Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 109 trang )

UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

HÀ THỊ LỢI

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC
CHO MỘT SỐ GIỐNG DƯA LƯỚI TRIỂN VỌNG
TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG
Ở PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Phú Thọ, năm 2021


UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

HÀ THỊ LỢI

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC
CHO MỘT SỐ GIỐNG DƯA LƯỚI TRIỂN VỌNG
TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG
Ở PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng


Mã số: 8620110
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Mai Thảo

Phú Thọ, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Hà Thị Lợi, là học viên cao học lớp Khoa học cây trồng khóa 4,
trường Đại học Hùng Vương.
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều
lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng
trong nhà màng ở Phú Thọ” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Thị Lợi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và
liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng
trong nhà màng ở Phú Thọ”, tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn, song, nhờ có sự
giúp đỡ của các thầy, cơ giáo, ban lãnh đạo các phịng, khoa của trường Đại học

Hùng Vương, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ, UBND xã Sông Lơ,
Thành phố Việt Trì, đặc biệt là cơ giáo hướng dẫn Hồng Mai Thảo, tơi đã hồn
thành được đề tài theo đúng kế hoạch đặt ra.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn - TS. Hoàng Mai Thảo - Cán bộ Khoa Nông, Lâm, Ngư, trường Đại học Hùng
Vương đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng
thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Nông, Lâm, Ngư của trường
Đại học Hùng Vương, Lãnh đạo và các công chức, viên chức Chi cục Trồng trọt &
BVTV Phú Thọ, UBND xã Sơng Lơ, Thành phố Việt Trì đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn em Nguyễn Đức Thiện - Cán bộ Công ty cổ phần
giống - vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam; các anh, em phòng Trồng trọt,
phòng Thanh tra, pháp chế - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ đã giúp
đỡ, cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và phối hợp theo dõi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Trong luận văn, chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,
tơi mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy, cơ và
bạn đọc để đề tài được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong
thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, tháng 4 năm 2021
Tác giả luận văn

Hà Thị Lợi


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮError! Bookmark
not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError!
defined.

Bookmark

not

1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......... Error! Bookmark not defined.
1.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM DƯA LƯỚI..................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Tình hình SẢN XUẤT DƯA LƯỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới .................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa lưới trong nước .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau quảError! Bookmark not defined.
1.3. Các nghiên CỨU VỀ GIỐNG DƯA LƯỚI .................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Giới thiệu về các giống dưa lưới .............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Các nghiên cứu về giống .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Các nghiên CỨU VỀ phân bón cho cây dưa LƯỚI .... Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Về phân bón vơ cơ ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Về phân bón hữu cơ ................................................. Error! Bookmark not defined.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!
defined.

Bookmark

not

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................... Error! Bookmark not defined.


iv

2.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................... Error! Bookmark not defined.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật thực hiện trong đề tài ........... Error! Bookmark not defined.
2.5. PHÂN TÍCH ĐẤT ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................ Error! Bookmark not defined.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . Error! Bookmark not defined.
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐẤT TẠI KHU THÍ NGHIỆMError!
defined.

Bookmark

not

3.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 4 GIỐNG DƯA
LƯỚI TRONG SẢN XUẤT NHÀ MÀNG TẠI PHÚ THỌError! Bookmark not

defined.
3.2.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lướiError! Bookmark not defined.
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG BÓN PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
SH1 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT GIỐNG TRIỂN
VỌNG ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giai đoạn gieo ươm cây giống ................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ sinh học sinh học SH1 đến tình
hình sâu bệnh hại trên dưa lưới .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học sinh học
SH1 đến năng suất của dưa lưới ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Ảnh hưởng của chủng loại và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học sinh học
SH1 đến chất lượng dưa lưới.................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................. Error! Bookmark not defined.
4.1. KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 58
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 1


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BVTV
FAO

Bảo vệ thực vật
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HQKT


Hiệu quả kinh tế

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thơn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TGST

Thời gian sinh trưởng

DT
HĐND
MH


Diện tích
Hội đồng nhân dân
Mơ hình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

UBND

Ủy ban nhân dân

NNCNC

Nơng nghiệp cơng nghệ cao


1

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dưa lưới (Cantaloupes.jpg) là một trong những loại rau ăn quả phổ
biến ở các nước nhiệt đới, có nguồn gốc từ Châu Phi và Ấn Độ. Dưa lưới là
loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm
với năng suất cao. Quả dưa lưới có hình ơval, da quả màu xanh, khi chín
thương phẩm ngả màu xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như
lưới nên cịn có tên gọi là dưa vân lưới. Trong thành phần quả dưa lưới có rất
nhiều chất dinh dưỡng: Tiền vitamin A (β-caroteen), vitamin C, các loại dinh
dưỡng khác như vitamin E và axit folic là những chất chống oxy hóa quan

trọng. Thịt quả dưa lưới thường màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ, khối
lượng quả trung bình từ 1,5 - 3,5 kg/quả. Dưa lưới có mùi thơm, vị ngọt.
Hiện nay, dưa lưới đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật
Bản, Hàn Quốc,… Ở Việt Nam dưa lưới mới được trồng một số năm gần đây
ở các khu có áp dụng cơng nghệ cao như TP. HCM, Bình Dương... Tuy nhiên,
việc chọn giống, kỹ thuật trồng để có năng suất, chất lượng cao vẫn cần được
quan tâm nghiên cứu.
Đối với tỉnh Phú Thọ, những năm gần đây sản xuất rau quả ứng dụng
công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mơ diện tích
và sản lượng; sản phẩm đa dạng hóa có chọn lọc theo hướng chất lượng cao,
ưu tiên phát triển các loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có thời gian bảo quản
dài và có thị trường tiêu thụ ổn định... Với phương châm tận dụng tối đa các
điều kiện thuận lợi về địa hình sinh thái, khí hậu của địa phương để sản xuất
các loại rau có năng suất và chất lượng cao, giá trị kinh tế và tính cạnh tranh
trên thị trường. Đồng thời ứng dụng các quy trình canh tác, khoa học và công
nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm trên đơn vị


