VIỆT NHO QUA LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
NGUYỄN VĂN LUÂN - NGUYỄN LÃM THẮNG
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Lĩnh Nam chích qi ra đời vào thời Trần. Trần Thế Pháp được coi là
người đầu tiên soạn sách. Sách là tập hợp những truyện dân gian được các nho sĩ
qua nhiều thế hệ biên tập lại một cách hệ thống. Tác phẩm chứa đựng tư tưởng sâu
sắc và đặc trưng của người Việt từ giai đoạn đầu tiên hình thành cộng đồng đến thế
kỷ XIV. Chúng tơi dùng khái niệm Việt Nho để chỉ hệ thống tư tưởng đó. Bài này
nghiên cứu hai khía cạnh tư tưởng Việt Nho trong Lĩnh Nam chích qi: tinh thần
cơng thể và minh triết nhu hịa. Tinh thần cơng thể biểu lộ qua những hình tượng
quy tụ sức mạnh, phụng sự cộng đồng. Minh triết nhu hòa là hệ quả trực tiếp của
nền văn hóa mẫu tính. Trong tác phẩm, minh triết nhu hòa thể hiện qua sự chủ
động hòa nhập để bảo vệ mình trước tự nhiên, chấp nhận mọi sự kết hợp trong các
quan hệ đời sống.
Từ khóa: Việt Nho, Lĩnh Nam chích qi, tinh thần cơng thể, minh triết nhu hịa
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lĩnh Nam chích qi là một trong những tác phẩm mở đầu cho thể loại văn xuôi Việt Nam thời
trung đại. Đây là tập sách biên soạn, ghi chép lại những câu chuyện dân gian liên quan đến lịch
sử, văn hóa, đời sống xã hội Việt Nam từ nguồn gốc đến khoảng cuối đời Trần. Hiện nay, tác
phẩm có nhiều truyền bản của nhiều tác giả khác nhau. Tất cả các tác giả đều là nhà nho. Lĩnh
Nam chích quái chứa đựng tư tưởng uyên nguyên của dân tộc Việt, từ khởi thủy và diễn tiến
đến cuối thế kỷ XIV. Chúng tôi dùng khái niệm Việt Nho được nhà nghiên cứu Kim Định đề
xuất vào thập niên 60 - thế kỷ XX, ở miền Nam, để chỉ hệ thống những tư tưởng đó.
2. VIỆT NHO QUA LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
2.1. Khái niệm Việt Nho
Khái niệm Việt Nho bắt đầu được sử dụng phổ biến thời gian gần đây. Có hai xu hướng quan
niệm về Việt Nho. Xu hướng thứ nhất coi Việt Nho là phần nguồn gốc, nền tảng, căn bản và
chính yếu của Nho giáo (Nho giáo có nguồn gốc ở Việt Nam). Kim Định là người đề xướng
và lập thuyết trên quan điểm này. Xu hướng thứ hai coi Việt Nho là những yếu tố, tính chất
của Nho giáo Trung Quốc đã được khúc xạ, chuyển hóa cho phù hợp với văn hóa Việt Nam
trong phạm vi thời gian ảnh hưởng của nó. Bùi Duy Tân và Nguyễn Công Lý là những nhà
nghiên cứu đề xuất quan điểm này.
Kim Định trình bày quan điểm của mình trong các cơng trình chủ yếu: Việt lý tố nguyên, Triết
lý cái đình, Cơ cấu Việt Nho, Hà đồ Lạc thư, Lạc thư minh triết. Kim Định dùng khái niệm Việt
Nho để chỉ tư tưởng uyên nguyên của Nho giáo. Ông khẳng định Việt Nho là sản phẩm của
Việt tộc chứ khơng phải Hán tộc. Ơng lập luận, Nho giáo xuất phát từ vùng nam sông Dương
Tử - lãnh thổ sinh sống của tộc Bách Việt thời cổ sử - tiền thân của dân tộc Việt hiện nay. Dân
chúng vùng này sống bằng nghề trồng lúa nước. Theo quy trình vận động của lịch sử, tộc Hán
dần đánh chiếm vùng lãnh thổ này và đẩy tộc Việt lùi xa về phương nam, đồng thời phát triển
triết lý âm - dương của người Việt một cách hệ thống. Kinh dịch là sản phẩm của quá trình này.
