trai của Trần
Chánh Chiếu, đang học ở Hương Cảng (Trung Quốc), Phan Bội Châu đã gửi thư mời Trần
Chánh Chiếu sang Hương Cảng để gặp gỡ và hội đàm. Cuộc tiếp xúc giữa Phan Bội Châu và
Trần Chánh Chiếu diễn ra sau đó vài tuần và mang lại kết quả như mong muốn của Phan Bội
Châu vì Trần Chánh Chiếu đã ra sức giúp đỡ tuyên truyền về phong trào Đông Du.
Kết quả, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đề xuất có sự tham gia của học sinh khắp
ba kỳ . Phong trào Đông Du với tư tưởng ban đầu là “xuất dương cầu viện” nhưng khi vào Nam
Kỳ mang tính chất tích cực hơn “xuất dương cầu học”. Từ đó, phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ
ra đời và chính thức được cổ xúy hoạt động bởi những nhà yêu nước đương thời như Lương
Khắc Ninh, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, phong trào phát động trên nhiều lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội. Thơng qua Nơng cổ mín đàm, Lương Khắc Ninh đã
nêu lên quan điểm tranh thương và kêu gọi người Việt trước hết là ở Nam Kỳ đồng tâm phát
triển kinh tế dân tộc.
1

2.2. Một số quan điểm vận động cải cách kinh tế của Lương Khắc Ninh trên báo Nơng cổ
mín đàm
Về phê phán tư duy hạn chế của người Việt trong hoạt động kinh tế
Trong mục Thương cổ luận số đầu tiên, Lương Khắc Ninh nhấn mạnh: đại thương là cách
duy nhất giúp cho người dân và đất nước giàu có, nếu dân giàu thì nước mạnh, cịn dân nghèo
thì nước yếu, trong xã hội Nam Kỳ, người Hoa, người Ấn họ rất giỏi kỹ nghệ, thương mại nên
cuộc sống luôn đầy đủ.
Các số báo Nơng cổ mín đàm nêu ra nhiều hạn chế của người Việt như: khơng biết lo xa,
bằng lịng với những gì vốn có; tính bao đồng, đam mê cờ bạc để cầu may [3; tr.2]; ganh ghét
ai hơn mình và chê bai ai dỡ hơn mình [4; tr.2]; tư tưởng ưa dùng hàng ngoại, không tin dùng
hàng nội [10; tr.1-2]. Số 11, phê phán thói nghi kị lẫn nhau trong hợp tác kinh tế “người nước
mình hẹp tính cùng nhau, hễ ai giàu nấy ăn, cịn ai khó nấy chịu, bởi vậy cho nên phú hậu nước
Nam ta không bền vững đặng” [5; tr.1-2]. Một trong những nguyên nhân mà người Việt khơng
giàu là “người mình làm vơ thì ít mua ra thì nhiều, ở khơng thì đơng, làm ăn thì ít vì vậy nên

khốn ngày một thêm, nghèo một ngày một đến” [9; tr.1-2]. Để thấy việc kinh doanh mang lại
lợi ích, vừa làm giàu cho bản thân vừa tạo sự phồn thịnh cho đất nước, nhiều số của Nơng cổ
mín đàm dẫn chứng trường hợp của người Hoa vì nhờ đồn kết, khéo léo nên họ giàu có ngay
trên những nơi có mặt họ, trong đó có xứ Nam Kỳ. Người Việt tham gia vào kinh doanh rất ít,
chủ yếu là buôn bán nhỏ, so với người Hoa thì khơng sánh bằng: nếu số người Hoa tham gia
bn bán từ 2.000-3.000 người thì người Việt chỉ là 5-10 người. Lương Khắc Ninh cảnh tỉnh
người bản xứ nếu “trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và khơng học nghề chi
cho giỏi, thì kẻ nghèo khó còn thăng trên số ngàn nữa” [2; tr.3] và thiết tha kêu gọi “người sáu
Từ 1907-1908, số du học sinh ước lượng chừng 200, Nam Kỳ hơn 100 người, Trung Kỳ chừng 50 người, Bắc
Kỳ hơn 40 người.
1

