Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Motif giấc mơ trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.1 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

MOTIF GIẤC MƠ TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
PHAN THÚY HẰNG
Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khánh Hịa
Email:
Tóm tắt: Trong tác phẩm văn học, motif là một thành tố bền vững, vừa mang tính
hình thức vừa mang tính nội dung. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 xuất hiện rất
nhiều motif: motif giấc mơ, motif báo ứng, motif lời nguyền… Ở bài viết này, chúng
tôi lựa chọn giấc mơ, một trong những motif mang lại nhiều hiệu quả thẩm mỹ trong
việc chuyển tải những thông điệp của đời sống, bộc lộ trọn vẹn, có chiều sâu thế giới
nội tâm của con người cũng như góp phần đổi mới phương thức trần thuật. Vì vậy,
sự xuất hiện của motif này trong tiểu thuyết đã góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển,
đổi mới và thành cơng của văn học đương đại.
Từ khóa: Motif giấc mơ, tiểu thuyết, Việt Nam, sau 1986.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Frued, tác phẩm văn học, trước hết là một giấc mơ. Giấc mơ là một trạng thái tâm lý
do những ham muốn bị dồn nén, tiếp tục tồn tại trong vơ thức và chúng chỉ có thể ùa vào ý thức
với điều kiện đã ngụy trang để tránh khỏi kiểm duyệt, là “một kiểu chơi của trẻ con, khơng khác
gì mộng giữa lúc thức” [9, tr.38], “biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm
khảm… Chiêm mộng hiện ra với chúng ta như một điều bí ẩn của chính mình” [2, tr.17]. Ngồi
phần ý thức, con người cịn có vơ thức, tiềm thức và tâm linh. Vì vậy, giấc mơ thường được coi
là sự tái hiện suy nghĩ của con người dưới dạng không tự giác, là điểm báo trước cho tương lai.
Sự biến ảo linh hoạt của thủ pháp “giấc mơ” làm cho cốt truyện có độ lắng, điểm nhấn, cũng là
chìa khóa để mở cửa bước vào thế giới sâu kín của con người. Chỉ trong vô thức của giấc mơ,
mọi khuất lấp, mật mã mới hiện hình thành những gương mặt, thơng điệp và tiếng nói. Dân gian
tin rằng, giấc mơ là một điều gì đó có tính chất dự đốn, thậm chí là nơi, cách thức gặp gỡ của
người sống với người chết, người chết trong vai trò kẻ tiên lượng sẽ cảnh báo, dặn dò những bất


trắc ở tương lai. Đây là motif huyền thoại dựa trên quan niệm về “cái vơ thức” trong cấu trúc tâm
lí con người. Đó cũng là yếu tố quan trọng của tư duy huyền thoại. Trong tiểu thuyết Việt Nam
từ 1986 đến 2000, sự biến ảo linh hoạt của thủ pháp “giấc mơ” làm cho cốt truyện có độ lắng,
điểm nhấn, cũng là chìa khóa để mở cửa bước vào thế giới sâu kín của con người. Tìm hiểu motif
này là cách thức giúp người nghiên cứu giải mã những thông điệp mà nhân vật hay tác giả gửi
gắm, kiến giải sự lạ hóa trong cách thức xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết sau đổi mới. Nhiều
tiểu thuyết sau 1986 đã sử dụng motif giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc
biệt để giải mã thế giới vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết:
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Ngược dòng nước lũ (Ma Văn
Kháng), Người đi vắng, Vào Cõi, Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phương), Đêm thánh
nhân (Nguyễn Đình Chính)...
2. NỘI DUNG
2.1. Trước hết motif giấc mơ thường thể hiện sự dồn nén và những ẩn ức trong thế giới
nội tâm của con người. Cuộc đời hậu chiến của Kiên trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh ln chìm đắm trong hồi niệm với những giấc mơ triền miên về quá khứ: “Gần như
toàn bộ cuộc đời chiến đấu với cả một đạo quân những người đã chết mà anh từng gặp gỡ trong
chiến trận đã trở về với anh qua những cánh cửa vòm cuốn mờ tối của giấc mơ dài không dứt”
[4, tr.27]. Trong quá khứ, những giấc mơ về Phương về Hà Nội đã ám ảnh Kiên rồi. Sự dồn nén
272