Âm – dương là triết lý cặp đôi (nam – nữ, đêm – ngày, sáng – tối, đất – trời,…), từ cặp đơi ban
đầu mà hình thành vũ trụ vạn vật. Sự khái quát đó chỉ có thể tồn tại ở một tộc người sản xuất
nông nghiệp lúa nước, trọng sự sinh sơi như tộc Việt phương nam. Ơng quả quyết về sự gắn bó
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 293-299
294
NGUYỄN VĂN LUÂN – NGUYỄN LÃM THẮNG
nền tảng, vững bền giữa nho – Việt trong cuốn Cơ cấu Việt Nho: “nho với Việt là một. Nói nho
hay Việt, Việt hay Nho cũng thế.” [3, 11]. Ông xem Việt Nho như một cơ cấu (cấu trúc structure): “chính Việt Nho mới là cơ cấu trung thực nhất thì cũng chỉ là một câu nói đương
nhiên. Vì cơ cấu là gì nếu không là một cố gắng tổng hợp. Mà tổng hợp đến cùng cực chính là
đưa chữ Tương vào cõi học độc khối im lìm của văn hóa cổ điển. Mà đã nói đến Tương là phải
có những hạn từ đối đáp, đã đối đáp là có thể vẽ ra đồ thị và số độ… Đó là những nét căn bổn
của Nho giáo với câu “âm dương tương thôi” cũng như là đạo Trung - Dung của Thái - Hòa” [3
- 40]. Âm dương, tam tài, ngũ hành là ba yếu tố căn bản trong cơ cấu Việt Nho, theo Kim Định.
Và, “sự bình quân giữa hai yếu tố căn bản” là nét đặc trưng của cơ cấu đó, sự bình quân trong
cách nói của Kim Định chúng ta có thể gọi bằng chữ “hịa”.
Bùi Duy Tân và Nguyễn Cơng Lý quan niệm Việt Nho đơn giản hơn. Bùi Duy Tân hiểu
khái niệm này theo hai tiêu chí: “Một là tác phẩm phải có tố chất Nho từ thời Khổng Mạnh
qua Hán Nho, Tống Nho,... tức Nho giáo thời cổ trung đại ở Trung Quốc, xin được gọi là
Khổng Nho hoặc Hán Nho cho giản tiện. Hai là tác phẩm phải có bản chất Việt, tức tư
tưởng Việt, phi Nho giáo, phát triển từ tiền sử, qua Bắc thuộc và hiện hữu thời trung đại qua
văn hóa, văn học dân gian. Hai thành phần Hán Việt phân biệt, điều hòa, kết hợp, chuyển
hóa với nhau, hoặc nổi nên dễ thấy, hoặc chìm sâu khó nhận. Nhưng lại thống nhất ở một
xuất xứ, một diện mạo, một dạng ngôn từ nghệ thuật, để qua văn bản là tâm tư, cảm xúc
thấm đậm chất Việt Nho” [8]. Nguyễn Công Lý coi Việt Nho như sản phẩm của sự tiếp biến
văn hóa (acculturation) từ Nho giáo Trung Quốc “cho phù hợp với tâm lý và truyền thống
văn hoá của cư dân bản địa nơi Nho giáo truyền đến. Nho giáo khi vào Việt Nam cũng theo
quy luật này. Việt Nam tiếp thu Nho giáo Trung Quốc (Khổng Mạnh, Hán Nho, Đường Nho,
Tống Nho, Minh Nho, mà sâu đậm nhất là Tống Nho) có sự biến đổi cho phù hợp với bản sắc văn
hoá tư tưởng Việt, từ đó mới sản sinh ra Việt Nho (…). Khái niệm Việt Nho được chúng tôi dùng
ở đây cần được hiểu theo nghĩa Nho giáo của người Việt Nam” [5]. Cách hiểu của hai nhà nghiên
cứu trên về khái niệm Việt Nho khơng có gì đặc biệt so với nhận thức lâu nay của giới nghiên cứu
về tiếp biến văn hóa giữa nước ta với Trung Quốc thời trung đại. Theo đó, Việt Nho được hiểu
trong sự phân biệt với Hán nho, rộng hơn là mối quan hệ tiếp biến của văn hóa Việt Nam đối với
văn hóa Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ nhất ở thời trung đại (thế kỷ X – thế kỷ XIX).
