Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận hình sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 12 trang )

MỤC LỤC


2

A. LỜI MỞ ĐẦU
Trên thực tế, khơng phải khơng có những trường hợp một người dù đã có
ý định phạm tội, đã có hành vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện tội phạm
nhưng vẫn tự nguyện nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Lí do người đó chọn
cách xử sự trên thay vì tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng là bởi chế định tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cho phép người có hành vi nguy hiểm cho xã
hội đó được hưởng khoan hồng và khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chính vì vậy, trong bài tiểu luận học kì, em đã lựa chọn đề tài: “Trường
hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” để có thể tìm hiểu sâu hơn các
dấu hiệu, trách nhiệm hình sự cùng các vấn đề còn gây tranh cãi xoay quanh chế
định này.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật
hình sự (BLHS) năm 1985, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ
được quy định trong một số văn bản pháp lý đơn hành. Chẳng hạn, Điều 20
Pháp lệnh chừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 quy định
trường hợp giảm nhẹ hay miễn hình phạt: “Có âm mưu phạm tội, nhưng đã tự
nguyện không thực hiện tội phạm...”.
Phải đến BLHS năm 1985, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
mới được ghi nhận chính thức tại Điều 16 của Bộ luật này. Trong quá trình áp
dụng, điều luật này đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng
dẫn bổ sung để áp dụng thống nhất một số quy định của BLHS trong Nghị quyết
số 02 ngày 05/01/1986 hướng dẫn về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
của người thực hành tội phạm và Nghị quyết số 01 ngày 19/04/1989 hướng dẫn


về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong những trường hợp có đồng


3

phạm. Đến nay, BLHS năm 2015, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được quy định tại Điều 16 BLHS và về cơ bản nó khơng có gì thay đổi so với
BLHS năm 1985 và năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Đoạn 1 Điều 16 BLHS 2015 quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, tuy khơng có gì ngăn
cản”.
2. Các dấu hiệu của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
2.1. Sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trước khi hành vi được coi là tội
phạm hoàn thành
Sự chấm dứt việc phạm tội phải xảy ra trong quá trình một người đã có hành
vi chuẩn bị hoặc bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện
được tội phạm đến cùng, nghĩa là hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn
được hết các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể mà người đó định phạm.
Khi một người đã có hành vi tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương tiện
hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm hoặc khi một
người đã bắt tay vào việc thực hiện ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện được
hết những hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm và tội
phạm chưa hoàn thành mà người đó tự nguyên chấm dứt việc phạm tội thì sự
chấm dứt đó được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Song một vấn đề đặt ra là, khi một người đã thực hiện được tất cả những
hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm thì cịn có thể có sự
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?
Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần phân biệt hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, khi một người đã thực hiện được tất cả những
hành vi mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm, để gây ra hậu quả

tội phạm, nhưng hậu quả tội phạm chưa xảy ra, tội phạm chưa hoàn thành do
những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người đó thì sau đó, mặc dù


4

người ấy lại nhận thức được là vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm, gây ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội nhưng đã tự ý không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa
thì cũng khơng được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì trước khi
người đó chấm dứt việc phạm tội, hành vi mà người đó thực hiện đã ở giai đoạn
phạm tội chưa đạt hồn thành. Ví dụ: A định giết B bằng cách đặt mìn trước cửa
nhà B đã đặt mìn hẹn giờ nhưng sau khi thời gian kích hoạt mìn phát nổ đã kết
thúc mới phát hiện ra mìn bị hỏng nên khơng thể phát nổ. Sau đó mặc dù cịn
mìn dự phịng chưa kích hoạt ở trong túi nhưng A đã tự mình từ bỏ ý định,
khơng tiếp tục đặt quả mìn khác để thực hiện hành vi giết B nữa. Trong trường
hợp này, tuy hậu quả tội phạm chưa xảy ra, nhưng tội phạm chưa hoàn thành
được là do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người thực hiện
hành vi nên không thể coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
- Trường hợp thứ hai, khi một người đã thực hiện được hết những hành vi
mà người đó cho là cần thiết để thực hiện tội phạm, để gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nhưng giữa hành vi mà người đó thực hiện với hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra cịn có một khoảng thời gian nhất định.
Trong khoảng thời gian này người đó lại có hành động tích cực để ngăn chặn
hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hậu quả đó đã được ngăn ngừa, tội
phạm đã khơng hồn thành được, thì cần phải coi người đó là tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội, vì hành vi mà người đó thực hiện thỏa mãn điều kiện
của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều kiện đó là: Trước khi chấm
dứt việc phạm tội hành vi mà người đó thực hiện chưa thỏa mãn được tất cả các
dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể và sự chấm dứt việc phạm tội khiến
cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng là do người đó tự nguyện quyết

