Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tom tat khoa luan phát triển kinh tế với việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh chăm pa sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.58 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nghèo đói là một vấn đề khó khăn và nan giải của con người, nhất là
ở các nước kém phát triển. Những người thuộc diện nghèo đói thường
khơng có tài sản, ăn khơng đủ no, mặc khơng đủ ấm, khơng có điều kiện
chăm sóc sức khoẻ, học hành và vui chơi giải trí.
Nghèo đói ngày ngay ln là vấn đề trăn trở khơng riêng chỉ một
quốc gia nào, mà nó là vấn đề mang tính chất tồn cầu, nhất là những nước
đang phát triển. Nó ln là thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, thậm chí có thể dẫn tới sự diệt vong của cả một dân tộc. Chính vì vậy,
chống đói, giảm nghèo vẫn ln ln là một trong những vấn đề được Liên
hiệp quốc quan tâm hàng đầu. Nhiều quốc gia, tổ chức và diễn đàn quốc tế
lấy hoạt động chống đói nghèo làm mục tiêu quan trọng trong chương trình
hoạt động của mình.
Ở CHDCND Lào, kể từ khi đổi mới(1986) đến nay nền kinh tế đã đi
vào ổn định và từng bước phát triển vững chắc. Thành tựu của công cuộc
đổi mới đã đem lại cuộc sống của đại đa số nhân dân được cải thiện, nâng
lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy vậy, trên thực tế tỷ lệ đói nghèo hiện
nay ở CHDCND Lào nói chung và tỉnh Chăm pa sắc nói riêng vẫn còn
chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này đang đặt ra nhiều điểm bức xúc cần nghiên
cứu toàn diện, đầy đủ để có những giải pháp thoả đáng đem lại hiệu quả
cao hơn. Chính vì lý do này nên tơi chọn đề tài: “ Phát triển kinh tế với
việc xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Chăm- pa- sắc ” làm đề tài khố luận tốt
nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề t.
Phát triẻn kinh tế với xố đói giảm nghèo là vấn đề của tồn xã hội.
Chính vì vậy, nó được Đảng và Nhà nước Lào, các nhà nghiên cứu, các nhà
khoa học, các nhà quản lý thường xuyên quan tâm nghiên cứu. Ở tỉnh
Chăm- pa- săc cũng có một số cơng trình nghiên cứu, nhưng dưới gốc độ
kinh tế chính trị thì chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về vấn đề này. Chính vì vậy, đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu một


cách đầy đủ hơn.

1


3. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Phát triển kinh tế với việc xố đói giảm nghèo có nội dung bao quát
rất rộng bao gồm nhiều vấn đề phải giải quyết và liên quan đến tất cả lĩnh
vực kinh tế xã hội, kết hợp cả chương trình, kế hoạch ngắn hạn với dài hạn,
nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu về phát triển kinh tế với việc xố đói giảm
nghèo ở tỉnh Chăm- pa- sắc và giới hạn từ năm 2001- 2010, trên cơ sở đó
rút ra một số phương hướng và giải pháp giải quyết vấn đề này cho thời kỳ
2010- 2015
4. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế gắn với xố đói giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh Chăm- pa- sắc từ 2001- 2010, làm rõ mỗi quan hệ giữa
phát triển kinh tế với việc xố đói giảm nghèo.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy q trình
phát triển kinh tế và xố đói giảm nghèo ở tỉnh Chăm- pa- sắc trong thời kỳ
năm 2010- 2015
5. Một số đóng góp về khoa học của khố luận
- Khố luận góp phần giải quyết về mặt lý luận và thực tế mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế với xoá đói giảm nghèo.
- Phân tích đánh giá tình hình phát triển kinh tế và xố đói giảm
nghèo của tỉnh Chăm- pa- sắc, nêu rõ được tiềm năng, Thế mạnh và những
khó khăn, tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp kết hợp
phát triển kinh tế với xố đói giảm nghèo ở tỉnh.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Khố luận sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để giải
quyết những vấn đề đặt ra của đề tài.