Sự tiếp biến Nho giáo Trung Quốc ở Việt Nam là điều hiển nhiên nằm trong quy luật tiếp biến
những yếu tố nước ngồi sao cho tương thích với văn hóa bản địa. Nhưng động lực sâu xa nào
dẫn đến sự tiếp biến đó? Quan niệm Việt Nho như là một trong những yếu tố hình thành văn
hóa tộc Việt, và khái niệm Nho cần hiểu như “nhu” (nhu hòa – đối ngược với cương. Trong
tiếng Hán có khoảng chữ 15 chữ “nhu”, khơng có chữ nào có hình thức giống chữ “nho”
(trong từ “nho giáo”). Ở đây, Kim Định liên hệ âm đọc “nho” với bộ phận chỉ âm của chữ đó)
[2]. Nhìn chung, quan điểm của Kim Định về đặc tính Việt Nho là có cơ sở, do đó, giải thích
thỏa đáng được nhiều vấn đề xuất hiện trong suốt quá trình lịch sử văn hóa dân tộc.
2.2. Khái lược về Lĩnh Nam chích quái
Lĩnh Nam chích quái ra đời khoảng đời Trần. Vấn đề tác giả khá phức tạp. Một số thư tịch cổ như
Kiến văn tiểu lục của Lê Q Đơn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đều xác
nhận Trần Thế Pháp là tác giả sớm nhất của tập truyện. Trong Kiến văn tiểu lục, mục Thiên
chương, Lê Q Đơn viết: “Sách Lĩnh Nam chích quái tương truyền tác giả là Trần Thế Pháp” [4,
169]. Học giả đời Nguyễn - Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch
chí cũng nói: “Lĩnh Nam chích qi, 3 quyển. Khơng biết ai làm, tương truyền là Trần Thế Pháp
soạn” [1, 165]. Hiện nay còn lưu lại chừng 15 bản cả khắc in lẫn chép tay, nhưng không rõ bản
nào là bản gốc. Số lượng từng truyện biến động tùy theo từng bản. Tuy nhiên, tính chất của tất cả
VIỆT NHO QUA LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
295
các bản đều như nhau. Lĩnh Nam chích quái ghi chép lại những truyện cổ tích, truyền thuyết.
Chúng tơi nghiên cứu căn cứ trên bản kí hiệu A.33 được Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch
từ năm 1960. Những truyện chép trong bản này đa phần có nội dung về thời kỳ khuyết sử của dân
tộc Việt, những truyện còn lại viết về thời Lý, Trần, cụ thể như sau:
Bảng 1. Bản Lĩnh Nam chích quái ký hiệu A.33
Nguồn gốc
tộc Việt
(4 truyện)
Hồng Bàng
thị truyện
Thời
Văn Lang
(8 truyện)
Đổng Thiên
Vương
truyện
Ngư tinh
truyện
Hồ tinh
truyện
Mộc tinh
truyện
Tân lang
truyện
Nhất Dạ
Trạch truyện
Bánh Trưng
truyện
Dưa hấu
truyện
Bạch trĩ
truyện
Lý Ông
Trọng truyện
Việt tỉnh
truyện
Thời
Âu Lạc
(1 truyện)
Kim quy
truyện
Thời
Bắc thuộc
(5 truyện)
Nhị trưng
phu nhân
truyện
Man Nương
truyện
Nam Chiếu
truyện
Tô Lịch
giang truyện
Tản Viên sơn
truyện
Thời
tiền Lê
(1 truyện)
Long Nhãn
Như
Nguyệt nhị
thần truyện
Thời Lý
(2 truyện)
Thời Trần
(1 truyện)
Từ Đạo
Hạnh,
Nguyễn
Minh
Khơng
truyện
Dương
Khơng
Lộ,
Nguyễn
Giác Hải
truyện
Hà Ơ Lôi
truyện
Từ khởi nguồn dân tộc đến hết thời Âu Lạc có thể coi là giai đoạn khuyết sử. Những ghi
chép chính thức dưới góc độ sử học sớm nhất cịn đến nay đều trong Đại Việt sử ký toàn thư
của Ngơ Sĩ Liên. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ghi chép gắn gọn, khái quát, chứa nhiều
yếu tố huyền thoại. Những yếu tố này có nhiều tương đồng với các truyện dã sử được viết
lại trong Lĩnh Nam chích qi. Sử gia Tạ Chí Đại Trường xác quyết Ngơ Sĩ Liên đã khơng
đưa những truyện Hùng Vương vào chính sử từ cuốn sách sử có trước - Việt sử cương mục
– của Hồ Tơng Thốc mà lấy từ chính Lĩnh Nam chích quái [9 - 141]. Như vậy xuất phát từ
mục đích bù đắp sự thiếu thốn sử liệu, tác phẩm của Trần Thế Pháp có liên quan mật thiết
đến huyền thoại và lịch sử - hai phạm trù chứa đựng tâm thức sâu xa của dân tộc, vì thế,
cũng thể hiện nhiều vấn đề hệ trọng trong tư tưởng Việt Nho.
