Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vấn đề chỉnh đốn Đảng trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 6 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

VẤN ĐỀ CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TRONG DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TƠN NỮ QUỲNH CHI1,*, NGUYỄN VĂN HỊA2,**
1
Nhà Xuất bản Đại học Huế
*
Email:
2
Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
**
Email:
Tóm tắt: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉnh đốn Đảng làm cho mỗi đảng viên, mỗi
chi bộ làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù cơng việc to
lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi. Chỉnh đốn Đảng là làm
cho Đảng đoàn kết chặt chẽ hơn, là làm cho Đảng ta thực hành dân chủ rộng rãi và
nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, là làm Đảng ta trong sạch, xứng đáng là người
lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Từ khóa: Chỉnh đốn, Di chúc, Đảng, Hồ Chí Minh.

1. MỞ ĐẦU
Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh đủ sức làm tròn nhiệm vụ mà nhân
dân giao phó. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta đã hồn tồn thắng lợi, cơng việc của toàn Đảng, toàn quân và của toàn
dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra
trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man. Đó là một cơng việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó
khăn. Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và


sai lầm. Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên,
mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, tồn tâm,
tồn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù cơng việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng
ta cũng nhất định thắng lợi” [8, tr.503].
2. NỘI DUNG
2.1. Chỉnh đốn Đảng để Đảng đoàn kết chặt chẽ hơn
Đảng vững mạnh nhất thiết phải là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
đạo đức. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan
tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ trong Đảng. Đoàn kết chặt chẽ trong Đảng là cơ
sở, là điều kiện để đoàn kết dân tộc. Trong các tác phẩm của Người để lại, có tới hàng trăm bài
viết, bài nói về đồn kết. Di chúc là tác phẩm cuối cùng, ở trong tác phẩm lịch sử này, Người
viết: “Trước hết nói về Đảng - Nhờ đồn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục
vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức
lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [8, tr.510].
Sự đoàn kết chặt chẽ của Đảng là nguyên nhân đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Đoàn kết chặt chẽ là sinh mệnh của Đảng, là vấn đề sống cịn của Đảng. Nhờ đồn kết
mà Đảng dồi dào sức chiến đấu, nhờ đồn kết mà Đảng có sức mạnh. Đồn kết là sức mạnh vơ
địch của chúng ta, là lực lượng tất thắng. Hồ Chí Minh là hiện thân của khối đoàn kết thống
nhất toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam. Người nói: “Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành
cơng, thành cơng, đại thành cơng” [6, tr.607]. Đoàn kết thống nhất là quy luật trưởng thành của
191


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Đảng, Đảng không thể phát triển vững mạnh nếu như trong Đảng xảy ra tình trạng chia rẽ, bè
phái. Thực tiễn lịch sử của cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, đồn kết trong Đảng càng
chặt chẽ bao nhiêu thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được tăng cường bấy nhiêu.

Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, mỗi khi có nhiệm vụ mới đặt ra thì Đảng phải chỉnh đốn, có như
vậy thì Đảng mới hồn thành nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang của mình. “Chỉnh đốn Đảng là việc
chính mà chúng ta phải làm ngay… Chỉnh huấn nhằm vào nâng cao trình độ tư tưởng và chính
trị của cán bộ và đảng viên, tẩy bỏ những tư tưởng phi vô sản và tiểu tư sản, thống nhất tư
tưởng, thống nhất hành động, đoàn kết toàn Đảng để Đảng làm tròn nhiệm vụ nặng nề và vẻ
vang của mình” [5, tr.456].
Đồn kết phải trên cơ sở quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng.
Đây là vừa là nguyên tắc, vừa là bài học kinh nghiệm của Đảng ta trong suốt quá trình xây dựng
và trưởng thành. Đường lối chính trị là một vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Phải có đường lối cách mạng đúng, có đảng của
giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin
được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc. Ở Việt Nam, đường lối ấy
chỉ có thể là đường lối của giai cấp vơ sản và đảng của nó là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng
phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc” [7, tr.493-494]. Đường lối chính trị là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của Đảng, là ngọn cờ tập hợp lực lượng, tạo sự đoàn kết thống nhất về mọi mặt.
Thấm nhuần truyền thống đoàn kết của dân tộc, của Đảng, cùng với thực tiễn giáo dục,
rèn luyện, lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh rằng: đoàn kết là báu vật của Đảng
và của nhân dân ta; đoàn kết trong Đảng là cơ sở, là điều kiện để củng cố và phát triển khối
đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đảng phải là hiện thân của khối đại đoàn kết thống
nhất cả về ý chí và hành động. Sự đồn kết thống nhất trong Đảng có quan hệ mật thiết đến sự
sống còn của Đảng và sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Bởi, Đảng có đồn kết nhất trí thì
cách mạng mới thành công, mới đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, mới
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Trên cơ sở đó, trong Di chúc, Bác đã căn dặn Đảng ta rằng: “Các đồng chí từ Trung ương
đến chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”
[8, tr.510]. Điều đó nói lên rằng, Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc hơn ai hết tầm quan trọng đặc biệt
của xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ trong Đảng. Chỉnh đốn lại Đảng, trước hết phải hướng đến
tăng cường đoàn kết chặt chẽ trong Đảng.
2.2. Chỉnh đốn Đảng để Đảng thực hành dân chủ rộng rãi và nghiêm chỉnh tự phê bình

và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn
anh khác, Người đã căn dặn Đảng ta rằng: “Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự
đồn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương u lẫn nhau” [8, tr.510]. Thực
tiễn xây dựng Đảng cho thấy ở đâu có dân chủ ở đó có đồn kết; ở đâu thiếu dân chủ, ở đó mất
đồn kết. Vì vậy, trong việc chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng cần phải thực hành dân chủ rộng rãi.
Theo Hồ Chí Minh, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng là mở rộng dân chủ để tất cả
đảng viên bày tỏ ý kiến của mình, phát huy dân chủ trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đảng;
là thực hành dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; là thực hiện tốt nguyên tắc tập trung
dân chủ. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ”, “cá nhân phụ trách là tập trung” và “tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung” [3, tr.505]. Tập trung và dân chủ không tách rời nhau
192


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

mà là gắn bó chặt chẽ với nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ dưới sự chỉ đạo của
tập trung.
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là vấn đề cơ bản để thực hành dân
chủ rộng rãi. Nguyên tắc đó kết hợp một cách hữu cơ tập trung và dân chủ - những thuộc tính
vốn có trong bản chất của một Đảng cách mạng chân chính. Tập trung dân chủ tạo ra sự thống
nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong Đảng. Khơng có dân chủ thì khơng thể đảm bảo
quyền tự do rộng rãi cho tất cả mọi đảng viên phát huy năng lực của mình. Khơng có tập trung
thì Đảng khơng thể là một chỉnh thể thống nhất, khơng thể cùng hành động một cách tích cực.
Đảng không chỉ là đội ngũ tiên tiến giác ngộ mà cịn là đội ngũ có tổ chức. Chỉ có tính tổ chức
chặt chẽ trong một chỉnh thể thống nhất thì Đảng mới vững mạnh. Dân chủ phải đi đôi với tập

