Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT QUA LỄ HỘI VÀ MỘT SỐ NÉT SINH HOẠT VĂN HÓA KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.84 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TIỂU LUẬN
TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI
NHẬT QUA LỄ HỘI VÀ MỘT SỐ NÉT
SINH HOẠT VĂN HĨA KHÁC
Trình độ đào tạo
Hệ đào tạo
Ngành
Chuyên ngành
Năm học
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

: Đại học
: Chính quy
: Đơng Phương Học
: Ngôn ngữ Nhật Bản
: 2021 – 2022
: ThS. Lâm Ngọc Như Trúc
: Vũ Thị Kim Oanh

Vũng Tàu, ngày 25 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................. 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10
6. Bố cục bài luận........................................................................................................ 11
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT QUA MỘT SỐ LỄ
HỘI .................................................................................................................................. 12
1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa lễ và hội .............................................................. 12
1.1.1. Khái niệm về “lễ” ............................................................................................. 12
1.1.2. Khái niệm về “hội” .......................................................................................... 12
1.1.3. Mối quan hệ giữa lễ và hội............................................................................... 13
1.2. Khái niệm tình yêu thiên nhiên .............................................................................. 15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình yêu thiên nhiên của người Nhật ........................... 17
1.3.1. Đa dạng địa hình, có nhiều rừng núi ................................................................ 17
1.3.2. Tính mùa của khí hậu ....................................................................................... 18
1.3.3. Tài nguyên động thực vật phong phú .............................................................. 19
1.4. Tình yêu thiên nhiên của người Nhật qua một số lễ hội ........................................ 21
1.4.1. Lễ hội ngắm hoa anh đào ................................................................................. 21


1.4.2. Lễ hội hoa Shibazakura .................................................................................... 26
1.4.3. Lễ hội trồng lúa Otaue ..................................................................................... 29
1.4.4. Lễ hội hoa cúc .................................................................................................. 32
1.4.5. Lễ hội tuyết ở Hokkaidō .................................................................................. 39
1.5. Vai trò, ý nghĩa của các lễ hội mang đậm nét tình yêu thiên nhiên ....................... 47
CHƯƠNG 2. TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT QUA MỘT SỐ NÉT
SINH HOẠT VĂN HÓA KHÁC................................................................................... 49
2.1.Văn hóa nghệ thuật .................................................................................................. 49
2.1.1. Nghệ thuật cắm hoa Ikebana ............................................................................ 49
2.1.2. Trà đạo ............................................................................................................. 57
2.1.3. Sân khấu kịch Kabuki ...................................................................................... 66

2.1.4. Anime ............................................................................................................... 68
2.1.5. Nghệ thuật gấp giấy Origami ........................................................................... 71
2.2. Văn hóa ẩm thực .................................................................................................... 74
2.3. Đời sống sinh hoạt hàng ngày ................................................................................ 86
2.3.1. Trang phục, phong cách thời trang .................................................................. 86
2.3.2. Hộ chiếu ........................................................................................................... 93
2.3.3. Tiền tệ............................................................................................................... 94
2.3.4. Một số vật dụng tiêu biểu khác ........................................................................ 96
2.3.5. Mỹ phẩm ........................................................................................................ 101
2.4. Bồn nước Hanachouzu ......................................................................................... 103
2.5. Ngày lễ ................................................................................................................. 106


2.5.1. Ngày xuân phân.............................................................................................. 106
2.5.2. Ngày cây xanh ................................................................................................ 106
2.5.3. Ngày của núi .................................................................................................. 107
2.6. Văn chương, hội họa ............................................................................................ 110
2.6.1 Văn chương ..................................................................................................... 110
2.6.2. Hội họa ........................................................................................................... 114
2.7. Nghệ thuật Tanbo Art........................................................................................... 121
2.8. Kiến trúc nhà ở, sân vườn .................................................................................... 124
2.9. Nghệ thuật tắm rừng Shinrin – yoku .................................................................... 129
2.10. Bảo tàng TeamLab Borderless ........................................................................... 133
2.11. Văn hóa tín ngưỡng ............................................................................................ 138
CHƯƠNG 3. TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN – CHẤT XÚC TÁC CHO VĂN HĨA
“BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG” CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỚI VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ................................................................... 144
3.1. Mối liên hệ giữa “Tình yêu thiên nhiên” và “Bảo vệ môi trường”...................... 144
3.2. Người Nhật và văn hóa bảo vệ mơi trường .......................................................... 145
3.2.1. Phát huy truyền thống Mottainai.................................................................... 145

3.2.2. Sử dụng xe đạp ............................................................................................... 157
3.2.3. Phổ cập giáo dục bảo vệ môi trường.............................................................. 160
3.2.4. Ý thức tự giác, hoạt động vì mơi trường ........................................................ 165
3.2.5. Sử dụng năng lượng mặt trời ......................................................................... 175
3.2.6. Xây dựng khung pháp lý, chính sách ưu đãi và quản lý chặt chẽ.................. 180
3.3. Người Việt Nam và việc thúc đẩy bảo vệ môi trường theo cách người Nhật ..... 187


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 201


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nhật Bản từ lâu đã là một quốc đảo phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học, cơng
nghệ. Con người nơi đây có sức sống đầy mạnh mẽ, họ vượt lên trên sự tàn khốc của thế
chiến thứ II mà đứng lên. Tọa lạc trên nơi có sự giao thoa của dịng biển nóng lạnh, với
khí hậu đặc trưng, địa hình đa dạng, là khu vực nằm lân cận nhiều hòn đảo rất riêng và
mới lạ nhưng Nhật Bản hàng năm phải đối diện với nhiều thảm họa như động đất, sóng
thần, núi lửa... Mẹ thiên nhiên đã ưu ái cho Nhật Bản rất nhiều sự riêng biệt mà hiếm quốc
gia nào có được. Biến những cái khó khăn vốn có về mặt địa lý nơi đây thành cái điều
kiện thuận lợi tô đẹp cho bản sắc quốc gia. Với những thành phố Hiroshima, Nara cổ kính,
quật cường cho tới nơi sầm uất hiện đại như Kyoto, Osaka cũng đủ khiến ta choáng ngợp
vẻ đẹp đồ sộ của Nhật Bản.
Ngồi ra cịn có rất nhiều ngọn núi cao cũng được xem là biểu tượng của “Đất nước
mặt trời mọc” này. Không những vậy nơi đây còn nổi tiếng với nhiều lễ hội về ngắm hoa
anh đào, vốn là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn”, vẻ đẹp ngây thơ thuần khiết – tượng trưng
cho “con đường chết” của các võ sĩ đạo Nhật Bản, sống và chết như hoa anh đào. Không
phải ngẫu nhiên mà những cụm từ mệnh danh như: “Đất nước Mặt Trời mọc”, “Xứ sở hoa

