Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 110 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
KTTN, trong đó có doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã được
thừa nhận và được thúc đẩy phát triển rộng khắp trong cả nước. Hiện nay,
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã có bước phát triển đáng
kể cả về bề rộng lẫn bề sâu, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế
và trở thành động lực ngày càng mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Với những kết quả đạt được, doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại đã góp phần giải phóng sức sản xuất, huy động các
nguồn lực để phát triển đất nước, thực hiện CNH, HĐH, nâng cao hiệu quả
SXKD, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ổn định
chính trị - xã hội trong nước.
Bên cạnh những thành công đáng ghi nhận, doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là
quy mơ nhỏ, vốn ít, cơng nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, khả năng
cạnh tranh thấp. Nhiều doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này gặp khó khăn
về cơ chế chính sách, trong việc vay vốn, mở rộng mặt bằng sản xuất, kinh
doanh. Do đó, cần phải tạo điều kiện và giúp đỡ doanh nghiệp tư nhân nói
chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng phát
triển.
Trong những năm qua doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
ở Phú Yên đã được khôi phục và phát triển nhanh chóng, góp phần duy trì tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Hệ
thống chính trị được củng cố, an ninh - quốc phòng được giữ vững.


2
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở
Phú Yên đã huy động, khai thác sử dụng ở mức đáng kể từ các nguồn lực của


xã hội vào sản xuất - kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao
động. Những thành tích phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mai ở Phú Yên đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, đã và đang
chứng tỏ vị trí, vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và
thương mại ở Phú Yên nói riêng.
Tuy nhiên, quá trình phát triển thương mại ở Phú Yên theo hướng hiện
đại đang gặp nhiều cản trở như: thiếu vốn, công nghệ và cơ sở vật chất kỹ
thuật lạc hậu, chất lượng nguồn lao động thấp và khả năng cạnh tranh chưa
cao. Bên cạnh đó, những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng làm
cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại chưa phát huy hết được
những tiềm năng, thế mạnh của mình. Xuất phát từ tình hình đó, tơi lựa chọn
“Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên” làm đề tài
luận văn thạc sĩ là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
2. Tình hình nghiên cứu
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng cho đến nay, đã có nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu về kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân. Đáng kể nhất
trong số đó là:
- “Con đường nào cho kinh tế tư nhân Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế?” của TS. Vũ Thị Bạch Tuyết (Tạp chí Tài chính, số tháng 4 - 2003). Ở đây,
tác giả đã đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Từ đó tác
giả nêu lên một số đề xuất nhằm tháo gỡ những vướng mắc hiện nay cho khu
vực kinh tế tư nhân, như đề xuất đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới từ phía
các cơ quan quản lý của nhà nước và đổi mới từ phía khu vực kinh tế tư nhân.
- “Giải pháp nào để huy động có hiệu quả vốn của doanh nghiệp tư
nhân và dân cư” của thạc sĩ Trần Đức Lộc (Tạp chí Tài chính, tháng 2 2004). Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá những chính sách của Đảng và


3
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ngồi quốc doanh phát triển như:
Chính sách thuế, chính sách tài chính đối với kinh tế trang trại, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, chính sách về đất đai... Ở đây, tác giả cũng nêu lên những
hạn chế về huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân và dân cư, từ đó tác giả
nêu lên một số giải pháp khắc phục như: xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các
doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ về tài chính; thực hiện khuyến khích đầu
tư qua ưu đãi về thuế, tạo dựng môi trường tài chính bình đẳng, ổn định... đổi
mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, xóa bỏ các thủ tục, các khoản phí
bất hợp lý...
- “Doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở Quảng Bình: Thực trạng và một
số đề xuất về cơng tác quản lý” của Đồn Xn Triếm (Tạp chí Tài chính,
tháng 6 - 2002). Theo tác giả trong bài viết này, việc khuyến khích doanh
nghiệp ngồi quốc doanh cịn có những tồn tại, vướng mắc cần được quan tâm
giải quyết như: Công tác cấp và đăng ký kinh doanh phân bố chưa cân đối;
cơng tác tài chính kế tốn ở các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn nhiều bất
cập; tình trạng trốn thuế còn nhiều, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động chưa được quan tâm đúng mức. Từ đó, tác giả đề xuất một số
giải pháp để tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở
Quảng Bình có hiệu quả hơn.
- “Giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp tư
nhân” của Nguyễn Trí Tuệ (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, 2002).
Cơng trình này đề cập đến giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động của
doanh nghiệp tư nhân dưới góc độ luật học, đó là cơ sở để cơng tác quản lý
doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả hơn.
- “Vai trị của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở các nước ASEAN” của TS. Nguyễn Hồng Nhung (Tạp chí Nghiên cứu Đơng
Nam Á, số3, 2003). Trong cơng trình này, tác giả đã phân tích chính sách