122


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

tỉnh phải bn phải bán, nếu khơng thì ắt hổ, ắt hèn” [12; tr.2]. Những tập tính khơng tốt của
người Việt được Lương Khắc Ninh phê phán nhằm mục đích khơi dậy lịng tự tơn của người
Việt, để họ điều chỉnh thói quen xấu trong ứng xử xã hội và văn hóa kinh doanh.
Về cách luận bàn làm thế nào để kinh doanh và hợp tác kinh doanh có hiệu quả
Số 21, Lương Khắc Ninh kêu gọi người có vốn lập tiệm cầm đồ “… những người mà có
dư đặng bạc trăm thì là hùng đặng (…) cộng lại thì là một trăm ngàn bạc, lập ra một tiệm cầm
đồ (…) Xét tóm lại thì mỗi người đậu vốn có một trăm mà người cả nước trở ra giàu có thì đều
dễ làm lắm” [6; tr.2]. Số 48, hướng dẫn về cách góp vốn, nhằm tạo lịng tin lẫn nhau và có cơ
sở pháp lý thuận lợi trong hợp tác thì “… trong giấy làm những điều lệ… giao ước hễ ai chịu
ký tên vô (…) đến lúc nhà bn lập ra rồi thì phải đóng bạc, nói khơng chịu hùn không đặng,
điều đại sự chẳng phải là chơi” [7; tr.2].

Ngun tắc trong kinh doanh là chữ tín, lịng tin phải được đề cao, có như vậy thì hợp tác
mới lâu dài. Số 111, nêu “Người mà lòng bền chí chặt, lo kỷ tính xa, đặng lập cuộc hùn hiệp
bán buôn cho lớn, thu lợi cho người bổn quốc, người giàu có lấy chỗ lợi thêm và chắc, người
nghèo có thể làm ăn khỏi thiếu, khỏi đói” [14; tr.1]. Số 114, chỉ dẫn cách cho người Việt hùn
vốn “cách hùn vốn bn chung có hai đều: một đều có lợi cho người hùn; một đều đại hữu ích
cho cả xứ… hễ đơng người hùn, thì có vốn lớn, vốn lớn thì bn to, cịn bn to thì ít người
bn cho bằng, nếu trong một xứ mà ít người bn bằng, thì có một cái nhà bn của mình là
hơn, hễ hơn thì lợi nhiều hơn, lợi nhiều thì người hùn vào đó lời đặng nhiều” [15; tr.1-2]. Có
thể thấy, việc kêu gọi người Việt hùn vốn để kinh doanh theo Lương Khắc Ninh xuất từ hai lý
do: thứ nhất, người Việt chưa có truyền thống hợp sức cùng nhau để bn bán lớn nên có người
muốn nhưng e ngại vì khơng thạo việc bn bán; thứ hai, có người thạo nhưng không muốn
làm do tư tưởng an phận.
Từ việc chỉ dẫn người Việt tham gia mở các cơ sở kinh tài, hiệu buôn nhỏ khi tờ báo mới
ra đời, thì tiếp theo những năm sau đó mong muốn những người có tài sản lớn trong xã hội Nam
Kỳ phải đứng ra thành lập các cơ sở kinh tài lớn hơn để cạnh tranh với tư sản nước ngoài. Mục
Thương cổ luận các số 141 (ngày 17/5/1904), số 143 (ngày 2/6/1904), số 144 (ngày 9/6/1904)
và số 146 (ngày 23/6/1904), số 147 (ngày 30/6/1904), số 148 (ngày 7/7/1904), số 150 (ngày
28/7/1904) đăng nhiều chỉ dẫn cách thành lập công ty và cách hợp tác buôn bán lớn. Như số
143, đăng nội dung “muốn lập cuộc bn lớn cho nên thì những người đứng mà khởi đoan phải
tận tâm kiệt lực, chịu nhọc sức tốn một ít hơi tiền bạc… có mất đi đâu? Nếu thành sự thì có
phần lợi riêng của công ty dự định, mà bồi công cực nhọc, sáng tạo hữu lao… lập thương cuộc
này… người giàu có vốn hùn vào thì đặng lời nhiều, cịn người khơng vốn mà có tài học và
nghề làm thì cũng có mà hưởng…” [16; tr.1-2]. Để việc kinh doanh buôn bán được thuận lợi
thì phải có vốn lớn, bên cạnh đó phải biết cách kinh doanh để không bị thua lỗ. Nhận thấy người
Việt ở Nam Kỳ phần lớn là làm nông nên thời gian nhàn rỗi rất nhiều, chính vì thế trong cuộc
vận động Minh Tân về kinh tế ra sức tuyên truyền, khuyên người Việt đi học nghề, trước hết là
để giúp thân. Số 68, 69 và 70 nêu rõ lợi ích của việc đi học thêm nghề như số 68 (ngày
11/12/1902) kêu gọi “Nhiều ruộng tốt cũng thua nghề mọn; Khuyên bạn hữu rõ chữ công cho
trọn; Nghĩa trăm nghề chạm đúc dệt làm; Sanh làm người mà có chí ham”.
Các chí sĩ yêu nước ở Bắc và Trung Kỳ khi phát động phong trào Đông Du, Duy Tân