2

diện tích canh tác, năm 2015, tỉnh Phú Thọ đã đưa vào sử dụng mốt số loại
rau quả có giá trị cao như: dưa lưới, dưa chuột nhật, cà chua chịu nhiệt,...
trồng trong nhà màng tại một số địa phương trong tỉnh (Hạ Hịa, Lâm Thao,
Tam Nơng...). Bước đầu đã cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất rau quả phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay, sản phẩm trồng trong nhà
màng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ tiêu thụ trên thị trường trong
tỉnh cũng như trong cả nước. Bên cạnh đó, thực tế sản xuất nông nghiệp hiện
nay cũng đang dần bị thu hẹp do việc phát triển cơ sở hạ tầng, đường giao
thông ... nên việc canh tác các loại rau có giá trị kinh tế cao góp phần quan
trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững nền nông nghiệp của
tỉnh.
Tuy nhiên, sản xuất rau quả trên địa bàn tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn:
Chưa có nghiên cứu cụ thể để xác định bộ giống dưa lưới phù hợp; chưa có
hướng dẫn về kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng cũng như việc lựa chọn
loại phân bón, xác định liều lượng phân bón phù hợp với sản xuất nhà màng
.... Xuất phát từ thực tiễn trên, để nghiên cứu, xác định được một số giống dưa
lưới phù hợp với đất đai thổ nhưỡng, điều kiện sinh thái tỉnh Phú thọ, đồng thời
khuyến cáo người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc, xác định liều lượng bón phân
hữu cơ sinh học phù hợp… cho cây dưa lưới chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh
học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở Phú Thọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định 1 - 2 giống dưa lưới triển vọng phù hợp trồng trong nhà
màng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


3

- Xác định liều lượng bón phân hữu cơ sinh học thích hợp cho một số
giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng cây dưa lưới trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa về tình
hình gieo trồng một số giống dưa lưới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong
sản xuất dưa lưới công nghệ cao: Xác định được một số giống dưa lưới triển
vọng trồng trong nhà màng; đánh giá lượng phân bón hữu cơ sinh học trong sản
xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác.

- Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về cây dưa
lưới trồng trong nhà màng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được một số giống dưa lưới triển vọng và lượng bón phân hữu
cơ phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau công nghệ cao ở Phú
Thọ nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập cho người sản xuất.


4

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM DƯA LƯỚI
Dưa lưới có tên khoa học là Cantaloupes.jpg, thuộc họ Cucurbitaceae
(Cây bí), chi Cucumis, lồi Melo. Dưa lưới thuộc họ cây bí, có lớp vỏ cứng
màu lục với những đường gân trắng đan nhau như lớp lưới. Dưa lưới có
nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy
Lạp, La Mã. Hiện nay cây dưa được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán
tươi và được xem là loại thực phẩm cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Giống
cây này rất thích hợp để sinh trưởng trong điều kiện nhiệt đới, thời tiết nắng
nóng như ở Việt Nam. Dưa lưới còn được nhiều người tiêu dùng Việt Nam
gọi là dưa lưới xanh (dưa có vỏ màu xanh, cả khi chín vỏ cũng màu xanh) để
phân biệt với một loại dưa lưới khác có xuất xứ từ Mỹ là dưa lưới vàng (khi
chín vỏ màu vàng). Vỏ dưa có nhiều gân sáng đan vào nhau giống như lưới.
Gân lưới này càng rõ quả càng ngọt. Tùy một số điều kiện khách quan mà vân
lưới thưa, mau khác nhau.
Dưa lưới có hình oval ngắn (oval trịn), hương vị rất đặc trưng nên ở
Việt Nam và trên thế giới hiện nay, nó được xếp vào loại quả giải khát đặc
biệt ngon. Dưa lưới ngon là phải cầm nặng tay, còn nguyên cuống, cuống
chắc dù đã để vài ngày. Sau khi thu hoạch dưa khơng nên ăn ngay vì các

giống dưa lưới cịn có thể chín sau khi cắt, nên để khoảng 2, 3 ngày, khi đó
dưa xuống nước, ăn ngọt hơn; nếu muốn dự trữ ăn dần, bảo quản ở nơi thống
mát, tránh nắng và gió trực tiếp có thể giữ được 7 - 10 ngày. Cách bảo quản
này hiệu quả hơn cả bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hiện nay, tại Việt Nam, dưa lưới được trồng trong nhà lưới và nhà màng
của một số nhà vườn ở Hòa Bình, Đà Lạt, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... Thời
gian từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch khoảng từ 70 đến 90 ngày.