2.3. Những khía cạnh tư tưởng Việt Nho trong Lĩnh Nam chích qi
2.3.1. Tinh thần cơng thể
Tác giả Lĩnh Nam chích quái xác định rõ mục đích làm sáng tỏ lịch sử bằng những câu truyện
huyền thoại. Tác phẩm ra đời thời Trần – khoảng thời gian tương ứng với việc biên soạn những
bộ sử lớn đầu tiên của nước ta: Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu), Việt sử thông giám cương mục
(Hồ Tông Thốc). Thời Lê sơ, bộ Đại Việt sử ký tồn thư (Ngơ Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê)
dùng nhiều chi tiết huyền sử về nguồn gốc và thời kỳ đầu xây dựng nền văn minh lúa nước của
tộc Việt. Những chi tiết huyền thoại có trong bộ sử này chắn chắn được tham khảo từ sách chích
quái của Trần Thế Pháp. Vũ Quỳnh, một trong những sử gia soạn sách cũng chính là người đã
296
NGUYỄN VĂN LUÂN – NGUYỄN LÃM THẮNG
soạn Lĩnh Nam chích qi tân đính. Ở đây có một vấn đề rất quan trọng: Các sử gia soạn quốc
sử tỏ ra tin tưởng vào những tư liệu dã sử của mình đồng thời biến chúng thành sử liệu có tính
chính thống. Đặc điểm này là khác biệt giữa người Việt với người Hán. Người Hán từ xa xưa đã
chú trọng xây dựng được hệ thống chính sử đồ sộ, đầy đủ, ghi chép từ thời thái cổ, những phần
khơng thuộc chính sử đều coi là ngoại sử, chép ra chỉ để tham khảo thêm. Chính sử Việt hình
thành khá muộn, ngồi lý do chúng ta có giai đoạn một ngàn năm Bắc thuộc, cịn có ngun
nhân từ tư duy coi trọng dã sử, ít bài xích dã sử và tách biệt chúng với chính sử. Kim Định coi
những sự kiện được ghi chép lại trong Lĩnh Nam chích quái là sử với đặc trưng “tính chất u linh
của tiếng nói tiềm thức”: “đó là đại khái tính chất u linh của tiếng nói tiềm thức: dùng một sử
kiện riêng tư nào đó để chỉ một sự việc khác to lớn hơn. Sự kiện riêng đó ta có thể gọi là sử, cịn
thực thể lớn lao kia là một cái chi khác thuộc tơn giáo, chính trị, ln lý, văn hóa,… ta gọi là
huyền. Huyền là bao la, là lơ mơ không rõ ràng. Nét huyền này nổi bật ở nền văn hóa Việt Nam
vì nơi đây thì văn hóa là cốt, điều đó được chỉ thị bằng tên Văn Lang với bờ cõi mênh mang từ
hồ Động Đình đến Chiêm Thành…” [2]. Dưới đây là những câu truyện thuộc sách Lĩnh Nam
chích quái có nhiều chi tiết được chép trong Đại Việt sử ký tồn thư.
Bảng 2. Truyện trong Lĩnh Nam chích quái
STT
1
2
Tên truyện
Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Đổng thiên vương, Truyện núi Tản Viên, Truyện chim trĩ
trắng, Truyện giếng Việt được tích hợp trong Phần ngoại kỷ - Kỷ Hồng Bàng thị, chia cụ
thể thành các mục: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương.
Truyện rùa vàng được chép trong Kỷ nhà Thục, mục An Dương Vương
Nguyên tắc tiếp cận những truyện kể dân gian về lịch sử của các nhà Nho soạn Lĩnh Nam
chích quái là đề cao tinh thần cơng thể. Theo đó, tác giả giữ lại, nhấn mạnh các chi tiết thể
hiện điều này, và tước bỏ những chi tiết ít liên quan. Nhân vật của tất cả các truyện là những
người sáng lập dân tộc, văn hóa và văn minh. Bắt đầu là câu truyện cội nguồn dân tộc. Lạc
Long Quân và Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Một trăm là số lớn, số đông. Người Việt ý
thức rất rành rọt về sức mạnh tập hợp qua những con số: “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
(Ca dao). Số một trăm trong trường hợp này không phải đứng riêng lẻ, mà nằm chung một
bọc (bào). Sức mạnh tập hợp, liên kết ở đây rất lớn vì chứa đựng cả một cộng đồng người.