7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn còn gồm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo.
Chương II: Thực trạng thực hiện tăng trưởng kinh tế và xóa đói
giảm nghèo ở tỉnh Chămpasac.
Chương III: Những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu về
phát triển kinh tế gắn với việc xố đói giảm nghèo ở tỉnh Chămpasac
nước CHDC nhân dân Lào.
2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
1.1 . Tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mơ, sản lượng sản phẩm
hàng hố và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nếu
tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên, nó được coi
là tăng trưởng kinh tế.
1.2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt
của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mơ sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự
tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn.

1.3. Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế của Lào.
Khóa luận đã khái qt được q trình phát triển của nước cộng hịa
dân chủ nhân dân Lào như sau:
Ngày 12 / 12/ 1975 là ngày nhân dân các bộ tộc Lào kết thúc thắng lợi cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng nhân dân cách mạng Lào, đứng đầu là
chủ tịch Cay - Xon - Phôm - Vi - Hẳn lãnh đạo, khai sinh ra nước cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào.
Gần 3 thập kỉ đã trôi qua , dưới sự lãnh đạo của nhân dân cách mạng
Lào và chính phủ Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã đạt được thành tựu quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nền kinh tế tự cung, tự cấp phổ biến đã và đang dần được thay thế
bằng một nền kinh tế sản xuất hàng hóa . Tăng trường GDP năm 2010 đạt
mức là 7,9% và dự kiến năm 2011 đạt được 9,2%
Hiện nay, chính phủ Lào đang tập chung xây dựng cơ sở hạ tầng,
củng cố hệ thống giao thông nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu đi lại nhằm
3


hướng tới mục tiêu liên kết và hội nhập thị trường với các nước láng giêng
và các nước thành viên Asian .
2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ XÓA ĐĨI GIẢM
NGHÈO.
2.1. Quan niệm về nghèo đói.
Tại hội nghị giảm nghèo do ASCAP tổ chức ở Băngkok tháng 9 năm
1993 đã đưa ra định nghĩa như sau: “ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cư khơng được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã
được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong
tục tập quán của các địa phương”
2.2. Nghèo tuyệt đối.
Theo giáo trình KT phát triển định nghĩa rằng: “ Nghèo tuyệt đối là

tình trạng một bộ phận dân cư không được đảm bào những nhu cầu cơ bản
tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống”
2.3 Nghèo tương đối.
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng , nghèo được định
nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được
xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất
cho những người thuộc vì một số tầng lớp nhất định so với sự sung túc của
xã hội đó.
Vậy “ Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức trung bình của cộng đồng tại địa phương”
2.4 Chuẩn nghèo của Lào.
Theo đại hội Đảng lần thứ IX họp từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 03
năm 2011 đã quy định chuẩn nghèo mới của nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào như sau.
Đối với nông thôn là : 183.000kip/ tháng
Đối với thành thị là : 280.000 kip/ tháng
Hiện nay nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đang cố gắng phấn đấu để
cho người dân có thu nhập vượt qua nhiều lần so với mức chuẩn nghèo đưa
ra để người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc không chỉ về vật chất mà cả
về tinh thần.

4


3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO.
3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu nghèo
hay cịn gọi là bất bình đẳng xã hội.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu nghèo trên
bình diện tồn xã hội ở cả thành thị lẫn nông thôn được nhiều người cho