đều đi vào Nam Kỳ để vận động sự ủng hộ người và vật lực do nhận thấy Nam Kỳ có những
điều kiện thuận lợi hơn các xứ khác. Vì thế, trước khi phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ đi vào
thực tế, tiềm lực của Nam Kỳ đã được tác giả mục Thương cổ luận đề cập, mục đích hướng
người Việt khai thác, phát huy lợi thế vốn có của vùng đất này. Số 70, chỉ rõ “Đất Nam Kỳ
rộng rãi thế làm ăn; Lúa gạo và củi nước ai bằng; (…); Trong bốn tiết hai mùa không hờ;
123


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Huê trái đều rực rỡ đầy nhành; Khi tiết trời mưa thuận gió thanh; Người đi nở bỏ qua chẳng
kể” [11; tr.1-2]. Đến số 86, nêu về những lợi thế để bn bán ở Nam Kỳ “Trong xứ mình có
nhiều việc đáng buôn; Thứ nhất là lúa gạo cho thuông; Thứ nhì là việc tơ tằm phải hiểu; Thứ
ba cách vải bơng cịn thiếu; Thứ tư là đường mía ít làm; (…) Nếu thuộc chuyện ắt sanh thêm
nghề khéo; (…); Đông người hùn có dở có vùa; Nhiều vốn hiệp đặng danh đặng lợi; Xin hãy
nghĩ ráng mà tính tới” [13; tr.2]. Ngoài việc kêu gọi và hướng dẫn hợp tác trong kinh doanh thì
Nơng cổ mín đàm đan xen đăng các bài viết về vấn đề nông nghiệp. Nam Kỳ có vốn có điều
kiện thuận lợi về sản xuất nơng nghiệp nhưng thực tại canh tác của người Việt bị lãng phí vì
thế trong số 51, khun “… Xin một đều, ai muốn chuyên nghề làm ruộng thì làm cho chuyên…
làm sao cho trọn 12 tháng, nghỉ một tháng mà thơi… xin anh em lớn nhỏ mà đồng lịng hiệp ý,
gây dựng việc bn bán, đặng cho có lợi thêm cho nhiều cho mỗi người, ấy là đều làm giùm
cho em cháu ngày sau có thể có thân mà học tập… đặng vậy thì đều vui chung cho cả nước.
Nếu khơng đồng lịng hiệp ý, cứ để bỏ mất ngày giờ, như lâu nay chúng ta đã làm rồi đó thì là
khổ một ngày một thêm, nghèo một ngày một đến, thấy rõ thiệt rất buồn…” [8; tr.2-3]. Những
kỹ thuật canh nông trong nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, trồng dừa đến chăn nuôi được
phản ánh đan xen, các số 2, 3 và 4 đăng mục “Luận việc để tằm trong nước Nam”, đề cập đến
việc trồng dâu nuôi tằm phục vụ cho nhu cầu trong nước, xuất khẩu và hướng dẫn kĩ thuật trồng
dâu nuôi tằm để đạt chất lượng về tơ. Đất đai Nam Kỳ ngoài việc thích hợp canh tác sản xuất