4
khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các chính phủ trong
khu vực. Trên cơ sở đó tác giả rút ra bốn nhận xét quan trọng trong các chính

sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước trong khu vực này, như: Hỗ
trợ phải thường xun, tồn diện và rộng khắp thơng qua kế hoạch, chương
trình cụ thể; thu hút các cơ quan, các tổ chức, các bộ ngành liên quan; xác
định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ và xây dựng quan hệ qua lại giữa các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp cỡ lớn, các cơng ty nước ngồi để
tạo mạng lưới sản xuất quy mơ quốc gia, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ
đóng vai trị là vệ tinh.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Như Hà: Các thành phần kinh
tế trong lĩnh vực thương mại ở nước ta, H. 2004.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Văn Tuấn: Chiến lược phát triển
thương mại trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010, H.2002.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Hoàng Dũng: Kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương mại ở Đồng Tháp, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008.
Ngồi ra cịn có bài viết của các tác giả: GS.TS Hồ Văn Vĩnh, PGS.TS
Nguyễn Đình Kháng, PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm...
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân nói
chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng ở những phạm vi khác nhau. Nhưng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại ở Phú Yên một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Do
đó, đề tài luận văn khơng trùng với các cơng trình khoa học đã cơng bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận, thực
tiễn cũng như vị trí và vai trị của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương


5
mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên. Làm cơ sở cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương

mại ở Phú Yên. Qua đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên một cách lành
mạnh, bền vững trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Phân tích cơ sở lý luận doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
- Đánh giá đúng thực trạng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại ở Phú Yên.
- Nêu lên một số quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
ở Phú Yên từ năm 2005 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà
nước và chính quyền tỉnh Phú Yên về kinh tế tư nhân nói chung và doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên nói riêng. Đồng thời
luận văn kế thừa những lý luận có liên quan đến đề tài của một số tác giả.
- Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị là
phương pháp trừu tượng hóa khoa học để làm rõ bản chất các mối quan hệ
kinh tế giữa doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại với các chủ thể
khác của nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp như điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, tư liệu, phân tích,


6
tổng hợp... để đưa ra những kết luận cần thiết.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
- Đánh giá thực trạng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
ở Phú Yên hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học
tập ở trường chính trị tỉnh, đồng thời các nhà quản lý ở tỉnh tham khảo trong
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế ở địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.


7
Chương1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh
vực thương mại
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
Doanh nghiệp hiểu theo nghĩa chung nhất là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh,
đó là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu

tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp là tế bào kinh tế của nền kinh tế quốc
dân, trong đó doanh nghiệp thương mại là tế bào vật chất, tinh thần chủ yếu
cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại là loại hình doanh
nghiệp thương mại dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên,
việc nhìn nhận doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại cũng cịn có
những quan niệm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại là những doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Quan điểm này
xét doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại bao gồm những doanh
nghiệp không thuộc sở hữu vốn nhà nước. Đó là những doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Quan
điểm này hiểu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại bao gồm các


8
loại hình doanh nghiệp ngồi doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước.
Quan điểm khác cho rằng, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại là loại hình doanh nghiệp thương mại dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ
phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân và lao động làm thuê. Về hình thức
tổ chức, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại gồm có các Công ty
cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp
danh do các cá nhân, hoặc chủ yếu là do các cá nhân góp vốn. Theo quan
điểm này, hiểu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại không bao
gồm các cơ sở kinh tế cá thể, các HTX, mà có sự đồng nhất doanh nghiệp tư
nhân trong lĩnh vực thương mại với doanh nghiệp tư bản tư nhân.
Có ý kiến cho rằng, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại là
loại hình doanh nghiệp thương mại dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ phận
tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân nói chung, khơng phân biệt phân phối

thu nhập thế nào. Theo quan niệm này, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại bao gồm cả các HTX dịch vụ mua bán. Như vậy, có sự đồng nhất
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại với doanh nghiệp thương
mại tư nhân nói chung.
Khái quát các ý kiến trên, tác giả luận văn cho rằng doanh nghiệp tư
nhân trong lĩnh vực thương mại là những doanh nghiệp hoạt động trong
ngành thương mại dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sử dụng lao
động thuê mướn là chủ yếu, hoạt động trên cơ sở của luật doanh nghiệp được
Quốc hội nước cộng hịa XHCN Việt Nam thơng qua.
1.1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
Với quan điểm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế
phát triển, nhằm giải phóng sức sản xuất, khai thác các tiềm năng, thế mạnh,
do đó việc thành lập doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại nói riêng ở nước ta hiện nay khá dễ dàng. Từ ý