5

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA LƯỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa lưới trên thế giới
Cũng như một số rau ăn quả thuộc họ bầu bí, dưa lưới có tầm quan
trọng về hiệu quả kinh tế. Ngày nay, dưa lưới được tiêu thụ rộng rãi và đang
nắm giữ một thị trường lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Năm 2017, năng suất dưa lưới trên thế giới xấp xỉ 36 tấn/ha, sản l;ượng đạt
gần 32 triệu tấn. Nước sản xuất chính là Trung Quốc (17,1 triệu tấn/năm, 485.460
ha), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ai Cập, Ấn Độ và Hoa Kỳ (từ 1 - 1,8 triệu
tấn/năm). Sản lượng thế giới tăng đều qua từng năm từ 16,2 triệu tấn lên 27,5 triệu
tấn và đạt mốc 29,9 triệu tấn tương ứng vào năm 1995, 2005 và 2015.
Diện tích canh tác cây dưa lưới tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á
(chiếm 72%). Năng suất trung bình của thế giới khoảng 26,17 tấn/ha. Năng
suất dưa lưới ở các nước Đông Nam Á khá thấp so với mức trung bình của thế
giới và nằm ở ngưỡng 14,48 tấn/ha.
Bảng: Diện tích, sản lượng và năng suất dưa lưới của một vài nước trên
thế giới năm 2017.
Khu vực/Quốc gia


Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Thế giới

1.220.996

26,17

31.948.349

Châu Á

878.910

27,51

24.179.520

Đơng Nam Á

8.205

14,48

118.850


Trung Quốc

485.460

35,9

17.082.608

Thổ Nhĩ Kỳ

81.720

22,19

1.813.422

Iran

78.965

20,15

1.591.414

Ai Cập

41.21

26,75


1.102.599

Ấn Độ

46.194

22,38

1.033.849

(Nguồn: tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, số 7)


6

1.2.2. Tình hình sản xuất dưa lưới trong nước
Trong những năm gần đây cây dưa lưới được đánh giá là loại cây có
giá trị kinh tế cao, do đó nó bắt đầu được chú trọng phát triển ở khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Công nghệ cao cũng đang trồng 2
giống dưa là Thúy Phương và Chu Phấn từ Công ty giống Nông Hữu làm
thương phẩm. Diện tích mở rộng, do đó sản lượng dưa lưới ngày càng tăng,
tuy nhiên, nước ta chủ yếu mới chú trọng khâu trồng mà chưa chú trọng đến
cơng đoạn sau thu hoạch nên tỷ lệ thất thốt sau thu hoạch là rất cao. Ở nước
ta dưa lưới sau thu hoạch chỉ bán tươi chứ chưa chế biến thành các sản phẩm
khác, do đó, dẫn đến nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm từ quả dưa lưới vì nó
khơng những góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho cây dưa lưới mà còn giúp
làm giảm hao hụt khối lượng sau thu hoạch vì chế biến giúp tận dụng những
quả có hình thái, mẫu mã đẹp.
Những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng

cơng nghệ cao tỏ ra thích hợp với q trình đơ thị hóa của tồn xã hội. Nhiều
nghiên cứu trồng dưa lưới ứng dụng hệ thống nhà lưới điều khiển tự động
được áp dụng vào sản xuất đang được triển khai ở một số địa phương có tiềm
năng kinh tế cao. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển sản phẩm sạch, an
toàn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng được đặc biệt quan
tâm. Dưa lưới là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và có thị
trường tiêu thụ khá ổn định. Mặc dù giá bán dưa lưới cao (đến người tiêu
dùng 40.000 - 50.000 đồng/kg, người trồng dưa lợi nhuận từ 250 - 350 triệu
đồng/ha/vụ), nhưng việc canh tác dưa lưới với nhu cầu tiêu thụ của thị trường
trong nước hiện nay vẫn còn ở mức thấp.
Ở Việt Nam, sản xuất dưa lưới chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày
càng cao do chưa có nhiều giống tốt phù hợp cho các vùng sinh thái trong cả


7

nước. Thị trường có rất nhiều giống, hầu hết là giống lai nhập nội, nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng cao thì càng nhiều giống mới được du nhập. Bên
cạnh các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu đời như dưa thơm Hải
Dương cho quả nhỏ, lưới và vị ngọt, nhiều công ty giống cây trồng (Nông Hữu,
Trang Nông và Thần Nông) đã đưa vào sản xuất một số giống dưa lê lai F1 nhập
nội như: 1349, 235, Thu Mật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim
Cô Nương (1382), Nữ Thần (1054), Kim Cúc hay Ngọc Thanh Thanh cho năng
suất cao, quả to, đa dạng về màu sắc và hình dạng.
Một trong những nguyên nhân hạn chế sản xuất dưa lưới là do giá hạt
giống đắt, khan hiếm, người dân không chủ động được. Hầu hết các giống
dưa lưới đưa vào sản xuất đều được nhập khẩu qua các cơng ty, do đó giá hạt
giống cao (từ 2.000 đến 4.000 đồng/hạt). Trước thực trạng trên, những năm
gần đây các cơ quan, viện nghiên cứu trên cả nước đã tập trung nguồn lực
vào việc nghiên cứu chọn tạo giống dưa lưới và đạt một số thành tựu ban đầu.

