Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận hình sự tội cướp tài sản cưỡng đoạt tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.92 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của lịch sử - xã hội luôn tạo ra không gian phát triển cho các
khía cạnh kinh tế - tài chính của cá nhân, tổ chức. Từ đó, sự phân hóa về vấn đề
giàu – nghèo hiển nhiên trở thành một tồn tại lớn trong đời sống hiện nay.
Không thể phủ nhận nền tảng kinh thế đã củng cố rất nhiều ưu thế cho mỗi cá
nhân nói riêng, làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rất tốt. Và
vốn dĩ, khơng chỉ dừng lại ở những mặt tích cực như vậy, xã hội hiện tại đang
phát sinh khơng ít những bất cập gây thiệt hại nghiêm trọng đến các quyền của
con người mà được pháp luật bảo vệ, xuất phát từ sự lệch lạc trong lối suy nghĩ,
nhân phẩm, đạo đức đi ngược với chuẩn mực xã hội.
Và điển hình nhất phải kể đến đó chính là các tội về xâm phạm quyền sở
hữu chẳng hạn như: Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản (Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), v.v.
Tồn tại quá nhiều sự việc khách quan như vậy dẫn đến quá trình xây dựng
và khai thác pháp luật về các tội phạm này đặt ra rất nhiều khía cạnh cần nghiên
cứu. Và để làm rõ hơn một tội danh được quy định trong BLHS 2015, đồng thời
phần nào hỗ trợ được công tác xét xử, định tội trong thực tiễn, bài tiểu luận này
sẽ tập trung giải quyết chủ đề: “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài
sản? Phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản.”


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
1. Khái niệm
Cướp tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong
BLHS 2015, là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực
TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm hại quyền sở hữu về tài sản của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Theo đó, “Tội cướp tài sản” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.


Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung
2017. Trước đó, hành vi cướp tài sản được quy định là tội cướp tài sản xã hội
chủ nghĩa tại Điều 129 và tội cướp tài sản của công dân quy định tại Điều 151
BLHS 1985, Điều 133 BLHS 1999 và cho tới hiện nay là điều 168 BLHS 2015.
So với các luật cũ thì BLHS 2015 đã có nhiều sửa đổi bổ sung, nhất là đối với
các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, được quy định cụ thể hơn và dễ áp
dụng hơn. Đặc biệt là đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội danh này.
2. Dấu hiệu pháp lý
2.1. Khách thể của tội phạm1
Có 3 loại khách thể của tội phạm2: Khách thể chung3; Khách thể loại4 và
Khách thể trực tiếp5.
Theo đó, khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân và quyền được tơn trọng và
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người.

1 Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại
đến.
2 TS. Mai Đăc Biên (Chủ biên) (2020), Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,
Nà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.84-89.
3 Khách thể chung của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Điều
8 BLHS 2015 quy định khái quát khách thể chung của tội phạm.
4 Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ
khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm nhất định.
5 Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể, thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm,
được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm cụ thể trực tiếp câm hại đến.


Đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản được thể hiện ở khách thể của tội
phạm.Vì vốn dĩ, đây là tội cùng một lúc xâm phạm hai khách thể: quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân. Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân,

thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan
hệ tài sản, tức là đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu không có sự
xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội không thể xâm phạm đến
quan hệ tài sản được. Đây cũng chính là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tội cướp
tài sản với các tội xâm phạm sở hữu khác, hoặc với các tội mà người phạm tội
có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không
nhằm chiếm đoạt tài sản.
1.2. Mặt khách quan của tội phạm6
Mặt khách quan của tội cướp tài sản thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm
vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi có tính chất chiếm đoạt tài sản là các hành vi chuyển dịch bất hợp
pháp tài sản đang do một chủ thể quản lý thành tài sản của mình. Hành vi chiếm
đoạt tài sản làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu, đồng thời
tạo khả năng cho người phạm tội có thể thực hiện được việc chiếm giữ, sử dụng,
định đoạt trái pháp luật tài sản đó.
Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng sức mạnh vật
chất gây thiệt hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của người khác nhằm chiếm đoạt
tài sản.
Ví dụ: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém, v.v.
Người phạm tội có thể sử dụng cơng cụ, phương tiện hoặc khơng có cơng
cụ phương tiện tác động vào thân thể của người khác. Đối tượng tác động có thể
là chủ tài sản hoặc bất kỳ người nào mà người phạm tội cho rằng có thể ngăn
cản việc chiếm đoạt tài sản của mình.
Hành vi dùng vũ lực tấn cơng nạn nhân ở tội cướp tài sản có thể gây
thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây chết người.
6 Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội, v.v



