Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giáo trình Tổng quan du lịch và khách sạn (Ngành: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.48 KB, 88 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng....
năm……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gịn

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021

0


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Tổng quan du lịch – khách sạn
của khoa Du lịch – Khách sạn thuộc Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài
Gòn, là tài liệu lưu hành nội bộ của ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn
uống ở trình độ cao đẳng, nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
trong họat động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên thuộc khoa
Du lịch – Khách sạn trong trường.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1



LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu Tổng quan du lịch – khách sạn là một tài liệu lưu hành nội bộ
dùng cho việc học tập và giảng dạy môn Tổng quan du lịch –khách sạn của
thầy và trò ngành quản trị nhà hàng – khách sạn, thuộc khoa Du lịch – Khách
sạn trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gịn. Giáo trình này viết dựa vào
những bài giảng, giáo trình của các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành
khách sạn – nhà hàng ở trong nước và có một phần dựa vào các tài liệu
chuyên ngành du lịch.
Với mong muốn có một tập tài liệu sát với thực tế, sát với chương trình
chi tết để thuận lợi trong việc học tập và giảng dạy. Được khoa Du lịch –
khách sạn của trường Cao Đẳng bách khoa Nam Sài Gịn phân cơng, chúng
tơi đã cố gắng hồn thành giáo trình này. Chúng tơi mong muốn nhận được sự
góp ý để tập tài liệu này ngày càng hồn thiện, mong góp phần vào công việc
dạy và học được tốt hơn nữa.
Qua đây chúng tôi xin cảm ơn nhà trường và khoa đã tạo điều kiện cho
chúng tơi hồn thành tài liệu giáo trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2021
Tham gia biên soạn
Chủ biên
Th.s.Lưu Văn Sơn

2


Mục lục

Trang

Lời giới thiệu ................................................................................................ 2

Bài 1 khái quát về hoạt động du lịch và khách sạn ...................................... 6
1. Một số khái niệm cơ bản........................................................................... 6
2. Các thể loại du lịch ................................................................................... 7
3. Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch ...................................................... 10
4. Thời vụ du lịch ........................................................................................ 13
5. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu..................................... 18
Bài 2Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác - Các điều kiện để
phát triển du lịch ......................................................................................... 44
1. Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác................................. 44
2. Các điều kiện để phát triển du lịch ......................................................... 49 .
Bài 3:Khách sạn .......................................................................................... 57 .
1. Khách sạn trong hệ thống cơ sở lưu trú .................................................. 57 .
2. Phân loại khách sạn................................................................................. 63
3. Cơ sở kỹ thuật trong khách sạn............................................................... 66
4. Tổ chức lao động trong khách sạn .......................................................... 73
5. Xếp hạng khách sạn ................................................................................ 84 .
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 87

3


Tên môn học/mô đun: Tổng quan cơ sở lưu trú du lịch
Mã mơn học/mơ đun: MH08
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí:Tổng quan du lịch – khách sạn là môn học thuộc nhóm mơn học
đào tạo nghề trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Quản trị nhà
hàng.
- Tính chất:
+ Tổng quan du lịch – khách sạn là môn học lý thuyết cơ bản trong
nghề phục vụ du lịch nói chung và nghề quản trị nhà hàng nói riêng.

+ Là môn học lý thuyết, đáng giá kết thúc môn học bằng hình thức
kiểm tra hết mơn.
Ý nghĩa và vai trị của môn học/mô đun:
Giúp cho học sinh sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về du lịch
và hệ thống cơ sở lưu trú trong du lịch
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Mô tả được khái niệm cơ bản về hoạt động du lịch và khách sạn.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác.
+ Trình bày được các điều kiện để phát triển du lịch.
+ Nêu được các loại khách sạn theo tiêu chí phân loại khách sạn.
+ Trình bày được ví dụ về sự khác biệt giữa các khách sạn thuộc hạng
khác nhau.

4


+ Mô tả được cơ cấu tổ chức tiêu biểu của một khách sạn.
+ Rền luyện được thái độ cởi mở, tận tình, linh hoạt và nghiêm túc của
nhân viên ngành du lịch.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng những kiến thức cơ bản để áp dụng cho các môn chuên
ngành du lịch.
+ Phân loại được các loại hình lưu trú du lịch.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có quan điểm nghề đúng đắn.
+ Có thái độ học tập nghiêm túc.