rằng là mối quan hệ mang tính tất yếu , tính quy luật đối với bất cứ quốc gia
nào trong quá trình phát triển , đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
Sự tác động của phát triển kinh tế đến phân hóa giàu nghèo thể
hiện là nếu trình độ phát triển lực lướng sản xuất chưa đủ cao đến mức có
thể “ Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì sự tranh dành lợi ích bằng
mọi thủ đoạn ti tiện ( Lừa đảo, dối trá , tham nhũng, hối lộ…) Vấn là tất
yếu, như vậy xã hội lên án và dùng biện pháp để hạn chế các thủ đoạn đó.
triển của lực lượng sản xuất hiện tại, giải pháp ấy chưa có khả năng thực
thi.
Theo quy luật phát triển không đồng đều của xã hội, tăng trưởng
kinh tế dẫn đến sự phân cực kinh tế giữa các tầng lớp với nhau; giữa thành
thị và nông thôn, giữa vùng này với vùng khác.
Sự đói nghèo, lạc hậu kém phát triển chẳng những làm cho lực
lượng sản xuất mới được phân bố khơng phát huy được tác dụng, mà cịn
khơng có cơ sở kinh tế để tồn tại và sẽ trở thành ghánh nặng cho sự phát
triển kinh tế của các vùng. Nghèo đói đang cản trở, gây khó khăn cho sự
phát triển kinh tế xã hội ở nước Lào .
3.2. Một số quan điểm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo.
Để giải quyết những vấn đề xã hội nói chung và xóa đói giảm nghèo
nói riêng trong q trình phát triển kinh tế đã có rất nhiều quan điểm của
các học giả , các quốc gia thực thi trong tiến trình phát triển của lịch sử .
Quan điểm thứ nhất: Phát triển kinh tế bằng mọi giá chưa cần tính
đến sự phân hóa giàu nghèo. Đây là những quan điểm được nhiều lý thuyết
ủng hộ của cơ chế thị trường đối với sự phát triển kinh tế.
Quan điểm thứ hai: Phát triển kinh tế trước sau đó mới giải quyết
xóa đói giảm nghèo. Đây cũng là một quan điểm mạnh trong CNTB. Quan
điểm này có tiến bộ hơn vì nó khơng chỉ tập chung cho phát triển kinh tế mà
quan tâm đến công bằng xã hội.
5



Quan điểm thứ ba : Tăng trưởng kinh tế kết hợp với giải quyết đồng
thời vấn đề xã hội. Đây là quan điểm mà nhiều nhà khoa học, nhiều lý
thuyết tập chung nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn của nhiều nước trên
thế giới. Những lý thuyết này đề cập ngay đến vấn đề xã hội, công bằng,
giải quyết đói nghèo ngay trong q trình thực hiện tăng trưởng kinh tế.
4. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC RÚT RA
Khóa luận của em đã nêu ra những kinh nghiệm và bài học của một
số nước như sau:
4.1. Kinh nghiệm của Việt Nam.
Việt Nam cũng là một nước rất thành công về xố đói giảm nghèo
trong hai thập kỷ gần đây. Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
những năm cuối 1980 và duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao
trong thời gian tương đối dài từ 1992 đến nay.
Vấn đề xố đói giảm nghèo được đặt thành một trong những chương
trình trọng tâm trong quá trình phát triển ở Việt Nam. Tất cả các cơ quan,
đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, toàn xã hội đều tham gia vào cơng
tác xố đói giảm nghèo dưới các góc độ khác nhau.
Sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ, tài trợ của các Chính phủ, các tổ
chức quốc tế và cá nhân trong cơng tác xố đói giảm nghèo. Việt Nam đã
triển khai và thực hiện tương đối thành cơng một số chương trình trực tiếp
đến xố đói giảm nghèo.
Người nghèo phải được tham gia vào quá trình hoạch định các chính
sách, biện pháp giúp đỡ họ thốt nghèo của các cấp chính quyền từ trung
ương đến địa phương, cơ sở. Chỉ có trên cơ sở này các chính sách, biện
pháp giúp người nghèo mới có thể thực hiện có kết quả.
2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trước cải cách (1978), Trung Quốc là nước có số người nghèo đói
cao nhất thế giới, 200 triệu người. Giữa thập kỷ 80, Trung Quốc đã đề ra

chiến lược chống nghèo đói một cách tồn diện để giải quyết dần dần tình
trạng nghèo đói của 102 triệu người.
+ Trung Quốc quan niệm rằng giữa ổn định chính trị và nghèo đói có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu khơng ổn định chính trị, các mục tiêu kinh
tế - xã hội, nhất là vấn đề xố đói giảm nghèo khơng thể thực hiện.
6