Sau khi từ biệt vợ con để về thủy giới, Lạc Long Quân chỉ xuất hiện khi nào cộng đồng gặp
nguy nan. Tiếng gọi “Bố ơi ở đâu mà để cho phương Bắc xâm nhiễu phương dân” của con
cái Lạc Long Quân có ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Ngay từ buổi bình minh của đất nước,
Bắc – Nam (Hán tộc – Việt tộc) đã có ranh giới rõ ràng trong ý thức dân chúng. Chúng ta
chú ý tới cách xưng hô “Bố”. Lạc Long Quân vừa là Bố đẻ ra một trăm người con, vừa là
người có ân lớn với cộng đồng rộng lớn của những đứa con. Phùng Hưng cũng được đồng
bào gọi là “Bố” – Bố Cái đại vương. Cuối truyện có chi tiết: “Chưa có trầu cau, việc hơn thú
giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu” [7, 40]. Tâm khảm người Việt coi đất là thiêng liêng, vì
đất là biểu trưng của cộng đồng dân tộc có lãnh thổ, không thể bị xâm phạm. Các truyện
khác, như đã nói, đa phần đề cập đến những người anh hùng chính trị và văn hóa. Vì thế,
hiển nhiên đó là các hình mẫu quy tụ sức mạnh cơng thể. Anh hùng Thánh Gióng lớn nhanh
và mạnh mẽ phi thường nhờ sự chăm nuôi của cả làng, đánh được giặc nhờ sức mạnh quy tụ
ấy. Làng là nơi xuất phát, sinh sôi của các thế hệ người Việt trong một cộng đồng đã được
tổ chức thành các đơn vị. Làng có địa vị hạt nhân trong các tổ chức hành chính của xã hội
Việt. Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn ý nghĩa hiện thực. Sức
mạnh của Thánh Gióng nhờ dân làng ni mà có, khi đánh giặc, nhổ tre làm vũ khí, có thể
nói, Thánh Gióng đánh giặc từ làng. Trong những truyện về các anh hùng đánh giặc khác
như Truyện Nhất dạ trạch, Truyện Lý Ông Trọng đều có chi tiết tiền nhân hiển linh ứng
VIỆT NHO QUA LĨNH NAM CHÍCH QI
297
cứu. Ở đây có các mối quan hệ: tiền nhân – hậu bối, cõi âm – cõi trần, nhưng chung quy ở ý
thức bảo vệ dân tộc. Các truyện về thành tựu văn hóa buổi đầu dựng nước như Truyện dưa
hấu, Truyện bánh trưng, Truyện trầu cau đều lý giải các giá trị chung, vì thế, mang hồn cốt
của một cộng đồng tồn tại bằng nông nghiệp lúa nước. Truyện Chim Trĩ trắng là chuyện
diễn ra ở đời vua Hùng, trong đó có nói rõ vua Hùng nước Văn Lang sai bề tôi dâng biếu
nhà Chu (Trung Quốc) một con chim Trĩ Trắng. Tại sao lại cống lồi chim này? Vì đó là
lồi chim phương Nam, đại diện cho nhân tài đất Việt, dù ở đâu cũng luôn hướng về đất tổ.
Qua Lĩnh Nam chích qi, tinh thần cơng thể làm hình thành các biểu tượng, trong đó có một
số là nguyên sơ tượng (cổ mẫu - archetype) của văn hóa Việt.