Từ nguồn vật liệu được thu thập từ các giống F1 nhập nội, các dòng được làm
thuần bằng cách thụ phấn cưỡng bức qua các vụ, các nhà nghiên cứu đã lựa chọn,
xác định được các tổ hợp lai DL01, DL04, DL08, DL09 cho năng suất và độ brix cao
hơn giống đối chứng (Taka) ở mức tin cậy 99%. Năng suất từ 21,81 - 36,72 tấn/ha;
độ brix từ 9,60 - 13,58% . Dòng D05 đạt giá trị khả năng kết hợp chung cao nhất về
chất lượng (Ĝi = 3,997), dòng D01 đạt giá trị khả năng kết hợp chung về tính trạng
độ brix cao (Ĝi =0,671). Dịng D01/D06 và D04/D05 có khả năng kết hợp riêng tốt
(Ŝij = 3,652 và 2,940) về tính trạng năng suất; Dịng D03/D04 và D05/D06 có khả
năng kết hợp riêng tốt về độ Brix (Ŝij =0,861 và 0,643).
Nguyễn Trung Đức và cs. đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá đa
dạng di truyền dựa trên chỉ thị hình thái của 30 vật liệu dưa lưới là các dòng
tự phối phát triển từ giống dưa địa phương và nhập nội phục vụ cho công tác
chọn tạo giống dưa lưới năng suất, chất lượng, phù hợp cho trồng trong nhà


8

có mái che ứng dụng cơng nghệ cao. Dịng dưa lưới được phát triển ở Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (CRDI) bằng cách tự thụ phấn từ các
nguồn vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Israel. 30 dòng dưa
lưới được đánh giá trên đồng ruộng về 31 tính trạng nơng sinh học để xác
định các nhóm di truyền. Kết quả, ở mức độ tương đồng 0,32, các dịng dưa
lưới được chia thành 6 nhóm di truyền khác biệt biểu hiện mức độ đa dạng
cao về các đặc điểm nông sinh học. Các thông tin về phân nhóm di truyền
dựa trên kiểu hình có ý nghĩa đối với việc lựa chọn dịng đáp ứng cơng tác
chọn tạo giống dưa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Thơng qua đánh giá
chọn được 6 dịng ưu tú D1, D2, D3, D7, D13 và D20 đưa vào đề tài lai
diallel IV Griffing nhằm đánh giá khả năng kết hợp. Xác định được 4 dịng
D1, D3, D7, D20 có khả năng kết hợp về tính trạng năng suất và độ brix thịt
quả. Đây là các vật liệu quan trọng để sử dụng trong các chương trình xét

chọn giống tiếp theo. Đồng thời, chọn được 3 dòng dưa lưới triển vọng có
chất lượng tốt, năng suất cao hơn so với đối chứng, khả năng kết hợp riêng
cao là THL2 (29,65 tấn/ha), THL6 (30,23 tấn/ha) và THL9 (33,17 tấn/ha).
Trước hiện trạng phát triển sản xuất dưa lưới ở Việt Nam, Viện Nghiên
cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu
lai tạo thành công giống dưa lưới VNUA68. Dưa VNUA68 là tổ hợp lai giữa
dòng mẹ MLWO050718 với dịng bố MLGR150718, có thời gian sinh
trưởng, phát triển ngắn (từ khi trồng đến ra hoa là 30 ngày và từ trồng đến thu
hoạch quả đầu tiên là 75 ngày), khối lượng quả trung bình đạt 1,5-2,0 kg, vỏ
mỏng, thịt quả màu vàng đậm, mềm giòn, vị ngọt đậm, độ Brix đạt từ 1315%, mùi thơm dịu, năng suất đạt 45 - 60 tấn/ha.
Mục tiêu của chương trình chọn tạo giống dưa lưới mới được đặt ra là:
- Chọn tạo được một số dịng thuần dưa lưới có dạng quả đa dạng, lưới
nhiều, giịn, ngọt và ít bị bệnh phấn trắng, phục vụ công tác lai tạo giống mới.


9

- Chọn được tổ hợp lai có những tính trạng tương đương hoặc vượt trội
so với giống dưa lưới F1 hiện được sản xuất trên thị trường (năng suất ≥ 25
tấn/ha, độ Brix ≥ 11,5%), để cung cấp cho các nhà vườn sản xuất dưa lưới có
giá giống thấp hơn giá giống nhập nội.
1.2.3. Tình hình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất rau quả
1.2.3.1. Tình hình ứng dụng cơng nghệ trồng rau ăn quả trong nhà kính, nhà
màng trên thế giới
* Cơng nghệ trồng cây trong nhà kính (greenhouse)
Hiện nay, tình hình canh tác rau an tồn trên thế giới đã được hồn
thiện với trình độ cao. Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không
dùng đất trong nhà kính (Greenhouse) và trong nhà màng (Polyethylene
Greenhouse) đã được biết đến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các cơng nghệ
ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với thiết bị điều

khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thơng qua các
cảm biến (sensor) về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực
này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và
gần đây có các quốc gia Đơng Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản),
Singapore, Thái Lan đã phát triển mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến
để sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Các nước tiên tiến: Pháp, Israel, … đã sản xuất một
lượng lớn hoa và rau phục vụ nhu cầu xuất khẩu từ nhà kính như những cơng
xưởng nơng nghiệp. Ở đây, tất cả khâu quan trọng trong quy trình kỹ thuật
canh tác đều được điều khiển tự động: Điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,
ẩm độ, tưới nước, bón phân, bón thuốc… ở các quốc gia và vùng lãnh thổ
châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Phillipin… các nhà kính trồng cây
cũng đang được phát triển khá nhanh, đặc biệt là ở Trung Quốc, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các khu nông nghiệp công nghệ cao thì cơng nghệ