định tuy khơng có gì ngăn cản. Ví dụ: A định giết B bằng cách đặt mìn trước
cửa nhà B đã đặt mìn hẹn giờ nhưng khi thời gian kích hoạt mìn phát nổ chưa
kết thúc, A lo sợ nhỡ đang đặt mìn trước cửa nhà B có người đi qua vơ tình nhìn
thấy nên đã cho dừng đồng hồ hẹn phát nổ trên mìn, khơng tiếp tục thực hiện
hành vi đặt mìn giết B nữa.


5

2.2. Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm là phải tự nguyện và
dứt khoát
Hành vi chấm dứt việc phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát, nghĩa là
phải do chính người thực hiện hành vi tự quyết định chấm dứt việc phạm tội
mặc dù khơng có gì ngăn cản việc người đó tiếp tục phạm tội và sự chấm dứt đó
phải là việc từ bỏ hẳn ý định thực hiện tội phạm.
Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là tự nguyện, nghĩa
là việc chấm dứt hành vi phạm tội hoàn toàn theo ý chí của người phạm tội. Lý
do, động cơ dẫn đến việc người thực hiện hành vi quyết định dừng lại khơng tiếp
tục thực hiện tội phạm nữa có thể rất khác nhau, có thể do người thân khuyên
bảo, đồng bọn can ngăn, hối hận, thương người bị hại, sợ bị bắt, bị trừng trị... Về
vấn đề này, Nghị quyết số 02-HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
của BLHS đã nêu rõ: “Trong thực tế, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội có thể do nhiều nguyên nhân như: hối hận, lo sợ, sợ bị trừng trị, không muốn
thực hiện tội phạm đối với người quen biết v.v… Do đó, chúng ta khơng nên địi
hỏi người có hành vi nguy hiểm phải tỉnh ngộ, hối hận mà chỉ cần họ đã thực
hiện sự tự nguyện và dứt khốt khơng thực hiện tội phạm nữa thì được coi là đã
tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”.
Việc chấm dứt không tiếp tục thực hiện tội phạm phải là dứt khoát, nghĩa
là phải là sự từ bỏ hẳn ý định phạm tội của người thực hiện hành vi chứ không

phải là sự tạm thời dừng lại để người đó tính tốn, tìm cơ hội khác thuận lợi hơn
thực hiện tội phạm sau này.
3. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội
Đoạn 2 Điều 16 BLHS 2015 quy định: “Người tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi


6

thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Với quy định trên, quy định về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là
một trong những biện pháp góp phần ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm cho
xã hội. Nó cho phép một người có ý định phạm tội, đã chuẩn bị hoặc bắt tay vào
việc thực hiện tội phạm, vẫn có khả năng lựa chọn cách xử sự của mình: Một là
tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng thì có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự;
hai là tự mình chấm dứt việc phạm tội thì sẽ được hưởng lượng khoan hồng,
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp một người có
hành vi nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn cách xử sự thứ hai và điều đó rõ ràng
đã góp phận hạn chế bớt những thiệt hại nguy hiểm có thể xảy ra cho xã hội.
Theo quy định tại Điều 16 BLHS, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Ví dụ: Người tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người thì được miễn trách nhiệm hình sự
về tội giết người.
Nếu hành vi của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã thực
hiện thỏa mãn các dấu hiệu của một tội phạm khác, thì người đó phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này. Ví dụ: Một người có ý định giết người đã dùng dao
chém gây thương tích người khác, sau đó tự ý nửa chừng chấm dứt việc giết
người thì người đó được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng tùy

tỷ lệ thương tật gây ra, người đó có thể phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây
thương tích theo quy định tại Điều 134 BLHS 2015.
Nếu một người mua một khẩu súng quân dụng để chuẩn bị đi cướp tài
sản, sau đó lại tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì được miễn trách
nhiệm hình sự về tội cướp tài sản nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội
mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 304 BLHS.
4. Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm


7

Đồng phạm là trường hợp phạm tội phức tạp có nhiều chủ thể tham gia và
giữ các vị trí khác nhau trong một vụ phạm tội. Khi xác định trách nhiệm hình
sự cho họ cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đó là các nguyên tắc
tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm,
nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm và
nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của người đồng phạm. Do đó, việc
xác định điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong trường hợp này
có nhiều điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Trong vụ án có đồng phạm, khi có sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội của một người hay một số người thì việc miễn trách nhiệm hình sự chỉ được
áp dụng đối với bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đối với người thực hành, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được xác định giống như trường hợp phạm tội riêng lẻ, nghĩa là chỉ cần họ tự
nguyện và dứt khoát từ bỏ việc phạm tội trước khi tội phạm hoàn thành. Người
thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì chỉ riêng họ được miễn
trách nhiệm hình sự, cịn những người đồng phạm khác vẫn có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt tùy
thuộc vào thời điểm người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục, người tổ

chức, người giúp sức có đặc điểm khác với việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội của người thực hành tội phạm. Nếu người thực hành tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội, nghĩa là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng,
mặc dù khơng có gì ngăn cản, thì tội phạm khơng thể hồn thành, hậu quả của
tội phạm không xảy ra. Trong các vụ án đồng phạm, nếu người xúi giục hoặc
người tổ chức hay người giúp sức tuy tuyên bố từ bỏ ý định phạm tội, nhưng
không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn kẻ thực hành thực hiện
tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện, hậu quả của tội phạm vẫn có
thể xảy ra. Do đó, nếu sau những việc mà họ đã làm (tổ chức, xúi giục hoặc giúp
sức) họ khơng làm gì nữa thì mặc dù tuyên bố từ bỏ việc tham gia thực hiện tội


8

phạm, họ cũng không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Để
được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, sau những việc mà họ đã
thực hiện, người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức phải có những hành
động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm khiến tội phạm khơng
hồn thành được.
Xét về mặt thời gian, khơng những trước khi người thực hành bắt tay vào
việc thực hiện tội phạm mà cả sau khi người đó bắt tay vào việc thực hiện tội
phạm nếu người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức lại có những hành
động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm, tội phạm do được ngăn
chặn, đã khơng hồn thành được thì đều được coi là tự ý nửa chừng chầm dứt
việc phạm tội vì những trường hợp trên đều thỏa mãn điều kiện của tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại điều 16 BLHS 2015.
Về vấn đề này, Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn như sau:
“Để được miễn trách nhiệm hình sự..., người xúi giục, người tổ chức phải
thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm

hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn
nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc
người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Để được miễn trách nhiệm hình sự..., người giúp sức phải chấm dứt việc
tạo những điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm (như không
cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội; không chỉ điểm, dẫn đường cho kẻ
thực hành…). Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người
đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có
những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người xúi giục, người tổ
chức để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách nhiệm...
trong trường hợp họ ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội


9

phạm không xảy ra. Nhưng nếu những việc họ đã làm không ngăn chặn được
việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự. Họ chỉ có thể được miễn trách nhiệm hình sự (theo
quy định tại Điều 29 BLHS 2015), nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác
mà họ đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và
điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.
Thực tiễn xét xử cho thấy trong một số vụ án nhiều người thực hành tội
phạm đã có người tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, có người khơng từ bỏ ý
định phạm tội. Trong trường hợp này, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự... nếu họ đã khơng làm gì hoặc những
việc mà họ đã làm trước khi từ bỏ ý định phạm tội khơng giúp gì cho những
người đồng phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm. Thí dụ: Ba người
rủ nhau đến ga xe lửa để trộm cắp, nhưng khơng bàn bạc gì cụ thể cả; trên
đường đi một người đã bỏ về vì khơng muốn phạm tội nữa; hai người còn lại

vẫn tiếp tục đến ga xe lửa và lợi dụng sự sơ hở của một số hành khách đã trộm
cắp được một số hành lý. Còn nếu những việc mà họ đã làm được những người
đồng phạm khác sử dụng để thực hiện tội phạm, thì họ cũng phải có những hành
động tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm đó, thì họ mới có thể được
miễn trách nhiệm hình sự... Nhưng nếu họ không ngăn chặn được những người
đồng phạm khác thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có
thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự... Thí dụ: mấy người bàn bạc với nhau về
việc trộm cắp ở một địa điểm nào đó; một người trong bọn họ đã vẽ sơ đồ, chỉ
dẫn cho đồng bọn cách đột nhập một cách an toàn vào nơi để tài sản, sau đó
người này từ bỏ ý định phạm tội và cũng chỉ khuyên đồng bọn không nên phạm
tội nữa; nhưng đồng bọn của người này vẫn sử dụng sơ đồ và sự chỉ dẫn của
người này để thực hiện tội phạm thì người này vẫn có thể phải chịu trách nhiệm
hình sự”.


