1
Mở đầu
1. Tớnh cp thit ca ti
Gii quyt vic làm là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động
lớn như Việt Nam. Vì vậy, trong “Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt
Nam giai đoạn 2001 - 2010” đã được thơng qua tại Đại hội đại biểu Tồn
quốc lần thứ IX của Đảng, nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để
phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã
hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: Phát triển thị trường lao
động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy
tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm.
Trên địa bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội những năm vừa qua,
cùng với quá trình phát triển chung của cả nước và thành phố, kinh tế của
huyện Ứng Hòa đang từng bước phát triển, việc làm cho người lao động bước
đầu đã được giải quyết. Tuy nhiên, đối với khu vực nơng thơn của huyện, thì
đây vẫn còn là một vấn đề nan giải, đặc biệt là sau Nghị quyết số 15 của Quốc
hội về việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đơ, số lượng lao động nông
thôn lớn hơn rất nhiều lần do đó vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội càng trở thành một vấn đề
bức thiết cần được giải quyết.
Ứng Hịa là một huyện thuần nơng nằm ở phía Nam của thành phố. Ứng
Hịa là một huyện có mật độ dân số cao 1.069 người/km2, lao động trong độ
tuổi chiếm 73,9% dân số của huyện, lao động nông thơn chiếm 93%, lao động
có việc làm thường xun chiếm 83,17%, thu nhập bình qn đầu người cịn
thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém, chất lượng lao động còn thấp, đa số là lao
động phổ thông, 16,23% lao động thiếu và chưa có việc làm. Thêm vào đó tỷ
2
lệ tăng dân số ở huyện còn khá cao 1,42% trong khi đất nơng nghiệp có hạn,
diện tích canh tác bình quân đầu người càng giảm do tác động của q trình
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh, ngành nghề, dịch vụ phát triển đã và đang
là nguyên nhân làm nảy sinh những mẫu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu lao
động, tạo nên bức xúc ngày càng lớn về việc làm ở huyện ứng Hịa hiện nay.
Vì vậy, học viên đã chọn đề tài " Việc làm cho lao động nơng thơn trên địa
bàn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, hy vọng, góp phần tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa
giải quyết việc làm cho người lao động nơng thơn trên địa bàn huyện ứng
Hịa, thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn Việt Nam cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học, nhiều tác giả có
bài viết xung quanh vấn đề này, theo những hướng khác nhau, chẳng hạn như:
- Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà
Tĩnh, luận án Tiến sĩ kinh tế của Thái Ngọc Tịnh, Trường Đại học Nghiệp I
Hà Nội. Trong luận án tác giả đã đề cập một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
về giải quyết việc làm, thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh,
đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ở Hà Tĩnh.
- Các giải pháp tài chính đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam
của tác giả Nguyễn Văn Dần, Hà Nội, 2000. Tác giả đã nghiên cứu về vấn đề
việc làm, thất nghiệp và vai trị của tài chính đối với việc giải quyết việc làm của
đất nước. Thực trạng và định hướng sử dụng các cơng cụ tài chính để giải quyết
việc làm ở Việt Nam và kinh nghiệm về giải quyết việc làm của một số nước.
- Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giả
Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, Nxb Sự Thật ,1991. Các tác giả nghiên
cứu về vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội;
3
hiện trạng lao động và việc làm, phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao
động và giải quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam.
- Vấn đề việc làm ở Việt Nam của Phạm Hồng Tiến, tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số 260-1/2000.
- Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở
Việt Nam. GS, TS Đỗ Thế Tùng, tạp chí Lao dộng và cơng đồn số 6/2002.
- Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn,
Đặng Đình Hải - Nguyễn Ngọc Thụy, tạp chí Lao động và xã hội, số 259
tháng 3/2005.
- Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội hiện nay, Luận án
Phó Tiến sĩ của tác giả Trần Văn Tuấn, nghiên cứu về lý luận và chính sách
giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường; thực trạng
nguồn lao động, tình hình và kinh nghiệm bước đầu về giải quyết.
Các cơng trình khoa học nói trên chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết
việc làm cho lao động nói chung, cho lao động nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên
chưa có cơng trình nào đề cập và phân tích một cách có hệ thống vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội. Do vậy, đề tài luận văn mà học viên lựa chọn để nghiên cứu là
cần thiết, mặc dù có tiếp thu những thành tựu khoa học có liên quan, nhưng
có tính độc lập, khơng lặp lại các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1.Mục đích
Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làm, giải
quyết việc làm, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết
việc làm cho lao động nơng thơn ở huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội thời
gian qua, Để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có
hiệu quả việc làm cho lao động nơng thơn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội.
