Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1:
Số báo danh:…………………………… ……… …………….………………
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.”
“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.”
Bốn câu thơ trên nói về những trận đánh nào? Em hãy tóm tắt diễn biến của
những trận đánh đó.
Câu 2: (4 điểm)
Trình bày nội dung Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
So sánh điểm giống và khác nhau của hai hiệp ước trên. Nêu nhận xét của em về các
hiệp ước đó.
Câu 3: (4 điểm)
Qua những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1925, em hãy
cho biết:
- Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?
- Quá trình tìm đường cứ
u nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các nhà
cách mạng tiền bối?
- Em nhận xét gì về con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?
Câu 4: (4 điểm)
Trình bày diễn biến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc. Hãy xác định
tính chất của cuộc cách mạng này.
Câu 5: (4 điểm)
Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. Hãy nêu những điểm
giống nhau về nguyên tắc ho
ạt động của tổ chức ASEAN (thể hiện trong Hiệp ước Bali
tháng 2 năm 1976) và tổ chức Liên hiệp quốc.
HẾT
(Gồm 01 trang)
CHÍNH THỨC
1
SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: LỊCH SỬ
* Ngày thi: 05/11/2011
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4 điểm)
- Đây là trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng - Xương Giang. (0,5đ)
- Diễn biến trận Tốt Động-Chúc Động:
+ Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào Đông
Quan. Để giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn,
đánh vào chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ. (0,5đ)
+ Sáng 7-11-1426, Vương Thông cho quân tiến về Cao Bộ. (0,25đ
)
+ Biết được ý đồ của giặc, nghĩa quân đã phục kích ở Tốt Động và Chúc Động. Khi
quân Minh lọt vào trận địa, bị nghĩa quân đánh tan tác đội hình của chúng, tiêu diệt
trên 5 vạn và bắt sống trên 1 vạn quân địch. Vương Thông bị thương, tháo chạy về
Đông Quan. (0,75đ)
- Diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang.
+ Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào
nước ta do Liễu Thăng và M
ộc Thạnh chỉ huy. (0,25đ)
+ Quân ta quyết định ngăn không cho quân của Liễu Thăng tiến sâu vào lãnh thổ
nước ta. Ngày 8-10-1427, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước
ta nhưng bị nghĩa quân phục kích và tiêu diệt ở ải Chi Lăng. Liễu Thăng tử trận. (0,5đ)
+ Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, cho quân tiến
xuống Xương Giang, quân địch tiếp tục bị phụ
c kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt
đến 3 vạn quân, Lương Minh bị giết chết , Thượng thư bộ binh Lý Khánh phải thắt cổ
tự tử. Mấy vạn quân còn lại cố gắng lắm mới về tới Xương Giang nhưng bị nghĩa quân
tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống . (1,0 đ)
+ Nghe tin viện binh bị đánh bại, Vươ
ng Thông vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin
hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan để được an toàn rút quân về nước. (0,25đ)
Câu 2: (4 điểm)
a. Nội dung Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt:
* Hiệp định Hác-măng
- Về chính trị : triều đình Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi
Việt Nam. Đất nước bị chia làm 3 kì (0,25đ)
+ Nam Kì từ Bình Thuận vào Nam-thuộc địa. (0,25đ)
+ Trung Kì từ Thanh Hóa đến Đèo Ngang-nửa bảo hộ.(triều đình quản lí)
(0,25đ)
+ Bắc Kì từ Đèo Ngang ra Bắc-bảo hộ. (0,25đ)
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì .
(0,25đ)
- Về ngoại giao: của Việt Nam do Pháp nắm giữ. (0,25đ)
- Về quân sự:
(Gồm 04 trang)
CHÍNH THỨC
2
+ Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lí quân Cờ Đen.
(0,25đ)
+ Triều đình Huế phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp,
phải triệu hồi binh lính từ Bắc về Kinh đô. (0,25đ)
- Về kinh tế: Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
(0,25đ)
* Hiệp ước Patơnốt (0.25 điểm)
Nội dung có 19 đi
ều khoản cơ bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng, nhưng trả lại
các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều đình Huế cai quản như
cũ.
b. Điểm giống nhau và khác nhau của hai hiệp ước trên?
- Giống nhau:
+ Đều thừa nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp ở Bắc, Trung Kì. (0,25đ)
+ Đều thể hiện thái độ của triều Nguyễn biến sự
mất nước không tất yếu trở
thành tất yếu. (0,25đ)
- Khác nhau:
+ Hác-măng: khu vực cai quản của triều đình Huế bị thu hẹp chỉ còn từ Khánh
Hòa đến Đèo Ngang. (0,25đ)
+ Pa-tơ-nốt: khu vực cai quản của triều đình Huế được mở rộng từ Bình Thuận
đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. (0,25đ)
c. Nhận xét hai hiệp ước trên (0.5 điểm)
- Các hiệp ước trên đều th
ể hiện sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám
cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. (0,25đ)
- Tạo điều kiện cho thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược và đặt ách
thống trị lâu dài với nước ta. (0,25đ)
Câu 3: (4 điểm)
- Động lực…
+ Chứng kiến nỗi tủi nhục mất nước và cuộc sống khổ cực của nhân dân lao
động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai… (0,25đ)
+ Sự bế tắc trong đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế
kỉ XX ở nước ta (0,25đ)
+ Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, của nhân dân ta với ý chí quyết
tâm giành độc lập- tự do. (0,25đ)
+ Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương, cùng với lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc, ý chí, nghị lực phi thường c
ủa Nguyễn Ái Quốc (0,25 đ)
- Điểm khác…
+ Các nhà cách mạng tiền bối hướng về Trung Quốc và Nhật Bản còn Nguyễn
Ái Quốc hướng về nước Pháp và các nước phương Tây để học hỏi cái hay của họ.
(0,5đ)
+ Các nhà cách mạng tiền bối chủ trương cầu viện tạo thanh thế và duy tân đất
nước, Nguyễn Ái Quốc đi để “xem xét họ làm như thế nào… trở về giúp đồ
ng bào”.
(0,5đ)
+ Các nhà cách mạng tiền bối tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị bạo
động theo con đường dân chủ tư sản còn Nguyễn Ái Quốc vừa lao động, vừa học tập,
nghiên cứu lí luận vừa hoạt động thực tiễn cách mạng, để rồi quyết định đi theo con
đường cách mạng vô sản. (0,5đ)
3
+ Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình tìm hiểu rồi
lựa chọn con đường phù hợp từ đó đã giúp Người tìm được con đường cứu nước đúng
đắn. (0,5đ)
-Nhận định (1 điểm)
+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây. Nơi được mệnh danh
có tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, có khoa học kĩ thuật tiên tiến, có nền văn minh
phát triể
n. Cách đi của người là đi vào mọi các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào
quần chúng giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự, bằng sức
mạnh của chính mình. (0,5đ)
+ Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất
của thời đại trên cơ sở đó đã bắt gặp chân lí cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con
đườ
ng phù hợp với cách mạng nước ta, với quy luật lịch sử. (0,5đ)
Câu 4: (4 điểm)
* Diễn biến cuộc cuộc cách mạng Tân Hợi:
+ Do “ Trung Quốc Đồng minh hội” – chính đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo:
Sau sự kiện chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, ngày 10-
10-1911, Đồng minh hội đã phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương giành thắng lợi r
ồi lan
rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. (1,0đ)
+ 12-1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa
Dân Quốc do Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. Hiến
pháp lâm thời được thông qua công nhận quyền tự do bình đẳng của công dân. Triều
đình Mãn Thanh bị lật đổ, kinh tế tư bản chủ nghĩa có điền kiện phát triển. (1,0đ)
* Cách mạng Tân H
ợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: (0,5đ)
+ Hiến pháp lâm thời tháng 12- 1911 không đề cập đến vấn đề ruộng đất của
nông dân như đã ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội. (0,75đ)
+ Sau khi ép vua Thanh ( Phổ Nghi) thoái vị, tháng 3-1912 Tôn Trung Sơn phải
từ chức tổng thống và trao quyền lại cho Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình
Mãn Thanh và như vậy giai cấp phong kiến ch
ưa bị thủ tiêu, sự thống trị của các nước
đế quốc đối với Trung Quốc vẫn còn. (0,75đ)
Câu 5: (4 điểm)
Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN…
a. Sự ra đời và phát triển
* Quá trình thành lập:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế trong điều kiện
rất khó khăn, nhiều nước trong khu vực thấy cầ
n có sự hợp tác với nhau để cùng phát
triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước đế quốc bên ngoài đối
với khu vực. (0,25 đ)
+ Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng
nhiều, những thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước ĐNA
tìm cách liên kết với nhau. (0,25 đ)
- Tháng 8/1967, tại Băng C
ốc (Thái Lan), ASEAN được thành lập với sự tham gia
của năm nước: Inđônêxia, Malaysia, Xingapo, Thái Lan, Phi-lip-pin. Trong quá trình
phát triển ASEAN thêm Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997),
Campuchia (1999). (0,5đ)
4
- Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác, phát triển kinh
tế, văn hoá giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng ĐNA hùng mạnh.
(0,5đ)
* Hoạt động:
- Từ 1967 – 1975: tổ chức non yếu, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên
trường quốc tế. (0,5đ)
- Từ 1975 đến nay: có sự phát triển mới, có vai trò ngày càng lớn trên thế giới…
(1 điểm)
+ Tháng 2/1976, hiệp ước Bali đã ký kết, nêu những nguiyên tắc cơ bản trong
quan hệ giữa các nước: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, hợp tác về kinh tế,
văn hoá, xã hội… (0,75đ)
+ Quan hệ giữa Đông Dương và ASEAN được cải thiện. (0,25đ)
b. Sự giống nhau về nguyên tắc…
- Bình đẳng chủ quyền và tôn trọng toàn v
ẹn lãnh thổ của các quốc gia. (0,5đ)
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. (0,25đ)
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. (0,25đ)
HẾT