Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.95 KB, 114 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định: Con người ln
ở vị trí trung tâm trong tồn bộ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững. Lịch sử phát triển nhân loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận:
Nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự phát triển kinh tế - xã
hội và sự nghiệp tiến bộ của nhân loại.
Trước đây, các nhân tố sản xuất truyền thống như số lượng đất đai, lao
động, vốn được coi là quan trọng nhất, song ngày nay đã có sự thay đổi thứ tự
ưu tiên. Chính nguồn nhân lực có chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất
của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác người ta vẫn có thể có được nếu
có trí thức, song tri thức chỉ xuất hiện thơng qua quá trình giáo dục, đào tạo và
hoạt động thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội; từ chính q trình sản xuất
ra sản phẩm để ni sống con người và làm giàu cho xã hội. Vì vậy, để có
được tốc độ phát triển cao, các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm tới việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc
gia, các doanh nghiệp, công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ
hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhờ nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
Do đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính
chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người của riêng mình hướng theo
một nguyên tắc chung là: Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh
tế - xã hội, sự thừa nhận vai trò quan trọng và quyết định của nhân tố con
người trong phát triển kinh tế - xã hội vừa mang ý nghĩa bước ngoặt của tư
duy nhân loại, vừa mở ra một triển vọng mới cho tất cả các nước. Sự thành bại
của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đang tuỳ thuộc vào
những bí quyết về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người.



2
Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 22
dân tộc anh em trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số như: Mơng 30% (dân số
toàn tỉnh), Tày 25%, Dao 15%, Nùng 10,1%, các dân tộc khác: 7,0%, dân tộc
Kinh chỉ chiếm 12,2% [8, tr.16]. Khơng những thế do địa hình phức tạp bị
chia cắt, độ dốc lớn, miền núi cao, khí hậu khắc nghiệt, tồn tỉnh có 195 xã,
phường, thị trấn nhưng trong đó có tới 115 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn
theo phân loại của Uỷ ban dân tộc miền núi. Chính vì thế đến nay một bộ phận
khơng nhỏ dân cư của tỉnh còn quen với sản xuất tự cấp tự túc, kinh tế phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, sản xuất thiếu bền vững, trình độ phát triển kinh tế thấp,
tỷ lệ đói nghèo hiện nay cịn cao17% [13, tr.12]. Một trong những trở ngại cản
trở lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là nguồn nhân lực chất
lượng thấp ... Vì vậy việc xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh miền núi vùng
cao núi đá, nhiều dân tộc như Hà Giang, đang là vấn đề cấp thiết, góp phần làm
thay đổi tư duy, cách sống và cách sản xuất, nhằm đưa khoa học công nghệ vào
sản xuất sớm hơn, hiệu quả hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, giúp tỉnh Hà Giang rút ngắn được khoảng cách
trình độ phát triển so với các tỉnh lân cận và các địa phương khác trong cả nước.
Vì vậy, tơi chọn đề tài: "Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Hà Giang" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội nói riêng, trong những năm gần đây đã được nhiều người quan
tâm nghiên cứu:
- TS. Đoàn Văn Khải (2005), “Nguồn nhân lực con người trong quá trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
- Tiến sĩ Vũ Bá Thể, Học viện Tài chính (2005), “Phát huy nguồn nhân lực
con người để cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.



3
- Phạm Minh Hạc (1996), “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Cơng Tồn (Tạp chí Triết học 5/1998), “Mấy suy nghĩ về phát
huy nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá”.
- Vương Quốc Được (1999), “Xây dựng nguồn nhân lực cho cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ở thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- PGS,TS. Nguyễn Quốc Tế (2003), “Vấn đề phân bổ, sử dụng nguồn
lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”, Nxb Thống kê, Hà Nội...
Ngoài ra các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều bài viết
đăng trên tạp chí Cộng sản, tạp chí Quản lý kinh tế... Về nguồn nhân lực cho
CNH, HĐH... Nhưng nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên, chủ yếu
là đề cập nhiều đến nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu công nghiệp,
các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng, hoặc nguồn nhân lực cho CNH, HĐH,
cho phát triển kinh tế, song chưa có cơng trình nào nghiên cứu dưới góc độ
kinh tế chính trị, đề cập đến việc phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh vùng cao, núi đá, có điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, nhiều dân tộc thiểu số với trình độ dân trí thấp, dân cư
thưa thớt, phân bố khơng đều, đang cịn có rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
nghèo nàn, xuất phát điểm kinh tế ở trình độ thấp, tỷ lệ đói nghèo cịn rất
cao... như tỉnh Hà Giang. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu
khơng trùng với các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Phân tích thực trạng xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Hà Giang trong những năm qua, chỉ ra những thành tựu đạt được,
những mặt còn hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng,



4
giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội ở Hà Giang, rút ngắn được khoảng cách với các tỉnh đồng bằng.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào
những vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực như
khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực;
vai trị của nguồn nhân lực trong q trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang: Đánh giá về
số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
trong những năm gần đây.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng nguồn nhân lực
đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang giai đoạn
2010 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế -xã hội ở Hà Giang dưới góc độ kinh tế chính trị. Tập trung vào phân
tích thực trạng xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Giang trong
những năm gần đây (2005 - 2009) và đề xuất phương hướng, giải pháp xây
dựng nguồn nhân lực cho giai đoạn 2010 -2015 và những năm tiếp theo để
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học của chủ nghĩa MácLênin, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đồng thời dựa vào quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Hà Giang
về nguồn nhân lực, sự kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các cơng
trình nghiên cứu trước ...