Anh Đào” hay “Đất nước hoa cúc” lại là những cụm từ mà người ta hay nhắc tới Nhật
Bản đều mang sắc thái “thiên nhiên” tới như thế. Chỉ cần nói sơ lược qua vài nét như trên,
thì chúng ta cũng đã thấy rằng cuộc sống người Nhật luôn gắn liền với hai chữ “thiên
nhiên” đến nhường nào.
Khi cịn học là học sinh trung học, tơi may mắn đã được giáo viên giảng rất nhiều về
văn hóa – xã hội Nhật Bản, sau đó đã rất hứng thú về hình ảnh “người Nhật – sống cùng
thiên nhiên” và luôn đặt câu hỏi “Tại sao?” trong đầu. Khi lớn lên, bước chân vào giảng
đường đại học, được tiếp xúc với nhiều tài liệu, học về chuyên ngành ngôn ngữ Nhật tại
1


trường và sau đó được tìm hiểu sâu hơn ở bộ mơn “Địa lý và dân cư Nhật Bản”. Chính tại
đây tôi đã mở mang được vốn hiểu biết rồi càng trở nên u thích hơn để rồi cho tơi động
lực khám phá. Ở đây tơi khơng chỉ tìm hiểu nhiều lễ hội đặc sắc của Nhật Bản mà còn
được nghiên cứu rất nhiều nét văn hóa, cách sống khác của người Nhật.
Và từ ngàn xưa, lịng tơn kính, tình yêu thiên nhiên đã là một phần không thể thiếu
trong nền văn hóa Nhật Bản. Tơi vơ cùng ngưỡng mộ cái cách họ yêu thiên nhiên, rồi đưa
nó vào trong cuộc sống bình dị như là trên bảng hiệu, trên từng con đường, từng câu thơ,
triết lý sống hay cao hơn là mang cả nét đẹp đó vào chính tổ ấm của mình – điều mà khơng
dễ gì đất nước nào có thể làm được.
Ước vọng sống hài hịa với thiên nhiên còn thể hiện rõ nét nhất trong sự chú trọng
đến những sự chuyển đổi mùa trong năm. Câu hỏi mà bất kì người Nhật nào hỏi đầu tiên
trong vơ thức khi đánh giá bất kỳ thứ gì là “Nó thuộc về mùa nào?”. Sự quan tâm này thể
hiện rõ nét trong trang phục, ẩm thực, thi ca của đất nước này. Nào là Kimono phản ánh
sắc màu thiên nhiên, các món ăn của người Nhật cũng được chuẩn bị và bài trí theo bốn
mùa trong năm hay thơ Haiku – một trong những loại thơ nổi tiếng, là phải có yếu tố chỉ
một mùa bất kỳ trong năm.
Đến với đất nước Nhật Bản, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy nét đẹp đó ln xuất hiện
trong cuộc sống đời thường, trong các lễ hội, trong từng câu chuyện, hay trong cả nhiều
nét sinh hoạt văn hóa khác. Yếu tố đó đã tạo nên một Nhật Bản rất riêng, tơ đẹp cho đất

nước về mặt hình thức và cịn hình thành nên nhiều nét đẹp trong cách họ ứng xử, đối đãi
với tự nhiên. Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, giản dị qua những nếp sống con người Nhật
Bản đem lại cho tâm hồn tơi cảm giác bình n đến lạ kỳ. Chỉ có thả hồn tìm hiểu về tình
u thiên nhiên như thế, tơi mới hiểu được vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc đó trân quý đến
nhường nào. Hơn hết, thiên nhiên cũng được coi là một liệu pháp trị liệu tinh thần rất tốt
cho sức khỏe. Cho nên thiên nhiên cũng chính là một thứ thuốc hiệu quả giúp tôi vượt qua
nhiều điều mệt mỏi từ cuộc sống.
2


Chưa có khi nào mà chủ đề về tình u thiên nhiên của người Nhật Bản trong những
năm gần đầy lại được nhiều người chú ý tới vậy. Nó xuất hiện như một biểu tượng, một
nếp sống chuẩn mực cho các nước khác trên thế giới học hỏi. Chính vì thế điều này luôn
được mọi người ngày càng được quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn bao giờ hết, để chúng ta
càng có cái nhìn về chiều sâu hơn hơn về kiến thức, văn hóa, cách ứng xử của họ. Đó cũng
chính là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển văn hóa của một đất nước
hiện nay.
Khi nhắc tới người Nhật là nhắc đến những con người có đức tính kiên trì, nhẫn nại.
Sự khắc nghiệt của địa hình cũng như khí hậu cực đoan đã làm cho sức sống người dân
nơi đây cũng hoàn toàn khác. Chính hồn cảnh khơng mấy thuận lợi đó đã tạo nên sức
sống mãnh liệt con người nơi đây. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên khơng làm giảm đi tình
u họ dành cho thiên nhiên, mà còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, có ý chí hơn trong cuộc
sống. Từ đó, hình thành nên nếp sống đáng q, mà họ ln gìn giữ, lưu truyền qua bao
thế hệ.
Nếu tình u là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển cảm xúc con người, thì tình
u thiên nhiên lại chính là nền tảng linh hồn, chất xúc tác cho tình yêu thương động vật,
yêu đất nước và đặc biệt hình thành nên cách con người sống và bảo vệ môi trường như
thế nào sao cho hợp lý.
Đặc biệt trong giai đoạn này, q trình tồn cầu hóa – hiện đại hóa đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ thì vai trị của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên lại càng trở nên quan

trọng, cấp bách. Thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những
hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn xã hội. Mẹ thiên nhiên dường như đang phải gồng
gánh rất nhiều và nếu chúng ta khơng thay đổi nếp sống cũ, thì có lẽ sẽ phải gánh lấy hậu
quả do những hành động tưởng chừng như đơn giản do chính mình gây nên. Tìm hiểu về
tình u thiên nhiên trong văn hóa của đất nước Nhật Bản khơng chỉ đóng vai trị trong
việc mở mang kiến thức mà còn cho chúng ta bài học, ứng xử hợp lý với môi trường tự
3