Bảng 3. Hệ thống các biểu tượng xuất hiện trong Lĩnh Nam chích quái
TÊN TRUYỆN
Truyện họ Hồng Bàng
Truyện Lý Ông Trọng
Truyện núi Tản Viên
Truyện giếng Việt, Truyện rùa vàng
Truyện Man Nương
Truyện cây cau
Truyện Hồ tinh, Truyện Nhất dạ trạch
BIỂU TƯỢNG
Biểu tượng
Khóm tre
Nguyên sơ tượng
Gói đất
Sơng nước
Núi
Giếng
Bến nước
Trầu, cây cau, vơi, phiến đá
Đầm
Những huyền thoại đề cập đến ở trên có cội nguồn từ rất xa xưa, khi mà khái niệm Nho giáo
như ngày nay chúng ta vẫn hiểu là học thuyết chính trị do Khổng Tử xác lập cịn chưa hình
thành. Tính xác thực của từng chi tiết trong Lĩnh Nam chích quái không ai dám khẳng định,
nhưng chúng khẳng định chắc chắn đạo lý công thể của Việt Nho từ khởi thủy đến cuối thế kỷ
XIV. Nó tồn tại xuyên suốt trong lịch sử ngay cả giai đoạn Tống Nho thống trị tư tưởng của
tầng lớp cầm quyền ở Việt Nam thời trung đại. Các câu chuyện đời thường diễn ra thời quân
chủ sau này mà sử sách ghi lại được như: Hưng Đạo Vương định giết con vì đứa con có ý báo
thù vua Trần, Nguyễn Phi Khanh khuyên con trai trở về tìm cách cứu nước, một bà phi nhà
Trần thả mình cho ngư tinh chiếm đoạt để quan quân qua sông đánh giặc,… minh chứng cho
sự thông xuyên của mạch nguồn công thể Việt Nho trong tâm thức Việt.
2.3.2. Minh triết nhu hòa
Lịch sử Việt tộc trong các tiểu truyện cho thấy tính trung hịa như là ngun tắc ứng xử với tự
nhiên và kẻ thù. Từ khởi nguyên của dân tộc, con cháu Sùng Lãm Lạc Long Quân và Âu Cơ
chọn cách vẽ mình để tránh kẻ thù trong tự nhiên. Đó là sự hịa hiệp khi người Việt hiểu rõ về
sự tàn phá của mưa bão, lũ lụt, thú dữ kinh khủng như thế nào. Lựa chọn cách sống với trật tự
thiên định là biểu hiện của minh triết trung hòa.
Trần Thế Pháp, cũng như các nhà nho biên soạn Lĩnh Nam chích quái khác, đã lựa ra và làm
nổi bật nhiều chi tiết cho thấy minh triết trung hòa của người Việt. Tác giả soạn lại những
câu chuyện lưu truyền, nhưng cần lưu ý rằng, nó không chỉ thể hiện lại tư tưởng đã sẵn chứa
trong các cốt truyện dân gian. Lĩnh Nam chích quái là tác phẩm của nhà nho, nhưng đi
ngược lại quan điểm “bất ngữ” của Khổng Tử: “Tử bất ngữ: quái, lực, loạn, thần” (Luận
Ngữ). Vũ Quỳnh nói trong “Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự” như sau: “sự việc tuy kỳ
quái mà khơng đến nỗi nhảm nhí; con người tuy khác lạ mà không trở thành yêu tinh; câu
truyện tuy hoang đường, có vẻ khơng chính đáng, nhưng dấu tích vẫn cịn đó, khả dĩ làm
bằng chứng được” [6,- 154]. Vũ Quỳnh, thực chất, đã bào chữa cho sự bất tuân tư tưởng
cứng nhắc của Khổng Tử. Cách làm của các nhà nho soạn sách cũng như quan điểm của Vũ
Quỳnh hợp lý với tư tưởng Việt Nam. Sở dĩ Khổng Tử khơng nói tới “qi, lực, loạn, thần”
298
NGUYỄN VĂN LN – NGUYỄN LÃM THẮNG
vì thời ơng đã quá nhiều “lực” và “loạn”. Ông muốn cai trị đất nước thông qua thể chế quân
chủ, tức là bằng con đường thực tiễn. Trong thể chế này, quyền lực tập trung trong tay một
người. Do đó, “quái” và “thần” cũng không thể được nhắc đến.