5
6. Những đóng góp của luận văn
Luận hệ thống hố những lý luận cơ bản về nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Làm rõ đặc điểm nguồn nhân lực cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của một tỉnh vùng cao, núi
đá, dân tộc miền núi nghèo, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Trên
cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp hình thành và phát triển nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang, làm tài liệu tham
khảo cho các cấp uỷ đảng và các cấp chính quyền địa phương trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, công tác đào tạo cán bộ, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của Tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang.


6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN
NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực
Trước đây khi KH - CN chưa phát triển, kinh tế tự nhiên cịn phổ biến,
thì sự phát triển của các nền kinh tế quốc gia trên thế giới chủ yếu dựa vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ cơng, do đó nước nào giàu tài
ngun hoặc có nhiều lao động, thì nước đó có lợi thế trong phát triển kinh tế
- xã hội và ngược lại. Chuyển sang thời đại bùng nổ của cách mạng KH - CN,
tình hình đã thay đổi: nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi
dào chưa hẳn đã có lợi thế trong phát triển hơn các nước nghèo tài nguyên
hoặc khan hiếm lao động giản đơn. Trên thực tế, chẳng hạn, Singapore, với
dân số 4.553.009 người (tính đến tháng 7 năm 2007) [2], tài ngun khơng có
gì đặc biệt, đã nổi lên như một nền kinh tế có mức độ cạnh tranh cao nhất thế
giới. Để có được kết quả như vậy, trong một hướng đi của họ là đào tạo một
nguồn nhân lực tốt. Ngay từ cuối năm 1998, Uỷ ban cạnh tranh của Singapore
(CSC) đã công bố chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong một thập kỷ với
mục tiêu là “trí thức hố” lực lượng lao động. Các quốc gia như Nhật Bản,
Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc là những nước nghèo về tài nguyên, nhưng
họ lại là những nước đạt tốc độ phát triển kinh tế cao liên tục trong nhiều thập
kỷ, nên chỉ trong một thời gian ngắn đã biến đất nước họ trở thành các quốc
gia có nền kinh tế phát triển. Yếu tố đóng vai trị quyết định cho sự thành
cơng trong phát triển kinh tế của các quốc gia đó chính là nguồn nhân lực có
chất lượng cao. Ở các nước phát triển cao người ta đã tính tốn được rằng
trong giá trị của những sản phẩm cao cấp thì hàm lượng chất xám chiếm 70%,


7
năng lượng 10%, nguyên liệu 10%, thao tác vật chất chỉ chiếm 5,6%. Trong
thời đại ngày nay, những quan niệm về vai trị, vị trí của nguồn nhân lực trong
phát triển liên tục thay đổi. Nếu như trước đây, người ta nhìn nhận vai trị của
nguồn nhân lực chỉ đơn thuần là phương tiện, là một nguồn lực cho phát triển

giống như mọi nguồn lực vật chất khác, thì ngày nay, sự nhận thức trên hoàn
toàn khác. Khi nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức
và q trình tồn cầu hố đang diễn ra hết sức nhanh chóng thì vai trị quyết
định của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế lại càng rõ nét hơn. Trong nền
kinh tế toàn cầu cạnh tranh quyết liệt thì ưu thế cạnh tranh ln nghiêng về các
quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, hiện nay trong chiến lược
phát triển của mình, nhiều quốc gia đã xác định phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao là yếu tố cạnh tranh cơ bản nhất.
Hiện nay, có nhiều định nghĩa về nguồn nhân lực. Ngân hàng thế giới
(WB) cho rằng: NNL là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ
năng nghề nghiệp,… mà mỗi cá nhân sở hữu. Như vậy, ở đây nguồn lực con
người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn
tiền, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,… Do đó đầu tư cho con người là đầu
tư quan trọng nhất trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở vững chắc cho sự
phát triển bền vững. Theo cách tính tốn của WB thì đầu tư cho giáo dục tiểu
học tỷ lệ thu hồi vốn là 24% so với vốn đầu tư, cho trung học là 17%, và cao
đẳng đại học là 14%, trong khi đó đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất tỷ lệ
thu hồi chỉ đạt 13% tổng vốn đầu tư.
Liên hiệp quốc cũng có cách tiếp cận tương tự và cho rằng: “Nguồn
nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng
tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước” [51, tr.8]. Liên hiệp quốc đã kêu gọi các quốc gia quan tâm hơn nữa tới
nguồn nhân lực, vì:…đầu tư vào vốn con người trước hết có tỷ lệ thu hồi vốn
cao hơn so với đầu tư cho các nguồn lực khác…tiết kiệm được việc sử dụng và