10

trồng cây trong nhà màng, nhà cũng cũng được mở rộng. Tuy nhiên, những
mẫu thiết kế nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng
có những thay đổi cho phù hợp điều kiện khí hậu từng vùng sinh thái, trong
đó hệ thống điều khiển có thể tự động hoặc bán tự động. Riêng vùng Côn
Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất hoa khoảng
2.000 ha, hầu hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa
đơng và làm mát về mùa hè. Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển
bán tự động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo cho việc canh tác, gieo trồng có
hiệu quả cao nhất. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những đề tài nhà kính
đầu tiên được nhập ở các cơng ty nước ngồi sau đó cải tiến phù hợp với điều
kiện kinh tế, kỹ thuật của vùng. Cho đến nay Trung Quốc đã có nhiều cơng
xưởng chun sản xuất nhà kính để thoả mãn nhu cầu trong nước đang ngày

một tăng.
* Ứng dụng công nghệ trồng cây không trồng bằng đất
Công nghệ trồng cây không trồng bằng đất (soilless culture) mà bằng
dung dịch đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và cho đến nay đã quen thuộc
và phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, một
số nước: Israel, Thái Lan, Singapore, ... đã phát triển mạnh công nghệ sản
xuất rau sạch và hoa để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như phục vụ nhu
cầu xuất khẩu bằng công nghệ này. Thí nghiệm đầu tiên trồng cây trong dung
dịch được tiến hành năm 1699 bởi Woodward (Anh). Giữa thế kỷ 19, Sachs
and Knop đã phát triển phương pháp trồng cây không trồng bằng đất. Thuật
ngữ Thủy canh (Hydroponic) được đưa ra lần đầu tiên bởi Dr. W. F. Gericke
vào cuối những năm 1930 để mô tả cách trồng cây không dùng đất bón phân
ở dạng dung dịch pha lỗng. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ II
(Gericke) đã phổ biến trồng rau thủy canh ở Bang California, sau chiến tranh
thế giới thứ II, do nguyên nhân vệ sinh thực phẩm rau quả tươi và xà lách,


11

quân đội Mỹ đã xây dựng một cơ sở có quy mô lớn (ở gần Nhật Bản) để sản
xuất rau, trong đó có 2 ha giành cho kỹ thuật trồng rau trong dung dịch. Năng
suất cây trồng đạt cao: dưa chuột 103 tấn/ha, hành xanh 63 tấn/ha (FAO,
1992). Vườn treo Babylon và vườn nổi của các thổ dân Mêxico là hai ví dụ
điển hình về thủy canh, đã xuất hiện từ rất lâu đời. Hydroponic là từ có nguồn
gốc Hy Lạp, được hình thành: Hydro có nghĩa là nước và Ponos có nghĩa là
lao động. Chính vì vậy đã có sự nhầm lẫn khi cho rằng thủy canh
(hydroponic) là kiểu trồng cây trong nước (trong dung dịch) ở nhiều nước trên
thế giới. Đối với Việt Nam, một phần do việc dịch thuật, một phần do đây là
phương pháp trồng cây khá mới nên việc nhầm lẫn khá phổ biến và là điều
khó tránh khỏi. Thực ra trồng cây thủy canh (hydroponic) là phương pháp

trồng cây không sử dụng đất (soilless culture) trong đó cây trồng được cung
cấp dinh dưỡng ở dạng dung dịch. Việc phân chia ra nhiều tên gọi, nhiều kiểu
trồng cây khác nhau là tùy thuộc vào hệ thống cung cấp dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng. Trong thủy canh (hydroponic) hay trồng cây không trồng bằng
đất (soilless culture) có các hệ thống trồng cây chủ động chủ yếu: Các hệ
thống trồng cây trong dung dịch (Water Culture System); hệ thống ngập chìm
tạm thời (Ebb & Flood System hay Flood & Drain System); hệ thống màng
dinh dưỡng (Nutrient Film Technique - NFT); hệ thống khí canh (Aeroponic
System); hệ thống nhỏ giọt (Drip System). Trong đó, hệ thống tưới nhỏ giọt là
phổ biến nhất, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhờ những ưu điểm
như sử dụng đơn giản, giá thành hợp lí, áp dụng được cho nhiều loại cây
trồng, tính cơ động cao… Các diện tích cây trồng canh tác không trồng bằng
đất ngày càng cao một cách nhanh chóng theo nhu cầu của người tiêu dùng về
các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Quốc gia đứng đầu Châu Âu về
diện tích nhà màng, nhà kính: Tây Ban Nha (46.000ha), Italy (25.000ha),
Pháp (9.500ha) trong đó diện tích trồng cây khơng sử dụng đất chiếm tỷ lệ