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

của ngày đầu bước vào cuộc chiến làm cho Kiên ngập tràn mộng mị, những giấc mơ lay thức
tâm hồn: “Những giấc mơ đậm đặc cảm giác, nóng bỏng ngọt vị như mật ứa ra trào lấp đầy cõi
mộng mị” [4, tr.32]. Những giấc mơ tình u ln hiện về giữa những cái chết, giữa tai hoạ,
khổ đau. Có người cho rằng, tiểu thuyết của Bảo Ninh là “một giấc mơ dài, một huyền thoại
của thời đại”. Bởi nó được “hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên khùng và

hoảng loạn, từ vơ thức, man rợ, từ nỗi buồn tình yêu và nỗi buồn chiến tranh” [4, tr.174]. Trong
tác phẩm, mười bốn lần nhà văn nói về những giấc mộng của Kiên: mộng trong chiến tranh,
mộng giữa đời thực, mộng trong lúc chiến đấu và mộng trong hồ bình. Cơ chế đó trong Phân
tâm học gọi là sự chuyển di. Những giấc mơ ấy là chiếc cầu nối để Kiên đi về giữa hai bờ ảo thực, hiện tại và quá khứ. Bởi với Kiên “Chỉ cần nhắm mắt lại là trong tơi lập tức kí ức tự nó
xoay mình lui về theo lối cũ, gặt toàn bộ cõi đời thực hơm nay ra rìa cỏ” [4, tr.48]. Q khứ
trong anh đã trở thành một giấc mộng dài không khi nào chấm dứt: “Suốt đêm tôi sống lại với
cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỉ niệm một, từng người một, lần lượt, từ
từ rành rọt như những thước phim quay chậm” [4, tr.49]. Kiên không chỉ sống trong mộng mị
mà cịn đắm chìm trong ký ức: “Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã phải chịu
đựng hết hồi ức này đến hồi ức khác, đêm thâu này tới đêm thâu kia...thử hỏi đã bao năm ròng?”
[4, tr.50]. Trong tác phẩm, chúng ta bắt gặp hơn mười lần nhà văn lặp đi lăp lại từ “ám ảnh”.
Đó chính là lý do khiến Kiên trở thành nhà văn, để viết về cuộc đời chiến trận đã đi qua “Viết
để quên đi, viết để nhớ lại. Viết để có một cứu cánh, một niềm cứu rỗi, để mà chịu đựng, để giữ
lòng tin, để mà còn muốn sống” [4, tr.167]. Đối với Kiên, việc viết văn đó là thiên mệnh “chính
bởi thiên mệnh ấy mà anh đã có một tuổi thơ như thế, một tuổi hoa niên, một thời chiến trận
như thế...” [4, tr.55]. Việc đan cài các giấc mơ trong cuộc đời Kiên đã dệt nên một bức tranh
hiện thực đầy màu sắc huyền thoại. Bởi anh luôn sống trong vô thức, tiềm thức và ý thức đan
xen. Cho nên, hiện thực ấy không nguyên vẹn mà bị tách rời, chắp nối, thể hiện sự bấn loạn
trong thế giới nội tâm đầy phức tạp. Và chỉ trong hồi ức và những giấc mơ Kiên mới là chính
mình, sống đời sống của riêng mình mà không cảm thấy lạc lõng, cô đơn.
2.2. Bên cạnh đó, motif giấc mơ có khi gắn liền với những điềm báo, tiên tri thể hiện sự
thần giao cách cảm giữa người sống với người chết, những người có quan hệ đặc biệt với nhau.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương ln sống trong những giấc mơ biến ảo
chập chờn như vậy. Giấc mơ của Tính, của Hiền, của cụ Điển… Tất cả đều hiện lên tương đối
rõ nét như một dự cảm, điềm báo “Ông đã mơ thấy Cụ về, Cụ dắt theo cả bà chúng mày nữa,
Cụ giận lắm, không muốn cho phá cái nhà này đâu” [6, tr.50]. Những điềm báo còn được thể
hiện qua linh cảm và một số biểu hiện bất thường khác như cảm giác bất an khi có con vật lạ
xuất hiện bất thường, thường là đom đóm, bươm bướm, hay đơn giản chỉ là một cái rùng mình.
Trong Những đứa trẻ chết già, Chí trước đêm chiến đấu có linh cảm không lành, đột nhiên thay
đổi thái độ, giả vờ ốm, không muốn ra trận: “- Tao ốm... Đêm nay tao khơng thích. Mai tao đi.

