Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

BÁO CÁO KIẾN TẬP TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Họ và tên sinh viên:
Mã sinh viên:

BÁO CÁO KIẾN TẬP
NGÀNH ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
LỚP QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG KHĨA (2018-2022)

Tên cơ quan: Văn phịng HĐND&UBND Huyện Cẩm Khê
Địa chỉ: Thị trấn Cẩm Khê, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Trần Thị Thúy Hạnh
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đặng Văn Phong

Hà Nội - 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua được sự giới thiệu của trường Đại học Nội vụ Hà
Nội và sự tiếp nhận của UBND huyện Cẩm Khê, em đã được về kiến tập tại Văn
phòng HĐND&UBND huyện Cẩm Khê trực tiếp tại Bộ phận Văn thư của Văn
phòng UBND huyện. Cụ thể em được tiếp xúc, tìm hiểu thực tế về hoạt động tổ
chức quản lý Công tác Văn thư cơ quan tại Văn phòng HĐND&UBND huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức làm việc tại UBND
huyện Cẩm Khê đã tạo điều kiện cho em trong quá trình kiến tập, cũng như đã
cung cấp tư liệu cần thiết cho em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – những người đã cung cấp cho em nền



tảng kiến thức lý luận vơ cùng bổ ích trong bốn năm qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân em đã cố gắng tìm hiểu tài liệu,
học hỏi kinh nghiệm để tổng hợp báo cáo. Tuy nhiên, do sự hiểu biết còn hạn
chế, kinh nghiệm thực tế của bản thân cịn chưa nhiều vì vậy khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Cẩm Khê, ngày 26 tháng 11 năm 2021

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo do em tự tìm hiểu, phân tích và tổng
hợp trong q trình kiến tập của mình tại Văn phịng HĐND&UBND Huyện


Cẩm Khê. Mọi thông tin, số liệu trong bài đều hoàn toàn đúng sự thật. Em xin
chịu trách nhiệm hoàn tồn nếu có sự khơng trung thực trong báo cáo kiến tập
của mình.
Cẩm Khê, ngày 26 tháng 11 năm 2021


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2

MỤC LỤC

Tên viết tắt
HĐND
UBND


Giải nghĩa
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong việc tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan hành chính nhà
nước hay doanh nghiệp. Bộ phận văn phịng ln là bộ phận đảm bảo cho hoạt
động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, giúp ta có cái nhìn tổng quan và
chi tiết hơn trong q trình thực hiện cơng việc tại cơ quan mình. Vì vậy, chúng
ta khơng thể phủ nhận vai trị của nhà quản trị văn phòng trong cơ quan, tổ chức.
Là một bộ phận có vai trị quan trọng như vậy, địi hỏi ở người lãnh đạo văn
phịng là người ln mang một tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững các kỹ năng
tổ chức cơng tác văn thư trong văn phịng của cơ quan đó, và một trong những
kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan
tổ chức.
Việc soạn thảo và ban hành văn bản trong cơ quan là là trách nhiệm của
lãnh đạo văn phòng trong tổ chức, thiết lập bộ phận văn thư, lưu trữ; tuyển chọn
cán bộ văn thư, lưu trữ; tổ chức xây dựng các văn bản của cơ quan cũng như tổ
chức hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá về công tác văn thư, lưu trữ. Để làm tốt
chức năng này đòi hỏi người lãnh đạo văn phòng cần thực hiện tốt công tác soạn
thảo về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ của các đơn vị.
Là một sinh viên thuộc chuyên ngành Quản trị văn phòng của trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, sau khi được đào tạo lý luận về Công tác văn thư, em nhận
thấy kỹ năng tổ chức và quản lý công tác văn thư – lưu trữ của nhà quản trị văn
phòng là kỹ năng vơ cùng quan trọng. Qua q trình khảo sát tại Văn phòng
HĐND&UBND huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ em nhận thấy có nhiều những ưu
điểm và hạn chế trong quản lý công tác văn thư của các đơn vị tại UBND huyện
Cẩm Khê.