lúa thì trồng các loại cây ăn quả cũng mang lại nguồn lợi, các số 17, 28, 29, 33 và 67 đăng các
bài “nói chuyện trồng dừa” và hướng dẫn kỹ thuật trồng, làm đất.
Phong trào Minh Tân trên Nơng cổ mín đàm qua mục Thương cổ luận dưới chủ bút là
Lương Khắc Ninh không chỉ coi trọng tinh thần “chấn hưng thương nghiệp” mà thể hiện sự đa
dạng trên nhiều mặt của kinh tế như nông nghiệp, thủ công nghiệp.
2.3. Luận bàn về Lương Khắc Ninh trong tuyên truyền quan điểm cải cách kinh tế trên
báo Nơng cổ mín đàm
Lương Khắc Ninh tự Dũ Thúc, hiệu là Dị Sử Thị (1862-1943) quê quán ở làng An Hội,
tổng Bảo Hựu, phủ Hoàng Trị, tỉnh Vĩnh Long. Trên tờ Nơng cổ mín đàm, ơng là người đề
xướng và phụ trách chính các mục Thương cổ luận, Hiệp thương bổn chiêu, Lập thương cuộc.
Lương Khắc Ninh làm chủ bút tờ báo từ 1901-1906, với vai trò là “nhà cổ động công thương”.
Thương cổ luận là mục quan trọng của tờ báo, đăng các bài viết bàn luận về chuyện buôn bán,
kinh doanh trong xã hội thuộc địa Nam Kỳ.
Xã hội Nam Kỳ thời Pháp thuộc với nhiều giai tầng khác nhau nên cách tiếp cận nội dung
báo chí phản ánh cũng khác nhau. Tầng lớp hữu sản người Việt là đối tượng chính mà tờ Nơng
cổ mín đàm hướng đến, tuy nhiên để chấn hưng thực nghiệp thành cơng thì phải nhận được sự
tham gia và ủng hộ của tất cả các giai tầng trong xã hội đương thời. Để nội dung về tư tưởng
Minh Tân kinh tế có thể tiếp cận đến với số đơng dân chúng, Lương Khắc Ninh sử dụng lối văn
nhẹ nhàng, lời lẽ kính cẩn trong từng bài báo nhằm gây thiện cảm cho người đọc.
Tư tưởng “trọng nông ức thương” tồn tại lâu dài trong xã hội phong kiến các nước phương
Đông do bị ảnh hưởng bởi triết lý Nho giáo. Ở Việt Nam, tư tưởng này tồn tại dai dẳng qua
nhiều thế kỷ. Tư tưởng của Khổng Tử về người quân tử với ba đạo đức cơ bản: Trí, Nhân và
Dũng. Trí tức là biết người, phân biệt đúng sai, hay, dở; dũng là không sợ sệt, không sợ cường
quyền… đạt được các phẩm chất đó thì tức đã đạt được đỉnh cao của việc rèn luyện nhân cách
người quân tử. Quân tử trong xã hội Nho giáo được đào tạo nhằm mục đích phục vụ chính trị,
vì thế xây dựng mẫu người hoàn thiện về đức độ, phẩm hạnh khơng phải vì con người là chủ
thể. Do chú trọng đào tạo con người về lễ, nhân, cách ứng xử phải tuân theo “Tam cương, Ngũ
thường” nên hạn chế của Nho giáo trong giáo dục là đánh giá thấp các giá trị vật chất, thiếu
124