- Tao chán, tao đang nhớ nhà... Tao linh cảm có điều khơng lành sẽ đến với mình. Tao mơ thấy
cây si… [5, tr. 86]. Cây si đầu làng trở thành biểu tượng của sự chết chóc, là nơi tìm về, ẩn náu
của những hồn ma phiêu bạt. Chí mơ thấy cây si hẳn là một điềm báo chẳng lành. Quả nhiên,
giấc mơ cuối cùng trong cuộc đời của anh đã ứng nghiệm. Chí đã chết trong trận đấu ngay đêm
đó, để lại cho nhân vật “ông” một ám ảnh, day dứt đến tận bây giờ. Có thể thấy, hầu hết các
nhân vật của Nguyễn Bình Phương đều có linh cảm khá chính xác. Đặc biệt, có một lớp người
cịn có những năng lực đặc biệt như mụ Đông điên trong Vào cõi, là Bào mù, cơ gái tên Lình
trong Những đứa trẻ chết già… Mụ Đông điên được nhận định là “mụ thiêng vô cùng! Người
ta đồn thổi nhiều chuyện linh ứng của lời mụ” [7, tr.22]. Bà mù có thể nghe và thấy được những
việc hệ trọng sắp xảy ra dù bị mù, Lình cảm nhận được chính xác thế giới bên kia với những
hồn ma đang di chuyển. Trong dân gian, có lẽ vì chưa lý giải được các hiện tượng kỳ bí nên
người ta dùng tâm linh để giải thích. Dần dần, nó trở thành tâm thức cố hữu, một niềm tin thần
273


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

thánh trong con người truyền đời này qua đời khác vẫn được bảo lưu. Cuộc sống hiện đại, phần
vì tiếp nhận quan niệm xưa cũ, phần vì những bộn bề lo toan, những bất trắc bủa vây, rình rập,
con người ln có cảm giác bất an, sợ hãi, dẫn đến những dự cảm không lành. Trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế, Mai Trừng cũng hay mơ những giấc mơ đầy linh cảm như thế.
Và tất cả những gì diễn ra trong mơ sau này đều có ở hiện thực trên đường cơ đi tìm mộ ba mẹ.
“Những ngày ở đây, thỉnh thoảng Mai Trừng lại mơ thấy có một bóng người đến dẫn cơ đi. Đi
qua một con đường lớn và dài. Rồi rẽ ngoặt vào một lối đi hỏ trong rừng... Đến bên một con
suối cạn thì bóng người dẫn đường biến mất” [8, tr.218]. Mai Trừng cảm thấy đó giống như
một điều linh báo. Giấc mơ là sự linh cảm của con người. Từ nỗi lo lắng, ám ảnh của hiện thực,
Mai Trừng đã nhìn thấy ngơi mộ của cha mẹ mình trong mơ và đi theo những chỉ dẫn trong
giấc mơ cơ đã tìm thấy mộ cha mẹ và hóa giải lời nguyền đi trừng phạt cái ác suốt hai mươi sáu