Hành vi đe đọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành
vi đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sức mạnh vật chất với ý thức làm cho người
bị đe dọa có căn cứ để lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện ngay nếu
không để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào vào bụng đe dọa người bị hại giao nộp tài
sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn.
Đe doạ dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực.Nếu người phạm tội vừa đe doạ,
vừa dùng vũ lực, mặc dù vũ lực không mạnh mẽ bằng vũ lực mà người phạm tội
đe doạ người bị hại, thì vẫn bị coi là đã dùng vũ lực.
Vậy thế nào là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc? Ngay tức khắc có nghĩa
là ngay lập tức, ngay tại thời điểm đó, khơng chần chừ, khả năng xảy ra là tất
yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Điều này khơng
phụ thuộc vào lời nói hay hành động của người phạm tội mà nó tiềm ẩn ngay
trong hành vi của người phạm tội. Bên cạnh đó, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc cũng có thể hiểu là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho
người phạm tội lấy được tài sản thì vũ lực sẽ xảy ra.
Để xác định trường hợp người phạm tội đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hay khơng, ngồi lời khai của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cịn
phải căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án như: khơng gian, thời gian, hồn
cảnh lúc xảy ra sự việc, công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng, v.v.
Hành vi khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khác ngoài hành vi dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc có khả năng làm cho người khác lâm vào
tình trạng tê liệt sức phản kháng. Ví dụ: dùng thuốc độc, thuốc mê làm người
khác mê mạn bất tỉnh để chiếm đoạt tài sản…
Có ý kiến cho rằng, tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức,
khơng cần có hậu quả xảy ra, là tội phạm đã hoàn thành. Quan niệm này chỉ
đúng đối với trường hợp tội cướp tài sản được thực hiện bằng hành vi dùng vũ
lực hoặc bằng hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, nhưng đối với trường
hợp bằng hành vi khác thì tội cướp tài sản khơng hẳn là tội phạm có cấu thành



hình thức. Bởi vì đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành tội phạm. Mà hậu quả ở đây chỉ là dấu hiệu định khung hình
phạt hoặc là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Do khách thể của tội
cướp là hai quan hệ xã hội (quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) nên tội cướp
tài sản được gọi là tội ghép dẫn đến hậu quả của tội cướp tài sản có thể là thiệt
hại về tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm.
Hơn nữa, nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các
trường hợp sau:
Một là, người phạm tội giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm
tội bị truy cứu TNHS về hai tội: Tọi cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người
(Điều 123).
Hai là, nếu người phạm tội khơng có ý định giết người nhằm chiếm đoạt tài
sản mà chỉ có ý định chiếm đoạt tài sản, nhưng không may hậu quả chết người
xảy ra thì người phạm tội chỉ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản với tình tiết
làm chết người làm tình tiết định khung tăng nặng TNHS,
Ba là, nếu sau khi cướp tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà giết gnuowfi
để tẩu thốt thì bị truy cứu TNHS về cả hai tội danh.
Mặt khác, nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội
chỉ bị truy cứu TNHS về tội cướp TS với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở
lên.
1.3. Mặt chủ quan của tội phạm7
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Điều này có nghĩa là ý thức chiếm
đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
cơng lâm vào tình trạng khơng thể tự vệ được.


7 Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, biểu hiện ở dấu hiệu lỗi,
động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.


Mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác. Động cơ phạm tội
là vụ lợi. Nếu có hành vi tấn cơng vì động cơ và mục đích khác chứ khơng nhằm
chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và
người tấn cơng có hành vi lấy tài sản đó thì khơng quy vào tội cướp tài sản mà
truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tấn cơng theo các tội tương ứng,
riêng hành vi chiếm đoạt của người có hành vi tấn cơng có thể là tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản hoặc chiếm giữ trái phép tài sản tuỳ thuộc vào từng trường
hợp cụ thể. Thực tế cuộc sống cho thấy là các trường hợp người phạm tội khi tấn
cơng khơng có ý định chiếm đoạt tài sản mà vì động cơ, mục đích khác (trả thù),
khi đã thực hiện hành vi tấn công, người bị tấn cơng bỏ chạy để lại tài sản, người
có hành vi tấn cơng lấy tài sản đó thì lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
cướp tài sản.
Như vậy, một người được coi là phạm tội cướp tài sản khi người đó khơng
chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà cịn phải có cả mục đích chiếm đoạt tài
sản.
1.4. Chủ thể của tội phạm8
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
Người phạm tội cướp tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và khi thực
hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp
tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS 2015 là tội phạm rất nghiêm trọng và
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý và theo quy định tại
Điều 12 BLHS 2015 liệt kê đây là tội danh mà người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Hình phạt

3.1. Khung hình phạt tại khoản 1
“Người nào dùngvũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
8 Chủ thể của tội phạm là người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS coi là tội
phạm khi đã đạt những điều kiện nhất định do luật hình sự quy định.