12

khá lớn. Ở Hà Lan có khoảng 10.000ha trồng cà chua, ớt, dưa trên giá thể
rockwool. Ở bang Florida (Hoa Kỳ) 76.4% diện tích nhà kính áp dụng kiểu
canh tác không dùng đất. Năng suất cây trồng trong nhà màng, nhà kính đạt
khá cao: dưa lê từ 244 - 287 tấn/ha.năm, cà chua 450 - 600 tấn/1ha/1 năm,
dưa leo 250 tấn/1ha/1năm. Ở đây năng suất có thể cao hơn từ 10-20 lần so với
bên ngồi. Ví dụ năng suất bên ngoài: dưa lê từ 19 - 30 tấn/1ha/1năm, cà chua
đạt 40-50 tấn/1ha/1năm, dưa leo đạt: 20-30 tấn/1ha/1năm. Ở Trung Quốc hiện
có khoảng 500 khu nơng nghiệp cơng nghệ cao với trên 4.000 đề tài sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các vùng sinh thái khác nhau. Tại
nước Anh, họ ứng dụng hệ thống màng dinh dưỡng (Nutrient Film Technique

- NFT) bằng cách sử dụng nhiệt lượng thừa của nhà máy điện với diện tích
8,1 ha để trồng cây cà chua. Một vườn ươm khác có diện tích trồng bằng
phương pháp NFT là 0,61 ha để trồng cà chua quả vụ (FAO, 1992).
1.2.3.2. Việc ứng dụng công nghệ trồng rau ăn quả ở trong nhà kính, nhà
màng tại Việt Nam
Trong nước, năng lực kỹ thuật canh tác rau nói chung đến nay đã có
nhiều tiến bộ vượt bậc. Gần đây cũng xuất hiện nhiều đề tài nghiên cứu việc
trồng rau ở trong nhà màng, nhà kính từ đơn giản đến hiện đại tập trung ở các
thành phố lớn trong cả nước. Nhà màng dạng đơn giản tại Đà Lạt để ươm cây
rau giống, gieo trồng rau hoa cao cấp: hoa hồng, cúc, ớt ngọt, xà lách, lyly,....
Nhà kính có hệ thống điều khiển tự động theo cơng nghệ Thụy Điển ở Khu
Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh; nhà màng bán tự động của các
nhà đầu tư ở Khu Nông nghiệp công nghệ cao; nhà màng với hệ thống điều
khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu nơng nghiệp Cơng nghệ cao
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng gieo trồng hoa của Đà Lạt
Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài. Các công nghệ, kỹ thuật trồng
cây không cần trồng bằng đất cũng đã được ứng dụng trong sản xuất nông


13

nghiệp. Các đề tài này bước đầu đã cho thấy những thành công nhất định như:
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế. Nhiều đề tài
trồng rau an tồn trong nhà kính, nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ
hoàn toàn tự động đến bán tự động đã được áp dụng khá phổ biến ở các địa
phương. Trong đó, phải kể đến các tỉnh đi đầu: Lâm Đồng với khoảng 1 nghìn
ha, nhà màng, nhà kính Vũng Tàu với diện tích 40 ha. Việc áp dụng công
nghệ này đang trở nên phổ biến, thông dụng, tuy nhiên để đánh giá được hiệu
quả về mặt kinh tế như thế nào để tuyên truyền cho các hộ nơng dân có điều
kiện đầu tư thì hầu như chưa có nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học,

chính xác.
Ở miền bắc nhiều trang trại dưa lưới trồng bằng giá thể trong nhà kính
được hình thành với quy mơ khác nhau, bước đầu khẳng định tính hiệu quả,
điển hình ở hà nam, năm 2017 Cty CP Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp
công nghệ cao Hà Nam xây dựng Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
(NNCNC) Hà Nam ở xã Nhân Khang (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Trong
đó giai đoạn 1 năm 2017 có tổng vốn đầu tư 75,4 tỷ đồng với quy mơ diện
tích 21,59ha, sau khoảng bốn năm khảo sát, nghiên cứu công nghệ và thị
trường, đến cuối tháng 5/2017, trang trại bắt đầu cho thu hoạch lứa dưa lưới
giống của Nhật Bản: Ta-ki, Ta-ki ta-ka... doanh nghiệp tập trung trồng các
giống dưa của Nhật Bản, ứng dụng thiết bị công nghệ tưới, gieo trồng, chăm
sóc của Nhật Bản và Israel. Các sản phẩm được kiểm soát 100% dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, ký hợp đồng cung cấp cho các siêu thị lớn và hệ thống
nhà hàng, khách sạn.
Tuy nhiên, việc áp dụng các đề tài trồng cây trong nhà màng tại hầu hết
các địa phương cho đến thời điểm hiện nay phần lớn mang tính phong trào,
chưa thực sự có những khảo sát nghiên cứu đầy đủ. Các đề tài nghiên cứu về
trồng cây trong nhà màng đang được áp dụng ở Đà Lạt, Hải Phòng, Hà Nội,


14

và tại một số nơi ở TP. Hồ Chí Minh hoặc sao chép nguyên mẫu từ một số
mẫu thiết kế ở nước ngoài, hoặc từ mẫu thiết kế ở nước ngoài nhưng thay đổi
nguyên vật liệu để phù hợp với điều kiện thực tế cũng như điều kiện kinh tế
của từng vùng, từng địa phương. Việc áp dụng các đề tài này chưa có sự tính
tốn và nghiên cứu kỹ lưỡng về điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa
phương. Sự thành công của các đề tài nhà màng khác nhau khi áp dụng ở Đà
Lạt, một phần quan trọng có tính quyết định đó là sự thuận lợi về điều kiện
khí hậu thời tiết ở đây. Bên cạnh đó là trình độ canh tác của nơng dân, khả