nhiên của người Nhật. Từ đó nhìn lại và áp dụng việc bảo vệ mơi trường của họ vào ngay
chính quê hương chúng ta đang sống cũng là một điều vô cùng quan trọng và đáng quý.
Việc chia sẻ rộng rãi giữa các thành viên trong cuộc sống, chính là kim chỉ nam để mỗi
cá nhân cố gắng phấn đấu đóng góp vươn lên, cùng nhau chung tay bảo vệ mơi trường
xanh, liên minh chống biến đổi khí hậu – một trong những việc mà các nhà khoa học, giới
nghiên cứu vẫn đang cố gắng thúc đẩy mạnh hơn.
Tuy nhiên, làm thế nào để mọi người có thể hiểu và có ý thức được vấn đề đó, lại là
chuyện khơng hề dễ dàng tí nào, điều mà ngay cả chính bản thân tơi có đơi khi lại qn đi
mất. Nhưng người xưa có câu “Góp gió thành bão”, chỉ cần từng cá nhân có ý thức tìm
hiểu và truyền tải rộng rãi tới mọi người thì sẽ khắc phục được phần nào.
Thấy được nét hay, tính cấp thiết trong đề tài và thông qua nhiều yếu tố tác động kể
trên. Vì lẽ đó, mà tơi đã quyết định chọn đề tài: “Tình yêu thiên nhiên của người Nhật qua
lễ hội và một số nét sinh hoạt văn hóa khác” để nghiên cứu.
Tôi hy vọng sẽ lan tỏa được nhiều điều mới mẻ, cũng hy vọng rằng đất nước mình
có thể học hỏi tinh thần vô cùng tốt đẹp này từ nước bạn. Mong rằng trong q trình tìm
hiểu, tơi cũng sẽ học thêm nhiều điều mới mẻ, bổ ích và áp dụng được nhiều bài học vào
thực tiễn đời sống. Đó có thể đơn giản bằng việc tơi sẽ trồng loại hoa gì mới ở ban cơng
hay thậm chí là có cái nhìn sâu sắc hơn về việc làm sao sống hịa nhập được với thiên
nhiên. Hãy tập cách tơn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên, để cuộc sống chúng ta ngày
càng tươi đẹp hơn như cách mà người Nhật Bản họ vẫn đang làm vậy.
2. Mục đích nghiên cứu

Là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Nhật của trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu,
tơi muốn tìm hiểu và truyền tải nét đẹp văn hóa nơi đây tới mọi người. Bằng những hiểu
biết vốn có, sự giảng dạy nhiệt huyết từ giảng viên chun mơn có trình độ cao, cùng với
sự tìm hiểu trên nhiều nguồn tài liệu tơi sẽ cố gắng đưa ra những phân tích, đánh giá, so
sánh, tổng hợp khách quan nhất để có thể truyền tải nhiều kiến thức về văn hóa Nhật Bản
4


đáng tin cậy, cũng như thông điệp tới cho mọi người hơn. Mọi người sẽ dần hiểu về lối
sống của người dân nơi đây, rồi từ đó có thể tiếp dễ dàng tiếp nhận và học hỏi thêm một
nét văn hóa đẹp từ đất nước Nhật Bản, giúp đời sống văn hóa đất nước thêm phong phú,
đa dạng hồn thiện hơn. Bên cạnh đó, trong q trình tìm hiểu chính tơi sẽ được nâng cao
về mặt hiểu biết, góp phần trong việc hình thành nên nhiều nền tảng kiến thức khác. Chính
nó cũng sẽ trau dồi cho tơi khả năng làm việc, xử lý công việc cũng như học thêm nhiều
điều mới mẻ, triết lý sống từ nét đẹp trong văn hóa sống hịa mình cùng thiên nhiên. Đặc
biệt, đây sẽ là nguồn thông tin hữu dụng cho tất cả những ai đang muốn tìm hiểu, cũng sẽ
là bước đệm trong công việc của những người học chuyên ngành ngôn ngữ Nhật. Chẳng
một doanh nghiệp Nhật Bản nào sẽ ấn tượng với bạn, nếu như một dân học ngoại ngữ
tiếng Nhật lại chẳng hề am hiểu về những văn hóa, lối sống của họ. Nếu mọi người đều
có được tinh thần này, thì tơi tin chắc là sẽ gặt hái được thành cơng trong cơng việc.
Tình u thiên nhiên trong cuộc sống của người Nhật còn thể hiện ra rất nhiều chuẩn
mực khác mà chúng ta có thể học hỏi. Việc nghiên cứu về tình yêu thiên nhiên của người
Nhật Bản sẽ giúp chúng ta tích lũy được những kinh nghiệm, bài học quý giá, bổ ích để
áp dụng vào đất nước Việt Nam. Khơng chỉ đóng vai trị trong việc mở mang kiến thức
mà còn cho chúng ta bài học nhận thức, cách học hỏi ứng xử hợp lý với mơi trường tự
nhiên của người Nhật. Rồi từ đó nhìn lại và áp dụng việc bảo vệ mơi trường của người họ,
ngay chính đất nước Việt Nam chúng ta để mỗi cá nhân cố gắng phấn đấu đóng góp vươn
lên, cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống “xanh – sạch – đẹp”, liên minh chống
biến đổi khí hậu – một trong những việc mà các các nhà khoa học, giới nghiên cứu vẫn
đang cố gắng thúc đầy từng ngày.

Qua đó, nhìn nhận từ những mặt cịn hạn chế giữa hai bên để thúc đẩy mạnh hơn
trong việc bảo vệ môi trường sống, thúc đẩy sự phát triển văn hóa, du lịch của đất nước
Việt Nam. Đồng thời nhờ vậy cũng góp phần tạo dựng quan hệ giao lưu văn hóa hữu nghị
giữa hai nước.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
5