Theo đó, đây là trường hợp phạm tội của loại tội phạm rất nghiêm trọng9.
3.2. Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội rơi vào các trường hợp tại khoản 2 điều 168 BLHS thì bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm. Đó là các trường hợp:
a) Có tổ chức10;
b) Có tính chất chun nghiệp11;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác12;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu hoặc người khơng có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm13.
3.3. Khung hình phạt tại khoản 3
Phạm tội theo khoản 3 điều 168 BLHS thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.


9 Căn cứ vào Điều 9 BLHS 2015 quy định về Phân loại tội phạm.
10 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.Tham
khảo Nghị quyết số 02-HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của HĐTP TANDTC hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02-HĐTP ngày
5/1/1986
11 Phạm tội “có tính chất chun nghiệp” là phạm tội từ 05 lần trở lên, không phân biệt đã truy cứu TNHS hay chưa bị truy
cứu TNHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chức được xóa án tích và người phạm tội lấy việc phạm tội làm nghê
sống, lấy kết quả phạm tội là nguồn sống chính,
12 Tham khảo Thơng tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công án, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các
tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999.
13 Khoản 2 Điều 53 quy định về Tái phạm nguy hiểm: Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.


Đây là các trường hợp tăng giá trị tài sản chiếm đoạt so với điểm đ khoản
2, tăng tỉ lệ thương tích so với điểm c khoản 1 và bổ sung thêm trường hợp lợi
dụng thiên tai, dịch bệnh để thực hiện việc cướp tài sản.
3.4. Khung hình phạt tại khoản 4
Phạm tội theo khoản 4 điều 168 thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở
lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Đây là các trường hợp nặng hơn so với điểm a và điểm b khoản 3. Bổ sung
thêm trường hợp làm chết người và lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng
khẩn cấp để cướp tài sản.
Như vậy, so với hình phạt cao nhất của tội cướp tài sản trong BLHS năm
1999 thì hình phạt đã được giảm từ tử hình xuống cao nhất là chung thân. Điều
nàythể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp và hướng tới một nền Luật pháp
giảm dần tính tử hình và đầy tinh thần nhân đạo.
3.5. Khung hình phạt tại khoản 5
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3.6. Khung hình phạt tại khoản 6
Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
II. Phân biệt “Tội cướp tài sản” (Điều 168 BLHS 2015) với “Tội cưỡng
đoạt tài sản” (Điều 170 BLHS 2015)
Tiêu chí

Tội cướp tài sản (Điều 168)

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)




sở

pháp lý

Điều 168 BLHS 2015


Điều 170 BLHS 2015

Biểu hiện đặc trưng của tội cướp
tài sản là hành vi dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay Biểu hiện đặc trưng của tội cưỡng
tức khắc hoặc có hành vi khác đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ
làm cho người bị tấn công lâm dùng vũ lực nhưng không ngay tức
vào tình trạng khơng thể chống khắc hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp
cự được.

tinh thần người bị hại, buộc họ phải

Ví dụ: M kề dao vào cổN yêu giao tài sản, nếu khơng giao thì họ
cầu N đưa toàn bộ tiền và các tài sẽ bị áp dụng những biện pháp như
sản có giá trị khác trên người N đã đe dọa.
cho M và đe dọa nếu không đưa Ví dụ: M đe dọa N là sẽ giết N nếu

Mặt

M sẽ giết N.

khách
quan của
tội phạm

trong vòng 1 tuần Nkhơng đưa cho

Theo đó, hành vi đe dọa dùng vũ M đủ 1 tỷ.
lực hoặc hành vi khác là ngay Theo đó, hành vi đe dọa dùng vũ lực
tức khắc, làm cho người bị đe hoặc hành vi khác là tại một thời

dọa thấy rằng nguy hiểm sẽ xảy điểm trong tương lai, khơng có nguy
ra ngay và họ khơng thể tránh có xảy ra ngay. Trong trường hợp
khỏi nếu không giao tài sản. này, người bị đe dọa vẫn có một
Người bị đe dọa khơng có điều khoảng thời gian để cân nhắc, suy
kiện để suy nghĩ, cân nhắc hay nghĩ, tìm biện pháp ngăn chặn. Vì
tìm biện pháp ngăn chặn đối với vậy, tội cưỡng đoạt tài sản khơng có
hành vi mà người phạm tội đang tính chất nguy hiểm bằng tội cướp
đe dọa, sức mãnh liệt của sự đe tài sản.
dọa làm cho ý chí chống cự của