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

quan tâm đến sử dụng tri thức vào lao động sản xuất. Vì vậy, Nho giáo quan niệm sản xuất
không là đối tượng tri thức của quân tử, chỉ có tiểu nhân mới tham gia sản xuất và có nhiệm vụ
lo ấm êm về mặt vật chất cho quân tử. Nho giáo, với mặt tích cực của nó là một học thuyết nhân
đạo chủ nghĩa nhưng không hướng tới con người đấu tranh cho hạnh phúc, tự do, bình đẳng,
cơng bằng xã hội, tin ở trí tuệ và sức lao động để đạt được. Nhà Nguyễn thống nhất đất nước
vào đầu thế kỷ XIX trong bối cảnh lịch sử thế giới có nhiều biến chuyển, đó là chủ nghĩa tư bản
đang trên đà phát triển và tìm cách mở rộng thị trường bn bán khắp nơi. Nhằm tìm mọi biện
pháp để phục hồi nền kinh tế sau thời gian nội chiến, nhà Nguyễn tiếp tục đề cao tư tưởng kinh
tế “trọng nông ức thương”. Trong khi tiến hành nhiều biện pháp để phục hưng nền nơng nghiệp
sa sút thì nhà Nguyễn lại áp dụng các biện pháp “bế quan tỏa cảng”, xem nghề buôn bán là nghề
mạt, nghề ngọn nên tầng lớp thương nhân được xếp thấp nhất trong 4 hạng người của xã hội là
“sĩ, nông, công, thương” - đây chính là chủ trương trọng bản nghiệp, trọng nghĩa hơn lợi, trọng
đạo đức trong điều hành, quản lý kinh tế dưới ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo “sự
độc tơn Nho giáo đã kìm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực, là một trong
những nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước. Do ý thức hệ Nho giáo, một số nghề nghiệp
trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống của con người
như nghề xướng ca, nghề thương mại...” và “chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa
cảng” trở thành một thứ quốc sách, kìm hãm đất nước trong vịng lạc hậu đói nghèo, là một
trong những nguyên nhân dẫn đến mất nước về tay Pháp” [1; tr.95].
Lương Khắc Ninh sinh ra trong giai đoạn lịch sử khi đất nước bước vào chế độ thuộc địa
của chủ nghĩa thực dân, Nho giáo khơng cịn đóng vai trị là hệ tư tưởng chính của xã hội nhưng
sự ảnh hưởng của nó cịn tồn tại. Sự du nhập của hệ tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây góp
phần làm chuyển biến tư tưởng nhận thức của một bộ phận giai tầng trong xã hội thuộc địa như
Nam Kỳ. Đó là nhận thức mới về vị trí, vai trị của cá nhân trong xã hội. Con người là nhân tố
quan trọng trong đời sống xã hội. Khi ra sức kêu gọi người Việt đoàn kết để Minh Tân thực

nghiệp, Lương Khắc Ninh đề cao yếu tố con người. Trong đó, đạo đức và lối sống góp phần
thành cơng trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp. Ơng đã mạnh dạn chỉ ra thói hư, tật xấu
của người Việt đương thời thông qua các số báo xuất bản thường niên. Thông qua việc so sánh
với đức tính của người phương Tây, vì sao họ giàu có? Đó là vì họ theo kiểu lưu truyền cửu
tộc, biết gìn giữ của và sinh của cho con cháu; người phương Tây từ sớm đã biết sống tự lập,
biết lao động làm ra của cải, còn người Việt khi có tiền thường dùng vào việc hưởng thụ trước
mắt, phục vụ cho con cháu chứ không dạy con cháu cách tiết kiệm, lao động, học hỏi vì thế khi
nghèo túng thì hay đổ lỗi cho “mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời”. Ơng quan niệm, kinh
doanh bn bán thì sẽ có khó khăn nhưng khơng vì thế mà khơng có chí cầu tiến, làm ăn lớn.
Khơng tiếp thu học hỏi cách làm ăn, trình độ kĩ thuật, khoa học của nước ngồi nhưng
người Việt lại có tâm lý tiêu dùng sính hàng ngoại vì thế Lương Khắc Ninh lên án thói quen
khơng tốt này, ủng hộ hàng ngoại chẳng khác nào “đặng chỗ sanh mà không biết chỗ hưởng”
[2; tr.2], từ vua chúa đến dân thường đều ưa dùng hàng lạ “hễ có tiền thấy lạ mua chơi, rồi bỏ,
lại chịu tổn hao mà mua, không có chút lịng nào mà tiếc nuối chi sự phí tiền vơ ích, thật lấy
làm thương xót của trời đất” [3; tr.2]. Những thói khơng tốt của người Việt đã được Lương
Khắc Ninh phân tích và phổ biến rộng rãi trên báo chí, chính điều này đụng chạm đến lịng tự
ái của người Việt nhưng ông đã vượt qua định kiến truyền thống của xã hội Việt Nam là ngại
va chạm, tránh bàn luận thói xấu. Người Việt trong xã hội đương thời, ai cũng nhận thấy được
hạn chế của bản thân trong giao tiếp và trong kinh doanh nhưng không mạnh dạn vượt qua.
Trong lịch sử Việt Nam, các đề nghị canh tân đất nước nói chung, kinh tế nói riêng chỉ
giới hạn trong phạm vi hẹp và xã hội ít được biết đến. Đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ là xứ thuộc địa,
tất yếu các đề xuất hay phong trào canh tân đất nước khổng thể do nhà nước chủ trì, bất cứ tư
125