Nhật Bản là quốc đảo nơi có vị trí địa lý đặc biệt, nằm trên vành đai lửa Thái Bình
Dương. Bởi lẽ đó, nên nơi đây cũng được thiên nhiên ưu ái hơn rất nhiều so với quốc gia
khác trên thế giới. Ngồi sự đa dạng về địa hình, khí hậu có đầy đủ bốn mùa khơng q
khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, là nơi trú ngụ lý tưởng cho các
động vật sinh sống. Chính vì nét riêng và đặc biệt đó, nên chủ đề về thiên nhiên hay văn
hóa Nhật Bản cũng từng được rất nhiều người khám phá. Từ trước đến nay, tình yêu thiên
nhiên của con người Nhật Bản hầu như chỉ được tìm hiểu qua một số nét trong văn hóa
chung của Nhật Bản. Đối tượng nghiên cứu cũng chỉ nhắm đến các vẻ đẹp hình thức của
thiên nhiên đất nước Nhật Bản nói chung, mà cũng chưa tìm hiểu sâu vào các lễ hội về
thiên nhiên, về nội tâm, cũng như đi sâu vào những cái vơ hình khơng thể hiện rõ. Chúng
ta dường như chỉ thấy tình yêu thiên nhiên của họ xuất hiện qua vẻ đẹp hình thức thơng
qua ngày lễ, mà chưa hề biết rằng nó ln hiện hữu từng chút trong cuộc sống hàng ngày,
trong cách sống hay đơn giản là trong cả yếu tố nghệ thuật khác. Nói cách khác, chúng ta
đại khái chỉ tìm hiểu chung về văn hóa Nhật Bản chứ chưa đi sâu vào khía cạnh này. Tài
liệu sách về tình u thiên nhiên của người Nhật cũng chưa xuất hiện nhiều trên thị trường
Việt Nam, mà chủ yếu là về văn hóa – xã hội có xuất hiện vài yếu tố liên quan tới thiên
nhiên hay đào sâu về một nếp sống của họ.
Có thể kể đến một vài cuốn sách tiêu biểu như sau:
-

Cuốn Bốn mùa trên xứ Phù Tang của tác giả Nguyễn Linh Chi viết,


Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản vào năm 2018 đã miêu
tả vẻ đẹp mỹ miều thiên nhiên, thông qua bốn mùa để tiếp cận Nhật Bản, tác giả
không chỉ đưa người đọc đến với những địa danh nổi tiếng mà cịn đào sâu vào
khơng gian lịch sử, văn hóa – xã hội. Hầu hết trong các câu văn của ông đều xuất
hiện thiên nhiên, đó là một sức sống mạnh mẽ của đất nước Nhật Bản. Chúng
không chỉ được thể hiện qua những mùa hoa rực rỡ mà còn hiện hữu khắp văn
hóa, kiến trúc, nghệ thuật tinh thần người dân nơi đây. Cuốn sách này cũng là một

6


trong những cuốn sắc tiêu biểu đáng để đọc khi tiếp cận văn hóa của Nhật Bản.
Nguyễn Chí Linh cũng chia sẻ rằng: “Dưới gốc hoa anh đào trong cơn mưa phùn
mà tôi bắt gặp trên đường đi... Các ngư dân sinh sống ven biển, họ xem hoa anh
đào là thần mang lại sự may mắn và hạnh phúc” [1].
-

Cuốn Nhật Bản – Đất nước và con người của tác giả Eiichi Aoki viết,

do Nguyễn Kiên Trường dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
xuất bản vào năm 2019 đã khắc họa rõ nét về chiều dài lịch sử cho tới địa lý, kinh
tế, xã hội, văn hoá và đời sống của người Nhật Bản trên mọi góc nhìn. Tác phẩm
này tuy khơng đào sâu về tình yêu thiên nhiên của người Nhật nhưng chúng ta sẽ
bắt gặp nhiều hình ảnh các lễ hội, nghệ thuật (trà đạo, kịch Kabuki), văn học (thơ
Haiku)… sẽ xuất hiện yếu tố thiên nhiên luôn hiện diện bên trong đất nước và
con người Nhật Bản [2].
-

Cuốn Shinrin Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật của tác


giả Qing Li viết, do Nguyễn Ngà dịch, Nhà xuất bản Công Thương, xuất bản năm
2019 đã truyền tải tình yêu thiên nhiên của người Nhật, đặc biệt là ơng ưu ái dành
tình u cho những khu rừng xung quanh cuộc sống chúng ta. Ngồi những kiến
thức và phân tích về liệu pháp tắm rừng đặc biệt của người Nhật cũng như các
hình ảnh mĩ miều về các khu rừng để ứng dụng “Shinrin – Yoku” vào thực tiễn
đời sống. Tác giả cũng đưa ra quan điểm rằng: “Khi đi bộ thong dong trong rừng,
ngắm nhìn, lắng nghe, nếm ngửi và tiếp xúc bằng da thịt, chúng ta hòa nhịp với
thiên nhiên. Shinrin – Yoku giống như một cây cầu. Bằng cách mở ra các giác
quan, liệu pháp này nối liền chúng ta với thiên nhiên” [3].
-

Cuốn Cuộc cách mạng Một – Cọng – Rơm của tác giả Masanobu

Fukuoka viết, do Xanh Shop biên dịch, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, xuất bản năm 2016 là tác phẩm đã chia sẻ không chỉ về sự trải nghiệm cách
nuôi trồng các sản phẩm nơng nghiệp trong sự tương tác hài hịa với tự nhiên, mà
còn đem đến cho chúng ta những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, cuộc
7


đời và cao hơn là cách sống hòa hợp với thiên nhiên. Tác phẩm của ơng khơng
chỉ khơi nguồn tình yêu thiên nhiên cho người dân Nhật Bản mà còn được đơng
đảo bạn bè quốc tế đón nhận. Ơng coi thiên nhiên như người bạn và muốn gửi
gắm nhiều thông điệp sống khỏe, sống có ích. Tác giả cũng khẳng định rằng: “Tự
nhiên khơng bao giờ có thể được thấu hiểu hoặc cải tạo nhờ vào nỗ lực của con
người. Cuối cùng thì, để hồ làm một với tự nhiên, để được sống cùng Thượng
đế, người ta không thể giúp người khác, ngay cả nhận sự giúp đỡ từ họ cũng
khơng. Chúng ta chỉ có thể tự mình đi con đường của mình” [4].
-


Cuốn Wabi Sabi – Thương những điều khơng hồn hảo của tác giả

Beth Kempton viết, do Cẩm và Nguyễn Tiến Hịa dịch, Nhà xuất bản Cơng
Thương, xuất bản năm 2019 là cuốn sách hay đề cao về lối sống tối giản của người
Nhật, ở đó họ tìm thấy sự đủ đầy và bình yên trong tâm hồn khi tách biệt khỏi thế
giới vật chất, sống hịa mình vào thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên cũng được
khắc họa rõ nét qua một số khía cạnh đời thường. Bên cạnh đó Wabi Sabi1 cũng
có mối quan hệ mật thiết với con người và thiên nhiên, nhắc nhở ta chú ý đến sự
đi qua của các mùa trong năm là một cách để sống với hiện tại hay dựa vào nhịp
điệu của thiên nhiên cũng là cách để nhắc nhở chúng ta nắm bắt nhịp điệu tự nhiên
của bản thân [5].
Qua những tác phẩm trên có thể nhận thấy một cách khái quát về tình yêu thiên nhiên
của người Nhật, hiểu sơ lược về những nét độc đáo trong văn hóa – xã hội Nhật Bản hay
những triết lý sống của con người nơi đây. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại diễn tả mỗi khía
cạnh khác nhau, có tác phẩm khái qt chung về tồn bộ về văn hóa – xã hội Nhật Bản,
có tác phẩm chỉ tập trung đào sâu vơ một khía cạnh hay có tác phẩm có nói sơ qua về yếu
tố thiên nhiên của người dân nơi đây nhưng muốn hiểu chúng ta phải tự cảm nhận và nắm
bắt lấy nó.
Wabi Sabi là triết lý sống của người Nhật về một cách nhìn khác đối với cuộc sống, về cách tôn vinh vẻ đẹp của những thứ
khơng hồn hảo xung quanh ta.
1