5



Nội dung của môn học/mô đun:
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ KHÁCH
SẠN
Giới thiệu: Bài 1 là bài khá dài và quan trọng, bài này giới thiệu các
khái niệm về du lịch, du khách (nội địa, quốc tế), điểm đến du lịch, thời vụ du
lịch, sản phẩm và các đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó bài
cũng giới thiệu về các loại hình du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du
lịch trọn gói,…); giới thệu các cơ sở lưu trú du lịch (resort, khách sạn,
bungalow, motel,..). Trong bài đã cung ấp cho sinh viên rất nhiều kiến thức cơ
bản.
Mục tiêu:Giúp cho sinh viên nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của
các khái niệm, các đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch, các loại hình du
lịch, các loại hình cơ sở lưu trú du lịch. Sinh viên có kỹ năng phân biệt được
các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, các loại hình du lịch, trình bày được các
khái niêm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, cao hơn nữa là áp dụng
nó vào trong các môn học chuyên ngành và công việc của mình sau này.
Nội dung chính:
Bài 1: Khái qt về hoạt động du lịch và khách sạn
1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.Khái niệm về du lịch
Du lịch là hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngồi nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (luật du lịch 2005)
6


1.2.Khái niệm về khách du lịch:
Là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

- Khách du lịch quốc tế:phân thành 2 loại
+ Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi vào Việt
Nam để du lịch (inbound tourists);
+ Là cơng dân Việt Nam, người nước ngoài định cư ở Việt Nam ra nước
ngoài du lịch (outbound tourists).
- Khách du lịch nội địa: Là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi cư trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Khái niệm về điểm đến du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch. Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như:
Vũng Tàu, Đà Lạt, cố đô Huế, phố cổ Hội An. Thánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ
Long, …
1.4. Khái niệm khách sạn
Là loại hình cơ sở lưu trú mang tính phổ biến, đặc trưng nhất trong hệ
thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang tính hệ thống đồng
bộ. Nó là những cơ sở lưu trú có qui mơ, cơ sở vật chất, lao động, chất lượng
& chủng loại sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, nhằm phục vụ
nhu cầu lưu trú, ăn uống & các nhu khác của khách trong thời gian lưu trú để
thu lợi nhuận.
2. Các thể loại du lịch

7


2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
 Du lịch quốc tế: Là chuyến đi của du khách quốc tế vào Việt Nam du
lịch, hoặc khách Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.
 Du lịch trong nước: Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài định cư
ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
2.2. Căn cứ vào mục đích chuyến đi

 Du lịch thiên nhiên hay du lịch sinh thái, du khách hịa mình với thiên
nhiên hoang dã,..
 Du lịch văn hóa: tìm hiểu về văn hóa, truyền thống lịch sử, phong tục
tập quán, nền văn hóa nghệ thuật đất nước nơi đến
 Du lịch xã hội: hấp dẫn với những người mà thích tiếp xúc, giao lưu
với người khác.
 Du lịch hoạt động: phù hợp với những người thích hồn thành những
thác thức trong chuyến đi
 Du lịch giải trí: đó là những chuyến đi mang tính thư giãn và giải trí.
 Du lịch thể thao: thu hút nghững người đam mê thể thao nâng cao sức
khỏe.
 Du lịch chuyên đề: thu hút những người đi du lịch mà có những quan
tâm đặc biệt nào đó.
 Du lịch tơn giáo: Thõa mãn những nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của du
khách, như hành hương,..
 Du lịch sức khỏe: đó là du lịch an dưỡng, chũa bệnh, nghỉ mát,..

8


 Du lịch dân tộc học: đặc trưng là họ du lịch quay về thăm quê hương,
đất nước
2.3. Căn cứ vào loại hình lưu trú
 Du lịch ở trong motel
 Du lịch ở nhà trọ
 Du lịch ở trong khách sạn
 Du lịch ở resort
 Du lịch ở trong bungalow
 Du lịch cắm trại ..
2.4. Căn cứ vào thời gian của chuyến đi

 Du lịch ngắn ngày: là chuyến du lịch 1 đến 2 ngày, du lịch cuối tuần
 Du lịch dài ngày : là các chương trình du lịch tour trọn gói
2.5. Căn cứ vào lứa tuổi của du khách
 Du lịch của những người cao tuổi
 Du lịch của những người trung niên
 Du lịch của tầng lớp thanh niên
 Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em
2.6.Căn cứ vào quốc tịch của du khách
 Du lịch quốc tế: Là du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, hoặc
du khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch
 Du lịch nội địa: là du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