8
khai thác các nguồn lực khác, lợi ích thu được từ đầu tư này có tính lan toả
đồng đều hơn so với đầu tư vào các nguồn lực khác. Do vậy, việc tập trung phát
triển con người sẽ đem lại tốc độ phát triển cao hơn, ổn định hơn và cơng bằng

hơn trong phân phối lợi ích của sự phát triển [51, tr.9].
Ở Việt Nam, theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do
GS.TSKH Lê Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà
trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực,
nhân cách) và tính năng động của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở
quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người [29, tr.14].
Những quan niệm trên đây chủ yếu mới xem xét nguồn nhân lực về
phương diện chất lượng con người và vai trị, sức mạnh của nó đối với sự phát
triển xã hội.
Bộ môn kinh tế phát triển phân biệt nguồn nhân lực và nguồn lao động:
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định có khả
năng tham gia lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi
lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm việc làm.
Theo khái niệm này, có một số người được tính là nguồn nhân lực, nhưng lại
khơng phải là nguồn lao động, đó là: Những người khơng có việc làm nhưng
khơng tích cực tìm việc làm, tức là những người khơng có nhu cầu tìm việc làm,
những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học [46, tr.73].
Theo quan niệm này thì những người chưa đến độ tuổi lao động và quá độ
tuổi lao động không bao gồm trong khái niệm nguồn nhân lực.
Các nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - cơng nghệ cấp Nhà
nước, mã số KX - 07: "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội” do giáo sư, tiến sỹ khoa học Phạm Minh Hạc làm
chủ nhiệm cho rằng, nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng


9
con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và
phẩm chất [20, tr.328]. Quan niệm này khác với quan niệm của Bộ môn Kinh
tế phát triển trên đây ở chỗ, nguồn nhân lực "là số dân" của đất nước, bao gồm

cả những người chưa đến tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động
và những người trên độ tuổi lao động.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) coi lực lượng lao động là bộ phận dân
số trong độ tuổi lao động theo quy định của mỗi nước, đang có việc làm và
đang thất nghiệp.
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: “Nguồn nhân lực là bộ phận dân
số sẽ và đang tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần
cho xã hội”. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: Về số lượng, đó là
số người sẽ và đang tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội. Về chất lượng, đó là thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ,
năng lực, phẩm chất và trình độ chun mơn, kiến thức và trình độ lành nghề
của người lao động.
Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy
định của pháp luật có việc làm và những người đang thất nghiệp. Đây là bộ
phận dân số biểu hiện khả năng thực tế sáng tạo ra của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội (dân số hoạt động linh tế). Ở nước ta, theo quy định của Bộ
luật Lao động (1994), độ tuổi lao động của nam giới từ 15 tuổi đến 60 tuổi,
của nữ giới từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội phải được hiểu là quá trình hình thành cả số và chất lượng, bồi
dưỡng cả về thể lực và trí lực cho con người.
1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế là nhân tố ảnh hưởng
đến cả chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực


10
Trình độ phát triển KT - XH của một quốc gia đóng vai trị quyết định
đến trình độ phát triển NNL của nước đó. Tại một quốc gia có trình độ kinh tế
phát triển cao, thì ở đó NNL có chất lượng cao, kể cả trình độ học vấn, trình

độ CMKT, sức khoẻ, tuổi thọ. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập
(GDP) bình quân/người/năm và tuổi thọ cao, có thể thấy điều đó qua các số
liệu tại bảng 1.1.
Bảng 1.1: Quan hệ giữa GDP với HDI

Tên nước

Tuổi thọ
(năm)

Tỷ lệ đi
Tỷ lệ
GDP đầu
học từ
người lớn
người (PPP
6-23 tuổi
biết chữ
USD)
(%)
91,8
91,8
24.210

Xếp
hạng
HDI

Xếp hạng
HPI


24

-

Singapo

77,3

Malaixia

72,2

86,4

65

8.137

61

18

Thái Lan

68,9

95

61


5.456

76

29

Trung Quốc

70,1

82,8

72

3.105

99

30

Việt Nam

67,8

92,9

63

1.689


108

47

Campuchia

53,5

65

61

1.257

136

-

Lào

53,7

46,1

57

1.734

140


-

Nguồn: Báo cáo phát triển nguồn nhân lực, UNDP năm 2000.
Từ số liệu trên cho thấy, trình độ phát triển KT - XH góp phần quan
trọng vào việc nâng cao mức sống có điều kiện chăm sóc sức khoẻ nâng cao
thể lực, trí lực, nâng cao tuổi thọ của người lao động. Trình độ KT - XH càng
phát triển, càng có điều kiện nâng cao chất lượng NNL và NNL có chất lượng
càng cao.
Điều đáng lưu ý là nhiều nước có GDP bình qn đầu người cao hơn
Việt Nam, như Inđônêxia, Ai cập, Goatêmala, Namibia, Gabông, Nam Phi,
Song do các chỉ số về tuổi thọ và giáo dục đều thấp, nên xếp ở thứ hạng thấp
hơn Việt Nam về chỉ số phát triển con người. Năm 2005, ở Việt Nam,
GDP/đầu người khoảng 640 USD; tuổi thọ từ 68 tuổi (1999) lên 71,3 tuổi
(2005); trình độ học vấn tính theo số lớp trên đầu người từ 3-4 lớp (trước
1990) lên 7-8 lớp (2005) [18, tr.18].