8


Hầu hết nội dung vẫn diễn tả khái quát, vẫn chưa có tác phẩm nào chính thức đi vào
khám phá về chỉ riêng về mảng đề tài này, chưa đưa đến cho người đọc từ cái nhìn tổng
quan đến chi tiết từng vấn đề, từng điểm cần lưu ý, hành động, triết lý sống, bối cảnh cụ
thể để chúng ta có thể hiểu được người Nhật yêu thiên nhiên như thế nào. Rồi từ đó họ
mang nó vào cuộc sống đời thường ra sao. Quan trọng hơn hết, với xã hội ngày càng phát

triển theo dịng chảy thời gian thì cảm thức về tình yêu thiên nhiên của người Nhật, cũng
lại được mở rộng ra qua nhiều loại hình khác mà khơng phải ai cũng biết. Do đó, đưa được
thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về văn hóa – xã hội cho mọi người cũng là điều cần thiết và
có ích.
Tôi muốn thông qua đề tài này không chỉ đào vơ lăng kính về lễ hội, văn hóa, nghệ
thuật mà tơi cịn muốn đào sâu vào cả triết lý sống, từng thứ nhỏ nhất hiện hữu trong cả
nếp sống họ. Những gì tơi đưa ra sẽ có cả những chi tiết rất nhỏ, gần gũi đến ngỡ ngàng.
Bên cạnh đó, tôi tin rằng nếu chúng ta không cảm nhận được tình u thiên nhiên của họ
bằng trái tim thì khó lịng chúng ta có thể tiếp nhận được luồng thơng tin mới mà học hỏi,
áp dụng nét đẹp đó vào thực tiễn Việt Nam được.
Quan trọng hơn tôi muốn thông qua chủ đề “Tình yêu thiên nhiên của người Nhật”
để tìm hiểu sâu vào vấn đề bảo vệ mơi trường của họ tốt như thế nào. Rồi từ đó so sánh,
đánh giá xem Việt Nam có được những nét tương đồng gì khơng. Dựa trên nền tảng đó sẽ
đưa vơ xem xét, học hỏi, biến những giá trị tốt đẹp của nước bạn áp dụng vô đất nước Việt
Nam. Không chỉ vậy, vấn đề cốt lõi là tôi muốn dùng tình yêu thiên nhiên chân thành của
người Nhật để lan tỏa tới nét đẹp văn hóa bảo vệ mơi trường và cao hơn nữa là xây dựng
hành tinh xanh – sạch – đẹp, liên minh chống biến đổi khí hậu tồn cầu.
Do đó, đối với những người có hứng thú, muốn nghiên cứu về tình yêu thiên nhiên
của người Nhật thì lượng kiến thức đó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu học hỏi, trau dồi
cũng như thật sự am hiểu bằng cả trái tim vào đời sống của họ. Chính vì vậy, đề tài này
vẫn đang là chủ đề hay và dĩ nhiên là nó lơi cuốn tơi ngay từ cái nhìn đầu tiên.
9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Tình yêu thiên nhiên của người Nhật qua lễ hội và một số nét sinh hoạt văn hóa
khác.
- Văn hóa “Bảo vệ mơi trường” của người Nhật.
Phạm vi đề tài: Nghiên cứu những nét nổi bật trong tình yêu thiên nhiên của người

Nhật thông qua một số lễ hội tiêu biểu và một số văn hóa đặc trưng khác (nghệ thuật, ẩm
thực, kiến trúc, văn chương…) từ ngày xưa vẫn còn hiện hữu đến nay trên đất nước Nhật
Bản. Bên cạnh đó, cũng đào sâu thêm một số góc nhìn mới về tình u thiên nhiên, văn
hóa bảo vệ môi trường của người Nhật trong đời sống xã hội hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tơi đã tìm hiểu kỹ trên các nguồn tài liệu sách, báo
và địa chỉ các trang web uy tín của Việt Nam cũng như nước ngồi. Bên cạnh đó, tơi cịn
tích lũy được những kiến thức mới lạ thông qua một số môn học, giáo viên người Nhật
trong q trình học tập trên giảng đường đại học có trình độ chun mơn cao, để có thể
phác họa một cách chính xác, chân thực và đầy đủ nhất về tình u thiên nhiên của người
Nhật thơng qua một số lăng kính trong cuộc sống.
Ngồi ra tơi cịn tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiêu biểu như sau:
phân tích, tổng hợp kết hợp lý thuyết và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phương pháp phân tích là phương pháp quan trọng khi tìm hiểu các đặc trưng về
tình yêu thiên nhiên của người Nhật. Phân tích có chọn lọc nguồn tài liệu uy tín,
đưa ra những phân tích chính xác, lập luận, dẫn chứng rõ ràng để có thể tăng độ
tin cậy của bài luân hơn.
- Phương pháp tổng hợp từ nhiều nguồn kiến thức từ sách vở, báo chí, Internet…
để đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về tình yêu thiên nhiên của người Nhật
thông qua các lễ hội và một số văn hóa.