9


2.7.Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông
 Du lịch bằng mô tô – xe đạp
 Du lịch bằng tàu hỏa
 Du lịch bằng tàu thủy
 Du lịch bằng xe hơi
 Du lịch bằng máy bay
2.8. Căn cứ vào phương thức hợp đồng
 Du lịch trọn gói: là những chương trình du lịch được doanh nghiệp kết
hợp các dịch vụ liên quan trong quá trình du lịch và bán theo một mức giá.
 Chương trình du lịch từng phần: Là đi du lịch có mức giá chào bán tuy
theo số lượng dịch vụ sử dụng.
2.9. Căn cứ vào tài nguyên du lịch
 Tài nguyên du lịch tự nhiên: là những tài nguyên du lịch do tự nhiên
tạo ra.Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên nổi tiếng với du khách
trong và ngoài nước như: vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Phong nha – kẻ bàng

ở tỉnh Quảng Bình, Đà Lạt,…
 Tài nguyên du lịch nhân văn: là những tài nguyên du lịch do con người
tại ra.Việt nam có rất nhiều những di sản văn hóa thế giới đóng vai trị to lớn
trong hoạt động du lịch như: quần thể kiến trúc cố đô Huế, thánh đại Mỹ Sơn,
phố cổ Hội An, Tràng An - Ninh Bình,…
2.10. Một số cách phân loại khác
Ngồi ra có thể có một số cách phân loại khác do các tổ chức cá nhân đặt
để tạo ấn tượng cho sản phẩm du lịch.
10


3.Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch
3.1.Nhu cầu du lịch
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được
Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, là sự thoả mãn những cái thiếu trong con
người để nó tồn tại và phát triển
-Nhu cầu cơ bản:Bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
uống, ngủ, khơng khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải
mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.
-Nhucầu về xã hội (social needs):Muốn thuộc về một bộ phận, một tổ
chức nào đó , hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Thể hiện: giao tiếp như
việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng
nào đó, …
- Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Con người mong
muốn có sự bảo vệ cho sự sống cịn của mình khỏi các nguy hiểm.
Các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu
phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người
tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học ...Các chế độ bảo hiểm
xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …

- Nhu cầu về được quý trọng:Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự
trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: được q mến, nể trọng thông qua các thành
quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng
của mình...

11


-Nhu cầu được thể hiện mình: Maslow mơ tả nhu cầu này như sau: “selfactualization as a person's need to be and do that which the person was
“born to do”” ( “sinh ra để làm”).Là nhu cầu được sử dụnghết khả năng, tiềm
năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã
hội.
* Nhu cầu du lịch: Là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác
với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm
mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe,
tạo sự thỏa mái dễ chịu về tinh thần. Trong du lịch có những nhu cầu:
 Nhu cầu thiết yếu: các nhu cầu thiết yếu như ăn, ngủ, nghỉ nghơi
 Nhu cầu đặc trưng: các nhu cầu tham quan, tìm hiểu nơi đến
 Nhu cầu bổ sung: các nhu cầu vui chơi giải trí…
3.2.Sản phẩm du lịch
- Khái niệm: Sản phẩm du lịch = Tài ngun du lịch + các dịch vụ (vơ
hình) và các hàng hóa du lịch (hữu hình)
- Sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp
+ Sản phẩm đơn lẻ: là sản phẩm do các nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa
mãn một nhu cầu cụ thể của khách
+ Sản phẩm tổng hợp là sản phẩm thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu cầu
mong muốn của khách du lịch
- Đặc điểm của sản phẩm du lịch