năm qua của cô. Giấc mơ vọng về từ vô thức, phản ánh tâm tư sâu kín của một tâm hồn trăn trở
và dằn vặt.
2.3. Hơn nữa, có một điều dễ nhận thấy, đó là motif giấc mơ thường mang màu sắc tôn
giáo, bộc lộ niềm tin, tín ngưỡng hay gửi gắm khát vọng cơng bằng, hạnh phúc của con người
chứ chưa phải là đời sống tinh thần của con người trong thế giới hiện thực. Xuất hiện trong
những tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt những tiểu thuyết về sau này, giấc mơ trở thành phương
thức tự sự hiệu quả trong việc thể hiện đời sống tâm - sinh lý của con người: Trong tiểu thuyết
Đêm thánh nhân của Nguyễn Đình Chính, những giấc mơ tình dục của nhân vật bác sĩ Cần bộc
lộ mặc cảm tàn phế. Tư Vọc (Lão Khổ) ngày trước theo Chánh tổng Tạ làm quá nhiều viêc ác.
Dù đã trốn chạy khỏi làng Đồng hơn ba mươi năm, nhưng khi trở về những ám ảnh về những
tội ác trong quá khứ đã biến thành những ác mộng hành hạ ông ta hàng đêm: “Đêm đến với ông
Tư là nỗi khủng khiếp khơng nơi ẩn náu. Có cảm giác cửa âm ti mở ra và bầy ma quỷ tràn lên
bao bọc lấy ơng” [1, tr.176]. Và chính trong những đêm tràn đầy ác mộng ấy, Tư Vọc đã giết
chết em trai mình. Những hồn ma của những người đã chết hiện lên trong những giấc mơ của
Tư Vọc là biểu trưng của cái ác do chính người sống tạo ra, ám ảnh về những tội ác của họ.
Trong Bến không chồng, nỗi đau mất chồng mất con, đã khiến chị Nhân bị ám ảnh và gặp ác
mộng hàng đêm: “chị liên tục mơ thấy chồng về, anh ấy cứ lặng lẽ đứng bên giường chị mà
chẳng nói gì cả”, rồi bất ngờ “chồng chị nhảy bổ lên giường đè sấn người chị, chị thấy mình
chìm nghỉm xuống vực thẳm, chân tay chị tê dại” [3, tr.30]. Chị đau đớn khi trong những giấc
mơ ấy chồng con cứ về trách mắng khiến chị càng ân hận và xót xa “Đêm chị nằm mơ thấy cả
ba bố con nó dẫn nhau về ốn trách. Chị nhìn vào mắt chồng, mắt hai đưa con cứ cháy rực lên”
[3, tr.259]. Chị hiểu chiến tranh là mất mát, là hi sinh nhưng không ngờ sự mất mát ấy đổ dồn
hết lên số phận mình, chị đau đớn tưởng chừng khơng sống nổi. Cịn Hạnh, đứa con gái còn lại
duy nhất của chị cũng mang trong lòng những phấp phỏng lo âu chung của những người vợ,
người mẹ có chồng đi chiến trận. Chính những cái chết của bố, của anh trai khiến Hạnh đau
đớn và ám ảnh, đêm nằm ngủ mơ thấy người hi sinh lại chính là chồng mình “Hạnh mơ thấy có
giấy báo tử Nghĩa về xã nhưng họ vẫn dấu Hạnh” [3, tr.168]. Giấc mơ của chị Nhân, của Hạnh
xuất phát từ chính thế giới nội tâm đầy ám ảnh về sự chết chóc và đau thương. Trong tiểu thuyết
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, giấc mơ của người mẹ gặp thiên thần đã dự báo cho sự ra
đời của một bào thai. Nhân vật Đông trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) cũng

hay mơ về đứa con gái đã chết với nỗi ân hận không nguôi. Cho đến cuối cuộc đời, Đông vẫn
luôn đau đớn và dằn vặt vì anh là một phần của nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm thương của
con gái “Một đêm trong cơn ác mộng, tôi thấy con gái tôi hiện về, dáng vẻ của một thiếu phụ,
tay cầm một bó hoa hồng tua tủa gai. Con gái tơi nói rằng nó bị đầu độc. Có gì lạ đâu, nó nói
thêm, con người vẫn tiếp tục đầu độc nhau đấy thôi” [8, tr.134]. Những giấc mơ ấy chính là nỗi
ám ảnh về một quá khứ không lành lặn của Đông, về những thương tổn tâm hồn mà cho đến
cuối đời, anh vẫn không thể nào tha thứ. Như vậy, giấc mơ đã “có nội dung”, bản thân nó đã
274