4
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số
vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, giải
quyết việc làm, để làm căn cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng việc làm
và giải quyết cho lao động nông thơn ở huyện Ứng Hịa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nơng thơn trên địa bàn huyện ỨNg Hịa, thành phố Hà Nội, từ đó rút ra
những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông thơn huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, giai đoạn từ
2005 đến nay, để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
việc làm cho lao động nơng thơn ở huyện Ứng Hịa, thành phố Hà Nội đến
năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề
giải quyết việc làm. Đồng thời, luận văn cũng có kế thừa và sử dụng có chọn
lọc một số đề xuất và số liệu thống kê trong các cơng trình nghiên cứu, dự án
giải quyết việc làm của các tác giả trong nước về vấn đề này.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học của kinh
tế chính trị, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết
hợp với các phương pháp lôgic, lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, để
nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hố một số vấn đề lý luận chung về việc làm và
giải quyết việc làm.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Ứng Hòa từ 2005 đến 2010.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chu yếu nhằm giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội đến 2015.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc
làm cho người lao động ở nông thôn.
Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao
động nông thơn trên địa bàn huyện Ứng Hịa, Hà Nội.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc
làm cho người lao động nông thôn ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội đến 2015.
6
Chơng 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết
việc làm cho NGI LAO động ở n«ng th«n
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm
* Về khái niệm về việc làm.
Để có thể ra được một chính sách giải quyết việc làm đúng đắn, trước
hết phải làm rõ khái niệm về việc làm.
Thật ra, khái niệm việc làm không phải là vấn đề mới, nhiều nhà kinh
tế đã nêu lên quan điểm của họ về khái niệm việc làm. Tuy nhiên, hiểu thế
nào là việc làm, điều này đang có sự khác nhau.
Việc làm đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) quan tâm ngay từ khi
nó được thành lập vào năm 1919. Hội nghị đầu tiên của tổ chức này đã thông
qua công ước về thất nghiệp yêu cầu các quốc gia hội viên phải báo cáo những
biện pháp thi hành chế độ chống thất nghiệp. Hội nghị của ILO năm 1944 đã tán
thành tuyên bố Phi - la - đen - phia kêu gọi đảm bảo việc làm đầy đủ và nâng
cao tiêu chuẩn sinh hoạt mà mục tiêu của nó đến nay vẫn còn giá trị.
Theo ILO, việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng
tiền hoặc bằng hiện vật.
Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân
chia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: Việc làm là một phạm
trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và vật liệu sản xuất, hoặc
những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
Ở Việt Nam, trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội chấp nhận,
trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực
Nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó, Nhà nước bố trí việc làm cho
7
người lao động. Do đó, trong xã hội khơng thừa nhận có hiện tượng thất
nghiệp, thiếu việc làm, lao động dôi dư, việc làm không đầy đủ. Ngày nay,
người lao động có quyền làm việc cho bất cứ người sử dụng lao động nào mà
pháp luật không ngăn cấm.
Điều 13 chương II Bộ luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quan niệm rằng: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không
bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm" [38, tr.3-4]. Chúng
tôi cho rằng đây là một khái niệm phù hợp, bởi vì, theo quan điểm này, việc
làm là các hoạt động lao động được thể hiện ở các dạng sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc hiện vật cho
cơng việc đó.
- Làm các cơng việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm sản xuất
nơng nghiệp trên đất do chính thành viên sở hữu, quản lý hoặc có quyền sử
dụng, hoặc các hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp do chính thành viên đó
làm chủ tồn bộ hay một phần.
- Làm các cơng việc cho hộ gia đình nhưng khơng được trả thù lao dưới
hình thức tiền cơng, tiền lương cho cơng việc đó, bao gồm sản xuất nông
nghiệp trên đất do chủ hộ hoặc thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hay có
quyền sử dụng, hoặc hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp do chủ hộ hoặc một
thành viên trong chủ hộ làm chủ hoặc quản lý.
Như vậy, theo chúng tơi, có thể hiểu việc làm của người lao động ở nông
thôn là: những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, của một bộ phận lực lượng lao động sinh
sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm.
* Phân loại việc làm.
Phân loại chính xác việc làm sẽ cho chúng ta một cách nhìn nhận trung
thực hơn về mức độ sử dụng lao động xã hội và cho phép xác định được quy
mô việc làm cần phải tạo thêm cho người lao động.
8
Việc làm chính: Là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời
gian nhất cho cơng việc đó.
Việc làm phụ: Là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời
gian nhất sau việc làm chính.
Việc làm đầy đủ: Việc làm đầy đủ căn cứ trên 2 khía cạnh chủ yếu là
mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm
đầy đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ thời gian lao động
hiện nay ở Việt Nam là 8 giờ/ngày). Mặt khác, việc làm đó phải mang lại thu
nhập không thấp hơn tiền lương tối thiểu.
* Thiếu việc làm.
Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số
giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu
cầu làm thêm.
ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm
hữu tình (dạng nhìn thấy được) cịn dạng người thiếu việc làm vơ hình rất khó
xác định. Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm năm 2000
của Bộ lao động - Thương binh Xã hội "người thiếu việc làm là những người
có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc
nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu cầu làm việc.
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm có mức thu
nhập dưới mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.