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

tưởng nào có hại cho chính quyền thực dân đều bị đàn áp. Tuy nhiên, Lương Khắc Ninh đã tận

dụng linh hoạt quyền tự do báo chí, tinh thần dân chủ trong luật pháp thực dân để sử dụng báo
chí như một vũ khí đấu tranh. Ơng cho thấy u nước không chỉ đơn thuần vũ trang chống xâm
lược mà yêu nước được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Hệ tư tưởng Nho giáo giữa thế kỷ XIX đã thất bại trước cuộc xâm lược của thực dân
phương Tây, khi không thể tập hợp sức mạnh của nhân dân đấu tranh giành độc lập nhưng hoàn
toàn chưa mất hẳn vai trò lịch sử. Một bộ phận giai tầng trong xã hội Nam Kỳ còn chịu ảnh
hưởng bởi các triết lý của Nho giáo, Lương Khắc Ninh là nhà Tây học đồng thời cũng là nhà
Nho học nên ông đã biết kết hợp những điều hay của văn hóa Đơng - Tây. Cổ vũ, kêu gọi người
Việt tham gia buôn bán giống như người ngoại quốc nhưng không phải bằng mọi cách để thu
lợi nhuận tối đa mà phải chú trọng đến văn hóa, đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh mà
Lương Khắc Ninh khuyên người Việt khi tham gia buôn bán phải chú ý đến xuất phát từ những
giá trị tốt của tư tưởng Nho giáo. Theo đó, người Việt muốn thành cơng trong bn bán thì phải
tn theo Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Cách lý giải về đạo đức ngũ thường trong
kinh doanh của Lương Khắc Ninh thể hiện tư tưởng vượt trội của ông trước các trí thức đương
thời phủ nhận mặt tốt đẹp của Nho giáo. Chữ nhân: thể hiện ở việc cùng nhau hùn vốn bn
bán lớn, vừa có lợi cho người hùn vốn, vừa có lợi cho đất nước. Người có tài, có vốn thì được
chia nhiều tiền lợi nhuận, người có ít vốn, ít tài thì bỏ cơng sức ra bù đắp lại, cả hai đều có lợi
ích cộng sinh. Chữ nghĩa: theo triết lý “người trong một nước phải thương nhau cùng” dù không
là anh em ruột thịt trong nhà nhưng tình bằng hữu nên có giữa những người trong một nước,
cùng nhau hùn vốn làm ăn thể hiện cái nghĩa, cái tình. Chữ lễ: trong bn bán phải phân minh,
phân thứ bậc trước sau, không ganh tỵ gièm pha nhau. Chữ trí: phải biết tính tốn để bn bán
sinh lời. Chữ tín: có vai trị quan trọng đối với người đứng đầu hội, tổ chức bn bán và tín đối
với khách hàng.
Trong 3 năm đầu tiên (1901-1903), Lương Khắc Ninh đăng nhiều bài luận về buôn bán
nhưng sự thực nghiệm trong bộ phận người Việt chưa diễn ra như tác giả mong muốn. Có nhiều
ý kiến dè chừng về tư tưởng kinh tế của ông nhưng với quyết tâm thay đổi tư duy cho người Việt
nên khi còn làm chủ bút những năm sau đó ơng tiếp tục đăng bài hơ hào canh tân. Số 92 của Nơng
cổ mín đàm có dẫn ý kiến độc giả: thứ nhất, sao mà luận hịa; thứ hai, luận hồi sao chưa thấy ai
hùn hiệp buôn bán chi; thứ ba, sao không thấy người luận bàn nào của báo lập nhà buôn.
Thực dân Pháp là đối tượng cần đánh đổ để dành lại độc lập cho dân tộc và nhiệm vụ này