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018

| 11/2018

trở thành cốt truyện. Nội dung giấc mơ là một cốt truyện nhỏ nằm trong cấu trúc truyện trước
và sau khi xảy ra giấc mơ. Đến khi nhân vật tỉnh giấc, thoát khỏi ảo mộng, trở lại cuộc sống
thực tại cũng là lúc chấm dứt một phần quan trọng của toàn bộ nội dung thiên truyện.
Ngoài ra, thế giới chiêm bao là thế giới của các biểu tượng. Khi đưa giấc mơ vào tác phẩm
văn học, các nhà văn đã có ý thức xây dựng các biểu tượng nghệ thuật để diễn tả sắc nét những
chấn thương trong tâm hồn nhân vật và tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa thẩm mỹ. Giấc mơ
của Kiên về những ám ảnh của chiến tranh với truông Gọi Hồn, hoa hồng ma (Nỗi buồn chiến
tranh), hình ảnh thiên thần (Thiên thần sám hối), gị Ông Đổng (Bến không chồng)... Qua hệ
thống biểu tượng này, những vấn đề thẳm sâu trong tâm linh nhân vật được hiển thị và mang
tính đa nghĩa, đồng thời góp phần tạo ra giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm và chuyển tải bức thông
điệp mang ý nghĩa nhân bản. Trong văn học trung đại, có thể thấy giấc mơ là một motif quen
thuộc. Trong các truyện thơ như Phan Trần, Nhị độ mai, điềm báo “xà huỷ hùng bi” thường
xuất hiện, nghĩa là cha mẹ mơ thấy rắn (huỷ xà) thì sẽ sinh con gái, mơ thấy gấu (hùng bi) thì
sẽ sinh con trai: “Ứng điềm xà huỷ hùng bi - Hai nhà chính thất một kì thụ thai” (Phan Trần),
“Hiếm hoi mới được mộng xà - Vân Tiên một gái mặt hoa khuynh thành” (Nhị độ mai). Mơ
thấy rồng (Thạch Sanh), ngọc (Hương Lãm Mai đế ký - Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập),