+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập. Hai thập kỷ gần đây, Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhất thế giới.
+ Điều tiết hợp lý phân phối và thu nhập: Trung Quốc đã thực hiện
kiên quyết việc chống tham nhũng, kinh doanh trái pháp luật đồng thời thực
hiện bảo hiểm xã hội, áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết vĩ mơ về thu
nhập.
+ Chú ý thích đáng đến phát triển vùng: trước hết, Trung Quốc thúc
đẩy việc hình thành những vùng động lực, trọng điểm, đồng thời khuyến
khích bố trí cơng nghiệp theo lãnh thổ để góp phần cải biến nơng thơn.
+ Huy động nhiều nguồn lực để thực hiện xố đói giảm nghèo. Trước
hết, Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào những
vùng đất hoang đồi núi trọc... để giữ đất nông nghiệp trước yêu cầu cao của
công nghiệp, đô thị hoá.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH CHĂM-PASAC
1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂMPASAC.
Trong khóa luận đã nêu bật được vị trí địa lý và tình hình phát triển
kinh tế của Lào cụ thể là:

1.1. Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý:
Chăm- pa- sắc là một tỉnh trong 4 tỉnh miền nam của nước CHĐCN
Lào với diện tích 1.541.500 ha(15.410 km2), có đường ranh giới giáp với 3
tỉnh phía Nam là: Salavăn, Xê kong, Át-tapư và có đường biên giới giáp với 2
quốc gia, phía Tây và phía Nam giáp với vương quốc Thailan và Cămpuchia.
Tỉnh Chăm - pa- sắc là nơi có con sơng Mêkơng chạy qua từ Bắc đến
Nam. Khí hậu của tỉnh có hai vùng khu vực khác nhau là cao nguyên và
đồng bằng, thời tiết cũng được chia làm hai vùng:

7


Ở đồng bằng: Khí hậu tỉnh Chăm- pa- sắc tương đối nóng ẩm, khơ,
nhiệt độ trung bình là 27. c, lượng mưa hàng năm trung bình 2279,36 mm,
trung bình hàng tháng là 173,67 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
10, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 6, 7 và tháng 8.
Ở cao nguyên(Bo- la- vên): Khí hậu ở cao nguyên là khí hậu ẩm mát
và lượng mưa lớn trong mừa mưa là nguyên nhân làm cho đất có độ ẩm
cao phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp và thương mại nông nghiệp.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
 Dân số.
Chăm- pa- sắc có 10 huyện, Paksê là thị xã của tỉnh Chăm- pa- sắc,
cả tỉnh bao gồm 924 bản, có 103.587 hộ gia đình, dân số 580.514 người
(năm 2010 ), trong đó phụ nữ: 287.551 người,chiếm 51%, tốc độ tăng dân
số là 2,2 %/năm, mật độ dân số là 36 người / km 2, cả tỉnh có 17 dân tộc
cùng nhau sinh sống, chủ yếu là dân tộc: lào Lum, lào Thâng, lào Sủng, thái
Đăm (thái đên), Phủ Thai.
 Lao động.
Lực lượng lao động tồn tỉnh năm 2005 là 251.200 người, hàng năm

có khoảng 2500 lao động được bổ sung cho lực lượng lao động xã hội. Lực
lượng lao động năm 2006 đang làm việc ở các ngành kinh tế là 115.250
người.
 Cơ sở hạ tầng.
Về giao thông: Hệ thống đường giao thông của tỉnh rất khó khăn nhất
là con đường từ huyện xuống các làng bản, tồn tỉnh có đường giao thơng
dài: 3.158 km, trong đó có đường bộ: 2961,7 km.
Về thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng thực sự đầy đủ, nhu cầu
sản xuất của người dân. Tỉnh Chăm- pa- sắc có 285 km hệ thống thuỷ lợi
cấp một, 58 trạm bơm, có 2135 km thuỷ lợi cấp hai.
 Cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Tỉnh đã xây dựng được khu cơng nghiệp với tổng diện tích hơn 2500
ha, để đón nhận sự phát triển của các nhà máy, sản xuất ngày càng nhiều.
 Về thương mại và dịch vụ.
Toàn tỉnh có 25 chợ, cụ thể có: 4 chợ cấp tỉnh; 13 chợ cấp huyện và
cấp bản, và 5.686 chợ nhỏ phục vụ việc trao đổi hàng hoá của nhân dân.