12



+ Tính vơ hình: vì sản phẩm là một kinh nghiệm, dịch vụ nên dễ sao
chép, bắt chước…ví dụ: chương trình du lịch, dịch vụ phịng trong khách
sạn…
+ Tính khơng đồng nhất: chủ yếu là dịch vụ nên không kiểm tra trước
khi mua được, ví dụ: dịch vụ buồng phịng, dịch vụ massege…
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: thời gian và địa điểm sản
xuất và tiêu dùng xảy ra cùng một lúc, ví dụ: việc hướng dẫn tour suốt tuyến.
người hướng dẫn làm nghiệp vụ hướng dẫn là đang sản xuất sản phẩm, du
khách đang nghe hướng dẫn giới thiệulà đàng tiêu thụ sản phẩm. Hai việc này
xảy ra đồng thời cùng một lúc.
+ Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: vì chủ yếu là dịch vụ, nên không
tồn kho, dự trữ được, mau hỏng…, ví dụ cho th phịng khách sạn, đặt vé
máy bay…
4.Thời vụ du lịch
4.1.Khái niệm và đặc điểm của thời vụ du lịch
Là sự dao động lặp đi lặp lại hằng năm của cung và cầu trong du lịch
dưới tác động của một số nhân tố xác định. Trong thực tế thời vụ du lịch của
một trung tâm, một đất nước là tập hợp hàng loạt các hoạt động theo mùa của
cung và cầu, cũng như sự tác động tương hỗ giữa chúng trong tiêu dùng du
lịch.
Thời gian du lịch không phải luôn luôn cố định mà chúng biến đổi dưới
tác động của nhiều yếu tố. Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch tùy thuộc vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch đó.

13


- Các mùa vụ du lịch: do nhu cầu du lịch không giống nhau giữa các

tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, đó là thời vụ hay
mùa vụ du lịch.
+ Mùa chính du lịch : là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách
du lịch lớn nhất.
+ Trước mùa du lịch chính: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn
mùa chính, xảy ra trước mùa du lịch chính.
+ Sau mùa du lịch: là khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính,
xảy ra sau mùa du lịch chính.
+ Trái mùa du lịch: (mùa chết) là khoảng thời gian có cường độ thu hút
khách du lịch thấp nhất.
Thời kỳ đầu mùa số lượng khách du lịch tăng dần, còn thời kỳ cuối thì
ngược lại. Thời gian cịn lại trong năm là ngồi mùa.
Ở các nước du lịch phát triển thường thời vụ du lịch kéo dài hơn, cường
độ du lịch gữa mùa chính so với thờ kỳ trước và sau vụ thể hiện yếu hơn.
- Ở các nước khác nhau, vùng du lịch khác nhau có thể có một hoặc
nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển trước đó.
- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt phụ thuộc
vào từng loại khách du lịch.
- Thời gian và cường độ du lịch của các mùa du lịch có sự khác biệt phụ
thuộc vào mức độ khai thác tài nguyên du lịch, và điều kiện tiếp đón phục vụ
khách du lịch.
- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt theo từng
loại hình du lịch.
14


- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch có sự khác biệt tùy thuộc
vào điều kiện phát triển của từng quốc gia từng vùng.
- Cường độ du lịch không bằng nhau theo chu kỳ kinh doanh.
4.2.Các nhân tố tác động đến tính thời vụ của hoạt động du lịch

- Yếu tố tự nhiên
Khí hậu là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời
vụ du lịch. Nó có tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch. Ảnh hưởng của
khí hậu rõ nét lên 2 loại hình du lịch nghỉ biển, và nghỉ núi và mức độ nhất
định trong du lịch khám chũa bệnh.
Đối với một số loại hình du lịch khác như du lịch văn hóa, cơng vụ…
ảnh hưởng của khí hậu không lớn như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi
nhưng cường độ khách tăng lên vào mùa khô vì thời tiết thuận lợi cho hành
trình du lịch.
- Yếu tố kinh tế - xã hội - Tâm lý
+ Về kinh tế: kinh tế phát triển, thu nhập tăng lên ảnh hưởng tới nhu cầu
đi du lịch, vì đi du lịch họ phải có một lượng tiền cần thiết. vì vậy ở các nước
giàu có thì nhu cầu du lịch của người dân tăng cao và ngược lại.
Sự thay đổi tỉ giá hối đoái cũng tác động mạnh tới nhu cầu đi du lịch.
Chẳng hạn đồng tiền quốc gia nơi đến bị mất giá so với USD, EURO… thì sẽ
làm tăng nhu cầu đi du lịch và ngược lại.
Các yếu tố giá cả, tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh tới nhu cầu du
lịch.
+ Thời gian nhàn rỗi:là nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố không đều của
nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch trong thời gian nhàn rỗi. Thời
15