9
tưởng thành lập doanh nghiệp đến khi ra đời chỉ trong một thời gian ngắn,
điều này có thể tiết kiệm được những khoản chi phí khơng cần thiết cho
doanh nghiệp tư nhân và sự ra đời của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại, xuất phát từ thực tế cuộc sống theo nguyên tắc “ ở đâu có cầu thì
ở đó có cung”. Vì vậy, nếu có một cơ chế chính sách phù hợp, đầy đủ, mềm
dẻo từ phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
nói riêng phát triển nhanh chóng. Đồng thời, sự hình thành doanh nghiệp tư
nhân cũng như doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại một cách dễ
dàng, nhanh chóng cũng cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước không thể
dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn ngừa, cấm đốn hoặc dùng các biện pháp
khác để hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại.

Tuy nhiên, nếu khơng quản lý tốt sẽ dẫn đến sự hình thành bừa bãi của
các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại gây lãng phí cho nhà
nước, xã hội và các mặt trái của nó như bn bán hóa đơn, làm hàng giả, lừa
đảo người lao động... nghiên cứu đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung,
phương pháp và những giải pháp phù hợp để quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại một cách có hiệu quả. Đặc điểm
của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có những nét đặc thù
khác với doanh nghiệp Nhà nước và khác với doanh nghiệp tư nhân các nước
trên thế giới. Dưới đây là một số đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại.
Một là: Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta có
đặc điểm bao trùm lớn nhất là hoạt động kinh tế của họ phải phụ thuộc vào
kinh tế của Nhà nước ở những mức độ khác nhau, có quan hệ mật thiết với
kinh tế của nhà nước, cùng trong một thể thống nhất của nền kinh tế thị


10
trường định hướng XHCN. Đây chính là điểm khác cơ bản với doanh nghiệp
tư nhân trong lĩnh vực thương mại trong nền kinh tế tư bản tự do cạnh tranh.
Hai là: Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta hiện
nay vẫn còn non trẻ. Phần lớn các chủ doanh nghiệp tư nhân mới ra đời sau
khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Cơng ty (1990), luật doanh nghiệp
(1999) và Luật Doanh nghiệp năm 2005. Do đó các chủ doanh nghiệp thường
thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh và rất bỡ ngỡ trước thị trường, nhất là
thị trường nước ngồi, điều đó khác với doanh nghiệp nhà nước và càng rất khác
với các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở các nước mà ở đó có
sự phát triển của kinh tế tư nhân có truyền thống lâu đời, giới chủ doanh nghiệp
có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Ba là: Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta phần

lớn có quy mơ nhỏ, phân tán, hình thức hộ cá thể chiếm tỷ trọng lớn về số
lượng cơ sở và thu hút lao động. Các chủ doanh nghiệp phần lớn xuất thân từ
kinh tế cá thể hoặc từ cán bộ, viên chức nhà nước do quá trình sắp xếp lại
doanh nghiệp nhà nước và tổ chức lại bộ máy nhà nước. Do đó chủ doanh
nghiệp thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh, kém năng động,
chưa quen với cách làm ăn lớn trong cơ chế thị trường.
Bốn là: Trình độ phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại ở nước ta thấp cả về công nghệ, kỹ năng lao động và quản lý, chưa đủ
trình độ vươn ra các địa bàn trong nước và quốc tế, kinh doanh trên từng địa
bàn là chủ yếu. Trong khi đó thương mại tư nhân ở nước ngồi đã có những
bước phát triển lớn như áp dụng công nghệ hiện đại và công nghệ cao vào
trong sản xuất kinh doanh nên việc vươn ra thị trường bên ngồi có ưu thế
hơn. Nhưng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta do
một cá nhân làm chủ, vì vậy việc lựa chọn hình thức, quy mơ sản xuất kinh
doanh cũng hết sức linh hoạt. Chủ doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn các