8


Dịch vụ chủ yếu là bn bán lẻ, ít cửa hàng dịch vụ, nhưng đa số là kinh
doanh nhỏ, giao lưu hàng hố hạn hẹp.
 Về cơng tác y tế:
Trong tồn tỉnh có 10 bệnh viện,trong đó có một bệnh viện cấp tỉnh,
có 250 giường; cấp huyện có 9 bệnh viện, có 140 giường và có 58 trạm xá,
20 trạm có bác sỹ và 10 trạm có y sỹ.
 Về cơng tác giáo dục :
Tồn tỉnh có 991 trường học. Trong đó có 117 trường mầm non, có
767 trường phổ thơng cơ sở, có một trường trung cấp nơng nghịêp, trường
trung cấp tài chính, trường đào tạo nghề.

2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH
CHĂMPASAC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010.
2.1
Tình hình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo
của tỉnh Chămpasac từ năm 2001 đến năm 2010.
Thấm nhuần tư tưởng này tại đại hội V, VI,VII của Đảng NDCM Lào,
Đảng cách mạng Lào đã khẳng định: cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế
ngành nông lâm nghiệp gắn chặt vào công nghiệp và dịch vụ. Trong tương
lai ở CHĐCN Lào, nông- lâm- thuỷ sản vẫn là ngành sản suất quan trọng
việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.
Sau khi có đường lối đổi mới kinh tế và phong trào CNH- HĐH nông
nghiệp nông thôn, Chăm- pa- sắc đã triển khai nội dung của Nghị quyết Đại
hội lần thứ VI ngày 18/3/1996, lần thứ VII ngày 12/3/2001 và lần thứ VIII
năm 2006 của Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mà Nghị quyết lần
thứ VIII của thường vụ tỉnh uỷ Chăm- pa sắc đã được cụ thể hoá thành các
chuyên đề phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Chăm- pa- sắc là: hình thành
cơ cấu kinh tế: nông- lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nhanh
chóng chuyển dịch kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, đưa nhanh tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất để chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, vật nuôi.
Trên thực tế, kinh tế ở tỉnh Chăm- pa-sắc đã có sự thay đổi, diện mạo
nông thôn tiến bộ từng bước. Tăng cường củng cố khối đoàn kết trong nhân
dân, giữ vững an ninh chính trị và đẩy lùi được các tệ nạn xã hội và đạt
được kết quả to lớn và đáng mừng.
9


2.2. Một số quan điểm chủ chương chính sách xóa đói giảm nghèo
của cộng hịa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chămpasac nói

riêng.
 Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và
của tỉnh Chăm Pa Sắc, là yếu tố quan trọng bảo đảm sự ổn định,
phát triển kinh tế - xã hội, đó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của tồn
xã hội hiện nay.
 Xố đói giảm nghèo là sự kết hợp, thống nhất giữa các biện pháp về
kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị
 Xố đói giảm nghèo bằng phát huy tính tự lực, tự chủ, tự vươn lên
của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo.
 Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để xố
đói giảm nghèo.
 Mở rộng và khai thác hiệu quả các nguồn lực từ bên ngồi cho xố
đói giảm nghèo
 Cần khuyến khích mọi người làm giàu, đồng thời ưu tiên xố đói
giảm nghèo ở các đối tượng chính sách và các vùng đặc biệt.
2. 3. Những thành tựu và hạn chế mà tỉnh Chămpasac đã có được.
 Thành tựu đạt được.
Có thể so sánh chỉ trong thời gian 5 năm (2005 – 2010 ), thực hiện
chương trình an tồn lương thực và phát triển kinh tế gắn với việc
xố đói giảm nghèo, có xu hướng giảm dần như sau: đến tháng 12/05
số hộ đói nghèo giảm 1.362 hộ gia đình, chiếm 10,2% (tức là giảm
2,8).
- Số bản nghèo đói giảm cịn 134 bản, chiếm 53% của số bản
nghèo đói và so với năm 2004 - 2005 số làng nghèo đói giảm xuống
27 bản, chiếm 10% và 6 huyện đã vượt khỏi sự nghèo đói, tình trạng
đói nghèo đã có sự giảm dần mà ta có thấy rõ trong bảng dưới đây:
 Bảng 3
Năm
1996