10


6. Bố cục bài luận
Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được viết thành 3 chương
như sau:
CHƯƠNG 1: Tình yêu thiên nhiên của người Nhật qua một số lễ hội
CHƯƠNG 2: Tình yêu thiên nhiên của người Nhật qua một số nét sinh hoạt văn hóa khác
CHƯƠNG 3: Tình u thiên nhiên – chất xúc tác cho văn hóa “Bảo vệ mơi trường” của

người Nhật và định hướng tới việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

11


NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT QUA
MỘT SỐ LỄ HỘI
1.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa lễ và hội
1.1.1. Khái niệm về “lễ”
“Lễ” theo tiếng việt là những nghi thức, nghi lễ được tiến hành nhằm mục đích đánh
dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện nào đó có ý nghĩa. Trong thực tế “lễ” có nhiều ý
nghĩa và có một lịch sử hình thành khá phức tạp. Ban đầu chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của
các gia đình quý tộc, cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Theo thời gian, chữ “lễ” được mở
rộng nghĩa là những hình thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn,
nhỏ, trong xã hội khi đã phân hoá thành đẳng cấp khác nhau. Do ngày càng được mở rộng
phạm vi nên giờ đây chữ “lễ” nó đã mang ý nghĩa bao quát mọi nghi thức ứng xử của con
người với tự nhiên và xã hội hơn.
Như vậy ta có thể đi đến một khái niệm chung, khái niệm lễ mà chúng ta đang bàn
đến ở đây không phải là chữ lễ của đạo Khổng. Lễ ở trong hội không đơn lẻ, nó là một hệ
thống liên kết, có trật tự, cùng hỗ trợ cho nhau. “Lễ” trong lễ hội là một hệ thống các hành
vi, động tác nhằm biểu hiện lịng tơn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng
siêu nhiên nói chung. Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng ước mơ chính đáng
của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng
cải tạo” [6].
1.1.2. Khái niệm về “hội”
“Hội” là đám vui đông người tập trung trong một địa điểm nào đó và vui chơi với
nhau bằng rất nhiều hình thức bổ ích. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi vẫn chưa lột tả hết

ý nghĩa của “hội”, mà phải bao gồm các yếu tố sau đây mới thật sự đầy đủ ý nghĩa của nó:
“hội” phải được hình thành và tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó
12


liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc; “hội” đem lại những lợi ích tinh thần cho mọi
thành viên của cộng đồng và mang tính cộng đồng, cả từ cách tổ chức lẫn mục đích của
nó. “Hội” có hệ thống trò chơi đa dạng, phong phú như: trò chơi thi tài, trị chơi phong
tục, trị chơi giải trí, trị chơi chiến đấu… Các hoạt động đều cần sự góp mặt nhiều người,
sự cộng cảm cần thiết trên phương diện tâm lý.
Sau những ngày tháng lao động vất vả, đến với “hội” mọi người sẽ được giải tỏa
căng thẳng, cân bằng được cuộc sống của chính mình. Vậy khái niệm “hội” được hiểu
cách đơn giản như sau: “hội” là sinh hoạt văn hố tơn giáo, nghệ thuật mang tính cộng
đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng,
mang tới sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng dịng họ, từng gia đình.
“Hội” khơng bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp, tuổi tác, địa vị xã hội. Sau
những tháng ngày làm ăn lam lũ, mọi người đều chờ đón ngày hội như chờ đón một niềm
vui chung mang tính cộng đồng. Họ đến với hội trong tinh thần đồng cảm, hồ hởi, vui vẻ
hoàn tồn tự nguyện và khơng hề bị gị bó bởi yếu tố nào. Ngồi vui chơi giải trí, giao lưu,
gặp gỡ, mọi người về dự hội đều cảm thấy hình như mình cịn được thêm một cái gì nữa.
Thứ vui tao nhã ấy, nghiễm nhiên chỉ bắt gặp trong các ngày hội và ai muốn được “ưu
đãi” này thì phải đến tận nơi mà tham gia vào cuộc vui đó. Chính vì vậy, mà hội rất đơng,
nhộn nhịp và thu hút được đông đảo nhiều người tham gia vào cuộc vui này. Vào những
ngày vào đám, nhịp sống con người tưng bừng hẳn lên, ai cũng hồ hởi đón nhận nó một
cách tích cực. Đó chính xác là một thực tế mà hầu như mỗi người chúng ta ai cũng thấy,
cũng cảm nhận được trong các dịp quan trọng này.
1.1.3. Mối quan hệ giữa lễ và hội
Lễ hội là những hoạt động đơi khi có liên quan đến tín ngưỡng và tơn giáo. Do trình
độ nhận thức trước đây của chúng ta còn hạn chế, nên người xưa họ thường rất tin vào
trời, đất, sông, núi và coi những sự vật đó như đấng tối cao. Và ở các làng của họ cũng có

miếu thờ Tiên thần, Thủy thần, Sơn thần, để cầu chúc mùa vụ cũng như thời tiết thuận lợi
13


hơn. Nhưng theo dòng chảy thời gian, trong nhiều lễ hội hiện nay, tính tơn giáo dần giảm
bớt và đề cao tính văn hóa hơn.
“Lễ hội là một dạng sinh hoạt văn hóa tổng hợp của con người, là nhu cầu văn hóa
chính đáng của một cộng đồng người, là dịp để mọi người “thăng hoa” một cách bay bổng
nhất những phẩm chất, tài năng tốt đẹp của mình, hịa nhập “cái tôi cá nhân” vào “cái ta
chung” của cộng đồng để tạo thành niềm vui chung, sức mạnh chung cho cả cộng đồng”
[7].

Hình 1.1. Hình ảnh thể hiện tính cộng đồng trong lễ hội Gion – lễ hội nổi
tiếng của Nhật Bản [8]
Vì lễ hội là hoạt động của tập thể nên nếu khơng có con người tham gia tổ chức thì
khơng thành hội được, bởi lẽ nó thiếu đi mất tính cộng đồng, đồn kết vốn có. Ngồi
những nhân vật chủ chốt như người điều hành, người khiêng kiệu, người hơ hốn, người
cầm cờ, cầm chng, nhảy múa, ca hát… cịn phải có sự đóng góp của tồn thể đơng đảo
người xem thì hội mới náo nhiệt và thành công.