Vì vậy, để thống nhất khái người thiếu việc làm nên dựa vào khái niệm
của ILO đưa ra và cũng chỉ xác định người thiếu việc làm ở dạng nhìn thấy
được, cịn các trường hợp khác dựa vào nhóm người có việc làm khơng ổn
định, Từ khái niệm người thiếu việc làm do ILO và các nhà nghiên cứu của
Việt Nam đưa ra. Chúng tôi nêu ra khái niệm người thiếu việc làm được hiểu
như sau: Người thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động đang có việc
làm ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và mang lại thu nhập
thấp hơn mức lương tối thiểu.
9
Theo ILO khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới dạng vơ hình
và hữu tình.
Thiếu việc làm vơ hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời
gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp,
nguyên nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao
động thấp không sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động tồi,
tổ chức lao động kém.
Thước đo khái niệm thiếu việc làm vơ hình là mức thu nhập thấp hơn
mức lương tối thiểu.
Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao
động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ khơng đủ việc làm đang tìm
kiếm thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc.
Tình trạng thiếu việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng
thời gian lao động như sau:
Số giờ làm việc thực tế
Số giờ quy định
Nguyên nhân thiếu việc làm.
K=
x 100% (tính theo ngày, tháng,
năm)
Thiếu việc làm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu tập trung
vào các nguyên nhân sau:
Do nền kinh tế chậm phát triển. Diện tích đất nơng nghiệp theo đầu
người thấp và lại giảm dần.
Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗ làm việc
mới tạo ra q ít.
Trình độ chun mơn kỹ thuật, tay nghề của người lao động cịn thấp kém.
Yếu tố khí hậu, thời tiết, địa hình khơng mấy thuận lợi.
Do tính chất thời vụ trong nơng nghiệp.
Chính sách đầu tư chưa hợp lý.
Sản phẩm tiêu thụ còn nhiều ách tắc.
10
* Thất nghiệp.
Theo định nghĩa của Aigred sanvy. Người thất nghiệp là người khoẻ
mạnh, muốn lao động để kiếm sống nhưng khơng tìm được việc làm.
Theo quan điểm khác: Một người được coi là thất nghiệp, nếu người đó
khơng có việc làm và đang cố gắng tìm việc làm nhưng khơng tìm được trên
thị trường.
Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tượng gồm những
phần mất thu nhập, do khơng có khả năng tìm được việc làm trong khi họ cịn
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc và đăng ký ở cơ
quan môi giới về lao động nhưng chưa được giải quyết.
Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao
động hay dân số hoạt động kinh tế.
Theo quan điểm của chúng tôi một người được coi là thất nghiệp phải
có 3 tiêu chuẩn.
+ Đang mong muốn và tìm việc làm
+ Có khả năng làm việc
+ Hiện đang chưa có việc làm.
Với cách hiểu như thế, khơng phải bất cứ ai có sức lao động nhưng
chưa làm việc đều được coi là thất nghiệp. Do đó một tiêu thức quan trọng để
xem xét một người được coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có
muốn đi làm hay không. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề
nghiệp song khơng có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào nguồn dự
trữ như kế thừa, bố mẹ nuôi, nguồn tài trợ…
* Phân loại thất nghiệp
Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:
Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất định số
lao động ở trong tình trạng khơng có việc làm.
11
Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển
không ngừng của người lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc
giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân dối
giữa cầu - cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
Thất nghiệp do thời vụ: Xuất hiện như là kết quả của những biến động
thời vụ trong các cơ hội lao động.
Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng
sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh,
tổng giá trị sản xuất giảm dần hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cân đối
với các đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những
chính sách nhằm khuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quả tích cực.
Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chia thành:
Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền cơng nào đó
người lao động khơng muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh
con) thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.
Thất nghiệp không tự nguyện; Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền cơng
nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế
suy thối, cung lớn hơn cầu về lao động.
Ngồi thất nghiệp hữu hình bao gồm thất nghiệp tự nguyện và khơng tự
nguyện cịn tồn tại dạng thất nghiệp trá hình.
Thất nghiệp trá hình: Là hiện tượng xuất hiện khi người lao động sử
dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc.
Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của ngành nào đó thấp. Thất
nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng khơng hết thời gian lao động.
Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành.
Thất nghiệp chia theo giới tính: Là loại hình thất nghiệp của lao động
nam (hoặc lao động nữ).
12
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào
đó trong tổng số lực lượng lao động.
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra
thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi)….
Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại hình thất nghiệp xảy ra ở
một ngành nghề nào đó.
Ngồi các loại thất nghiệp nêu trên người ta có thể chia thất nghiệp
theo dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái… Nừu xét theo lý do thất nghiệp
người ta có thể phân ra: do mất việc, bỏ việc, mới vào, mới quay lại…
* Nguyên nhân của thất nghiệp.