Tỷ lệ(%)
33
10


2002
18,38
2003
13
2005
10,2
2007
9,2
2009
8,3
( Nguồn: Báo cáo của sở kế hoạch và hợp tác phát triển năm: 1996,
2002, 2003, 2005, 2009 )
Đó là một tỷ lệ đáng mừng,mặc dù khơng thể xố được hồn tồn
sự đói nghèo, nhưng đó là khn mặt và là dấu hiệu mới của tỉnh để
phát triển toàn diện đời sống xã hội của người dân.
 Hạn chế và ngun nhân của hạn chế.
- Vẫn cịn tình trạng một số hộ nông dân phải đi làm thuê và xu
hướng tập chung phần lớn đất trồng trọt, chăn nuôi vào những hộ khá giả.
- Nhiều hộ gia đình trở thành những người nghèo vì một số nguyên
nhân như: Thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, làm ăn thua lỗ hoặc khơng có đất
đai sản xuất.
- Chính sách tiền lương ở khu vực kinh tế nhà nước chưa đãi ngộ thỏa
đáng đối với những người có tài, chưa đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao
động.
- Tình hình tham nhũng là hiện tượng phổ biến, gây thiệt hại tài sản

của nhà nước, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội
làm cho cơng tác xóa đói giảm nghèo cho nhân dân không đạt được kế
hoạch đề ra.

CHƯƠNG III
NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU ĐỂ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC
HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH CHĂMPASAC
NƯỚC CHDC- ND LÀO
1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN
Trong các văn kiện đại hội Đảng của Lào vấn đề xóa đói giảm nghèo
được nhiều lần đề cập đến. Để đảm bào xóa đói giảm nghèo và công bằng
11


xã hội thì Đảng dân chủ Lào khằng định cần khuyến khích người dân làm
giàu hợp pháp chăm lo xóa đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
giữa các vùng nông thôn và thành thị nhất là những khu vực vùng sâu vùng
xa để cho mọi người tiến tới cuộc sống ấm no hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành, chữa bênh và có việc làm ổn định.
1.1. Phát triền kinh tế phải hướng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm có tính chất mục tiêu và chiến lược về xóa đói giảm
nghèo là phải hướng vào sự phát triển. Trong chiến lược phát triền kinh tế
phải lấy mục tiêu quan trọng hàng đầu là tạo việc làm, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực lao động.
1.2. Các nghành các cấp có trách nhiệm nâng cao hiệu quả lao
động góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nâng cao hiệu quả lao động, xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của
nhà nước, của các cấp các ngành các tổ chức xã hội và là trách nhiệm của cả
người dân. Do vậy nhà nước cần có những chính sách để khuyến khích các

tổ chức, các đơn vị kinh tế, các chủ doanh nghiệp, các hộ gia đình và mọi
người ở mọi thành phần kinh tế chủ động tạo ra việc làm.
1.3. Thực hiện các chính sách phải khai thác hết tiềm năng lao
động.
Để nâng cao hiệu quả lao động và thực hiện xóa đói giảm nghèo vấn
đề bao trùm là phải bằng mọi biện pháp, tiêp tục khai thác tiềm năng lao
động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa nhiều thành
phần, với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa dạng, đan sen
va hỗ trợ lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, hình thành thị trường thống
nhất và linh hoạt, không bị chia cắt bởi yếu tố địa lý, hành chính
1.4. Kết hợp giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, tiến hành có trọng
điểm trong quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế với việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cơ bản, vừa
có tính chiến lược lâu dài , vừa là những vấn đề phải giải quyết trước mắt.
2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN
2010 ĐẾN NĂM 2020.
Đại hội VII tỉnh Chămpasac đã đề ra những kế hoạch chung để
thực hiện phát triển kinh tế xã hội kết hợp với xóa đói giảm nghèo trong 5
năm tới ( 2010 – 2015 ) cụ thể là.
12