năng tiếp cận với công nghệ mới sớm và dễ dàng hơn giúp người nông dân,
doanh nghiệp làm chủ được công nghệ sản xuất, kỹ thuật canh tác trong nhà
màng, nhà kính. Trong khi đó, một số địa phương: Hà Nội, Hải Phịng chưa
có được sự thành cơng như mong đợi đó là do những ngun nhân chính sau:
i) Ứng dụng máy móc nguyên mẫu kiểu nhà màng răng cưa (sawtooth)
là kiểu nhà màng được thiết kế cho vùng sa mạc và điều kiện khí hậu nóng
ẩm, ít mưa, thay đổi nhiều mùa trong năm của các tỉnh phía Bắc;
ii) Vẫn chưa có sự chuẩn bị tốt về điều kiện nhân lực, nguyên vật liệu,
chưa làm chủ được quy trình kỹ thuật sản xuất trong nhà màng phù hợp với
điều kiện khí hậu của địa phương. Ở khu Nơng nghiệp công nghệ cao nhờ
việc rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những địa phương đi trước đón
đầu, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về điều kiện nhân lực, nghiên cứu cải tiến
quy trình cơng nghệ nên đã tránh được những hạn chế nêu trên. Có thể nói
kiểu nhà màng với mái thơng gió cố định hiện đang được triển khai ở Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà phù hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt
đới ở các tỉnh phía Nam cả về mặt kết cấu, kỹ thuật, cả về mặt kinh tế so với
nhiều thiết kế nhà màng hiện đại như hiện nay. Cấu trúc nhà màng theo kiểu
này đảm bảo được khả năng thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa
tràn trong qua hệ thống thông giá (khi trời mưa); khả năng đối lưu khơng khí,


15

khả năng thốt ẩm, chống chịu gió bão; thuận lợi cho việc thi công và lắp đặt;
đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cao và tiên tiến, hiện đại.
1.2.3.3. Tình hình ứng dụng cơng nghệ trồng rau quả trong nhà kính, nhà
màng ở Phú Thọ
Phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao được quan tâm, trên địa bàn tỉnh
quan tâm từ năm 2012; bước đầu đã thu hút một số doanh nghiệp lớn đầu tư
hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ

cao theo tiêu chí vùng nơng nghiệp cơng nghệ cao.
Năm 2016, ở Thanh Sơn - Phú Thọ công ty TNHH công nghệ Sinh học
Cosmos đã triển khai 2.500 m2 đề tài trồng dưa lưới, dưa leo khơng sử dụng
đất trong nhà kính. Năm 2017 ở huyện Tam Nông - Phú Thọ, Hợp tác xã
Mạnh Liên đã triển khai 1.500 m2, đến năm 2018 mở rộng thêm 3.500 m2
gieo trồng các loại dưa chuột, cà chua, dưa lưới, rau, củ, quả trong nhà lưới,
nhà màng ứng dụng công nghệ trồng thủy canh tưới nhỏ giọt, phun mưa tự
động hóa hoặc bán tự động hóa. Theo đánh giá chung, việc áp dụng nơng
nghiệp cơng nghệ cao vào canh tác đã giúp giảm chi phí về vật tư và cơng lao
động, trong khí đó, năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao gấp 1,5 lần, chất
lượng sản phẩm rau quả, đồng đều, mẫu mã bao bì đẹp, sáng quả.
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG DƯA LƯỚI
1.3.1. Giới thiệu về các giống dưa lưới
Trên thị trường, hiện tại có nhiều giống dưa lưới, mỗi loại có đặc trưng
hình thái và năng suất, chất lượng khác nhau:
Dưa lưới ruột xanh: Dưa lưới ruột xanh thuộc họ cây bí, dạng quả hình
trịn hoặc dài tùy vào từng giống quả. Lúc chưa chín quả có màu xanh và sẽ
dần ngả vàng khi quả dưa này chín. Bên trong ruột có màu xanh và hơi
nghiêng sang màu da cam trơng rất ngon, lưới và hấp dẫn.


16

Dưa lưới ruột vàng (giống Mỹ): Dưa lưới có ruột vàng là loại dưa nổi
tiếng nhất hiện có, đặc biệt là ở Mỹ. Giống này có hương vị dịu nhẹ và ngọt,
và có thể tăng từ ít hơn 0,45 đến 4,5 kg rọng lượng. Dưa chứa nhiều vi tamin
A và chất chống oxyhóa tốt cho cơ thể.
Dưa lưới Gallia: Dưa Gallia được gọi là Sarda ở Đông Nam Á và là
một loại dưa lai. Nó có nguồn gốc từ Israel, nhưng hiện được trồng ở
Pakistan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Dưa Gallia có

hình dạng rất tròn và vị ngọt tuyệt vời. Hương vị thơm của nó là một trong
những lí do ở sao loại quả này được lựa chọn phổ biến. Thịt dưa màu vàng rất
đẹp, có màu xanh nhạt và trắng.
Dưa lưới ngọt: Dưa lưới ngọt thường phát triển từ 3-9kg, nó có hình
trịn hoặc hình cây dục và có màu xanh nhạt, vỏ quả trơn nhẵn, thích hợp sử
dụng làm salad quả cây.
1.3.2. Các nghiên cứu về giống
Nguồn gen cây dưa lưới hiện được cất giữ ở các ngân hàng gen tại các
quốc gia khác nhau. Một số quốc gia đang nắm giữ các tập đoàn dưa lưới đồ
sộ gồm Nga (2.900 mẫu giống), Hoa Kỳ (2.300 mẫu giống), Pháp (1.800 mẫu
giống), Trung Quốc (1.200 mẫu giống). Bộ sưu tập vẫn đang được tiến hành
thu thập bổ sung.
Dưa lưới là cây giao phấn. Sự hiện diện của mật hoa ở hoa đực và hoa
cái thu hút các lồi ong và cơn trùng. Thơng thường khơng có sự thối hóa về
sinh trưởng sinh dưỡng hoặc sinh sản do trạng thái đồng hợp tử. Do vậy, các
nhà vườn đã sử dụng dòng thuần canh tác. Các dòng lai hoặc ưu thế lai được
quan sát rõ ràng ở các giống lai F1 giữa hai dòng bố mẹ khác nhau. Phần lớn
các giống canh tác hiện đại là con lai F1 cho phép bảo vệ bản quyền tác giả
của các nhà chọn giống.