Về nguyên tắc, thất nghiệp xảy ra khi số chỗ làm việc trống ít hơn số
người đi làm việc hoặc số chỗ làm việc trống địi hỏi trình độ chun mơn và
kỹ năng nghề nghiệp mà người tìm việc khơng đáp ứng được. Có thể nói
rằng: Khơng có một ngun nhân duy nhất dẫn đến thất nghiệp, mà thất
nghiệp là kết quả của nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau. Có thể lý giải về
nguồn gốc thất nghiệp như sau;
Tiền lương, tiền công quá cao so với mức năng suất lao động (máy
móc, thiết bị)
Nền kinh tế vĩ mơ nằm trong tình trạng khủng hoảng suy thối. Các chế độ
bào hiểm xã hội (bảo hiểm thất nghiệp) quá cao so với tiền lương, tiền công.
Người lao động tự nguyện nghỉ việc để hy vọng tìm được cơng việc tốt hơn.
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tay nghề của người lao động không
phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động.
Cầu lao động quá thừa thải so với cung lao động, trong đó có sự tác
động của yếu tố dân số, do dân số tăng nhanh, lực lượng lao động tăng, nền
kinh tế chưa đủ sức tạo chỗ làm cho người lao động.
* Khái niệm về giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nội dung cơ
bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được toàn thế giới cam kết trong
13
tun bố về chương trình hành động tồn cầu tại thủ đô Cô - pen - ha - ghen
Đan Mạch vào tháng 3/1995.
Chúng tôi quan niệm rằng, giải quyết việc làm cho người lao động là
tổng thể các quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người
có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập
ngày càng cao.
Như vậy, giải quyết việc làm là để khai thác triệt để tiềm năng của
người lao động, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả.
Chính vì vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với người lao động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ
của mình, trong đó có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi
sống bản thân và gia đình góp phần xây dựng q hương đất nước.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động khu vực nông thôn
1.1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động
khu vực nông thôn
- Tài nguyên đất đai.
Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trị đặc biệt khơng
chỉ đối với nơng nghiệp, mà cịn đối với cơng nghiệp, dịch vụ phi nơng
nghiệp... Nước ta có diện tích hơn 330.000 km 2, đứng thứ 58 trên thế giới;
diện tích bình qn đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong số gần 200 nước
trên thế giới. Hiện cả nước có 8,1 triệu ha đất nơng nghiệp, bình qn 0,68
ha/hộ nơng nghiệp, đặc biệt vùng đồng bằng sơng Hồng bình qn một lao động
nơng nghiệp chỉ có 600 m2. Nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối
đa chỉ 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ
dư thừa tương đối lao động rất lớn, khoảng 10 triệu người [5, tr.25].
Trong q trình đơ thị hóa, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp,
nhất là ở những vùng nông thôn ven đô thị lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục
14
đường giao thơng... Cùng với q trình đơ thị hóa đang diễn ra khá mạnh, lao
động nơng thơn đang có xu hướng tăng lên. Tình hình trên dẫn đến bình quân
diện tích đất canh tác trên một lao động ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp
nhất thế giới và do đó thời gian sử dụng ngày cơng nơng nghiệp rất thấp. Theo
tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động nơng nghiệp làm 210 ngày/năm, cịn lại
làm dưới 200 ngày/năm, trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/năm (mỗi ngày
làm bình qn từ 4-5 giờ). Theo tính tốn, nếu căn cứ vào quỹ đất và làm
thuần nông, lao động nơng thơn dư thừa ít nhất 30%, tương đương 8-9 triệu
người [4, tr.86-87].
Hiện nay, nước ta có khoảng 3 triệu ha đất nơng nghiệp có khả năng
khai thác, 9 triệu ha rừng và đất trống, đồi trọc, 90 vạn ha mặt nước, ao, hồ và
hàng vạn ha đất ven biển. Nếu có chính sách tốt, diện tích này sẽ giải quyết
được việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong các
doanh nghiệp nông-lâm nghiệp hiện cịn nhiều lãng phí. Theo quy hoạch đất
dành cho các nông, lâm trường quốc doanh lên tới 1,2 triệu ha, nhưng trên
thực tế mới sử dụng khoảng 40%, trong khi đó dân lại thiếu đất để canh tác. Vì
vậy, việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới là hướng quan trọng để giải
quyết việc làm cho các vùng nông thôn, trước hết là vùng đồng bằng sông Hồngnơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, khoảng 800 người/ km2 [4, tr.87].
- Máy móc, thiết bị.
CNH, HĐH ở nước ta hiện nay được coi là sự nghiệp của toàn dân, của
mọi thành phần kinh tế. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu:
Đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp.
CNH, HĐH là q trình đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ
cho quá trình sản xuất, nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả
cao bằng phương pháp sản xuất công nghiệp, đồng thời chú trọng,
15
phát triển các ngành cơng nghệ cao. Đó là những công nghệ dựa vào
những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại như công nghệ tin
học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, cơng nghệ gia cơng chính xác
trong chế tạo máy, tự động hóa, năng lượng mới.
Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học
công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con người phát huy khả năng
của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra khơng ít thách thức. Kinh
nghiệm các nước phát triển cho thấy, việc phổ biến các phương tiện
tự động hóa sẽ làm cho những nước có sức lao động rẻ và dư thừa bị
mất dần ưu thế. Xu hướng hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ
thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Như vậy, trong xã
hội hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng
trong q trình tìm kiếm việc làm. Các quốc gia không lường trước
được hiện tượng này của sự phát triển khoa học và công nghệ sẽ dẫn
đến tình trạng mất cân đối trong nguồn nhân lực. Hiện nay, ngay cả
nước Mỹ vẫn còn thừa khoảng 10 triệu chỗ làm việc và hơn 2 triệu
người thất nghiệp tồn phần nhưng khơng thể bố trí được việc làm
vì khơng phù hợp với u cầu kỹ thuật [37, tr.18].
Vì vậy, khi phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn xảy ra xu hướng
gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân không lành nghề. Ngay ở Việt
Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có liên doanh với nước
ngồi, sử dụng cơng nghệ tiên tiến cũng khơng tuyển dụng đủ lao động vì tỷ
lệ lao động được đào tạo còn thấp. Thực tế cho thấy, trang bị máy móc, thiết
bị càng hiện đại thì nguy cơ thất nghiệp càng cao. Do đó, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nói chung là giải pháp cơ bản để hạn chế thất nghiệp. Để thực
hiện được mục tiêu này, trước hết cần có những biện pháp nhằm tăng cường
năng lực thể chế của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc
làm. Thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm quốc gia thơng qua nhiều
16
hoạt động: đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nơng thơn, khuyến khích
phát triển kinh tế tư nhân, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội.
- Dân số và tỷ lệ tăng dân số
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã
hội đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm
trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng
nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao
động. Trong thời kỳ 1976- 1980, tỷ lệ tăng nguồn lao động bình quân hằng
năm là 3,25%, nhưng tỷ lệ tăng việc làm chỉ là 2,8%. Con số tương ứng của
thời kỳ 1981-1985 là 2,87% và 2,67%; còn của thời kỳ 1986-1990 là 3,06%
và 2,54%. Trong giai đoạn 1991- 1996 chúng ta đã giải quyết được trên 6
triệu việc làm. Năm 1997 giải quyết được 1,2 triệu và năm 1998 là 1,4 triệu (4).
[15, tr.42]. Tuy nhiên, trên thực tế, số người bước vào độ tuổi lao động hằng
năm vẫn lớn hơn nhiều so với chỗ làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn.
Ngồi ra, cịn phải kể đến sức ép của số lao động bị mất việc làm do tác động
của khủng hoảng kinh tế, của sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế nước ta.
Các số liệu thống kê và dự báo dân số còn cho thấy, năm 1990 số người trong
độ tuổi lao động mới là 35,7 triệu người, năm 2000 là 46,5 triệu và năm 2015
con số này sẽ lên tới 62 triệu người. So với năm 1990, đến năm 2015 sẽ có
thêm 26 triệu người trong độ tuổi lao động.
- Thị trường hàng hóa sức lao động (gọi tắt là thị trường lao động)
Ở nước ta hiện nay, quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường có
những biểu hiện sau:
Một là, trên phạm vi cả nước, cung lớn hơn cầu về lao động và tình
trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc
làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn cơng
nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá
trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạp và khó khăn. Cung lớn hơn cầu
về lao động cịn do lao động còn tăng với tỷ lệ cao 3,2% - 3,5%/năm, dẫn đến
17
mỗi năm có khoảng 1,1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Số này tham
gia vào thị trường lao động ngày một đông và với khả năng tự giải quyết việc
làm rất khác nhau, nhưng có điểm thường là khơng được đào tạo nghề. Vì
vậy, cơng tác dạy nghề và phổ cập nghề trở thành vấn đề cấp bách và có tính
chiến lược, là khâu then chốt nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của lao
động trên thị trường.
Hai là, lao động nông thôn chiếm hơn 70% lao động của cả nước, nếu
chỉ làm thuần nông, tự cung, tự cấp, thì số lao động thiếu hoặc khơng có việc
làm lên đến 30%. Số này sẽ tự phát di chuyển ra thành phố hoặc khu công
nghiệp tập trung để tìm kiếm việc làm, làm cho cung về lao động trên thị
trường lao động càng lớn.
Ba là, quan hệ cung cầu về lao động cịn dẫn đến tình trạng "thất
nghiệp cơ cấu". Điều này thể hiện ở chỗ: một số ngành tiềm năng cịn lớn, có
khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra được những điều
kiện để biến khả năng thành hiện thực (về vốn, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công
nghệ, thị trường tiêu thụ...) như lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và du lịch... .
Trong khi đang có xu hướng lao động bị đẩy ra ở một số lĩnh vực, thì đồng
thời một số lĩnh vực và hình thức khác lại xuất hiện khả năng thu hút thêm lao
động như kinh tế hộ gia đình, khu vực phi nơng nghiệp, doanh nghiệp nhỏ,
nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích thỏa đáng. Đặc biệt là thiếu một
đội ngũ lao động có trình độ cao để làm việc trong một số lĩnh vực áp dụng
công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi...
- Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống
các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh
tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu
18
việc làm và đời sống của người lao động. Nhận thức, quan niệm và chủ
trương về tạo việc làm trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã có những
thay đổi. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ:
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà
đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao
động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề,thuê mướn nhân
công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố
lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa
bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng
kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn [9, tr.114-115].
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết việc làm đã
tạo điều kiện cho người lao động ở mọi đối tượng có cơ hội phát huy khả
năng của mình vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập như:
Đối với người lao động: họ có cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được
mở rộng. Từ chỗ thụ động, trơng chờ vào sự bố trí cơng việc của Nhà nước,
người lao động đã trở nên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các
thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng các cá
nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc
làm phù hợp với quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường.
Đối với người sử dụng lao động: họ được khuyến khích làm giàu hợp
pháp, do đó đã mạnh dạn đầu tư tạo việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân được thừa
nhận và khuyến khích phát triển, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm.
Đối với Nhà nước: vai trò của Nhà nước trong giải quyết việc làm đã
thay đổi cơ bản. Thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, Nhà nước tập
trung vào việc tạo ra cơ chế, chích sách thơng thống, tạo hành lang pháp luật,
xóa bỏ hàng rào về hành chính và tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi
người được tự do đầu tư phát triển sản xuất
19
1.1.2.2. Tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động
khu vực nông thôn
Giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nơng thơn có tầm
quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn nói chung
và trên phạm vi cả nước nói riêng, thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn chính là đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của người lao động và gia đình họ.
Con người tồn tại phải được tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất
định như: thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại… để có những thứ đó
con người phải sản xuất không ngừng tái sản xuất với quy mô ngày càng mở
rộng. Sự phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con
người làm cho cuộc sống mỗi ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh.
Người lao động với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất
và tinh thần. Như vậy để tồn tại và phát triển con người bằng sức lao động của
mình, là yếu tố của quá trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra
giá trị hàng hoá và dịch vụ.
Người lao động chỉ có thể tồn tại, phát triển và hồn thiện khơng ngừng
thơng qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu có việc làm là nhu cầu để con
người tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan và chính đáng của người lao
động. Mọi người có quyền tự do lựa chọn và học hỏi phù hợp với nhu cầu
việc làm của mình.
Thứ hai, giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thơn
sẽ góp phần quan trọng vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
Lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam chiếm một tỷ lệ khá lớn, do
đó, nếu giải quyết việc làm cho bộ phận lao động này sẽ có tác động rất lớn
tới phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nơng thơn nói riêng và cả nước nói
chung. Giải quyết việc làm cho người lao động nơng thơn chính là tạo điều
kiện để cho họ có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các
20
tiềm năng kinh tế, ở nông thôn. Khi người lao động có việc làm thì một mặt,
thơng qua các hoạt động lao động họ có thể phát huy hết khả năng của mình
vào việc phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của họ
và gia đình, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Mặt khác, đối với
họ khi có thu nhập, họ cịn có điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình cả về vật
chất, tinh thần, điều này khơng những giúp họ có thể giải quyết nhiều vấn đề
trong đời sống, giảm bớt gánh nặng về nghèo đói cho gia đình mà cịn giảm
bớt gánh nặng cho xã hội trong việc xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn có vai trò quan trong
trong việc giảm bớt các tệ nạn xã hội phát sinh.
Giải quyết việc làm cho người lao động góp phần quan trọng vào việc
hạn chế phát sinh các tệ nạn xã hội. Bởi lẽ, giải quyết việc làm cho người lao
động ở nông thôn sẽ giúp cho họ nâng cao vai trị của mình trong q trình
phát triển kinh tế, giảm được tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Khi khơng
có việc làm, người lao động có nhiều thời gian nhàn dỗi, họ không biết sử dụng
thời gian này vào việc gì, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các
tệ nạn xã hội như: trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút... Do đó, giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn sẽ tạo cho họ môi trường được làm việc và giảm thời
gian nhãn dỗi, góp phần giảm các vấn đề tệ nạn xã hội phát sinh.
Giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơn có vai trị to lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn nói chúng và cả nước nói
riêng. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả
năng lao động đều có cơ hội có việc làm phải là trách nhiệm của Nhà nước,
của các doanh nghiệp và của ton xó hi.
1.1.3. Đặc điểm việc làm và giải quyết việc làm cho
lao động ở nông thôn
1.1.3.1. Đặc điểm việc làm ở nông thôn
21
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc làm của người lao động ở
nơng thơn có những đặc điểm sau:
Một là, việc làm của lao động ở nông thôn gắn liến với môi trường,
điều kiện sinh sống và làm việc của người lao động ở nơng thơn.