gian nghỉ phép ngắn thì người ta có thể đi du lịch một lần trong năm, họ chọn
thời gian chính vụ để đi du lịch với mong muốn tận hưởng những ngày nghỉ
q giá. Thời gian nghỉ phép dài thì họ có nhiều sự lựa chọn và họ có thể chọn
đi nhiều lần trong năm như vậy góp phần giảm cường độ mùa vụ du lịch
chính.
+ Sự quần chúng hóa trong du lịch: là nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch.
Sự tham gia của số đông quần chúng khách có khả năng thanh tốn trung

bình. Họ thường thích đi nghỉ biển và mùa hè mùa du lịch chính vì lý do :
 Họ thường đi nghỉ vào chính vụ, chi phí đồn thường thấp, giảm giá
cho số đơng.
 Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách và sự tác
động yếu tố tâm lý phụ thuộc vào kinh nghiệm của người khác
+ Phong tục tập quán: du lịch lễ hội là những phong tục lễ hội có từ lâu.
+ Điều kiện về tài nguyên du lịch: những vùng nào có danh thắng đẹp
phong phú, độc đáo thì sẽ tăng cường đơ du lịch tham quan. Những vùng có
nước suối khống tạo điều kiện cho du lịch chữa bệnh phát triển. Độ dài của
thời vụ du lịch phụ thuộc vào sự đa dạng của các thể loại du lịch có thể phát
triển ở đó.
+ Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: Cơ cấu của cơ sở vất chất kỹ thuật
và cách tổ chức trong các cơ sở du lịch ảnh hưởng đến việc phân bố nhu cầu
theo thời gian.
 Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí tổ chức cho khách
có ảnh hưởng tới việc khắc phục thời vụ du lịch.

16


 Các chính sách về du lịch của vùng, của cơ quan du lịch từng nước, của
các tổ chức kinh doanh du lịch – khách sạn thường giảm giá các hàng hóa
dịch vụ trước sau mùa du lịch hoặc khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch.
Các nhân tố vừa tác động riêng lẻ vửa tác động đồng thời. trong thực tế
mùa vụ du lịch chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố cùng một lúc. Vì vậy cần
phải hiểu rõ các nhân tố đó để từ đó tìm ra cách thức kéo dài mùa vụ du lịch.
4.3. Một số giải pháp khắc phục sự bất lợi của thời vụ du lịch
- Xác định khả năng kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du lịch: là
tiền đề quan trọng nhất để từ đó có thể vạch ra và áp dụng 1 chương trình du
lịch hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời vụ du lịch. Doanh nghiệp phải

tiến hành nghiên cứu xác định số lượng và cơ cấu nguồn khách triển vọng đi
du lịch ngoài mùa vụ du lịch chính, ví dụ khách cơng vụ, khách nghỉ hưu.
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch: doanh nghiệp cần phải phát triển
thêm các loại hình du lịch tại cùng một khu du lịch. Chẳng hạn phát triển
thêm loại hình du lịch sinh thái hay các khu nghỉ biển có thể xây thêm các bể
bơi có mái che hay sân chơi thể thao…
- Để đa dạng hóa các loại hình du lịch cần căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Giá trị và khả năng tiếp nhận các ngồn tài nguyên du lịch.
+ Qui mô các luồng khách đã có luồng khách triển vọng
+ Năng lực tiếp nhận và khả năng tiếp nhận đáp ứng của các cơ sở và
điểm du lịch
+ Nguồn lao động trong vùng.
+ Khả năng tiếp nhận các thể loại du lịch có thể phát triển được

17


+Kinh nghiệm của tổ chức.
- Xác định các điều kiện cho mùa vụ du lịch thứ 2: để làm được thì cần
các yếu tố sau :
+ Sự hấp dẫn của tài ngun du lịch ngồi mùa vụ du lịch chính.
+ Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khám phá.
+ Số lượng và cơ cấu của luồng khách triển vọng.
+ Chất lượng và cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và khả năng sẵn
sàng tiếp nhận của chúng.
+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm cơ sở vật chất và các
trang thiết bị để thõa mãn nhu cầu của khách.
- Khắc phục những bất lợi đối với chất lượng dịch vụ: để nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch, giảm thiểu khoảng cách giữa giá trị mong đợi và giá
trị cảm nhận của khách hàng thì đơn vị phải nâng cao chất lượng phục vụ

khách trên cơ sở tìm hiểu kỹ nhu cầu của từng đối tượng khách.
Nâng cao chất lượng theo nhiều hướng khác nhau: cải tiến cơ sở vật chất
kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách. Làm phong phú thêm
chương trình du lịch bằng các biện pháp giải trí tiêu khiển…
Ngồi ra phải tăng cường xúc tiến quảng bá, có chính sách ưu đãi về giá
cho du khách lúc trái vụ.
5.Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu
5.1.Khách sạn:
5.1.1. Khái niệm:

18


Khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú du lịch mang tính phổ biến, đặc
trưng nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang
tính hệ thống đồng bộ. Nó là những cơ sở lưu trú du lịch có qui mơ, cơ sở vật
chất kỹ thuật , lao động, chất lượng & chủng loại sản phẩm đáp ứng những
tiêu chuẩn nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống & các nhu khác
của khách trong thời gian lưu trú để thu lợi nhuận.
5.1.2. Sản phẩm của khách sạn:
- Khái niệm:
Là những hàng hoá & dịch vụ mà khách sạn tạo ra nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách, trên cơ sở kết hợp giữa lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật & khả
năng khai thác tài nguyên du lịch mà khách sạn sử dụng.
- Phân loại sản phẩm:
► Hình thức thể hiện:
Sản phẩm hàng hoá.
Sản phẩm dịch vụ.
► Thành phần cấu thành: dịch vụ trọn gói, vì :
Có phương tiện thực hiện dịch vụ, hàng hố, hàng hố bán kèm.

Có dịch vụ hiện & dịch vụ ẩn.
► Phân 2 nhóm:
Dịch vụ bảo đảm sinh hoạt hàng ngày của khách.
Các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu chuyến đi du lịch của khách.
5.2.Motel

19


5.2.1. Khái niệm:
Là loại hình cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng ven đường quốc lộ, đầu
mối giao thông quan trọng, ngoại ô thành phố, hoặc ở những khu du lịch với
kiến trúc đơn giản, thấp tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu khách đi bằng xe cơ giới, ngoài ra phải tự phục vụ lấy một
số nhu cầu của mình.
Motel nghĩa là Motor – hotel phục vụ khách đi lại bằng xe cơ gới, dịch
sang tiếng Việt khó đủ nghĩa, tạm dịch là: Khách sạn ven đường.
5.2.2. Các thể loại:
 Motel ven đường (tranzit motel): là loại phổ biến nhất, nó thường
được xây dựng ven đường quốc lộ, các đầu mối gia thơng quan trọng. Loại
hình này phổ biến ở Mỹ và tây Âu.
 Motel nghỉ dưỡng (tourirt motel): Thường được xây dựng nơi có
cảnh quan đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, dành cho khách lưu trú
nghỉ dưỡng trong thời gian dài. Thể loại này phổ biến ở châu Âu.
 Motel ngoại ô (suburd motel): thể loại này thường phục vụ khách
nghỉ cuối tuần, thường xây dựng ngoại ô các thành phố lớn, phổ biến ở Tây
Âu, Mỹ.
Để phục vụ nhu cầu của khách ngày càng đa dạng, hiện nay các motel
cũng có nhiều dịch vụ bổ sung như: bể bơi, sân tenniss,..
5.2.3. Đặc điểm:

 Đặc điểm vị trí:

20


Tùy thuộc vào từng loại motel có vị trí khác nhau, nhìn chùng motel
thường xây dựng gần đường cao tốc, đầu mối giai thông, cánh đồng, bờ sông,
bãi biển. . .
 Đặc điểm về kiến trúc xây dựng:
- Kiến trúc đơn giản, thấp tầng (từ 1- 2 tầng)
- Vật liệu đơn giản, được xây dựng theo kiểu nhà lắp ghép.
- Hiên rộng, có lối đi hành lang, có vườn cây.
- Diện tích lớn.
- Có gara để xe cho khách, cịn có dịch vụ sửa xe đối với motel giao
thơng.
 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Chủ yếu là nhà ở, sân vườn, gara, hệ thống giao thông, điện, . . .nhìn
chung là chất lượng thấp so với khách sạn.
- Cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng lớn trong giái trị của các motel, chủ yếu
tập trung vào buồng ngủ cho khách.
- Bộ phận lễ tân đơn giản hơn nhiều so với khách sạn, một số ít có nhà
hàng riêng thường là loại motel nghỉ dưỡng, nhưng chủng loại sản phẩm ăn
uống cũng đơn giản.
 Các đặc điểm về sản phẩm:
 Giá rẻ: thấp hơn nhiều so với giá khách sạn, resort,..
 Đơn giản, số lượng ít, chất lượng không cao, đặc biệt đối với các
dịch vụ ăn uống, giặt ủi thì khách phải tự phục vụ lấy.
 Có nhiều dịch vụ liên quan tới ơtơ: thay dầu nhớt, sửa chữa,. ..
21