14


Nếu như “lễ” là một hệ thống mang tính quy phạm nghiêm ngặt, được cử hành tại
chốn trang nghiêm thì trái lại, thì “hội” lại là một nét sinh hoạt tự do, phóng khống diễn
ra trên bất kì địa điểm nào, mọi người cùng bình đẳng vui chơi, giải trí với hàng loạt trị
chơi, những tục lệ hấp dẫn. Có thể kể đến các loại trò sau đây: trò chơi thượng võ, trị chơi
thi tài, trị chơi giải trí, trị chơi chiến đấu, trò chơi phong tục. So với “lễ”, thì “hội” là
mang một yếu tố mở người ta có thể chuyển dịch hoặc thêm bớt các trò chơi do điều kiện
vật chất, thời tiết, nhân lực, mà vẫn không ảnh hưởng đến tổng thể (trừ những trò chơi

nghi lễ, phong tục quan trọng).
Có đơi khi mối quan hệ giữa “lễ và hội” có lúc tách rời nhau: Một bên là thiêng, một
bên là tục; mỗi bên tưởng như có vai trị riêng nhất định của mình vậy. Nhưng trong quá
trình vận động, phát triển hai yếu tố này đã thâm nhập, gắn kết vào nhau một cách chặt
chẽ, có quan hệ mật thiết với nhau, làm chúng ta có thể tưởng rằng hai yếu tố đó là một.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa chúng cũng có lúc khơng thể tách rời, ngay trong “lễ” đã có
“hội” và ngay trong “hội” lại có “lễ” tự bao giờ mà khơng hay. Hai yếu tố này đã tạo nên
sự náo nhiệt của hội làng, thành phố, tô đẹp cho bản sắc dân tộc mỗi quốc gia. Tùy thuộc
vào đặc điểm từng nơi, tính chất hay mục đích trong từng loại lễ hội mà bản thân muốn
hướng tới thì chúng ta sẽ có cái nhìn riêng. Hai yếu tố này phát triển, hịa quyện vào nhau,
mang đậm giá trị văn hóa truyền thống. Nó sẽ làm nổi bật lên những ước muốn của con
người muốn gửi gắm vào chính lễ hội đó, mà tiêu biểu trong bài tiểu luận này chính là:
“Tình u thiên nhiên, ước vọng sống hịa hợp với nó”.
1.2. Khái niệm tình yêu thiên nhiên
Thiên nhiên là những gì tồn tại xung quanh cuộc sống con người mà không phải do
con người tạo nên. Là tất cả các dạng vật chất và năng lượng tồn tại từ cấp độ bé là hạt
nguyên tử đến cấp độ to lớn như ngôi sao, thiên hà, ngân hà…. Hay nói theo cách đơn
giản nó bao gồm: khơng khí, bầu trời, sơng suối, ao hồ, đồi núi, động thực vật, khoáng
sản... Thiên nhiên dù khơng phải do con người tạo ra nhưng lại có vai trò rất quan trọng

15


trong cuộc sống mỗi người, những dạng vật chất mà từ trước tới nay chúng ta đều bắt gặp
nó mỗi ngày.
Con người khơng thể sống mà tách mình ra khỏi vạn vật thiên nhiên. Thiên nhiên
luôn hiện hữu trong đời sống con người. Có thể nói, con người và thiên nhiên có mối quan
hệ khơng thể tách rời, bổ trợ cho nhau, bởi lẽ chúng ta không thể nào duy trì và tồn tại nếu
thiếu đi chúng. Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, thoải mái và thư giãn tinh thần sau
những ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, nhờ có chúng con người mới có thêm

những cảm thụ, triết lí sống đẹp. Sau những bộn bề của cuộc sống, gác lại những âu lo
được hịa mình vào thiên nhiên tươi xanh thì cịn gì bằng. Nó sẽ giúp tinh thần ta được
bình yên, sức khỏe được phục hồi và sẵn sàng khởi động cho tuần làm việc mới. Ngoài ra
sống cùng thiên nhiên cũng là một liệu pháp chữa bệnh rất hữu hiệu.
Từ ký ức ngàn xưa, con người và thiên nhiên đã có những mối liên kết hết sức đặc
biệt. Song song với thế giới loài người, có một thế giới rất sống động của cây cối đang tồn
tại, và chỉ những ai thực sự dùng trái tim để cảm nhận mới có thể chạm vào thế giới ấy.
Bắt đầu khi gốc rễ sâu trong lòng đất, đến thân, ngọn và trở lại hạt giống, cây cối như một
triết gia ẩn thân, chứa đầy điều kỳ diệu, những bài học mà con người qua bao thế hệ chưa
chắc đã hiểu hết được.
Tình yêu thiên nhiên là sống hịa hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước
vẻ đẹp của tự nhiên mà nó vốn có. Tình u thiên nhiên khơng chỉ là “cảm xúc” cá nhân
đơn thuần, mà nó cịn biểu hiện ra ở rất nhiều khía cạnh cuộc sống như là: đem nó vào
hiện hữu vô cuộc sống đời thường; yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; ước vọng sống
hịa hợp; là văn hóa bảo vệ mơi trường sống, hay thậm chí là đem nó vào các hoạt động
“lễ hội” để nhằm tơn thờ, thể hiện tình u nồng nàn với nó. Đặc biệt nếp sống giản dị,
hịa mình vào thiên nhiên, có tình u nồng nàn với chúng, đã trở thành nếp sống đẹp mà
người Nhật được các quốc gia phải nể phục, mà đề tài hôm nay chúng ta sẽ phân tích về
điều đó.
16


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình yêu thiên nhiên của người Nhật
1.3.1. Đa dạng địa hình, có nhiều rừng núi
Ở mỗi quốc gia trên thế giới đều nằm ở một vị trí địa lý khác nhau, tùy vào vị trí đó
nằm ở đâu và tiếp giáp những điều kiện như thế nào, sẽ mang một vẻ đặc trưng khác nhau
mà không thể nào lẫn được. Không giống như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản là một quốc
đảo riêng biệt thuộc vùng Đông Á, bốn bề xung quanh đều giáp biển. Nhìn theo lược đồ
Nhật Bản dưới đây, thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được bao qt tồn cảnh vị trí
địa lý, đặc điểm địa hình của đất nước Nhật Bản.


Hình 1.2. Bản đồ địa hình Nhật Bản [9]
Nhật Bản là đất nước có nhiều rừng núi, chiếm khoảng 67% diện tích, các cánh đồng
được canh tác chiếm khoảng 13%. Giữa các núi là những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và
cụm cao nguyên. Có lẽ được thiên nhiên ưu ái như vậy, nên cuộc sống người dân nơi đây
hầu như đều gắn bó với thiên nhiên, đều được tiếp xúc với thiên nhiên mỗi ngày. Tại đây
có rất nhiều khu cánh rừng nổi tiếng như rừng tre, rừng lá đỏ hay những dãy núi cao trù
phú như dãy Alps Nhật Bản2.