Chính điều kiện mơi trường đó đã ảnh hưởng đến việc làm của họ,
thậm chí quyết định cả việc làm của họ. Người lao động trong nông thôn
thường làm việc trong những ngành nông, lâm, thủy sản; những loại việc làm
có thể khai thác tài nguyên tự nhiên ở chính nơi họ đang sinh sống. Chẳng
hạn như: người sống ở vùng duyên hải hay làm nghề khai thác, chế biến, nuôi
truồng thủy sản; người sống ở vùng đồng bằng hay làm nghề trồng trọt, chăn
nuôi, thủ công, dịch vụ, người sống ở vùng núi hay làm nghề nghề rừng…
Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và sức lao động
của chính mình.
Thứ hai, việc làm của người lao động ở nông thôn rất phong phú và đa
dạng với hàng trăm ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, có thể phân chúng
thành các loại việc làm thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.
Việc làm thuần nông là những hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và
chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay trồng trọt và chăn nuôi vẫn
là cơng việc chính của nhà nơng ở nước ta. Thế mạnh của lĩnh vực này là lao
động được kế thừa kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta từ ngàn xưa để lại.
Người lao động ở nông thôn lớn lên đã theo cha, mẹ ra đồng làm việc nên họ
thường quan niệm rằng không cần phải qua trường lớp đào tạo. Kiến thức
nghề nơng được tích lũy dần trong quá trình lao động tham gia sản xuất với tư
cách là người lao động phụ của gia đình. Nhưng loại cơng việc này cịn nhiều
hạn chế:
+ Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sản xuất theo mùa vụ, năm này qua
năm khác, lặp đi lặp lại nên người lao động quen làm theo kinh nghiệm, ít cải
tiến, sáng tạo, nên dẫn đến năng suất và hiệu quả không cao, nên làm cho tiến
trình phát triển kinh tế, xã hội ở nơng thôn phát triển chậm chạp.
22
+ Loại cơng việc này có tính chất mùa vụ nên lao động ở nông thôn sẽ
thiếu việc làm trong những lúc nơng nhàn. Mặt khác, cùng với q trình đơ thị
hóa, đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đã làm cho người lao
động nông dân bị mất tư liệu sản xuất; với trình độ học vấn và tay nghề thấp
người nơng dân sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Như vậy, trong
quá trình CNH, HĐH, người lao động làm việc trong lĩnh vực thuần nơng là
những người có nguy cơ thiếu việc làm và bị thất nghiệp cao nhất.
Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn, bao gồm tất cả các
ngành nghề ngồi nơng nghiệp ở nơng thơn. Cùng với sự hình thành và phát
triển của cơ chế thị trường định hướng XHCN các loại ngành nghề ở nông
thôn đã phát triển phong phú, đa dạng về việc làm. Hiện nay đã có nhiều loại
hình cơng việc ngồi nơng nghiệp ra đời và phát triển mạnh; bên cạnh sự phát
triển của các làng nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ, gốm sứ, thêu ren, đồ
thủ công mỹ nghệ…nhiều ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản lại xuất
hiện thêm nghề mới như: sấy nông sản (bảo quản sau thu hoạch), sơ chế và
chế biến các loại cà phê, hạt tiêu, hạt điều, vải quả, các loại rau, quả, thủy sản
và súc sản; hoạt động gia cơng cơ khí phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, nơng
cụ, máy móc nơng nghiệp. Đặc biệt cùng với sự phát triển của kinh tế hàng
hóa, dịch vụ ở nơng thơn đã phát triển tương đối mạnh. Nhiều loại hình
dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị thi nay đã có ở nơng
thơn như: dịch vụ vệ sinh nơng thơn, dịch vụ cung cấp nước sạch, giúp việc
gia đình, bn bán chạy chợ… Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều
loại hình cơng việc làm phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người
lao động ở nông thôn.
Ba là, việc làm của lao động nông thôn thường khơng địi hỏi chun
mơn kỹ thuật cao và có thu nhập thấp.
Người lao động ở nông thôn làm việc thường theo kinh nghiệm truyền
từ đời này qua đời khác, không cần phải qua đào tạo cũng có khả năng làm
23
được, chẳng hạn như công việc làm ruộng, vệ sinh môi trường, làm nghề thủ
công, nghề dịch vụ buôn bán nhỏ… kiến thức của họ được tích lũy dần trong
quá trình lao động, và cơng việc của họ cũng thường đem lại thu nhập thấp,
nên đời sống của người dân cịn bấp bênh. Nhưng hiện nay, tuy cịn gặp nhiều
khó khăn trong việc phát triển ngành nghề ở nông thôn, nhưng so với việc làm
thuần nơng thì sự phát triển gia tăng việc làm phi nông nghiệp hiện nay đang
chiếm ưu thế và là xu thế phát triển. Vì so với lĩnh vực thuần nông, lĩnh vực
phi nông nghiệp ở nơng thơn ít gặp những giới hạn của tự nhiên, mà ngược lại
nó cịn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển của quá trình CNH, HĐH.