trung, đi liền với kỷ luật. Dân chủ phải đi liền với kỷ luật. Sở dĩ như vậy là vì nếu phát huy dân
chủ mà không tăng cường kỷ luật thì dân chủ sẽ trở thành vơ chính phủ. Kỷ luật Đảng là kỷ luật
sắt sẽ tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ trong Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là bản chất của chế độ ta, là “cái chìa khóa vạn năng” để giải
quyết mọi khó khăn; thực hiện dân chủ trong Đảng là cơ sở để thực hiện dân chủ trong toàn xã
hội; thực hiện dân chủ là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội. Bởi vậy, Bác viết: “Điều
mong muốn cuối cùng của tơi là: Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng một
nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp cách mạng thế giới” [8, tr.512].
Để thực hành dân chủ rộng rãi thì Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê
bình. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, “là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó
giúp Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ đó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát
triển ưu điểm, tiến bộ khơng ngừng”; nhờ đó mà Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Còn “một
Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi
cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân
chính” [3, tr.261]. Đối với Hồ Chí Minh, khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Người đời không
ai tránh khỏi chứng bệnh - khuyết điểm. “Đảng là người, nên có sai lầm”. Có sai lầm - bệnh tật
nhưng không được bi quan giấu bệnh tật trong mình mà phải tích cực, chủ động chạy chữa. Tự
phê bình và phê bình là “thần dược” để chữa trị chứng bệnh trong cơ thể của tổ chức Đảng và
trong cơ thể mỗi cá nhân đảng viên.
Tự phê bình và phê bình là vấn đề xuyên suốt trong công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Với tinh thần tự phê bình nghiêm túc, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI
của Đảng đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước; đồng thời chỉ rõ những khuyết
điểm của Đảng để đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Nhờ vậy, mà sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, thời gian
vừa qua, việc thực hiện nguyên tắc này còn tồn tại nhiều bất cập. Qua tổng kết về xây dựng
Đảng, Văn kiện Đại hội XII đã thẳng thắn, cơng khai chỉ rõ: “Trong tự phê bình và phê bình,
tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến, một số cán bộ, đảng viên chưa
tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong cơng việc được giao

phụ trách. Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương
đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chụi
trách nhiệm, như tình trạng suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng chạy chức,
chạy tội, tham nhũng, lợi ích nhóm,… Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định
của Đảng và Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu
trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa được thực hiện. Tình trạng tham nhũng, lãng
193


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây búc xúc trong dư luận,
ảnh hưởng đến niền tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có
mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [1, tr.184-185]. Những hạn chế, khuyết điểm đó
làm giảm sút sức mạnh của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân
đối với Đảng. Đây là một nguy cơ lớn liên quan đến sự sống còn của Đảng.
Bệnh đã rõ, thuốc đặc hiệu đã dùng nhưng xem ra chứng bệnh chưa hết. Bởi vậy, hơn lúc
nào hết, chúng ta cần tăng đủ liều lượng của thuốc cho tương xứng với tiến triển của chứng
bệnh, phải tích cực thường xuyên dùng thuốc mỗi ngày. Dùng thuốc không những để trị bệnh
mà cịn để phịng bệnh. Giấu bệnh, khơng dám dùng thuốc hoặc dùng thuốc khơng đủ liều thì
bệnh mỗi ngày càng thêm nặng. Mắc bệnh thì phải chữa bệnh đó là điều hiển nhiên khơng loại
trừ bất cứ một cơ thể nào. Chỉ có như vậy, cơ thể của mỗi tổ chức đảng, của mỗi đảng viên luôn
luôn khỏe và lúc nào cũng tràn đầy nhiệt huyết phục vụ nhân dân. Cịn nếu khơng như thế, thì
sẽ ngược lại, thậm chí dẫn đến tự hủy hoại cơ thể mình.
2.3. Chỉnh đốn Đảng để Đảng ta trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ
thật trung thành của nhân dân
“Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách

mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” [8, tr.510].
Theo Hồ Chí Minh, làm cách mạng mà chỉ biết giác ngộ chính trị và tăng cường sức
mạnh tổ chức khơng thơi thì chưa đủ, còn phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Đạo đức là
thành tố của văn minh, văn hóa. Đạo đức là gốc, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
Bởi vậy, khi nói về Đảng, Người ln u cầu xây dựng Đảng thật trong sạch và nhấn mạnh
rằng: Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” [9, tr.403]. Đạo đức là cái gốc, gốc vững thì cách
mạng mới thắng lợi; ngược lại, gốc yếu thì cách mạng thất bại. Vì vậy, một trong những nguy
cơ của một Đảng cần quyền là sự suy thoái về đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng và các
thói tệ khác trong cán bộ, đảng viên. Đây chính là những thứ giặc “nội xâm” làm xói mịn niềm
tin của dân đối với Đảng. Lịng tin của nhân dân là thước đo quan trọng nhất của một Đảng đạo
đức văn minh.
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về đạo đức là yêu cầu bức thiết hiện nay. Bởi lẽ,
“một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng
trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [8, tr.557-558]. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho
mỗi chúng ta.
Những người “có quyền lực mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”
[3, tr.641]. Để cho tình trạng này khơng xảy ra thì những người có quyền hành phải trau dồi,
rèn luyện đạo đức cách mạng, Người viết: “Những người trong các cơng sở đều có nhiều hoặc
ít quyền hành, nếu khơng giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt
của dân” [3, tr.642]. Thực hiện đúng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là cách giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch; là cách để quyền lực khơng làm tha hóa Đảng, khơng làm biến chất đảng
viên. Đây chính là cuộc chiến chống “nội xâm” đầy thử thách và cam go, chẳng kém gì cuộc
chiến chống ngoại xâm. Chúng đã “đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ”. Chúng ta phải
tiếp tục chiến thắng giặc “nội xâm”.
Chỉnh đốn Đảng để Đảng ta ln trong sạch, vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln phấn đấu cho việc: “Giữ gìn
194



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ

| 11/2019

Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của
nhân dân” [8, tr.510].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: vào Đảng không
phải để làm “quan cách mạng”; chớ lên mặt “quan cách mạng” ức hiếp nhân dân mà phải cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Cán bộ, đảng viên của Đảng không được đụng đến cái kim,
sợi chỉ của dân; người lãnh đạo làm đầy tớ của nhân dân tức là phục vụ nhân dân thì nhân dân
mới theo, mới tin yêu. “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn
đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt
Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu, làm tôi tớ trung thành của nhân dân” [4, tr.185]. Nhờ đó, nhân
dân ta tin theo Đảng, hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Thuấn nhuần đạo đức cách mạng sẽ tạo nên nền móng vững chắc để xây dựng Đảng vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; không những thế, thấm nhuần đạo đức cách mạng còn
là nền tảng vững chắc của xây dựng Đảng về văn hóa - văn hóa chính trị, văn hóa ứng xử trong
Đảng. u cầu của cơng cuộc đổi mới trong tình hình mới đang đặt ra cho Đảng ta hiện nay là
nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phải “đánh bại giặc nội xâm”. Căn dặn của Bác về
chỉnh đốn Đảng vẫn còn nguyên giá trị đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng.
3. KẾT LUẬN
Thực tiễn cho thấy rằng, cứ sau mỗi lần chỉnh đốn, xây dựng Đảng thì năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng càng nâng cao. Xây dựng chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm
quyền, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu bức thiết hiện

nay, để Đảng đủ sức làm tròn nhiệm vụ mà lịch sử và nhân dân giao phó. Những lời căn dặn
của Bác về chỉnh đốn Đảng trong Di chúc của Người là những vấn đề đặc biệt hệ trọng, nhạy
cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, chúng ta cần quán triệt sâu sắc và quyết tâm triển khai thực hiện nghiêm túc những lời
căn dặn của Bác nhằm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức
và đạo đức. Đảng vững mạnh “thì dù cơng việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất
định thắng lợi” [8, tr.503].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII, NXB Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1995). Tồn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1995). Tồn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002). Tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

195



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HTKH 2019

Title: THE ISSUES OF RECTIFYING THE PARTY IN HO CHI MINH PRESIDENT’S TESTAMENT
Abstract: According to Ho Chi Minh President, rectifying the Party helps each Party member and each
division fulfill the work of serving the people. By doing so, however big and difficult the work may be,
we definitely win a victory over. Rectifying means making the Party become more united; making our
Party exercise the democracy widely and we are better at self-criticizing and criticizing and making our
Party spotless and worthy of being the leader and the loyal servant of the mass.
Keywords: Rectify, testament, Party, Ho Chi Minh.

196



×