11
Trình độ phát triển KT - XH cao càng có điều kiện đầu tư cho giáo dục
và đào tạo, khi giáo dục đào tạo phát triển lại góp phần quyết định trực tiếp
vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, trình độ phát triển KT XH và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ biện chứng với nhau và
tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của phát
triển xã hội, của con người, trong đó có NNL chất lượng cao và đến lượt nó
nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Đối với Việt Nam, do trình độ KT - XH còn ở mức thấp nên chất lượng
nguồn nhân lực chưa cao, do đó việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế là khâu đột
phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển KT - XH thời
kỳ 2001-2010 và phấn đấu đến năm 2020 về nước ta cơ bản trở thành một

nước cơng nghiệp.
1.1.2.2. Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng quyết
định đến chất lượng nguồn nhân lực
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có ghi: "Đổi mới tồn
diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [18, tr.95]. Luật
Giáo dục năm 2005 có ghi: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển [31].
Lý luận về giá trị sức lao động của Karl Marx (Nhà kinh tế học người Đức,
1818-1883) cũng đã đánh giá cao vai trò của giáo dục đối với sự phát triển
sức sản xuất khi khẳng định rằng giá trị sức lao động thể hiện trong toàn bộ
tác nhân sinh động của con người. K.Marx cho rằng sức lao động bao gồm:
"Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong
một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất
ra một giá trị sử dụng nào đó” [29]. Như vậy, sức lao động khơng chỉ mang
đặc trưng vật chất (yếu tố thể chất) mà còn mang cả đặc trưng xã hội (trí tuệ
và ý thức xã hội). Trong đó hệ thống nhân tố trí tuệ và ý thức xã hội có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển của sức lao động. K.Marx viết:


12
Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao
động xã hội trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động đòi
hỏi những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao
động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với
sức lao động giản đơn [26, tr.225].
Ngày nay, khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thì vai
trị của NNL chất lượng cao ngày càng trở nên quan trọng.
Trong tác phẩm “Đầu tư vào tương lai” (Investing the future), Jacques
Hallak (chuyên gia cấp cao về giáo dục tại viện Kế hoạch hoá quốc tế) đã nêu
lên 5 nguồn phát năng cho sự phát triển nguồn lực con người, đó là: giáo dục,

sức khoẻ và dinh dưỡng, mơi trường, việc làm, tự do chính trị và kinh tế.
Theo Ơng những nguồn này gắn bó với nhau nhưng giáo dục là nhân tố quan
trọng nhất. Thực tế cho thấy quốc gia nào quan tâm đến giáo dục và đào tạo
thì quốc gia đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản
đơn mà sử dụng tri thức chất xám “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh
để phát triển kinh tế. Ấn Độ đã áp dụng một chính sách giáo dục thích hợp với
nhu cầu thời đại. Hàng năm, Ấn Độ đào tạo được khoảng 3 triệu cử nhân,
trong số đó nhiều người có trình độ chun mơn cao về kỹ thuật, kinh doanh,
y học. Số trường kỹ thuật tính đến 2004 đã lên đến khoảng 1600 trường. Hiện
nay, một số công ty tin học của Ấn Độ dẫn đầu thế giới về phần mềm cũng
như về dịch vụ khai thác.
Nếu tính tỷ lệ trong GDP thì nước đầu tư vào giáo dục cao nhất là Cuba
(8,7%GDP), còn nước đầu tư thấp nhất vào giáo dục là XriLanca (1,3%GDP).
Các nước có nền kinh tế phát triển, đầu tư nhiều vào giáo dục là Canada, một
trong các nước G7 đã đầu tư vào giáo dục 5,5% GDP. Nước ta đầu tư khoảng
4,6% GDP.


13
Biểu đồ 1.1: Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước

Nguồn: />Trong những năm qua chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam không ngừng
tăng lên năm 2000 chi cho giáo dục là 20.000 tỷ đồng thì đến năm 2008 chi
cho giáo dục đã hơn 75.000 tỷ đồng từ đó cho thấy Đảng và nhà nước ta rất
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực về mức đầu tư cho giáo
dục - đào tạo trong GDP, Việt Nam đã vượt qua một số quốc gia như Inđônêxia,
Ấn Độ, Pakixtan, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn Thái Lan, Malaixia.
Trong "Báo cáo Giám sát Toàn cầu giáo dục cho mọi người" năm 2008 do

UNESCO công bố ngày 3/11/2009, Việt Nam được xếp hạng 79/129 nước. Chỉ
số giáo dục cho tất cả (EDI) được UNESCO hình thành từ những chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học
- Tỷ lệ biết chữ ở người lớn (từ 15 tuổi trở lên)
- Mức độ cân bằng về giới trong giáo dục
- Chất lượng giáo dục