Tình

người bị đe dọa tê liệt.
Nạn nhân bị tê liệt về mặt ý Hành vi “sẽ dùng vũ lực” không

trạng

về chí do hành vi của người phạm diễn ra “ngay tức khắc” nên khơng

mặt ý chí tội gây ra, rơi vào tình trạng làm cho nạn nhân bị tê liệt về mặt ý
của

nạn khơng thể chống cự được, họ chí mà nạn nhân vẫn có thể chống


cự được. Và nạn nhân vẫn còn khả
năng, điều kiện để suy nghĩ, cân
nhân

buộc phải thỏa mãn yêu cầu của nhắc, chọn lựa, quyết định hành

người phạm tội.

động trong một giới hạn nhất định.
Lưu ý: Việc đe dọa có thể đúng
hoặc không đúng sự thật.
+ Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi:

Chủ thể

Đủ 14 tuổi trở lên

Khoản 2,3,4 Điều 170 BLHS 2015
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên với tất cả các
khoản.

Có 04 mức khung hình phạt
khác nhau tương ứng với 04 Cũng có 04 mức khung hình phạt,
khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) tuy nhiên mức phạt ở các khung
Điều 168 Bộ luật Hình sự.

giữa tội cướp tài sản và tội cưỡng

- Khung 1: Phạt tù từ 03 năm đoạt tài sản có sự khác nhau.
đến 10 năm;
Khung
hình phạt

- Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05

- Khung 2: Phạt tù từ 07 năm năm;

đến 15 năm;

- Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10

- Khung 3: Phạt tù từ 12 năm năm;
đến 20 năm;

- Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15

- Khung 4: Phạt tù từ 18 năm năm;
đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20

Lưu ý: trường hợp chuẩn bị năm.
phạm tội thì hình phạt từ 1 năm
đến 5 năm.
Một lưu ý cần đặt ra ở đây là:
Mục 6 phần I, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định định tại chương
XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999, quy định về tình tiết “hành
hung để tẩu thoát” của tội trộm cắp tài sản như sau:


“6. Khi áp đụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" (điểm đ khoản 2 Điều
136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp
mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài
sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những
hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém,
bắn, xơ ngã... nhằm tẩu thốt.

6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm
đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà
người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn
công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì
trường hợp này khơng phải là "hành hung để tẩu thốt" mà đã có đầy đủ các
dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”
C. KẾT LUẬN
Thực tiễn với nhiều biến số khiến cho việc xác định các tội danh nói chung
và tội cướp tài sản nói riêng ln khơng dễ dàng như những gì đã phân tích đơn
thuần. Việc nghiên cứu các tình tiết trên thực tế và phân tích các quy định của
pháp luật luôn phải được đặt song song với nhau, hỗ trợ lần nhau nhằm vừa
hoàn thiện, bù đắp lỗ hổng pháp luật, vừa thực hiện được đúng chức năng lớn
nhất của pháp luật đó là bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, Nhà nước, giữ gìn trật tự trị an xã hội.
Việc xây dựng và áp dụng các quy định pháp luật về các tội phạm, cũng
như phân biệt các tội phạm với nhau phải luôn không ngừng được đặt ra giải
quyết nhằm tránh pháp luật lỗi thời so với thực tiễn, không tước bỏ oan ức bất kì
quyền lợi hợp pháp nào của bất kì ai. Điều này chưa bao giờ khơng phải là thách
thức cho các nhà làm luật, học luật và nghiên cứu pháp luật như chúng ta.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Mạnh Hùng – TS. Lại Viết Quang (Đồng chủ biên), Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) – Tập 1, Trường Đại học kiểm sát
Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


2. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
3. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
ngày 25/12/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định định tại chương XIV “Các
tội xâm phạm sở hữu” của BLHS 1999, quy định về tình tiết “hành hung để tẩu
thốt” của tội trộm cắp tài sản

4.

/>
toi-cuong-doat-tai-san-theo-blhs-2015
5.

/>
cuop-tai-san
6. />


×