Alps Nhật Bản là tên gọi chung cho ba dãy núi ở vùng Chubu trên đảo Honshu của Nhật Bản. Ba dãy núi đó là: Hida, Kiso
và Akaishi.
2

17


Mặc dù xung quanh bốn bề là biển nhưng Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài
nguyên khoáng sản và đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt trong sinh hoạt hàng ngày. Chính
vì vậy, tình u thiên nhiên của họ cũng bắt nguồn từ những yếu tố trên. Khi được sống ở
một quốc gia có nhiều rừng núi, xung quanh tiếp giáp biển như vậy thì hiển nhiên họ sẽ
xem là một phần tất yếu cuộc sống, rồi dần dần sẽ hình thành thứ tình u vơ hình trong
tiềm thức của họ. Bên cạnh đó, lại thiếu thốn về nguồn nước ngọt sinh hoạt, khoáng sản,
lại càng thúc đẩy họ trân quý những giá trị từ cuộc sống hơn. Vì vậy, đây là yếu tố đầu
tiên để hình thành nên tình yêu mãnh liệt đối với thiên nhiên của người dân Nhật Bản.
1.3.2. Tính mùa của khí hậu
Nhật Bản là một trong hiếm quốc gia trên thế giới có đầy đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu
đông. Cả bốn mùa ở Nhật Bản đều có nét đặc trưng riêng, mỗi mùa mang một vẻ đẹp khó
lẫn. Mùa xuân ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng 3 tới tháng 5, đây là thời điểm tiết trời dễ chịu,
các loài hoa đua nhau khoe sắc và đây cũng là lúc hoa anh đào bắt đầu nở rộ. Mùa hạ ở
Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8, đây là quãng thời gian xuất hiện nắng

nóng, mưa nhiều nhưng lại rất phù hợp cho các hoạt động dưới biển, leo núi. Đến mùa thu
khí hậu khá mát mẻ, dễ chịu nhưng thường hay có những trận mưa bão, nhất là ở phía
Đơng Nhật Bản. Nhưng khi mưa bão qua đi thì phong cảnh mùa này trở nên tuyệt đẹp với
những cung đường, khu rừng ngập tràn lá đỏ. Và cuối cùng sau quãng thời gian trên, Nhật
Bản chính thức bước vào mùa đông, nhiệt độ giảm nên tiết trời khá lạnh. Vào khoảng thời
gian này, tuyết bắt đầu rơi nhiều, cũng là lúc dành chỗ cho các hoạt động vui chơi cùng
với tuyết như: nặn tuyết, trượt tuyết, hay ngắm cảnh mùa đơng trơ trụi.
Chính vì mỗi mùa mang một đặc điểm riêng biệt, kèm theo sự đa dạng mà thiên nhiên
mang lại từ bốn mùa, nên việc người dân nơi đây được đắm chìm, dành tình yêu mãnh liệt
cho nó lại thể hiện rõ nét hơn. Họ rung động trước vẻ đẹp của bốn mùa, yêu những hàng
cây, loài hoa tượng trưng mà chỉ xuất hiện ở mỗi mùa đó, nên đây cũng chính là lý do họ
ln dành tình cảm đặc biệt của mình trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, họ còn khéo

18


léo mượn sự đa dạng của các mùa trong năm, để tổ chức các hoạt động tơn thờ nên tình
u thiên nhiên, cũng như sống chậm lại để chiêm nghiệm quãng thời gian giao mùa.
1.3.3. Tài nguyên động thực vật phong phú
Ở mỗi quốc gia, sẽ có hệ thống động vật cùng với điều kiện môi trường phù hợp cho
sự phát triển cũng như sự sinh sống nảy nở, tùy theo từng loài động vật mà sẽ xuất hiện
những loài động vật đặc hữu. Tuy tài ngun khống sản khơng nhiều nhưng bù lại tài
nguyên động thực vật ở trên đảo Nhật Bản lại vô cùng phong phú, đa dạng, do nơi đây
trải dài 25 vĩ độ đi kèm với diện tích lớn nên quốc gia này có nhiều loại thực vật và động
vật sinh sống. Bên cạnh đó, vào thời cổ xưa Nhật Bản được nối với châu Á, nên nhờ thế
đã có các lồi thú di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua.
Tại Nhật Bản có các động vật đặc biệt tiêu biểu như là: gấu đen châu Á, gấu nâu,
sống ở vùng núi đảo Honshu. Các lồi ăn thịt nhỏ bao gồm: cáo, lửng chó và chồn vàng
Nhật Bản. Các lồi động vật có vú gồm có: hươu sao, tỳ linh Nhật Bản… Trong số những
động vật đó thì tỳ linh Nhật Bản là một lồi động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống

linh dương – loài động vật được xem như biểu tượng quốc gia của Nhật Bản. Khơng những
vậy, vì xung quanh đảo tiếp giáp với biển nên nơi đây rất dồi dào về nguồn hải sản, đặc
biệt là nơi đây các nhiều lồi cá có giá trị như cá hồi, cá ngừ… Qua đó, có thể thấy rằng
nguồn tài nguyên về động vật ở đây, vô cùng đa dạng và phong phú kể cả trên cạn hay
dưới nước.

Hình 1.3. Khỉ Nhật Bản [10]

Hình 1.4. Tỳ linh Nhật Bản [11]
19


Bên cạnh đó, phần lớn diện tích Nhật Bản lại là núi và rừng, được coi là một trong
những quốc gia có nhiều cây cối nhất trên thế giới. Trong khu vực cận nhiệt đới, ở một số
nơi trên đảo Nhật Bản có thể tìm thấy những lùm tre rộng lớn và bạch quả. Nhờ khí hậu
ấm áp, diện tích rộng lớn, nhiều cánh rừng và các loại cây làm thức ăn cho các động vật
khác, nên quốc gia này cũng thường là nơi tập trung nhiều loài chim đến sinh sống như
là: trĩ, cú, quạ xanh, sáo, sẻ ngô ở các cánh rừng.

Hình 1.5. Rừng tre Sagano – rừng tre nổi tiếng ở Nhật Bản [12]
Ngoài cảnh quan thiên nhiên như vậy, để bảo vệ vẻ đẹp thì Nhật Bản đã cho xây
dựng rất nhiều các công viên quốc gia. Các công viên quốc gia được quản trị trực tiếp bởi
Cơ quan Mơi trường thuộc Văn phịng Thủ tướng. Đến với các khu vườn quốc gia này bất
kỳ ai cũng sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh sắc tuyệt vời của thiên nhiên nơi đây, bầu
khơng khí trong lành, mát mẻ, cảnh vật mn sắc. Có thể kể đến một vài vườn quốc gia
nổi tiếng như: Vườn quốc gia Nikko (vùng Kanto), Vườn quốc gia Akan Mashu (vùng
Hokkaido), Vườn quốc gia Amami Gunto (vùng Kyushu)…

20



×