chỉ thành công khi đất nước mạnh về các mặt hơn kẻ thù. Chống Pháp khơng có nghĩa là ln
bài Pháp trong mọi hoàn cảnh lịch sử, mà phải tùy thời điểm. Việc dựa vào Pháp, hợp tác với
Pháp để đấu tranh đòi quyền lợi dân tộc, dân chủ đã xuất hiện trong phong trào Duy Tân trên
phạm vi cả nước với nhiều nhà tư tưởng yêu nước đương thời. Chủ trương dựa vào thực dân
Pháp để buôn bán của Lương Khắc Ninh khơng nằm ngồi phạm trù canh tân, ơng mạnh dạn
đề xuất kêu gọi người Việt hợp tác để khai thác thế mạnh của tư bản Pháp nhằm giành lại vị thế
kinh tế trước tư bản nước ngồi.
Nơng cổ mín đàm từ khi ra đời đã thể hiện rõ vai trị của tờ báo là “uống trà nói chuyện
nhà nơng và bàn luận chuyện bn bán”. Với vai trị chủ bút, Lương Khắc Ninh được xem là
linh hồn của tờ báo, thể hiện qua bản lĩnh, tư duy, không ngại bày tỏ quan điểm chỉ ra những
hạn chế, khuyết điểm của người Việt để đưa tư tưởng trọng thương đến với các giai tầng trong
xã hội.
3. KẾT LUẬN
Tờ Nông cổ mín đàm có vai trị quan trọngtrong việc phát động tư tưởng Minh Tân kinh
tế ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Với vai trò là chủ bút đầu tiên, Lương Khắc Ninh đã vượt qua
126


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

quan niệm cũ và tiên phong trong việc kêu gọi người Việt tiến hành hoạt động chấn hưng thực
nghiệp nước nhà, không đơn thuần là vấn đề làm giàu cho đất nước mà vươn đến mục tiêu giành
độc lập cho dân tộc. Mặc dù tư tưởng của Lương Khắc Ninh cũng như phong trào Minh Tân
kinh tế ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX chưa thành công nhưng để lại nhiều bài học quý giá cho hiện
nay như tư duy nhận thức phải thay đổi, phải chấp nhận khó khăn, biết tiếp thu và học hỏi cái
mới, cái tiến bộ, không nên dễ thỏa mãn, hạn hẹp trong suy nghĩ và chấp nhận những gì đã có.
Ngày nay, để đất nước hội nhập và phát triển chúng ta cần vượt qua tư duy ngại đổi mới, ngại
va chạm, ngại nhìn thẳng vào những yếu kém nội tại của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lý Tùng Hiếu (2015). Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã
hội Việt Nam, số 4 (89), từ trang 88-97.
[2] Nơng cổ mín đàm, số 4, ngày 22/8/1901.
[3] Nơng cổ mín đàm, số 8, ngày 19/9/1901.
[4] Nơng cổ mín đàm, số 10, ngày 3/10/1901.
[5] Nơng cổ mín đàm, số 11, ngày 10/10/1901.
[6] Nơng cổ mín đàm, số 21, ngày 26/12/1901.
[7] Nơng cổ mín đàm, Số 48, ngày 24/7/1902.
[8] Nơng cổ mín đàm, số 51, ngày 14/8/1902.
[9] Nơng cổ mín đàm, số 52, ngày 21/8/1902.
[10] Nơng cổ mín đàm, số 53, ngày 28/8/1902.
[11] Nơng cổ mín đàm, số 70,ngày 25/12/1902
[12] Nơng cổ mín đàm, số 83, ngày 2/4/1903.
[13] Nơng cổ mín đàm, số 86, ngày 23/4/1903.
[14] Nơng cổ mín đàm, số 111, ngày 15/10/1903.
[15] Nơng cổ mín đàm, số 114, ngày 5/11/1903.
[16] Nơng cổ mín đàm, số 143, ngày 2/6/1904.

Title: LUONG KHAC NINH WITH THE MOVEMENT REFORM ECONOMIC IN COCHINCHINA
ON THE NEWSPAPER “NONG CO MIN DAM” THE EARLY TWENTIETH CENTURY
Abstract: Nong co min dam was the first economic newspaper in Cochinchina, the first issue on
August 1st, 1901, the last on July 28th, 1904 (150), was released on Thursday with 8 pages (size 17cm
x 20cm). Luong Khac Ninh was the first editor of the newspaper, the analysis of the limitations in
business and pointed out measures to help the Vietnamese to rival with foreign bourgeois in
Cochinchina. Contributed to create exalted in activity about the economic - political of Minh Tan
early twentieth century.
Keywords: Nong co min dam, Luong Khac Ninh, Cochinchina, economic, Minh Tan.

127




×