2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu thực tiễn về công tác văn thư. Đặc biệt là công tác soạn thảo và
ban hành văn bản của các đơn vị tại UBND huyện Cẩm Khê. Qua đó, giúp đưa
6


ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao những kỹ năng cũng như trách nhiệm
của lãnh đạo văn phòng HĐND&UBND huyện Cẩm Khê đối với tổ chức quản
lý công tác văn thư của các đơn vị.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức quản lý công tác văn thư và đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ văn thư của các đơn vị tại UBND huyện Cẩm Khê.
- Phạm vi của đề tài: Tổ chức quản lý công tác văn thư và đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ văn thư của các đơn vị. Bài nghiên cứu sử dụng các văn bản,
giấy tờ, các báo cáo đề tài về cơng tác hành chính văn phịng tại UBND huyện
Cẩm Khê. Đặc biệt, căn cứ tình hình thực tế trong phạm vi đề tài đề cập tới.
4. Tài liệu tham khảo
- Triệu Văn Cường, Nguyễn Mạnh Cường (2009), Giáo trình văn bản dùng cho
giảng dạy trong Trường Cao đẳg Nội vụ Hà Nội, NXB Lao động năm 2009;
- Vương Đình Quyền (2011), Lý luận và phương pháp cơng tác văn thư, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Trang thông tin điện tử UBND huyện Cẩm Khê;
- Một số tài liệu do Văn phòng và Phòng Văn thư UBND huyện Cẩm Khê cung
cấp.
5. Lịch sử nghiên cứu
Đã có một số đề tài nghiên cứu của sinh viên các trường về kiến tập tại
UBND huyện Cẩm Khê. Tuy nhiên, mới chỉ có số ít đề tài cập nhật đến lĩnh vực
hành chính văn phịng, nhưng chỉ khái qt sơ qua, chưa đi sâu vào vấn đề để
xem xét và giải quyết. Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề này,
cho đến nay chưa có bài viết nào khảo sát khách quan và chi tiết cũng như đưa

ra các ý kiến, đề xuất giải pháp cho cơ quan về tổ chức quản lý công tác văn thư
của các đơn vị tại UBND huyện Cẩm Khê.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Hệ thống hóa những số liệu và thơng
tin thu thập được tiến hành phân tích và đánh giá theo từng nội dung.
Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát công việc, nhiệm vụ trong hoạt
7


động của văn phịng về cơng tác văn thư, những ưu điểm hạn chế trong quá trình
thực hiện hoạt động văn thư tại UBND huyện.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng và tìm hiểu trong các loại sách
báo, tài liệu, thông tin từ các đề tài nghiên cứu khoa học ... có liên quan đến hoạt
động văn thư của văn phịng nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác soạn thảo và ban
hành văn bản trên địa bàn Huyện Cẩm Khê.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội
dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê, tỉnh
Phú Thọ
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý công tác văn thư tại Ủy ban nhân
dân huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác soạn
thảo và ban hành văn bản trên địa bàn huyện Cẩm Khê.

8


PHẦN 2. NỘI DUNG KIẾN TẬP
Trong đợt kiến tập theo kế hoạch của khoa QTVP và được sự giới thiệu

của trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Em đã đến xin và được kiến tập tại UBND
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trực tiếp tại Văn phòng HĐND&UBND huyện
Cẩm Khê. Người phân công hướng dẫn, cung cấp tài liệu viết báo cáo cũng như
đánh giá trong quá trình kiến tập cho em là Chuyên viên Văn phòng Trần Thị
Thúy Hạnh.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê
1.1.1. Lịch sử hình thành
Huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1947. Năm 1979 đổi
tên thành huyện Sông Thao (thuộc tỉnh Vĩnh Phú cũ) và đến năm 1996 lại quay
trở về với tên cũ là huyện Cẩm Khê.
Cẩm khê có 23 xã và 01 thị trấn, số dân là 139.640 người (năm 2021), có
22 xã có người theo đạo Thiên chúa giáo, trong đó có 05 xã theo Đạo.
Chi bộ Đảng Đọi đèn ( Hiền Đa – Cát Trù) thuộc huyện Cẩm Khê là Chi
bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh Phú Thọ.
Trải qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội, năm 2007 nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng
bộ huyện, huyện Cẩm Khê đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân.

9


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Cẩm Khê là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ,
Phía Đơng giáp huyện Thanh Ba với ranh giới tự nhiên là dịng sơng Thao (Sơng
Hồng), phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Nam giáp huyện Tam Nơng và phía
Bắc giáp huyện Hạ Hịa. Cách thủ đơ Hà Nội 80km và thành phố Việt Trì 40km

về phía Tây Bắc.
Dân số năm 2021 là 139.640 người, 27% dân số theo đạo Thiên Chúa. Xét
theo đơn vị cấp huyện thì Cẩm Khê có dân số đứng thứ 2 trong tỉnh (sau thành
phố Việt Trì).
2. Địa hình
Cẩm Khê là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp thấp dần từ Tây
sang Đơng, phía Tây là đồi núi cao, phía Đơng là dải đồi thấp xen lẫn thung lũng
và đồng bằng được bồi đắp phù sa, hệ thống suối, khe, ngịi hẹp và dốc lại phân
bố khơng đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Huyện có 24 xã, thị trấn,
huyện lỵ đặt tại thị trấn Cẩm Khê. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng
chính.
Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi
thấp, đồi cao gồm các xã Chương Xá, Điêu Lương, Đồng Lương, Ngô Xá,
Phượng Vĩ, Tùng Khê.
Tiểu vùng 2: Các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Minh
Tân, Hùng Việt, Cấp Dẫn, Hương Lung, Phú Khê, Sơn Tình, Xương Thịnh, Tạ
Xá, Thị trấn Cẩm Khê.
Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm các xã Tam Sơn, Thụy
Liễu, Tiên Lương, Tuy Lộc, Văn Bán, Văn Khúc, Yên Dưỡng, Yên Tập, Phú
Lạc.
1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn và sơng ngịi
Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào
10


khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: Mùa đơng
lạnh và khơ hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung
bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với
nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm
trung bình trong năm là 86-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp

nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các
suối, khe, ngòi, hồ chứa nước trên địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột
phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Hàng năm thường xảy ra lũ ống
gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày tuỳ thuộc vào từng trận mưa lớn.
Trên địa bàn Huyện khơng có sơng chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngịi
(Ngịi Lao, Ngịi Giành).
Nhìn chung, chế độ khí hậu và thuỷ văn trên địa bàn tương đối khắc
nghiệt, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của
người dân trong Huyện.
1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a. Quỹ đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Cẩm Khê là 43.746,5ha, chiếm 12,41%
diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nơng
nghiệp là 39.288,26ha chiếm 89,62%. Trong tổng diện tích đất nơng nghiệp, đất
sản xuất nông nghiệp là 11.189,42ha chiếm 25, 52%; đất lâm nghiệp là
27.806,41ha chiếm 61,79% và đất nuôi trồng thủy sản là 1.010,04ha chiếm
2,30%. Trong tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, đất trồng cây hàng năm là
5.073,10ha, chỉ chiếm 11,57%. Đất phi nơng nghiệp của huyện có 4.348,81ha,
chiếm 9,92% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 783,32ha chiếm 1,79%; đất
chuyên dùng là 2067,32 ha, đất quốc phòng an ninh là 1196,47ha và đất dùng
vào mục đích cơng cộng 777.19 ha. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là
200,55 ha chiếm 0,46 % tổng diện tích tự nhiên. Với quỹ đất như trên, huyện
Cẩm Khê có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm
nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
11


b. Kết cấu hạ tầng
Cấp điện, nước: đã có 24/24 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc

gia, 15/23 xã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Giao thông vận tải:
- Đường bộ: Với tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đường cao tốc
dài nhất Việt Nam) và Quốc lộ 32C chạy dọc theo suốt chiều dài của huyện,
Quốc lộ 70B chạy qua địa bàn huyện. Ngoài ra các tuyến Đường tỉnh, huyện lộ
trong huyện đã được thảm nhựa kết nối dễ dàng với các địa phương trong vùng.
Đường liên thôn, liên xã đang ngày càng được bê tơng hóa.
- Đường sắt: Gần ga đường sắt Phú Thọ (thị xã Phú Thọ); ga đường sắt
Chí Chủ và ga đường sắt Vụ Ẻn (huyện Thanh Ba).
- Đường thủy: Quãng đường vận chuyển ra sông Hồng ngắn, có lợi thế về
vận chuyển đường thủy. Có bến phà Tình Cương (tỉnh lộ 313) bến đị Chí Chủ.
- Đường hàng không: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 80km. Ngoài ra làm
mới và nâng cấp nhiều tuyến đường liên thơn, liên xã và các cơng trình phúc lợi
khác… làm cho bộ mặt nơng thơn Cẩm Khê có nhiều biến đổi. Giao thông nông
thôn được cải thiện một bước, 100% số xã trong huyện có đường ơ tơ. Thơng
tin liên lạc: Đạt tỷ lệ 30 máy điện thoại/ 100 dân. Huyện có 1 bưu điện huyện, 1
bưu cục khu vực, 22 điểm bưu điện văn hoá xã.
1.1.5. Điều kiện kinh tế
Trong truyền thống, các dân tộc huyện Cẩm Khê canh tác chủ yếu ở các
ruộng nước thung lũng hay những dải đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven
các đồi gò thấp với hệ thống mương phai rất đặc trưng. Lúa nước là cây lương
thực chính. Đời sống kinh tế của người Cẩm Khê ngày xưa cũng rất khó khăn,
thấp kém bởi với phương tiện, cơng cụ sản xuất lạc hậu, lối làm ăn manh mún,
tự túc tự cấp. Bên cạnh làm lúa nước, người Cẩm Khê còn làm nương rẫy để
gieo lúa cạn và trồng các thứ hoa màu khác góp phần nâng cao đời sống kinh tế.
Về tính đặc thù trong sản xuất kinh tế: Người Cẩm Khê sống định canh,
định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, sản xuất
nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp; ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng
12



lúa. Sau năm 1999, với dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi
đặc biệt khó khăn, đã tạo ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp của đồng bào nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân
được cải thiện.
Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi
của nhân dân việc trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra phong phú và nhộn nhịp
khơng khác gì các chợ miền xuôi; đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát
dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào.
Nghề thủ công truyền thống chủ yếu là nghề mộc, đan lát, dệt vải. Trước
đây, gia đình nào cũng có khung cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và
dệt vải; người phụ nữ làm ra những vng vải cho mình, cho những người trong
gia đình và làm của hồi mơn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trong
những vuông vải trở thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ
nữ. Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp
nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo hoặc phục vụ cho sản
xuất vui chơi chứ khơng chun mộc, khơng làm hàng hố; việc đóng các đồ gia
dụng, làm gạch, xây nhà... chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Chính những
nét đặc thù trong hồn cảnh sống và kinh tế đã góp phần làm nên những giá trị
văn hoá vật thể, phi vật thể độc đáo của Cẩm Khê.
1.1.6. Đời sống văn hóa, tinh thần
Dân cư ở Cẩm Khê đã trải qua các thời kỳ lịch sử, đấu tranh vật lộn với
thiên nhiên, chống chọi với thú dữ để sinh tồn từ thế hệ này đến thế hệ khác, có
truyền thống đồn kết một lịng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, làng
bản. Người dân Cẩm Khê còn lưu giữ một số phong tục tập quán, văn hóa dân
gian truyền thống mang đặc trưng dân tộc mình như thích ăn các món đồ như
xơi đồ, rau, cá đồ; các món thịt thính, cơm lam. Món xơi đồ được nhuộm bằng
các lá màu đỏ, tím, xanh, vàng; Thịt chua Thanh Sơn nổi tiếng bởi cách chế biến
và hương vị đậm đà được đem ra mời khách quý thưởng thức cùng với rượu

trong các cuộc vui tập thể.
13


Hoạt động văn hoá, văn nghệ được đồng bào coi trọng và ưa thích, nhất là
hát Xoan. Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan
Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử
của UNESCO. Người dân Cẩm Khê đã, đang và ln gìn giữ và phát triển
những giá trị văn hóa của dân tộc.
Hát giang, hát ví là loại dân ca ca ngợi lao động và các nét đẹp phong tục
dân tộc. Hị đu là hình thức hát giao du tâm sự tình u. Bên cạnh đó, cịn có các
thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao... Có những trị chơi được tổ chức chu
đáo, cơng phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, chơi còn... Các trò chơi của lứa tuổi
thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều
kiện chơi đơn giản, tiện lợi như trị đánh ơ, đánh chắt, đánh cù quay. Đặc biệt,
các tiết mục múa dân gian thường được tổ chức trong các dịp lễ tết, hội hè, cầu
mưa, mừng nhà mới với mục đích cầu cho mưa thuận, gió hịa, mùa màng tươi
tốt, nhà nhà n vui, hạnh phúc.
1.1.7. Truyền thống lịch sử
Là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh, Cẩm Khê có vị trí chiến lược
quan trọng trong khu vực phòng thủ quốc phòng, an ninh. Trong quá trình lịch
sử, các thế hệ nhân dân huyện Cẩm Khê ln phát huy tinh thần đồn kết, đấu
tranh anh dũng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Ngay trong những
năm đầu của thời kỳ vận động thành lập chính quyền cách mạng, mặc dù ở địa
phương chưa thành lập được tổ chức Đảng, nhưng thông qua các hoạt động của
Mặt trận Việt Minh và các cán bộ của chi bộ Đọi đèn, nhân dân huyện Cẩm Khê
đã tích cực tham gia xây dựng các cơ sở cách mạng, tiêu biểu là chiến khu Lòng
Chảo - Minh Hòa, một trong ba chiến khu kháng Nhật của tỉnh.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vào cuối tháng 9 năm 1945,
đồng chí Nguyễn Đan Thành được Tỉnh ủy Phú Thọ phân công theo dõi và
chuẩn bị thành lập các chi bộ Đảng ở huyện Cẩm Khê. Sau một thời gian thử
thách, giác ngộ, tuyên truyền về Đảng, 6 quần chúng ưu tú đã được kết nạp
14


Đảng. Đến cuối năm 1948, huyện Cẩm Khê đã thành lập được 11 chi bộ với 233
đảng viên.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, nhằm tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trên địa bàn huyện Cẩm Khê, Tỉnh ủy Phú Thọ quyết định thành
lập Đảng bộ lâm thời huyện Cẩm Khê. Ngày 19 tháng 7 năm 1947, tại nhà ơng
Lê Văn Ngun (Xóm Thượng, xã Xương Thịnh), Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm
Khê lần thứ nhất được triệu tập. Đây là mốc son lịch sử, đánh dấu bước phát
triển mới cả về lượng và chất của phong trào cách mạng ở huyện.
Bước vào những ngày đầu của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng,
lãnh đạo, trước bộn bề những thử thách: Tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu
mang tính tự cung tự cấp, đời sống nhân dân khó khăn; hạ tầng kinh tế - xã hội
yếu kém; địa hình phức tạp, giao thơng khơng thuận tiện, đội ngũ cán bộ còn
thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về chất lượng... Với tinh thần đoàn kết, năng
động, sáng tạo, đổi mới, phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong
huyện đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng và
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Những năm qua kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm đạt 10% trở lên. Năm 2012 giá trị tăng thêm ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản đạt 510,6 tỷ đồng; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 119,8 tỷ đồng; ngành thương mại - dịch
vụ đạt 208 tỷ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 30,25 tỷ đồng; thu nhập
bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/ người/ năm; bình quân lương thực
đầu người đạt 436,6kg; giá trị sản phẩm bình qn trên 1 ha diện tích đất sản

xuất nơng nghiệp đạt trên 60 triệu đồng/năm.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giá trị và
hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đều tăng cao; sản xuất hàng hóa đã
và đang thay thế tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp; sự gắn kết giữa sản
xuất, chế biến với vùng nguyên liệu ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Một số sản
phẩm có thế mạnh: Chè, cây lâm nghiệp, chăn ni, thủy sản … được quan tâm
phát triển; hình thành được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông,
15


lâm sản. Người dân Cẩm Khê đã có những chuyển biến mạnh mẽ về thay đổi tư
duy sản xuất, được tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc ngay trên mảnh đất quê hương.
Cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội, cơng tác xây dựng Đảng,
chính quyền và củng cố hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng.
Tỷ lệ cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm đều đạt trên 60%, khơng có
tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ
trở lên đạt trên 99%. Bộ máy chính quyền không ngừng được được củng cố, sắp
xếp theo hướng khoa học gọn nhẹ, hiện tại 100% các đồng chí lãnh đạo, quản lý
cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học.
Công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể được củng cố, kiện toàn
đổi mới, tồn Đảng bộ tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn
với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không
ngừng xây dựng đảng bộ vững mạnh xứng tầm lãnh đạo các phong trào cách
mạng của huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.
Với những thành tích đã đạt được trong 65 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng
bộ và nhân dân huyện Cẩm Khê vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
nhiều danh hiệu cao quý: Hơn 10 nghìn lượt người được tặng Huân, Huy
chương; 13 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng”; 3 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực

lượng vũ trang nhân dân”; 4 xã, thị trấn được Chủ tịch nước phong tặng danh
hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện
Cẩm Khê vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng
lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Huân
chương Lao động hạng Ba trong thời kỳ đổi mới vào năm 2007.
Tự hào với truyền thống vẻ vang luôn song hành với ý thức trách nhiệm
lớn lao. Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp bước các thế hệ đi trước, Đảng bộ
huyện Cẩm Khê quyết tâm lãnh đạo nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương
Cẩm Khê ngày càng giàu đẹp, sánh vai cùng các huyện bạn trên con đường xây
16


dựng Chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với truyền thống lịch sử của Đảng bộ và
niềm tin của nhân dân.
1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
nhân dân huyện Cẩm Khê
1.2.1. Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê
UBND huyện Cẩm Khê là do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành
của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết
của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng – an ninh và thực hiện các chính sách khác
trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp
phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước
từ Trung ương tới cơ sở.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê
a) Trong lĩnh vực kinh tế, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND
huyện thơng qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách địa phương, phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình; quyết tốn
ngân sách địa phương. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
trình Hội đồng; lập dự tốn điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết trình HĐND huyện quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính
cấp trên trực tiếp;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã
xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã về thực
hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, UBND
17


huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình HĐND huyện thơng qua các chương trình khuyến khích
phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở địa phương và tổ chức thực hiện
các chương trình đó;
- Chỉ đạo UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng phát triển ngành;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia
đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp
luật;
c) Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, UBND huyện thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý, khai thác, sử dụng các cơng trình giao thông và kết cấu hạ tầng
cơ sở theo sự phân cấp;
- Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực

hiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý
đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
d) Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ và du lịch, UBND huyện thực
hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt
động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
e) Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin và thể dục thể
thao, UBND huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hố, giáo dục, thơng
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ
cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ
18


chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa
bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên,
quy chế thi cử;
- Quản lý các công trình cơng cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong
trào về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hố - thơng tin, thể dục thể
thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng
cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế,
trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phịng, chống dịch
bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch

hố gia đình;
f) Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, UBND
huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập
ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường
hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
thực hiện các biện pháp phịng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ
an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

19


1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê

20


Chủ tịch UBND
Ơng Cù Xn Ân
Phó Chủ tịch UBND
Ơng Nguyễn Chí Lợi

Phó Chủ tịch UBND
Ơng Nguyễn Tân Sơn

Phịng Nội vụ


Phịng
Kinh tế - Hạ tầng

Phòng Tư pháp

Văn phòng
HĐND & UBND

Phòng Y tế

Phịng
Văn hóa - Thơng tin

Phịng
Tài chính - kế hoạch

Phịng
Tài ngun & Mơi trường

Thanh tra huyện

Phịng
Giáo dục - Đào tạo

Phịng
Nơng nghiệp & PTNT

Phòng
Lao động - Thương binh, xã hội


21


1.3. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phịng
1.3.1. Vị trí và chức năng của Văn phòng HĐND & UBND huyện Cẩm
Khê
Văn phòng HĐND&UBND huyện Cẩm Khê là cơ quan chuyên môn trực
thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu tổng hợp; tham mưu giúp việc cho
UBND huyện về hoạt động của UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện
về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý
và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm
bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND&UBND. Văn phòng
HĐND&UBND huyện Cẩm Khê chịu sự chỉ đạo toàn diện của UBND huyện về
tổ chức, biên chế và công tác, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
chuyên môn nghiệp vụ của Văn phịng HĐND&UBND và Đồn đại biểu Quốc
hội tỉnh và Văn phịng HĐND&UBND tỉnh; có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, có tài sản riêng để giao dịch.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn HĐND&UBND huyện Cẩm Khê
- Xây dựng các chương trình làm việc của HĐND, Thường trực HĐND,
UBND, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND huyện, giúp Thường trực HĐND
& UBND huyện tổ chức thực hiện chương trình đó.
- Phối hợp với các ban của HĐND để giúp Thường trực HĐND chuẩn bị
các báo cáo về các hoạt động của HĐND; chuẩn bị các báo cáo của UBND
huyện, tổ chức soạn thảo các văn bản do Thường trực HĐND, Chủ tịch UBND
giao.
- Giúp HĐND, Thường trực HĐND và UBND huyện theo dõi, đôn đốc
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, HĐND&UBND cấp xã, thị
trấn trong việc chuẩn bị các văn bản đó để HĐND, Thường trực HĐND&UBND
huyện xem xét, quyết định.