11
yếu tố đầu vào như vốn, lao động, khoa học - cơng nghệ... phù hợp với năng
lực của mình. Việc lựa chọn này sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả
kinh tế tối đa. Dù có trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp hay thuê người
quản lý, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta dễ dàng
lựa chọn hình thức kinh doanh tối ưu, phù hợp với khả năng đầu tư của doanh
nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi có sự biến động về thị trường
hoặc khi có sự xuất hiện của máy móc, thiết bị mới, doanh nghiệp có thể tự
điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ để sản xuất kinh doanh một cách
nhanh chóng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dự báo những khả năng sẽ
xảy ra và kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách tối ưu.
Năm là: Trình độ quốc tế hóa cịn thấp, một mặt do doanh nghiệp tư
nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta còn non trẻ, mặt khác do cơ chế

chính sách mở cữa của nền kinh tế nước ta đối với doanh nghiệp chưa được
thực hiện triệt để, nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại. Điều này gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập
khẩu, liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài và xuất cảnh đi nước
ngoài để học tập kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Điều đó làm cho doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại lúng túng, thiếu kinh nghiệm và
chịu nhiều thua thiệt trong quan hệ với các bạn hàng nước ngoài. Trên thế
giới, mức độ quốc tế hóa của kinh tế tư nhân ở nhiều nước rất cao theo xu
hướng: đẩy mạnh thương mại quốc tế, tăng nhanh các luồng vốn đầu tư, hình
thành các cơng ty đa quốc gia, xun quốc gia. Các hình thức liên minh quốc
tế giữa các cơng ty phát triển mạnh như liên doanh, liên kết và chia sẻ kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh.
Sáu là: Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở nước ta
phân bố không đều và thường tập trung kinh doanh trên các địa bàn các trung
tâm kinh tế lớn, nơi tập trung khu công nghiệp, đầu mối giao thông và khu


12
đông dân cư và thường đầu tư tập trung vào các hoạt động dễ sinh lợi. Trình
độ phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có sự chênh
lệch lớn giữa các vùng miền.
Những đặc điểm trên chứng tỏ doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại ở nước ta có những ưu thế tích cực trong q trình phát triển,
nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, Nhà
nước ta chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại phát huy những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm,
đồng thời ngăn chặn những hạn chế tiêu cực của doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại là hồn tồn đúng đắn, khơng những phù hợp với nhu
cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường hiện nay mà còn đáp ứng được yêu
cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển lực lượng

sản xuất gắn liền với từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
Ở nước ta doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại tồn tại và
hoạt động dưới nhiều hình thức, ở đây có thể phân biệt các loại hình doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại theo các tiêu chí:
- Thứ nhất, theo hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại tồn tại và hoạt động dựa trên sở hữu tư nhân lớn về vốn và các
điều kiện kinh doanh như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Theo quy định của luật doanh nghiệp
nước ta loại hình trên tồn tại dưới các hình thức pháp lý sau đây:
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân, chủ doanh nghiệp là người lao
động chính. Trong một số trường hợp, chủ doanh nghiệp cũng có thể thuê


13
người khác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là chủ doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp có tồn quyền quyết định quy mô, phương thức hoạt
động, quản lý kinh doanh cũng như sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH thuộc loại công ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn,
loại hình doanh nghiệp này có một số đặc điểm:
- Cơng ty TNHH là một pháp nhân kinh doanh, khơng được phép phát
hành chứng khốn.

- Vốn điều lệ của công ty được chia ra từng phần khơng nhất thiết phải
bằng nhau. Mức góp vốn tùy khả năng tài chính của từng thành viên. Các
thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Các thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn
góp của mình cho người khác nhưng trước hết phải chào bán phần vốn đó cho
các thành viên cịn lại theo tỷ lệ phần góp vốn của họ trong cơng ty với cùng
điều kiện. Điều này có nghĩa là các thành viên cịn lại khơng mua hoặc mua
khơng hết.
- Quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty thuộc Hội
đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên và Giám đốc (Tổng giám đốc).
- Phân phối lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên,
nhưng công ty chỉ được chi lợi nhuận khi công ty kinh doanh có lãi, đã hồn
thành nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật.


14
- Số lượng thành viên không lớn (không quá 50 người) nên tổ chức
quản lý đơn giản.
Công ty cổ phần
Đây cũng là một loại hình cơng ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn,
trong đó các thành viên cổ đơng có cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn
góp vào doanh nghiệp. Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp đang
chiếm nhiều ưu thế, hoạt động có hiệu quả và mang tính xã hội hóa rất cao.
Cơng ty cổ phần có các đặc điểm sau.
- Cơng ty được phép phát hành chứng khốn ra công chúng theo quy
định của pháp luật. Như vậy, nếu cơng ty có uy tín, làm ăn phát đạt, cần mở
rộng qui mơ sản xuất thì việc huy động vốn trong mọi tầng lớp dân cư sẽ rất

thuận lợi.
- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Mệnh giá cổ phiếu
là do công ty quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh, đồng thời thu hút
được sự tham gia rộng rãi của công chúng.
- Các cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp sau:
+ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết khơng được nhượng cổ
phần đó cho người khác.
+ Trong thời gian 3 năm đầu hoạt động kể từ ngày công ty được cấp
giấy chứng nhận ĐKKD, các cổ đơng sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất
20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Cổ phần phổ thơng của cổ
đơng sáng lập có thể chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông
nếu được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý và điều hành hoạt động kinh
doanh, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.