 Có dịch vụ điện thoại, internet.
 Dịch vụ giải trí ít.
 Thời gian lưu trú ngắn (trừ tourist motel)
 Đặc điểm về đối tượng khách:
 Khách du lịch bằng xe cơ giới, đặc biệt là motel giao thông
 Khả năng thanh tốn khơng cao.
 Yều cầu dịch vụ trung bình.
 Tập trung giới trẻ, khách đi theo nhóm, cặp, gia đình.
 Đặc điểm về tổ chức lao động:
 Đơn giản so với khách sạn do: ít dịch vụ.
 Chuyên mơn hố khơng cao.
5.2.4.Những ưu thế & hạn chế:
 Ưu thế:
- Giá rẻ hơn các loại hình lưu trú khác như: khách sạn, resort, làng du
lịch.
- Thuận tiện cho khách du lịch cơ giới.
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh do tổ chức lao động đơn giản, dịch vụ
ít.
 Hạn chế:
- Ít dịch vụ, chất lượng dịch vụ khơng cao.
- Chun mơn hố khơng cao.

22


- Đối tượng khách thu nhập trung bình.
- Khách phải tự phục vụ một số dịch vụ.
5.3. Làng du lịch (tourism village):
5.3.1. Khái niệm:

Là loại hình cơ sở lưu trú du lịch tổng hợp thường được xây dưng theo
quần thể trên diện tích rộng gần các tài nguyên du lịch. Có kết cấu hạ tầng
mang tính chất quần thể với những ngôi nhà riêng biệt cho khách lưu trú cùng
với nhiều loại hình dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách.
5.3.2. Các thể loại:
 Căn cứ vào cơ sở vật chất kỹ thuật:
 Làng du lịch cao cấp:
- Kiến trúc độc đáo; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phong phú, vì
vậy giá trọn gói. ..
- Có chun gia, huấn luyện viên hướng dẫn
- Gần các tài nguyên du lịch
 Làng du lịch địa phương:
- Kiến trúc mang đậm chất văn hố địa phương, có thể những ngơi
làng cũ cải tạo lại.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật mức trung bình, tính đồng bộ khơng cao.
 Căn cứ theo vị trí địa lý:
- Làng du lịch đồng bằng: xây dựng ở các vùng đồng bằng.
- Làng du lịch nghỉ biển: xây dựng ở các vùng biển.
23


- Làng du lịch nghỉ núi. xây dựng ở các vùng núi.
5.3.3. Đặc điểm:
 Tính quần thể: khu vực lưu trú đều là những ngơi nhà riêng bệt, bố
trí theo quần thể thống nhất
 Có khu vực chung: sinh hoạt, vui chơi, ăn uống. . .
 Gắn với tài nguyên du lịch, thường là tài nguyên du lịch tự nhiên.
 Dịch vụ đa dạng, phong phú. . .
 Đặc điểm của làng du lịch cao cấp:
- Đặc điểm vị trí:

+ Gần tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Khí hậu thuận lợi.
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng: làng du lịch cao cấp thường có những
đặc điểm sau:
+ Kiến trúc quần thể, tính thẩm mỹ, hiện đại, đồng bộ cao.
+ Được chia làm các khu vực:
* Khu vực lưu trú: biệt thự, bungalow cao cấp, độc đáo. . .
* Khu vực sinh hoạt chung: xây dựng hiện đại, có bãi be, khu vực nhà
hàng, trung tâm thương mại, văn phòng, vườn cây,..
* Khu vực chuyên đề thể thao, giải trí. . .(có chuyên gia, huấn luyện
viên) xây dựng hện đại, đồng bộ, thường tổ chức hoạt động theo chuyên đề.
- Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật:
* Cao cấp.
24


×