- Tăng cường đoàn kết giữa cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tằng
cường về chính trị bảo vệ giữ vững nền độc lập của dân tộc.
- Xây dựng kinh tế phát triển và ổn định, đầu tư cơ sở hạ tầng cho
cơng nghiệp, xây dựng các nhà máy xí nghiệp các khu chế xuất để đẩy
mạnh sản xuất hàng hóa và xuất khẩu
- Tăng cường quản lý, quan tâm hơn đối với dịch vụ và du lịch nhất
là những khu du lịch nổi tiếng của tỉnh như : Chùa Vat-Phu , tháp
Khompaphenh, resort Pasuom, khu nghỉ mát Passong…

- Tập chung vào khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng phong
phú nhưng không làm ảnh hưởng đến giới động thực vật.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ để có những người quản
lý giỏi góp phần vào công cuộc xây dựng nền kinh tế Lào.
3. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.
3.1. Những giải pháp chung.
Theo Nghi quyêt Đai hôi Đảng VII, và Đại hội Đảng VIII nhấn
mạnh: “ Xố đói giảm nghèo phải tập trung vào xây dựng cụm bản phát
triển gắn với phát triên nông thôn, tạo điều kiện giúp đỡ hộ nghèo có chỗ ở,
định cư, định canh, được giáo dục, được phục vụ y tế và có thu nhập ổn
định”. Muốn thực hiện được tốt mục tiêu xố đói giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước đã nêu trên thì phải tập trung thực hiện những giải pháp sau:
3.1.1. Nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất
cho người lao động và hộ đói nghèo.
3.1.2. Thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội có liên quan đến
lao động - việc làm - thu nhập - xố đói giảm nghèo.
3.1.3. Thực hiện chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
nông thôn.
3.1.4. Nhà nước và tỉnh cần ban hành một số chính sách dành riêng
cho các hoạt động nơng thơn.
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể.
3.2.1.Giải pháp về phát triển nông nghiệp, công nghiệp:
3.2.2. Giải pháp về vốn, kỹ thuật và công nghệ.
3.2.3. Phát triển thương mại, dịch vụ.
3.2.4. Giải pháp về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và y tế.
13


3.2.5. Đổi mới quản lý nhà nước.


PHẦN KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế- xã hội và xố đói giảm nghèo là những nhiệm vụ
cấp bách, có ý nghĩa chiến lược lâu dài không chỉ vấn đề riêng của 1 quốc
gia nào. Điều này cũng đúng với nước CHDC nhân dân Lào nói chung và
tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng. Do đó, nếu không chú trọng tới vấn đề này,
những thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh cũng trở nên vô nghĩa, và đó là
một trở ngại rất lớn tới ổn định tình hình chính trị xã hội về lâu dài của tỉnh
nói riêng và nước CHDC nhân dân Lào nói chung. Với ý nghĩa đó luận văn
“ Phát triển kinh tế với việc xố đói giảm nghèo ở tỉnh Chăm- pa- sắc
nước CHDC nhân dân Lào ” mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm- pa- sắc nói riêng
và đất nước Lào nói chung theo nghị quyết của Đảng nhân dân CM Lào và
của Đảng bộ tỉnh Chăm- pa- sắc trong thời kỳ 2010- 2015.
Để hoàn thành khóa luận nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ
trong khoa Kinh tế Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã nhiệt tình dạy bảo
em trong suốt bốn năm học vừa qua. Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn
sâu sắc đến Ts. Trần Minh Trang đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em
hồn thành khóa luận này trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã rất cố gắng
và nghiêm túc trong quá trình thực hiện khố luận. Nhưng do trình độ và
khả năng nghiên cứu khoa học cịn hạn chế, cùng với những khó khăn riêng
của một lưu học sinh nước ngoài nên chắc chắn luận văn cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong các thầy, các cơ và tồn thể các bạn thơng cảm và cho em
14


những lời chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu để em có được những nhận
thức sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo !

15




×