17

Các phương pháp chọn giống cổ điển bằng cách lai, tự thụ bắt buộc,
chọn lọc phả hệ hoặc backcross có thể được sử dụng cho chọn tạo giống dưa
lưới. Thông thường backcross được sử dụng để chuyển một tính trạng mới
vào một nhóm giống, ví dụ như khả năng kháng bệnh từ mẫu giống lạ vào các
dòng Charentais hoặc dòng Piel de sapo. Trong nhóm giống canh tác, phương
pháp chọn phả hệ và lựa chọn theo chu kỳ được sử dụng để tích lũy các tính
trạng có lợi. Đối với các tính trạng di truyền đơn giản, chọn lọc cho hiệu quả

trong các thế hệ đầu tiên (F2 hoặc F3).
Chọn giống ưu thế lai là một công cụ hiệu quả, quan trọng nhất để khai
thác sự đa dạng di truyền của cây trồng. Dưa lưới là cây giao phấn và hiệu ứng
ưu thế lai biểu hiện rõ trên các đặc điểm hình thái của giống (vị trí ra hoa, màu
sắc hoa, hình dạng quả, màu sắc thịt quả...), nên việc chọn tạo giống ưu thế lai là
rất phù hợp đối với cây dưa lưới. Munger là người đầu tiên ghi nhận ưu thế lai
trên cây dưa lưới. Kể từ đó, những nỗ lực riêng lẻ đã được thực hiện để quan sát
hiệu ứng ưu thế lai trên loài này. Ở Ấn Độ, Punjab Hybrid-1 là giống dưa lưới lai
thương mại đầu tiên được phát triển bằng cách sử dụng gen bất dục đực ms-1
Sau đó, giống Pusa Rasraj và MH-10 đã được phát triển bằng cách lai giữa 2
dạng cây đơn tính cùng một gốc và cây đơn tính cái. Sự đa dạng, phong phú đối
với nguồn gen và phong phú, đa dạng về biến dị di truyền của cây dưa lưới có
thể được sử dụng một cách hiệu quả để tạo ra các giống lai cho năng suất và chất
lượng cao. Robinson et al. đã quan sát về sự đổi thay chiều dài thân cây (1-10
m), khối lượng quả (10 g - 10 kg), tổng chất rắn hòa tan trong thịt quả (3-18%)
và độ chua của thịt quả (pH 3- 7).
Năng suất, sản lượng cao và mẫu mã, dạng quả và kích thước quả đồng
đều, cũng như chất lượng tốt là mục đích chính trong chọn tạo các giống dưa
lưới thuần cũng như giống ưu thế lai. More, Seshadri, Peter, Swamy (2006) và
Pitrat (2008) đã đưa ra các mục tiêu chính cho chương trình chọn tạo giống dưa


18

lưới ưu thế lai chất lượng cao: Năng suất cao, hình dạng và kích thước quả đồng
đều; vỏ quả cứng, khoang hạt nhỏ; các thông số chất lượng, đặc biệt là tổng
lượng chất tan, độ dày thịt, kết cấu và màu sắc thịt quả cần được tính đến; Hàm
lượng đường từ 11-13% (không dưới 10%); sức chống chịu bệnh phấn trắng,
sương mai, khảm virus, ruồi đục quả.
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY DƯA LƯỚI

1.4.1. Các nghiên cứu về bón phân vơ cơ
Nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bón phân kali đối với năng suất, sản
lượng và chất lượng của cây dưa lưới trồng trong nhà kính ở Thổ Nhĩ Kỳ cho
thấy, việc thay đổi hàm lượng K2O ở các mức 200, 400, 600 ppm không làm
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, số lượng quả và độ chắc,
khối lượng của quả ở công thức bón 200, 400, 600 ppm cao hơn cơng thức
cịn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tác động lên năng suất không
cần thiết phải sử dụng K2O vượt quá mức 300 ppm. Với mục tiêu cải thiện
chất lượng quả có thể tăng hàm lượng K2O lên tới 600 ppm mà không làm
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của dưa lưới.
Các tài liệu công bố về công thức bón phân cho cây dưa lưới cũng có
sự sai khác nhau. Trường Đại học Florida đã đưa ra công thức bón phândùng
cho dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với liều lượng
N nguyên chất thay đổi tăng dần từ 80 - 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng
của cây, K2O từ 150 - 225 ppm và P2O5 là 50 ppm Hartz và cộng sự (1999)
cho biết tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và
1996 tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là
5:3:8 và vi chất dinh dưỡng, tất cả được hịa tan vào nước rồi bón cho cây
thơng qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035kg/m2.


×