15
- Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho các cổ đơng khi cơng ty kinh
doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính. Mức cổ
tức cho từng cổ phần do Hội đồng quản trị quyết định căn cứ vào kết quả kinh
doanh cùng nhiều yếu tố khác liên quan.
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa.
Như vậy, so với các loại công ty khác, cơng ty cổ phần là loại hình
doanh nghiệp có tính xã hội hóa cao cả về vốn cũng như về hoạt động.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất là hai thành
viên hợp danh, ngồi các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chun mơn và uy tín nghề
nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các

nghĩa vụ của cơng ty, cịn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của cơng ty trong phạm vi phần vốn đã góp của mình. Tuy nhiên,
đây là tổ chức doanh nghiệp ít được các chủ sở hữu lựa chọn.
Việc chủ sở hữu tư nhân lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh nào
trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình là tùy
thuộc ý tưởng, qui mơ, tiềm lực về vốn và năng lực quản lý của chính chủ sở
hữu cùng các yếu tố khác. Nếu qui mô sở hữu nhỏ và muốn thực hiện kinh
doanh một cách độc lập, người chủ sở hữu có thể lựa chọn loại hình Doanh
nghiệp tư nhân. Trong trường hợp, muốn mở rộng qui mô kinh doanh, san sẻ
rủi ro... các chủ sở hữu sẽ liên kết với nhau để tổ chức doanh nghiệp dưới
hình thức cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần. Trong thực tế, lựa chọn hình thức
tổ chức kinh doanh là tùy thuộc rất lớn vào hệ thống các chính sách cụ thể của
việc triển khai chính sách đó trong thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, sự
“lách luật” cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn loại hình tổ
chức kinh doanh.


16
So với các doanh nghiệp thương mại thuộc các thành phần kinh tế
khác, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại thường có tính linh
hoạt và khả năng thích ứng cao, do đó khả năng lựa chọn quy mơ sản xuất và
tổ chức kinh doanh một cách tối ưu. Cơ chế quản lý linh hoạt cho phép doanh
nghiệp nhanh chóng lựa chọn quy mơ, phương hướng, quyết định kinh doanh
phù hợp với năng lực hiện có, cơ chế thu hút, sử dụng và trả công theo hiệu
quả kinh tế .
Với tính đa dạng về quy mơ, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại luôn tạo ra những ưu thế lớn có thể len lỏi vào những nơi xã hội
cần, đáp ứng một cách linh hoạt những nhu cầu đa dạng, phong phú của người
tiêu dùng. Các hình thức tồn tại có thể là doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, với quy mô vốn và số

lượng lao động nhỏ, thích hợp với những khả năng tài chính, năng lực quản lý
của doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng có thể thành lập những tập đồn
kinh tế lớn hoạt động xuyên quốc gia.
Đặc trưng bao quát nhất của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực
thương mại là đầu tư tập trung vào các hoạt động dễ sinh lợi và thường tập
trung kinh doanh trên các địa bàn các trung tâm kinh tế lớn, nơi tập trung khu
công nghiệp, đầu mối giao thông và khu đông dân cư nên có tác động tích cực
đến sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Để phát triển kinh tế trong lĩnh
vực thương mại ở các vùng xa trung tâm, Nhà nước cần có những chính sách
ưu đãi nhất định đảm bảo cho loại hình doanh nghiệp này phát triển. Tiềm
năng trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề và những kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh, bí quyết được truyền, tích lũy qua nhiều đời trong từng gia đình,
dịng họ sẽ là nguồn sáng vô tận cho sự tăng trưởng kinh tế, nếu có chính sách
đúng và phù hợp sẽ khơi dậy được hết tiềm năng trong loại hình này.
Các loại hình doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương


17
mại có rất nhiều lợi thế và chính các lợi thế đó cũng trở thành tiềm lực cho sự
phát triển, nó thích ứng với mọi ngành nghề, mọi trình độ từ thủ cơng đến tự
động hóa, tin học hóa, với mọi quy mô từ nhỏ đến lớn, phù hợp với mọi địa
bàn từ thành thị đến nơng thơn, hình thức sản xuất và phương pháp huy động
vốn rất đa dạng cho phép huy động nguồn lực nội sinh, tổ chức bộ máy gọn
nhẹ, có tính năng động, nhạy bén; hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, thu hồi
vốn nhanh, có khả năng đổi mới cơng nghệ cao; họ có mối quan hệ kinh tế
trong và ngồi nước, vì thế rất năng động.
Tuy nhiên, lợi ích cá nhân có thể đi ngược lại lợi ích xã hội. Ý thức
chấp hành pháp luật kém, tự phát, quá coi trọng lợi ích cá nhân dẫn đến những
việc làm phi pháp như trốn bỏ thuế, làm hàng giả, hàng cấm, kinh doanh chụp
giật; không thích cơng khai thơng tin các hoạt động của mình; khó tìm kiếm

sự hợp tác trong mọi hoạt động, từ chối những lĩnh vực kinh doanh không
đem lại lợi nhuận cao như trong lĩnh vực cơng ích; gây ơ nhiễm mơi trường;
tạo nên sự phân hóa thu nhập trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo tăng lên.
Sự đa dạng về số lượng, quy mô, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp tư
nhân trong lĩnh vực thương mại cũng làm nảy sinh những khó khăn, phức tạp
trong việc giám sát, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Sự phá sản của
một số doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có thể kéo theo
những hậu quả tiêu cực đối với bộ phận người lao động đang làm việc trong
các doanh nghiệp. Hạn chế về vốn và khả năng tích lũy đang cản trở đổi mới
cơng nghệ, làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại nước ta, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu, rộng. Do đó, phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại cần có sự quan tâm, quản lý của Nhà nước.
- Thứ hai, theo tính chất và phạm vi hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có các hình thức:


18
Một là, kinh doanh nội địa (thu mua, bán buôn, bán lẻ)
Hoạt động thu mua, là một đòi hỏi khách quan đối với nền sản xuất
hàng hóa nhỏ. Do đó việc tồn tại và phát triển lực lượng tiểu thương làm đại
lý thu gom hàng hóa là cần thiết. Đây là công việc tập trung các nguồn hàng
từ các kênh sản xuất khác nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiếp
theo. Tuy nhiên, khi đòi hỏi phải thu gom một số lượng hàng hóa lớn thì bản
thân hoạt động thu mua phải ở mức đủ lớn. Vì thế doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại phải có tiềm lực tài chính mạnh tạo ra những vệ tinh thu
gom mới có khả năng phát triển hoạt động thu mua. Hoạt động thu mua phát
triển sẽ có tác dụng khơi thông nguồn hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển và
phục vụ tốt hơn cho nhu cầu người tiêu dùng.
Hoạt động bán bn, chính là khâu phát luồng hàng hóa tới các kênh

bán lẻ và một phần bán trực tiếp cho các chủ thể sản xuất, mục tiêu của các
nhà bán bn là tiêu thụ được khối lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn
nhất. Mơ hình này địi hỏi phải có những nhà bn lớn mới có thể đáp ứng
được đầy đủ các điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như: quy mô
vốn đầu tư phải lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện lợi cho việc chế biến
bảo quản và vận chuyển hàng hóa, kênh phân phối rộng, kinh nghiệm kinh
doanh phong phú. Đây chính là khâu chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại tham gia hoạt động.
Hoạt động bán lẻ, chính là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh
thương mại. Hàng hóa sau khi bán ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh
vực tiêu dùng, ở đây giá trị và giá trị sử dụng được thực hiện. Đây là hoạt
động kinh doanh thương mại đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng, tỉ mỉ của
nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và nó là hình thức phổ biến, len lỏi
vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Hoạt động ở khâu này cần có một mạng
lưới rộng khắp với nhiều quy mơ khác nhau. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp


19
phải có tiềm lực tài chính lớn để phát triển lĩnh vực này. Bằng cách mở ra
nhiều đại lý để phân phối khâu bán lẻ.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển cao, vì thế hoạt
động của khâu này chủ yếu do các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ. Đây chính
là loại hình phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ q độ.
Do đó chúng ta khơng thể nóng vội xóa bỏ loại hình này mà ngược lại chúng
ta khuyến khích, tạo điều kiện cho nó phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế
phát triển, hội nhập, trong hệ thống bán lẻ các siêu thị lớn với các ưu thế về
nguồn hàng, chất lượng, phong cách phục vụ, sẽ gia tăng vai trị và có xu thế
thay thế các cửa hàng nhỏ lẻ.
Hai là, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đây chính là hoạt động có tính đặc thù vì các hành vi mua, bán thường