mặt trời (Tổ gia thực lục - Tam tổ thực lục) được giải là điềm sinh con q. Ngồi ra, giấc mơ
cịn tạo nên con đường kết nối tương thông giữa con người với thế giới ma quỷ, thần linh.
Những lực lượng siêu nhiên đó với phép thuật và khả năng thấu suốt tương lai mà người phàm
khơng có khi xuất hiện trong giấc mơ thường mang đến cho loài người lời hứa hẹn về sự phù
trợ hay các điềm báo. Trong các tập truyện ký trung đại như Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên),
Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp), Thiên Nam minh giám (Khuyết danh),... thường sử dụng
motif báo mộng - cách thức mà anh linh những bậc anh hùng, liệt nữ thường sử dụng để nối kết
với người trần. Chẳng hạn,“vào thời Lý Nam Đế, quân Lâm Ấp cướp phá đất Nhật Nam, nhà
vua đêm nằm mộng thấy một người đàn bà đội mũ trận, mặc áo giáp, tự xưng họ tên, xin theo
quân đi đánh giặc.” (Lệ Hải Bà Vương ký -Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập - Gia Cát
Thị) và người phụ nữ ấy chính là Lệ Hải Bà vương Triệu Thị Trinh năm xưa từng khiến giặc
Ngô khiếp sợ. Theo quan niệm của người Việt, nguyên nhân những giấc mơ đều do hồn phách
lìa khỏi thân xác. Thốt khỏi sự ràng buộc của cơ thể, và rộng hơn, khỏi thế giới vật chất hữu
hình, linh hồn có thể di chuyển giữa các chiều khơng gian như trong tác phẩm Ký đồn hồi đệ
Thanh Hiên Tố Như tử, Nguyễn Đề hướng về Quỳnh Châu thăm người em trai cùng mẹ là Tố
Như: “Nhất niên tiêu biệt ưng vô kỷ, Lưỡng địa tương tư lượng bất thù/Hình ảnh tuy đao, đàm
tiếu cận/Mộng hồn dạ dạ hướng Quỳnh Châu” (Ký đồn hoài đệ Thanh Hiên Tố Như tử - Nguyễn
Đề). Dịch nghĩa: “Xa nhau mới một năm chẳng đáng là bao/Nhưng tình nhớ thương dù ở hai
nơi cũng khơng đổi khác/Hình bóng tuy xa, vẫn gần nhau trong tiếng cười giọng nói/Đêm đêm
mộng hồn vẫn hướng về Quỳnh Châu” (Gửi em trai cùng mẹ là Thanh Hiên, tự Tố Như). Như
vậy, có thể thấy motif giấc mơ đã tồn tại từ trong tiềm thức của nhân dân và đi vào trong các
tác phẩm văn học từ dân gian, trung đại và đến hiện đại như một quy luật tất yếu, phản ánh thế
giới tinh thần phong phú của con người.
3. KẾT LUẬN
Sử dụng motif giấc mơ trong tiểu thuyết từ 1986 đến 2000, các nhà văn chuyển tải được
nhiều vấn đề và làm mới phương thức trần thuật, góp phần thay đổi diện mạo cho văn học. Giấc
mơ trong tiểu thuyết hiện đại được diễn tả rất rõ ràng, cụ thể, gắn kết với nhiều chiều kích khơng
gian và thời gian, kết hợp nhiều yếu tố kì ảo, phi thực là phương thức bộc lộ nhân vật đa diện,
hàm chứa nhiều ý nghĩa, đồng thời phá vỡ cốt truyện truyền thống - tuyến tính theo một trục
kết cấu. Sự kết cấu đa tầng của những giấc mơ đã làm cốt truyện có một chiều sâu rõ nét, không

đi theo một đường thẳng mà dường như bị bẻ gãy bởi sự nhập nhằng của thế giới hiện thực và
275


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKHT 2018

vô thức trong chiều sâu tâm linh con người, nơi chứa bao buồn vui và khát vọng. Chính từ
những giấc mơ, hình ảnh con người cá nhân được bộc lộ trọn vẹn, có chiều sâu. Vì lẽ đó, sự
xuất hiện của motif này trong tiểu thuyết giai đoạn này đã góp phần không nhỏ cho sự phát
triển, đổi mới và thành công của văn học đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]

Tạ Duy Anh (2014). Lão Khổ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
Jean Chevalier, Alain Cheerbrant (1999). Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng,
Trường viết văn Nguyễn Du.
Dương Hướng (2015). Bến Khơng Chồng, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo Ninh (2007). Nỗi buồn chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội.
Nguyễn Bình Phương (2013). Những đứa trẻ chết già, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Bình Phương (2013). Người đi vắng, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Bình Phương (2016). Vào cõi, NXB Văn học, Hà Nội.
Hồ Anh Thái (2013). Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Lai Thúy (2000). Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

Title: MOTIF OF DREAM IN VIETNAMESE NOVELS AFTER 1986
Abstract: In literary works, motif is a sustainable element, both formal and informal. Vietnamese novels
after 1986 appeared a lot of motifs: motif of dreams, motif of greetings, motif of curse... In this article,
we choose dream, one of the motifs has aesthetic effect in conveying the message of life, full disclosure,
deepening the inner world of man as well as contributing to the reform of narrative mode. Therefore,
the appearance of this motif in the novel has contributed significantly to the development, innovation
and success of contemporary literature.
Keywords: Dream motif, novels, Vietnamese, after 1986.

276



×