Nếu như việc làm thuần nơng ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nơng
nghiệp đang có xu thế phát triển mở rộng do chính sự phát triển của nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa đưa lại. Điều đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sản
xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ và cơ cấu lao động
tiến bộ ở nơng thơn, song cũng địi hỏi người lao động nơng thơn phải tích
cực nâng cao trình độ tay nghề mới có thể đáp ứng được yêu cầu của q trình
CNH, HĐH và phát triển nền nơng nghiệp hng húa.
1.1.3.2. Đặc điểm giải quyết việc làm cho lao
động ë n«ng th«n
Do đặc điểm việc làm của người lao động ở nơng thơn đã cho thấy
trong q trình giải quyết việc việc làm cho người lao động ở nông thôn, nổi
lên một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn thường
chú ý tới các công việc nghề nông và nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của đại đa số dân cư Việt Nam
trải qua hàng ngàn năm lịch sử; nông thôn Việt Nam đã tạo nên những truyền
thống, bản sắc văn hóa quý báu đã làm nên những phẩm chất tốt đẹp của con
người. Đó là tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, lòng yêu nước, trung
thành với Đảng với cách mạng, sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất.
24
Có nhiều loại việc làm diễn ra trong nơng thơn, nó phản ánh tất cả các
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc làm của người lao
động ở nông thôn lại gắn với đặc thù của lực lượng lao động ở nơi đây, với
điều kiện tự nhiên họ sinh sống. Do đó, giải quyết việc làm cho người lao
động ở nông thôn thường là thu hút họ vào các công việc nghè nông, hoặc các
ngành nghề phi nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, theo “ly nông, bất
ly hương”.
Thứ hai, giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn mang tính đa
dạng, đa ngành nghề.
Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, ngồi cơng việc nghề
nơng là những những việc làm phi nông nghiệp. Đây là một lĩnh vực rộng lớn,
đa dạng, đa ngành nghề ở nông thôn. Đặc biệt, trong quá trình CNH, HĐH và
đơ thị hóa diễn ra nhanh, các loại ngành nghề ở nông thôn đã và đang ngày
càng phát triển phong phú, đa dạng và xuất hiện những ngành nghề và dịch vụ
mới phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng quá trình này. Hiện nay,
bên cạnh sự phát triển của các làng nghề truyền thống, nhiều ngành nghề chế
biến nông sản trước đây đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới phục vụ thu
hoạch, bảo quản sau thu hoạch các mặt hàng nông, lâm, thủy. Thêm vào đó,
các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống trước đây chỉ có ở thành thị, nay đã có
ở nơng thơn như: dịch vụ vệ sinh nơng thơn, dịch vụ cung cấp nước sạch, giúp
việc gia đình,… những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình công việc làm
phong phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở nơng thơn. Vì
vậy, hiện nay giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thơn mang tính
đa dạng, đa ngành nghề.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn chưa chú ý
tới các đối tượng có nhu cầu ly hương để kiếm việc làm có thu nhập cao hơn
ở nơi mình đang sinh sống.
25
Thực tế ở nông thôn cho thấy, những việc làm thuần nơng thường có
thu nhập thấp hơn những việc làm phi nông nghiệp, bởi nông nghiệp chịu ảnh
hưởng rất lớn vào thời tiết, rủi ro trong nông nghiệp là điều khơng thể tránh
khỏi, do đó, nhiều người lao động ở nông thôn không muốn làm nông nghiệp,
họ muốn chuyển sang các ngành nghề phi nơng nghiệp để có thu nhập cao
hơn. Nhưng trước sức ép của quá trình CNH, HĐH, đơ thị hóa, đất nơng
nghiệp bị thu hẹp, số lao động bị thu hồi đất khơng cịn đất để làm nơng
nghiệp tăng, thêm vào đó số lao động khơng muốn làm nơng nghiệp vì làm
nơng nghiệp thu nhập thấp, do đó số lượng lao động cần phải chuyển sang
làm các việc phi nông nghiệp tăng. Nhiều người trong số lao động này đã di
cư vào thành phố hoặc sang các địa phương khác để làm các công việc kinh
doanh, dịch vụ để sinh sống, gây sức ép lớn cho các khu đơ thị và các thành
phố lớn, cịn lao động ở lại khu vực nơng thơn làm việc thì đa số là những
người già, phụ nữ.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NƠNG THƠN
1.2.1. Thanh hãa
Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, dân số đông
trên 1.8 triệu người, 80% số dân sống ở nông thôn, cơ cấu lao động trẻ, lực
lượng lao động dồi dào chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh. Tuy có số
lực lượng đơng nhưng chất lượng của nguồn lao động thấp, thể hiện ở chỗ: tỷ
lệ lao động chưa biết chữ và tốt nghiệp tiểu học còn cao, lao động có trình độ
chun mơn kỹ thuật cịn ít. Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi
lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang,
tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất lớn mới sử dụng khoảng 70% quỹ
thời gian làm việc trong năm [24, tr.35].
Để giảm sức ép lao động và việc làm, những năm qua thanh hóa đã tập
trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh