Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên gốm sứ TQ – 1: Tre – trúc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.47 KB, 7 trang )

Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên
gốm sứ TQ – 1: Tre – trúc
Tre trúc có mặt khắp nơi ở TQ. Măng tre là một món ngon và vỏ của nó cùng với thân tre
có thể dùng để sản xuất giấy. Thân tre cũng rất thích hợp làm các sản phẩm nội thất và
các dụng cụ khác nhau. Thời cổ xưa, pháo được làm bằng tre để có tiếng nổ đanh hơn vào
những dịp đầu xuân hoặc lễ hội nhằm xua đuổi tà ma. Điều này giải thích cho việc ra đời
của cụm từ zhu bao pin an (竹报平安), nôm na có nghĩa tre trúc mang lại bình an. Ngày
nay ý nghĩa này được chuyển tải bằng hình ảnh một đứa bé đang đốt pháo.
Vì đặc tính dẽo dai và khã năng giử được sự xanh tươi và vẩn phát triển qua mùa đông
mà nó cũng là biểu tượng của sự trường tồn (longevity). Trúc cùng với cây thông và trái
đào là “ba người bạn trong mùa đông”, tượng trưng cho tình bạn keo sơn vĩnh cửu và sức
mạnh trong gian khó.
Văn tự tiếng Hoa của từ trúc là zhu(竹)đọc đồng âm với “chúc” (祝 ). Thông thường
khi được sắp đặt với các biểu tượng khác về trường thọ hay hạnh phúc là để chuyển tải
một thong điệp chúc tụng các điều này một cách tượng trưng. Như vậy, trúc cộng với
chim tước (paradise flycatcher) là để chúc người nhận sống thọ; tương tự trúc cùng với
cây thông, nấm linh chi, hoa thủy tiên, .v.v. là để chúc thọ.

Hình 1: Bình triều đại Hồng Võ – Nhà Minh với motif trang trí tre trúc.
Hinh2: Trúc, chim tước, hoa mẫu đơn, đá để chúc Phúc – Thọ
Hình 3: Trúc và chim cút tượng trưng cho lời chúc bình an – an khang. Chim cút khi phát
âm bằng tiếng Hoa đồng âm với từ mang nghĩa an khang.
hình 4: Bình men lam thời Khang Hy với motif trang trí ” Ba người bạn của mùa đông”

Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên
gốm sứ TQ – 2: Con dơi
Tiếng Hoa gọi con dơi là fu (蝠 – phúc) đồng âm với từ phúc (福)chỉ việc nhận được ân
phúc, điều lành. Đồ án trang trí với dơi chủ yếu tìm thấy ở triều đại nhà Thanh, thông
thường 5 con dơi (ngũ phúc) được vẽ tượng trưng cho 5 ân phúc: được sống lâu, giàu có,
khõe mạnh, được yêu mến vì đức hạnh, và kết thúc bằng một cái chết tự nhiên. Dơi cũng
được trang trí chung với đồng tiền quan – qian (钱 ) mà khi phát âm thì nghe giống như


“tiền” – ở phía trước (‘in front’ (前)). Như vậy đồ án với dơi và đồng quan có ý nghĩa
những ân điển phúc lành đang ở ngay phía trước.

Motif trang trí vẽ những con dơi màu đỏ giửa những đám mây

Dĩa dòng Famille rose thời nhà Thanh vẽ dơi và trái đào biểu tượng phúc - thọ.

Dĩa men lam thời Thanh vẽ 5 con dơi vây quanh chữ "Thọ"

Hồng phúc tề ( quy ) thiên

motif vẽ những con dơi màu đỏ giửa những đám mây
Những con dơi màu đỏ, tiếng Hoa khi phát âm nghe tựa như “hồng phúc” (hong fu –
great blessings) và khi bay giửa những đám mây, nó có ý nghĩa ngang bằng với trời (qi
tian). Diễn nghĩa toàn bộ là “hồng phúc tề thiên”.

Thọ Sơn Phúc Hải

Motif trang trí ở trên vẽ một cành cây đào mọc vươn ra từ vách núi và 5 con dơi bay lượn
trên biển cả. Có nghĩa là thọ (trái đào biểu tượng cho thọ) tựa như sơn (núi), và ân phúc
(tiếng Hoa gọi con dơi đồng âm với từ phúc) vô tận như biển cả (hải)

×