1
0

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ CỦA SỰ TỰ Ý NỬA CHỪNG
CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
Có quan điểm cho rằng: “Việc chấm dứt không thực hiện tiếp tội phạm
phải xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn chưa đạt
chưa hồn thành”1.
Có thể thấy, lập luận trên khơng phù hợp vì thuật ngữ giai đoạn chuẩn bị
phạm tội hay giai đoạn chưa chưa hoàn thành là một thuật ngữ của khoa học luật
hình sự dùng để chỉ các giai đoạn phạm tội với nội dung là hành vi phạm tội đã
bị chấm dứt do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người thực
hiện hành vi khi người đó mới có hành vi tìm kiếm, sửa soạn cơng cụ, phương
tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm hoặc đã
bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến. Cịn khi

nói đến hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là muốn nói đến nội
dung hành vi của một người không thực hiện tội phạm đến cùng tuy khơng có gì
ngăn cản, nghĩa là sự chấm dứt việc phạm tội không phải do những nguyên nhân
khách quan mà là do bản thân người thực hiện hành vi tự quyết định.
Do vậy, về mặt logic, không thể lấy một phạm trù với nội dung là sự chấm
dứt tội phạm do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người thực hiện
hành vi (giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành) để làm điều kiện xác định một phạm trù với nội dung là sự chấm dứt việc
theo ý chí của người thực hiện hành vi (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội).
Bởi vậy, đúng ra phải nên lập luận là điều kiện của sự tự ý chấm dứt việc phạm
tội phải xảy ra trong q trình một người có hành vi chuẩn bị phạm tội (hành vi
chuẩn bị chứ không phải là giai đoạn) hoặc đã bắt tay vào việc thực hiện ý định
phạm tội nhưng trước khi hành vi của người đó thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của
một cấu thành tội phạm cụ thể, chứ không nên đưa phạm trù giai đoạn chuẩn bị
phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành làm điều kiện để xác
định tự ý nửa chừng châm dứt việc phạm tội, để cho rằng sự tự ý nửa chừng
1 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Tập 1 (In lần thứ 20 có sửa đổi Chương I, XII, XIII, XV, XIX). Trường
Đại học Luật Hà Nội 2014, trang 171. NXB Công an Nhân dân.


1
1

chấm dứt việc phạm tội, để cho rằng sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa
hồn thành.
C. LỜI KẾT
Nói tóm lại, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội một mặt thể
hiện tính nhân đạo của luật hình sự, mặt khác cũng là một trong những biện
pháp góp phần ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, khi xem

xét một vụ án có vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, chúng ta cần
đánh giá tổng thể, căn cứ vào những điều kiện về tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội để xét người thực hiện có phải là tự ý thật sự hay khơng. Đối với vụ án
có đồng phạm, những người khơng phải là người thực hành thì ngồi những điều
kiện chung, bản thân họ cịn phải thỏa mãn hai điều kiện riêng đó là họ phải
chấm dứt việc phạm tội trước và trong khi người thực hành thực hiện tội phạm
và họ phải có những hành động tích cực làm mất tác dụng của những hành vi
trước đó của mình để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm thì họ mới được xem
xét và cơng nhận là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
bài tập lớn học kỳ của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự góp ý của thầy và cơ để em có thể hoàn thiện chủ đề này một cách tốt nhất.


1
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự 2015. NXB Chính trị Quốc gia - 2016.
2. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung). Trường Đại học Kiểm

sát Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia – 2014.
3. Phạm Mạnh Hùng: “Về chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”,
Tạp chí Tồ án nhân dân, số 8 năm 1995.
4. Nguyễn Toán Cường: “Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
trong vụ án có đồng phạm”. VKSND TP Bắc Ninh.




×