được thực hiện ở thị trường nước ngồi. Với chủ trương đa phương hóa, đa
dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại buộc các đối tác trong quan hệ kinh tế
cũng hết sức đa dạng với tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao,
có bề dày kinh nghiệm. Trong cơ chế cũ ở nước ta, hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu do các doanh nghiệp thương mại nhà nước đảm nhiệm. Khi chuyển
sang cơ chế mới, cơ chế thị trường định hướng XHCN và trong xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng thì các thành phần kinh tế tham
gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại là một xu hướng tất yếu khách quan. Để
thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển thì việc huy động các thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu dưới sự quản lý của nhà nước là một
chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nước ta khi tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu gặp phải rất nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế yếu, cũng như
chưa có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và xử lý thơng tin thị trường nước
ngồi chưa kịp thời, công tác xúc tiến thương mại chưa được tổ chức thường


20
xuyên. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, hiểu biết hệ thống pháp luật và thông lệ
thương mại quốc tế của đội ngũ doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu khi
tham gia vào lĩnh vực này.
1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
đối với sự phát triển kinh tế
Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nước ta có vai trị đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vai trò
được thể hiện ở các mặt sau đây.
Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại là một
trong những động lực của nền kinh tế, đóng vai trị quan trọng trong việc tạo
lập môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với sự năng động và khả năng thích ứng cao với cơ chế thị trường,
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại góp phần to lớn vào việc huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
trong nước, tăng xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội cũng
như giải phóng lực lượng sản xuất. Khơng những thế doanh nghiệp tư nhân
nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng với tư
cách là hoạt động chun mơn hóa trên cơ sở phân cơng lao động, một mặt,
có chức năng cung ứng cho các chủ thể sản xuất kinh doanh khác những tư
liệu sản xuất cần thiết, tạo điều kiện cho tái sản xuất của các chủ thể đó được
tiến hành một cách thuận lợi, như thu mua nông sản cho các doanh nghiệp,
nhà máy chế biến và xuất khẩu, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu cho nông
dân... Mặt khác, giúp cho các nhà sản xuất thực hiện giá trị sản phẩm nhanh
chóng, rút ngắn được thời gian lưu thông, làm tăng tốc độ tái sản xuất. Thơng
qua hoạt động của mình, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại
không những đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất về các yếu tố đầu vào,


21
mà còn mở đường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy
sản xuất theo hướng hàng hóa, phục vụ thị trường. Thơng qua việc mua, bán
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng có vai trị quan trọng
trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ cho các cá
nhân và doanh nghiệp khác, góp phần sản xuất đẩy mạnh phân công lao động
xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong các ngành nền kinh tế
quốc dân. Vai trị phục vụ đó của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại được thể hiện thơng qua tỷ trọng của kinh tế ngồi Nhà nước (trong đó có
doanh nghiệp tư nhân) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế. Xem bảng 1.1 và 1.2.
Với những đóng góp đó, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại

đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta.
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã
buộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước phải
cạnh tranh, vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thực hiện tốt hơn vai trị mà chúng
được giao phó trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự phát triển của doanh nghiệp
tư nhân trong lĩnh vực thương mại cịn thúc đẩy sự hình thành và phát triển
của các thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn, thị
trường bất động sản, thị trường KHCN... Nhờ đó, thể chế kinh tế thị trường
trong nước được hồn thiện, ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinh tế mới
và dần dần trở thành nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các
thành phần kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương
mại phát triển cũng là nhân tố quan trọng mở rộng phạm vi hội nhập của nền
kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới.
Bảng 1.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế


22
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thành phần
kinh tế
Tổng số

2005

2006

2007

2008


2009

480293,5

596207,1

746159,4

1007213,5

1214532,1

62175,6

75314,0

79673,0

98351,2

117900,4

Kinh tế ngồi Nhà
nước

399870,7

498610,1


638842,4

874824,4

1055766,0

Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi

18247,2

22283,0

27644,0

34037,9

40865,7

Kinh tế Nhà nước

Nguồn: [36, tr.449].
Bảng 1.2: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính:%
Thành phần kinh tế