Quan điểm “phi nho” trên chỉ là hệ quả của hệ thống tư tưởng, tư duy của cộng đồng Việt hình
thành từ khởi thủy. Chúng ta có thể thấy nhiều biểu hiện của minh triết lấy nhu hòa làm nền
tảng cho mọi việc. Trong các truyện thuộc Lĩnh Nam chích qi có nhiều kiểu quan hệ, những
cách gọi tên và các con số cho thấy điều đó. Lạc Long Quân là con trai của Lộc Tục Kinh
Dương Vương nhưng tên ông lại là kết hợp giữa tên mẹ (Long Nữ) và tên đất (Lạc Việt). Chữ
“Quân” chỉ có nghĩa chỉ người con trai. Lạc Long Quân là nòi rồng, Âu Cơ là nòi tiên. Rồng là
con vật tưởng tượng. Trong tưởng tượng, rồng là loài biết bay, gần gũi với đặc điểm quan trọng
nhất của các loài chim. Như vậy, sự kết hợp Âu Cơ và Lạc Long Quân cho thấy tính chất mẫu
hệ của tộc Việt tự nguồn gốc. Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam cũng là kết hợp giữa 50 người
con theo Âu Cơ lên non và 50 người con theo Lạc Long về nam hải, tóm lại là sự dung hịa giữa
núi (non) và nước. Đây là chuyện mở màn. Tiếp theo trong sách Lĩnh Nam chích quái là các
truyện về sự chống chọi tự nhiên và tạo lập văn hóa thời Hùng Vương (các truyện Hồ tinh, Mộc
tinh, dưa hấu, cây cau, Man Nương,…). Các truyện này thể hiện cụ thể tính chất đó. Chúng ta
thấy ở đây các dấu hiệu cư dân nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước và rau củ. Trong đó
chi tiết này rất quan trọng: để chống lại tự nhiên, cư dân phải “hóa trang” cho giống với tự
nhiên. Truyện Chim Trĩ trắng ghi lại cuộc đối đáp giữa Chu Công và sứ thần người Việt
Thường: “Chu Cơng hỏi: Người Giao Chỉ cắt tóc ngắn, xăm mình, để đầu trần, đi chân đất,
nhuộm răng là cớ làm sao” Đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng rú. Xăm mình để giống
hình Long Quân bơi lội dưới song lồi giao long khơng phạm tới.” [7, 65-66]. Sự kết hợp của
cặp “nhà sư – cô gái thơn dã” trong Truyện Man Nương là sự hịa nhập tơn giáo vào đời sống
dân gian, sự dung hịa giữa dân gian với một tôn giáo ngoại lai. Điều này chỉ có được nhờ tính
chất bao dung trong tộc tính Việt. Người phụ nữ dân gian sinh tạo “đứa con Phật” được tôn Phật
Mẫu là một kỳ sự và kỳ tích của Việt Nho, bởi chúng ta đều biết rằng, đó là một cấm kỵ tối
nghiêm của Hán nho. Truyện được xếp cuối cùng trong sách là Truyện Hà Ô Lôi. Câu chuyện
diễn ra vào cuối đời Trần khi Tống nho đã ảnh hưởng khá sâu vào đời sống chính trị Việt Nam.
Chuyện này có sự kết hợp độc đáo: dâm thần và phụ nữ trần gian, vợ một quan to trong triều.
Đứa con giữa hai người mang họ Hà, khơng phải họ cha cũng khơng phải họ mẹ, có tài ca hát,
được nhiều phụ nữ quyền quý yêu. Sự kết hợp thần – người không hiếm trong thần thần Hy Lạp
và Ấn Độ. Nhưng nếu tâm thức Ấn Độ và Hy Lạp xem kết quả của sự kết hợp đó là các vị á
thần, có sức mạnh phi thường, thì tâm thức Việt Nam chấp nhận kết quả là một con người xấu
xí (Ơ Lơi – đen như bị sét đánh), yếu ớt, sống buông thả, không cứu nổi mình (bị quyền lực
(Minh Uy Vương) sát hại). Sự sắp xếp như trên của Trần Thế Pháp và các nhà nho đời sau
truyện được tính tốn rất kĩ càng. Ở cách sắp xếp này chúng ta thấy sự xuyên suốt của tư tưởng
dung hòa các thái cực. Tồn tại, phát triển đồng nghĩa với chấp nhận dung hịa. Hà Ơ Lôi là kiểu
nhân vật độc nhất vô nhị trong văn học Việt Nam thời trung đại. Ngoài việc là sản phẩm dị dạng
của sự dung hòa dâm thần và người, bản thân Hà Ơ Lơi cũng chưa đựng sự dung hòa giai cấp
bằng vẻ đẹp của nghệ thuật ca hát. Đây là nhân vật hồn tồn phi chính trị. phi giai cấp trong
thang: sĩ – nông – công – thương. Nhưng, anh ta lại được vua Trần u thích, có mối quan hệ
tình ái với nhiều phụ nữ quý tộc. Bản chất của các mối quan hệ này chính là dung hịa địa vị
chính trị trong tự do xúc cảm nghệ thuật và xúc cảm ái tình.
Tính từ Truyện Họ Hồng Bàng đến Truyện Hà Ơ Lơi, tác phẩm đã phác thảo tiến trình hàng ngàn
năm của tư tưởng Việt Nam. Lịch sử tư tưởng của một dân tộc cũng chính là lộ trình của tộc tính.
Xâu chuỗi những chi tiết như ở trên, chúng ta có thể đi đến kết luận về sự tồn tại xuyên suốt của
minh triết trong quan niệm và trong ứng xử với thiên nhiên cũng như trong nội bộ cộng đồng.
VIỆT NHO QUA LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
299
3. KẾT LUẬN
Lĩnh Nam chích quái chưa phải là dữ liệu đầy đủ để xác lập hệ thống tư tưởng Việt Nho. Tuy
nhiên, tác phẩm cũng thể hiện được những khía cạnh quan trọng: tinh thần cơng thể; minh
triết nhu hịa. Hai đặc điểm này chi phối câu chuyện và dân chúng và công việc biên soạn, sắp
xếp của Trần Thế Pháp và các nhà nho đời sau. Hai tư tưởng này dẫn đến việc hình thành các
chi tiết đầy tính huyền thoại từ hệ thống truyện Hùng Vương tới truyện các vị đức cao vọng
trọng đời Lý và các nhân vật quyền quý, dị dạng thời Trần. Trong thực tiễn lịch sử và văn
hóa, tinh thần cơng thể và minh triết nhu hịa lảm nên sức mạnh bảo vệ lãnh thổ và văn hóa
của người Việt trước sự xâm lăng liên tục và thâm hiểm của đế quốc phương Bắc. Thời trung
đại, giai đoạn từ cuối thời Trần đến hết thế kỷ XIX, khi Tống Nho được truyền bá mạnh mẽ
nhằm mục đích củng cố và thiết lập quyền lực giai cấp phong kiến thì những tư tưởng căn cốt
của Việt Nho làm cho đời sống chính trị, xã hội đất nước giảm bớt tính chất cực đoan – một
hệ quả dễ thấy trong xã hội phong kiến Nho giáo Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
Phan Huy Chú (1992). Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, NXB Khoa học xã hội.
Kim Định (2014). Việt Lý tố nguyên, truy cập ngày 27/08/2014,
www.vietnamvanhien.net/vietlytonguyen.html.
Kim Định (1973). Cơ cấu Việt Nho, NXB Nguồn sáng, Sài Gòn.
Lê Quý Đơn (1977). Lê Q Đơn tồn tập, tập II, NXB Khoa học xã hội.
Nguyễn Công Lý (2013). “Nghĩ thêm về Việt Nho”, Tạp chí Hán Nơm, số 5, tr. 35.
Trần Nghĩa (chủ biên) (1997). Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, NXB Thế giới.
Trần Thế Pháp (2011). Lĩnh Nam chích quái, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng, thành phố Hồ
Chí Minh.
Bùi Duy Tân (2005). “Việt Nho qua một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí
Hán Nơm, số 1 (68), trang 18-26.
Tạ Chí Đại Trường (2006). Thần người và đất Việt, NXB Văn hóa thơng tin.
Title: THE VIETNAMESE IDEOLOGY IN THE WONDERFUL TALES OF LINH NAM
Abtract: “Lĩnh Nam chích quái” (The wonderful tales of Linh Nam) is a 14th century Vietnamese
historical work written in Chinese by Tran The Phap during the Tran dynasty. The book is in fact a
collection of folktales written by various authors in numerous generations, however. The work reflects
the insight ideological and lucid characteristics of Vietnamese from early days of forming community
until 14th century. In this article, the concept “Việt Nho” will be used to refer to these abovementioned this thought. We also investigate two principle aspects in the book: the communal
connection and peaceful behavior. The former reveals throughout iconic images that can gather
residents and the latter, as will be demonstrated, is rooted in the matriarchy civilization. In the book,
the peaceful behavior is seen from the living attitude in harmony with natural and the acceptance all of
the compatibility relations of life.
Key words: “Việt Nho”, “Lĩnh Nam chích quái” , the communal connection and peaceful behavior.
NGUYỄN VĂN LUÂN
Đơn vị công tác: Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Học viên Cao học, chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm
– Đại học Huế, ĐT: 0969 092 426
ThS. NGUYỄN LÃM THẮNG
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, ĐT: 0914 173 666