- Kiểm tra thủ tục chuẩn bị các văn bản của các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện cùng cấp và UBND cấp dưới, trình UBND huyện quyết
định hoặc để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đảm bảo việc thu thập, cung cấp thông tin, xử lý thông tin được thường
22


xun, kịp thời, chính xác phục vụ cơng tác chỉ đạo của HĐND, Thường trực
HĐND&UBND, các ban của HĐND thực hiện chế độ thông tin báo cáo lên cơ
quan Nhà nước cấp trên theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức, triển khai thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, các Nghị quyết, Quyết định của HĐND, UBND và các
cơ quan nhà nước cấp trên.
- Phục vụ kỳ họp HĐND và các phiên họp, làm việc của UBND, Thường
trực HĐND, Chủ tịch UBND và các Ban của HĐND huyện với các đơn vị
chuyên môn, các đoàn thể nhân dân và UBND xã, thị trấn.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị chuyên môn thuộc UBND, Văn phịng
UBND xã, thị trấn thực hiện cơng tác Văn thư – Lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng
theo quy định.
- Phối hợp với Phòng Nội vụ, Tư pháp và các phòng chức năng thực hiện
nhiệm vụ cải cách hành chính theo mơ hình “Một cửa” trên địa bản.
- Chủ trì phối hợp với Thanh tra huyện giúp Thường trực HĐND&HĐND
huyện trong việc tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐND, UBND huyện
giao theo quy định.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng HĐND&UBND huyện Cẩm Khê
- Tổ chức gồm Chánh Văn phịng, các Phó Chánh văn phịng, các cán bộ,
cơng chức, viên chức.
- Lãnh đạo: Văn phịng HĐND&UBND huyện gồm có Chánh Văn phịng

và các Phó Chánh Văn phịng.
+ Chánh Văn phịng – Ơng Trần Minh Nghiệp: Là người đứng đầu cơ quan, chịu
trách nhiệm chung, làm chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước UBND huyện và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phịng HĐND&UBND huyện.
+ Các Phó Chánh Văn phịng HĐND&UBND huyện - Ông Cao Ngọc Khánh,
Bà Kiều Thị Thu Hà, Bà Đỗ Thị Thu Hà: Là người giúp Chánh Văn phòng
HĐND &UBND huyện, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng
23


HĐND&UBND huyện và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
- Cán bộ, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ: Tham mưu, tổng hợp; hành
chính quản trị, kế toán, lái xe, bảo vệ, phục vụ, tiếp nhận và trả kết quả theo cơ
chế “một cửa”, quản trị mạng, văn thư, photocopy, …
Tiểu kết
Trong Chương 1, tơi đã trình bày khái quát về UBND và Văn phòng
HĐND&UBND huyện Cẩm Khê. Đây là cơ sở để tôi đi sâu vào khảo sát và
phân tích thực trạng tổ chức quản lý công tác văn thư tại UBND huyện Cẩm
Khê. Từ những nội dung đã tìm hiểu ở Chương 1, tơi đã đến kiến tập trực tiếp tại
Văn phịng HĐND&UBND để tìm hiểu về công tác văn thư tại cơ quan và thu
thập thông tin để xây dựng nội dung Chương 2 của bài báo cáo.

24


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC VĂN
THƯ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản;
quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ
quan, tổ chức; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý

và sử dụng con dấu trong công tác văn thư. Để đảm bảo thực hiện tốt các văn
bản của Nhà nước quy định về công tác Văn thư, đồng thời nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động về công tác Văn thư tại UBND huyện Cẩm Khê; trên cơ sở áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Nội vụ, … như:
- Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 30/2000/PL-UBTVQH10
ngày 28 tháng 12 năm 2000 về bảo vệ bí mật nhà nước;
- Nghị định số 99/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quản lý
và sử dụng con dấu;
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về Cơng tác
văn thư; - Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV ngày 25/02/2014 của Bộ Nội vụ
về công tác văn thư;
- Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 về thể thức, kỹ thuật
trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch;
- Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng
dẫn quản lý văn bản đi, đến và lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;
- Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05/02/2010 của Bộ Công An quy
định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày
24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009;
- Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức;
- Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về thể thức, kĩ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy


×