2005

2006


2007

2008

2009

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Kinh tế Nhà nước

12,9

12,7

10,7

9,8

9,7


Kinh tế ngoài Nhà nước

83,3

83,6

85,6

86,8

86,9

Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi

3,8

3,7

3,7

3,4

3,4

Nguồn: [36, tr.449].
Hai là, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại tham gia tích
cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có

tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang
mất cân đối ở nước ta hiện nay thông qua việc thu hút một bộ phận lớn lao
động nông nghiệp vào làm việc trong các doanh nghiệp và thích ứng với
phương thức sản xuất cơng nghiệp.
Bên cạnh đó, với việc tăng cường và chuyển dịch đầu tư vào những
ngành đang có nhiều lợi thế phát triển, những ngành mà xã hội đang có nhu
cầu cao cũng như việc chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư


23
toàn xã hội và tổng tài sản của nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh
vực thương mại đóng góp tích cực vào q trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phù hợp hơn với xu hướng phát
triển của nền kinh tế thị trường hiện đại. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ năm 2005 đến năm
2009 có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Trong đó kinh tế tư nhân nói
chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng có tác
động rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta, thể hiện qua
bảng 1.3 và số liệu đã được chứng minh sau đây. Tính từ năm 2005 đến nay,
tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của
kinh tế tư nhân trong đó có doanh nghiệp tư nhân liên tục tăng. Tổng sản
phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của kinh tế tư
nhân trong đó có doanh nghiệp tư nhân (khơng tính kinh tế cá thể tiểu chủ)
được thể hiện như sau; năm 2005 kinh tế tư nhân đạt 74612 tỷ đồng; năm
2006 đạt 91710 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2005; năm 2007 đạt 116505
tỷ đồng, tăng 27,0% so với năm 2006; năm 2008 đạt 155905 tỷ đồng, tăng
33,8% so với năm 2007; năm 2009 đạt 182684 tỷ đồng, tăng 17,2% so với
năm 2008 [36, tr.86]. Với số liệu trên, chúng ta thấy sự phát triển của kinh tế
tư nhân, trong đó có doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển,

là yếu tố quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 1.3: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân
theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: %
Khu vực kinh tế

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông, lâm nghiệp và thủy sản


20,97

20,40

20,34

22,21

20,91


24
Công nghiệp và xây dựng

41,02

41,54

41,48

39,84

40,24

Dịch vụ

38,01

38,06


38,18

37,95

38,85

Nguồn: [36, tr.84].
Ba là, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại là nơi thu hút
và tạo nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết những vấn đề xã hội,
thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại là nơi tạo việc làm chủ yếu cho xã hội. Điều này
vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó góp phần làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, đồng thời làm cho mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao, qua đó góp phần quan trọng làm giảm các vấn đề
xã hội bức xúc gắn liền với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại còn là nơi thu hút tuyệt
đại bộ phận lao động dôi dư từ khu vực nhà nước. Đây là sự hỗ trợ đắc lực
của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại cho việc đổi mới, sắp
xếp lại các DNNN cũng như việc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
Được thể hiện qua bảng 1.4.
Ngồi ra, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh
vực thương mại trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phong trào tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách, khắc phục thiên tai hoạn nạn, những hoạt động
từ thiện, các hình thức giúp đỡ nhau làm kinh tế, vượt khó, làm giàu... có tác
động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bảng 1.4: Lao động đang làm việc trong lĩnh vực thương mại của doanh nghiệp
tư nhân nước ta tại thời điểm 31/12 hàng năm
Đơn vị tính: người
Năm


2005

2006

2007

2008


25
tổng số

657408

735115

808667

990875

Bán,bảo dưỡng và sửa chữa xe
có động cơ

96834

89386

113584


129484

Bán bn và đại lý (trừ xe có
động cơ)

431956

490122

515115

632096

Bán lẻ, sửa chữa đồ dùng cá
nhân và gia đình

128618

155607

179968

229295

Nguồn: [36, tr.145].
Bốn là, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đóng góp đáng
kể vào GDP, xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do khả năng tự điều chỉnh để thích ứng với thị trường cao hơn các
DNNN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nên các doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại có vai trị đáng kể trong việc thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực thương mại cịn tạo nguồn thu và đóng góp đáng kể vào
ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại càng phát triển, càng có hiệu quả thì phần đóng góp
vào ngân sách nhà nước thông qua thuế càng lớn số liệu thống kê chưa có,
nhưng với số liệu về doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại được thể hiện qua bảng 1.5 cũng
cho phép chúng ta khẳng định điều đó.
Bảng 1.5: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm

2005

2006

2157785

2684341

3459803

5315444

Doanh nghiệp Nhà nước

838380

961461


1089056

1349436

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

812176

1030395

1358019

2279923

Tổng số

2007

2008


×