14
Tỷ lệ biết chữ ở người lớn của Việt Nam là 90,3%, cao hơn tỷ lệ trung
bình của thế giới (81,7%) và các nước đang phát triển (76,4%). Tỷ lệ này của
Trung Quốc là 90%; của Thái Lan và Philippin đều 93,6% [4, tr.19].
Như đã trình bày ở trên, NNL chất lượng cao khơng phải tự nhiên mà
có được, phải thơng qua q trình giáo dục đào tạo lâu dài và phù hợp với yêu
cầu của tiến bộ xã hội. Giáo dục là nhân tố cơ bản để hình thành, phát triển ở
mỗi con người nhân cách, sức lao động, tạo ra cho con người sự phát triển hài
hoà cả thể lực - trí lực - tâm lực. Trong bản tổng kết của uỷ ban giáo dục đi
vào thế kỷ XXI của UNESCO năm 1995, đã cho rằng “ Giáo dục là của cải
nội sinh”. Kết quả của giáo dục đối với mỗi người là nội lực của người ấy và
hơn nữa, nội lực ấy phải có khả năng tạo ra của cải vật chất, tạo ra phúc lợi
cho toàn xã hội. Trong báo cáo đã đưa ra bốn nguyên lý của giáo dục, còn
được gọi là 4 trụ cột của nền giáo dục: học để biết (Learning to know); học để
làm (learning to do); học để chung sống với mọi người (learning to live
together); và học để tồn tại (learning to be).
Trong giai đoạn hiện nay, khi trí thức trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, thì chất lượng NNL trở thành nguồn tài nguyên quan trọng hơn mọi tài
nguyên khác, muốn phát triển và sử dụng nó một cách hiệu quả khơng có con
đường nào khác là học tập. Theo Lênin:
Việc điện khí hố khơng thể do những người mù chữ thực hiện,
mà chỉ biết chữ không thôi cũng khơng đủ…Họ phải hiểu rằng điều

đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu
họ khơng có nền học vấn đó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một
nguyện vọng mà thôi [24, tr.364-365].
Đối với nước ta, để thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020, thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn tiếp cận kinh tế tri thức
đưa đất nước đuổi kịp các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi phải cải
cách giáo dục, đào tạo một cách mạnh mẽ đang là một yêu cầu cấp bách như


15
văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII của Đảng
đã khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững” [16, tr.108-109]. Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phương tiện
để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy khơng có
sức mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”.
Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010 đã khẳng định: "Ưu tiên
nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - cơng
nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành
nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế...”[43, tr.10].
1.1.2.3. Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
Tốc độ và quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng
của nguồn nhân lực. Một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ tăng trưởng
và phát triển kinh tế là quy mô dân số đông, tốc độ dân số gia tăng lớn. Dân số
gia tăng làm tăng nhân khẩu ăn theo trên một lao động, làm chậm tốc độ tăng
GDP/người, gây sức ép về nhu cầu việc làm và các vấn đề xã hội khác. Theo
số liệu của Tổ chức dân số Liên Hiệp quốc thì khi dân số tăng 1%, muốn đảm
bảo công ăn việc làm, thu nhập như trước phải gia tăng 3% GDP.

Ở nước ta thời kỳ 1996-2000 mức tăng dân số bình quân 1,5%/năm mà
mức tăng GDP bình qn là 6,9%/năm (trội hơn mức cần có là 3,35%/năm).
Thời kỳ 2001-2005 mức tăng dân số là 1,2%/năm mà mức tăng GDP là
7,5%/năm (trội hơn 3,9%/năm).
Việc làm đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết hiện nay. Để nâng
cao chất lượng NNL đồng thời để giảm bớt bất hợp lý trong quan hệ CungCầu NNL, chính sách dân số hợp lý là cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến NNL.
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2001


16
- 2005 nước ta đã tạo việc làm cho khoảng 7,54 triệu người, tăng 23,6% so với
giai đoạn 1996 - 2000, bình quân hàng năm là 1,5 triệu người được tạo việc
làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, NNL nước ta cịn bị lãng phí, bởi tính
đến 1/7/2004 có tới 5,6% lao động thành thị và 20,66% lao động nơng thơn
thất nghiệp hồn tồn, tương đương với 9 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn
[44, tr.20]. Trong số này có khơng ít lao động trẻ, có sức khoẻ và khơng ít lao
động đã qua đào tạo. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa có việc làm hoặc làm
khơng đúng nghề cịn lớn, lãng phí rất nhiều chi phí đào tạo; cơ cấu lao động
cịn mất cân đối nghiêm trọng. Như vậy nguồn lao động lớn chưa được sử
dụng, hoặc sử dụng chưa có hiệu quả đang trở thành vấn đề xã hội lớn. Cũng
theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2010 dân số nước ta sẽ
đạt tới 88 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động đạt 59,3 triệu
người (chiếm 67,4%) với mức tăng bình quân 1,5 triệu người/năm, thành thị
tăng 460 nghìn người/năm và nơng thơn tăng hơn 1 triệu người/năm [5, tr.9].
Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao
như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết, trong khi đó chất
lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn kỹ
thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý.
Trong khi đó, thị trường sức lao động chưa phát triển, chất lượng giáo

dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên
quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao
động, hay nói đúng hơn là phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp
ứng được nhu cầu CNH, HĐH đất nước.
Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất
xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát
triển ổn định. Vì vậy, Đại hội X của Đảng đã đề ra kế hoạch đến năm 2010,
tốc độ tăng dân số khoảng 1,14%, trong 5 năm tạo việc làm cho trên 8 triệu


17
người, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5% [18, tr.189]. Ngoài đảm bảo tốc độ
tăng cần đặc biệt chú trọng tới vấn đề chất lượng dân số, vì chất lượng dân số
chính là chất lượng nguồn nhân lực.
1.1.2.4. Truyền thống dân tộc và sự phát triển của nền văn hố
Văn hố là tổng thể những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong
tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người và cộng đồng, đó là yếu tố tinh thần
trong chất lượng NNL.
Mỗi dân tộc, quốc gia có nền văn hố riêng, mang bản sắc riêng và có giá
trị độc đáo riêng. CNH, HĐH là quá trình biến đổi cách mạng về mọi mặt của
đời sống con người và cộng đồng. CNH, HĐH thực hiện được phải trong một
mơi trường văn hố phù hợp. Ở nước ta truyền thống dân tộc và văn hoá Việt
Nam là “Tài sản kế thừa của các thế hệ người Việt Nam hơm nay và mai sau”.
Văn hố và truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng để hình thành và
phát triển NNL đất nước. Coi trọng và gìn giữ bản sắc dân tộc gắn với sự phát
triển văn minh của nhân loại đó chính là mơi trường văn hố lành mạnh cho
CNH, HĐH ở nước ta.
Mơi trường văn hố là cơ sở phát triển con người, việc tạo lập mơi
trường văn hố phù hợp với u cầu CNH là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả,
thời gian và định hướng đúng đắn sự hình thành và phát triển NNL ở nước ta.

Truyền thống lịch sử và nền văn hoá của một quốc gia cũng bồi đắp và kết
tinh trong mỗi con người và cả cộng động dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý
chí, tác phong của con người trong lao động.
1.1.2.5. Trình độ phát triển y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Sức khoẻ tốt thì chất lượng NNL ở cả hiện tại và tương lai đều có thể
phát triển tăng lên, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi
nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi
làm việc. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm
tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em nhanh chóng trở thành


18
những người khoẻ về thể chất, lành mạnh về tinh thần; giúp trẻ em nhanh chóng
đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thông qua giáo dục ở nhà trường và xã
hội. Nếu như có đầu tư về y tế tốt thì sẽ đảm bảo sức khoẻ cho nguồn nhân lực.
So với nền kinh tế có cùng mức phát triển thì tuổi thọ người Việt Nam cao hơn
11 năm. Đầu tư hàng năm cho chăm sóc sức khoẻ người dân của ta chỉ khoảng 6
USD/người/năm, mới bằng 1/10 của Thái Lan nhưng nhiều chỉ số về sức khoẻ
của ta vẫn cao hơn. Tuy nhiên, mức đầu tư như vậy cịn thấp. Ngồi những yếu
tố về giáo dục và y tế thì chất lượng nguồn nhân lực cịn bị tác động bởi nhiều
yếu tố khách quan: Tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người liên
quan đến mơi trường pháp luật, thể chế và các chính sách, cơ chế giải phóng sức
lao động, tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo
của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.1.2.6. Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mơ tác động đến nguồn
nhân lực
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động trực tiếp đến NNL gồm:
Chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động,
chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... Bằng hệ
thống các chính sách kinh tế - xã hội, nhà nước đã thiết lập được môi trường

pháp lý cho sự hoạt động, phát triển NNL.
Ta biết rằng: Hệ thống các chính sách là sự thể hiện các ý chí, nguyện
vọng của giai cấp lãnh đạo trong điều hành, quản lý xã hội hướng tới mục tiêu
mà chính phủ đã hoạch định. Hiệu quả của hệ thống các chính sách được thực
hiện và đo lường ở hoạt động kinh tế - xã hội, ở sự phát triển của mỗi người
và NNL. Các chính sách của Trung ương, địa phương đã có những tác động
đến nguồn nhân lực như chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, hỗ trợ về y tế,
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, những chính sách của địa phương đối với lao
động và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Vậy chính sách kinh tế - xã hội là
nhân tố tác động tích cực hoặc kìm hãm sự phát triển của NNL.


19
1.1.2.7. Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển nguồn nhân lực
Trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển nguồn nhân lực, như việc xây dựng hệ thống trường, lớp có
ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo. Hệ thống thông
tin, liên lạc, hệ thống phát thanh truyền hình… đó là những cơng cụ quan
trọng đem lại nhận thức cho con người nói chung và người lao động nói riêng
những hiểu biết qua trọng về thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước
cũng như thế giới. Ở đâu hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang
đủ điều kiện cần thiết cho học tập nghiên cứu thì ở đó chất lượng giáo dục
được đảm bảo, ở đâu hệ thống thông tin, liên lạc, hệ thống phát thanh
truyền hình phát triển thì ở đó trình độ dân trí được nâng lên. Ngồi ra trình
độ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cũng còn ảnh hưởng trực tiếp đến
phát triển kinh tế, như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, chợ, điện … ở nơi hệ
thống điện, giao thông, thuỷ lợi, chợ, … kém phát triển sẽ gây cản trở kinh
tế phát triển, khi kinh tế chậm phát triển sẽ khơng có tích luỹ để đầu tư cho
giáo dục cũng như đầu tư chăm sóc sức khoẻ cho con người do đó nó có

ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Thực tế đã chứng minh ở
những thành phố lớn, ở các nước có hệ thống hết cấu hạ tầng phát triển thì
có nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngược lại những vùng khó khăn, vùng
núi, vùng sâu, vùng xa hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển thì nguồn
nhân lực chất lượng thấp.
Có thể nói sự hình thành, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Hà Giang
cũng chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố như những nhân tố tác động đến NNL của
đất nước, song 7 nhân tố trên có tác động chủ yếu. Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực cũng chính là thực hiện phát huy tổng hợp các nhân tố, và từng mặt
tích cực của mỗi nhân tố để xây dựng và phát triển NNL đáp ứng cho yêu cầu
nhân lực trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.


20
1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
- Nguồn nhân lực là tiền đề quyết định cho sự thành cơng của q trình
phát triển kinh tế - xã hội
Đối với NNL, quá trình phát triển KT - XH sẽ thúc đẩy sự phát triển, sự
thay đổi về nhiều mặt. Chẳng hạn, nó làm thay đổi cơ cấu NNL, làm chuyển
biến từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn; cơ cấu các khu vực
lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi
ngành, cơ cấu NNL ở từng vùng, từng địa phương cho đến cơ cấu NNL trong
nội bộ từng doanh nghiệp. Kinh tế - xã hội phát triển là một yếu tố tác động
rất mạnh đến NNL và phát triển NNL.
Ngược lại NNL có chất lượng sẽ tạo ra những tiền đề và điều kiện quyết
định cho sự phát triển KT - XH nhất là đối với Việt Nam hiện nay, bước vào
giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình
độ phát triển KT - XH cịn thấp, do đó u cầu nâng cao chất lượng NNL,
nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và phát triển bền vững. Bởi vì: Việt Nam đang trong quá trình

hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu này là ngày
càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hố dịch vụ. Muốn thế,
phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả. Chất lượng và
giá cả hàng hoá lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt: đó là trình độ cơng
nghệ của sản xuất và trình độ chun mơn, kỹ thuật của nguồn nhân lực. Hơn
nữa, quá trình hội nhập kinh tế thế giới là quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt
Nam và các nước trên thế giới về hàng hoá dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới,
NNL… theo hai chiều ra và vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ
mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ
năng quản lý…Những diễn biến này tác động trực tiếp vào NNL và phát triển
NNL chất lượng cao của Việt Nam.


21
Do vậy, phát triển NNL ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành
cơng của q trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần
thiết để phát triển NNL nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của
công cuộc đổi mới, của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều kiện đảm bảo thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xi
Trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về NNL chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn
nhân lực chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu của thực tế. Đến năm 2005,
lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay mới chỉ đạt 24,8% chỉ tăng 2,2%
so với năm trước (chưa đạt mục tiêu do đại hội IX của Đảng đề ra là 30%).
Trong khi dư thừa rất lớn lao động phổ thơng, thì lại thiếu hụt nghiêm
trọng lao động có trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công
nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Đây là tình trạng đáng báo
động, khơng phù hợp với quy luật tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có

trình độ chun mơn kỹ thuật bao giờ cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để
đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc.
Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp, chủ yếu vẫn là nước
nông nghiệp, nên ngay cả NNL được gọi là chất lượng cao vẫn cịn mang nặng
thói quen và tập qn của người tiểu nơng, thiếu năng động, tính tổ chức kỷ
luật trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại cịn yếu, thích tự do, tác phong
cơng nghiệp, trình độ văn hố cịn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
còn khoảng cách khá xa so với một số nước Đông Á. Cụ thể, ta đang ở mức
gần tương đương với Indonesia, nhưng thua hầu hết các nước và lãnh thổ khác
như Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Hồng
Kơng, Thái Lan, Philippin... Từ đó dẫn đến một loạt các yếu kém khác như


22
trình độ vận dụng khoa học kỹ thuật kém, năng suất lao động thấp, giá thành
sản phẩm cao và đương nhiên dẫn đến sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
cịn ở vị trí rất thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã không được cải thiện
hơn mà cịn suy giảm. Theo xếp hạng cạnh tranh tồn cầu 2008 của WEF, Việt
Nam đứng thứ 70 trong số 134 quốc gia được xếp hạng. Năm 2006 Việt Nam
đứng hạng 64. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Singapore chiếm vị trí đầu
bảng. Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia [49].
Với mục tiêu phát triển đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một
nước cơng nghiệp, có cơ cấu công, nông và dịch vụ trong GDP chiếm khoảng
85-90%, nơng nghiệp chỉ cịn 10-15% thì nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao theo dự báo như sau:
Bảng 1.2: Dự báo nhu cầu đào tạo
Năm

Tỷ lệ lao động được đào
tạo(%)


Tỷ lệ lao động được đào
tạo nghề(%)

2000

20

13,4

2005

30

18-19

2010

40

26,6

2020

60

44

Nguồn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước, Nguyễn Đình Luận, Tạp chí Nơng nghiệp và phát triển

nông thôn, tháng 7/2005.
Như vậy, vấn đề cơ bản, có tính chất chiến lược trong phát triển NNL
chất lượng cao là phải tăng nhanh về số lượng để nâng cao tỷ lệ lao động
được đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp
lý giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo
nghề, đồng thời nâng cao chất lượng NNL với tiêu chuẩn về trình độ
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu


23
cầu kinh tế tri thức ở Việt Nam, có như thế mới rút ngắn được khoảng cách
tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới, góp phần tăng trưởng
nhanh và bền vững.
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phép thực hiện những bước
nhẩy vọt, từng bước phát triển kinh tế tri thức
Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy: trong tiến
trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của
nguồn nhân lực, thì ln giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định như Nhật
Bản, Singapore, Phần Lan, Ireland... là những nước nghèo tài nguyên nhất,
nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu.
Khơng ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đơng, nhưng chưa có quốc
gia nào ở đó vượt lên để gia nhập nhóm “các nước phát triển” mà mãi vẫn
dừng lại ở “các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu
Phi. Nhưng hầu hết các quốc gia đó vẫn đang ở mức "kém phát triển”.
Nhà báo Thomas Friedman của tờ báo New York Times đã đưa ra khái
niệm dùng trọng lượng của sản phẩm để so sánh trình độ quốc gia. Hãy xem
ví dụ: để thu được 500USD, người ta có thể làm gì?
Để thu được 500USD? Tập đồn than và khống sản Việt Nam bán 5
tấn than đá, Nơng dân ở đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo, Trung
Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100kg, Hãng Sony bán chiếc tivi

trọng lượng 10 kg, Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1kg, Hãng
Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg, Hãng Microsoft bán một phần
mềm trọng lượng 0 kg. Còn nhiều nữa, những sản phẩm giá trị nhất nhưng trọng
lượng chỉ 0 kg đó là những phát minh sáng chế hay giá trị thương hiệu... Hàm
lượng tri thức càng cao, trọng lượng sản phẩm càng nhẹ [48].


24
Ngày nay tất cả những quốc gia hùng mạnh đều nhờ vào một yếu tố:
trình độ giáo dục, và từ đó là trình độ cơng nghệ. Đó là kỷ ngun của nền
kinh tế tri thức.
Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững
của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là
nguồn của cải vật chất. Do vậy, hình thành và phát triển NNL có chất lượng
cao là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong sự phát triển KT - XH của mỗi
quốc gia, mà còn tạo cơ hội tiếp cận kinh tế tri thức.
Tóm lại: Động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát
triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều
đó lý giải tại sao con người, mà trước hết là NNL chất lượng cao, được coi là
nhân tố năng động nhất, quyết định nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội. Đối
với Việt Nam, chưa bao giờ cơ hội cất cánh lại lớn như ngày nay. Vào WTO,
đường băng đã sẵn sàng. Bay nhanh bao nhiêu, bay cao bao nhiêu thuộc về
cánh bay nào và nhiên liệu nào. Cánh bay của chúng ta là nguồn nhân lực chất
lượng cao. Và nhiên liệu chính là tri thức.
1.2. NỘI DUNG XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI

1.2.1. Những yêu cầu mới về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
- xã hội
- Về thể lực

Nói đến thể lực là nói đến tình trạng sức khoẻ của NNL, sức khoẻ là
sự phát triển hài hoà của con người về cả thể chất lẫn tinh thần. Đó là sức
khoẻ cơ thể và sức khỏe tinh thần. Tổ chức y tế thế giới (WHO), cơ quan
của Liên Hợp Quốc, đặt tiêu chuẩn và cung cấp chương trình kiểm sốt
bệnh tật đã định nghĩa sức khoẻ là: "tình trạng hồn tồn thoải mái cả về
thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội chứ khơng phải đơn giản là tình
trạng khơng có bệnh hay ốm yếu". Quan niệm về thể lực tức là nói đến


25
năng lực thể chất của NNL, đó là một trong hai mặt của chất lượng NNL là
năng lực tinh thần và năng lực thể chất của NNL, trong đó năng lực thể chất
chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Nếu con người có thể lực tốt thì mới phát
huy được lợi thế của sức mạnh trí tuệ trong phát triển KT - XH và ngược
lại. Sức khoẻ là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là
phương tiện để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức
thành sức mạnh vật chất phát triển KT - XH. Do đó, sức khoẻ là yếu tố
quan trọng của NNL, nó trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong việc phát
triển NNL chất lượng cao. Tình trạng sức khoẻ được phản ánh bằng một
hệ thống các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ như: Chiều cao, cân nặng, tuổi
thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các
điều kiện về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Cho nên thể lực của NNL được
hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ ni dưỡng, chế độ chăm sóc
sức khoẻ …Vì thế, thể chất của NNL phụ thuộc vào trình độ phát triển KT
- XH, phân phối thu nhập, cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài
của mỗi quốc gia, nếu các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, dinh dưỡng
không được giải quyết tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn
nhân lực cả về thể lực lẫn trí tuệ; Tình trạng thể lực chung của người Việt
Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, tầm vóc và thể lực người Việt
Nam hiện còn nhiều hạn chế. Thống kê trong vòng 25 năm, từ năm 1975 2001, cho thấy: Sau 25 năm chiều cao trung bình của người Việt Nam đã

tăng 6,14 cm ở nam và 4,88 cm ở nữ. Tuy vậy, so với mức tăng trưởng
chiều cao của thanh niên ở một số nước trong cùng khu vực như
Singapore, Thái Lan... thì chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn còn ở
mức thấp. Mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 tỉ lệ trẻ em Việt Nam dưới 5
tuổi bị suy dinh dưỡng sẽ giảm còn 15% và chiều cao trung bình của thanh
niên phải đạt tới 1,65 m. Chiều cao trung bình hiện nay của thanh niên
Việt Nam là 1.57m [50]. Vì vậy, để có NNL chất lượng cao không thể
không đề cập đến phát triển y tế, chăm lo sức khoẻ cho người lao động.


×