TRỊ CHƠI NGƠN NGỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI
THÁI THỊ HOÀI THANH
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Từ giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện song
hành với sự hình thành khái niệm trị chơi trên nhiều diễn ngơn thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trị chơi ngôn ngữ trở thành đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Mối liên
hệ mật thiết giữa ý niệm trò chơi và ý niệm cách tân thi ca là biểu hiện khẳng định có
sự tồn tại của một cảm quan nghệ thuật mới trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
Từ khóa: Trị chơi ngơn ngữ, thơ nữ Việt, cảm quan nghệ thuật mới.
1. MỞ ĐẦU
Khuynh hướng trò chơi ngôn ngữ trong thơ nữ Việt đầu thế kỷ XXI được thể hiện ở nhiều
phương diện: những tuyên ngôn nghệ thuật thể hiện sự tự ý thức vị trí của mình bên lề thơ chính
thống của nhà thơ; đến việc sáng tạo ra một hệ từ vựng và cách diễn đạt chưa từng có trong nếp
nghĩ; và cả ý hướng nhấn mạnh đến vai trị của vơ thức,… “Khám phá cơ chế của ngôn ngữ và
mở rộng những giới hạn của nó chính là q trình con người tự nhận thức về bản thể, mở rộng
giới hạn của chính mình” [7]. Vì vậy, việc khám phá, khai thác cơ chế của những trị chơi ngơn
ngữ trong thơ nữ Việt đầu thế kỷ XXI là hành trình nhận diện một cảm quan nghệ thuật mới
đang tồn tại trong thơ, để từ đó có những đánh giá cơng bằng về đóng góp của các nhà thơ trẻ
trên con thuyền cách tân thơ của nước nhà.
2. KHUYNH HƯỚNG TRÒ CHƠI TRONG THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
Martin Heidegger - một trong những đại diện lớn của triết học ngôn ngữ hiện đại, đã khẳng
định “ngôn ngữ là ngôi nhà của hữu thể” và “lộ trình của chủ nghĩa hậu hiện đại thường được
tính từ giữa thập niên 50 thế kỷ XX, song hành với nhiều biến động lớn trên thế giới về lịch sử,
chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa…, làm thay đổi sâu sắc những nền tảng tư duy của con
người” [7]. Cũng chính ở giai đoạn này, khái niệm trị chơi được hình thành trên các diễn ngơn
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trải rộng từ triết học, mỹ học, tâm lý học, nhân học đến chính
trị, luật pháp, kinh tế, tốn học, vật lý, cơng nghệ thơng tin… Lý thuyết trò chơi mang bản chất
của một lý thuyết đa ngành, gồm nhiều khái niệm được xem là then chốt trong lí thuyết văn hóa,
văn học đương đại: carnival, tính biểu hành (performativity), trị chơi ngơn ngữ (language
game), văn bản khả độc/khả tác (readerly/writerly text)…
Trị chơi ngơn ngữ được triết gia Ludwig Wittgenstein thiết lập như một khái niệm then
chốt và đặc biệt phức tạp, J.F. Lyotard đi xa hơn L. Wittgenstein khi nhấn mạnh đến tính chất
cạnh tranh của trị chơi này. Trị chơi ngơn ngữ của văn học bên cạnh việc tạo ra khối cảm thẩm
mỹ, cịn có sự ganh đua, cạnh tranh, sẵn sàng phá bỏ những chuẩn tắc, văn học là một trong
những phương thức quan trọng để chống lại sự xơ cứng của các định chế, các khuôn mẫu tạo
nghĩa; tạo điều kiện để hợp thức hóa việc thể hiện những nội dung hiện thực, cách thức diễn đạt
mới và Khác. Từ đó, nhà thơ có thể đưa ngơn ngữ đến những giới hạn của nó, thậm chí có khi
cịn vượt qua nó. Văn chương nữ quyền, hậu thuộc địa, phi dị tính giới tính, da màu,… ra đời
được xem như là các chiến lược, trò chơi ngơn ngữ thể hiện tiếng nói của các tiểu tự sự trước sự
thống lĩnh của các đại tự sự (hai khái niệm của J.F.Lyotard).
Định nghĩa về trò chơi, theo Johan Huizinga hồn tồn có thể dùng để định nghĩa về thơ
ca. Sự tương hợp giữa trò chơi và thơ ca có thể quan sát trên các bình diện: tâm lý sáng tạo, tổ
chức văn bản theo thi luật hay tính qui phạm, khối cảm thẩm mỹ,… Những biểu hiện này có
tính đặc thù ở mỗi loại hình thơ ca. Đặc trưng bản chất của trò chơi thơ ca dân gian là tính tương
31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
tác, tính ứng khẩu, tính hành động và tính carnival. Đối với văn học trung đại Việt Nam, trò chơi
là ý niệm tinh thần về sự vượt thốt khỏi tính nghiêm túc của văn chương và đời sống, đồng thời,
nó lại được thể hiện trên việc nhà thơ xây dựng văn bản dựa vào hệ thống luật lệ đã định hình.
Đến thơ ca lãng mạn, trị chơi chính là ý thức tự do cá nhân của chủ thể sáng tạo, là ý niệm nhấn
mạnh tính chất đối lập với hiện thực. Có một mối liên hệ mật thiết giữa ý niệm về trò chơi và
cách tân ở các trào lưu văn học hiện đại, những trò chơi với luật chơi đầy mới mẻ, sinh động
chính là kết quả của những nỗ lực đưa thơ vượt ngưỡng mọi qui phạm, luật lệ đã có. Sự phát
triển của các trào lưu, trường phái, sự đa dạng trong phương tiện (đặc biệt là ngôn ngữ) và
phương pháp sáng tác nói lên một thực tế rằng chưa bao giờ các trò chơi cùng luật lệ của nó
nhanh chóng trở nên xơ cứng và giáo điều như bây giờ. Nó cũng đồng nghĩa với việc thơ ca ln
phải/ có thể tìm thấy những hình thức trị chơi mới đi cùng với luật chơi của nó.
Khơng chỉ nảy sinh từ những sức hút bên ngồi, trị chơi trong thơ đương đại Việt Nam
cịn chuyển hóa vào ý thức sáng tạo của nhà thơ và trở thành một nhu cầu tự giác mãnh liệt. Từ
“trò chơi” hiện nay mang những ý nghĩa khác nhau khi chúng được sử dụng với những mục
đích, chiến lược khác nhau trên bề mặt diễn ngôn thơ ca. Cái gọi là huynh hướng trị chơi trong
thơ Việt ngày nay có sự tương phản, phân hóa nội tại chứ khơng phải là một thực thể thống nhất.
Mặc dù vậy, trên tất cả những khác biệt ấy, vẫn có thể tìm ra những điểm chung quan trọng để
khái quát nên bản chất của hiện tượng này trong thơ ca đương đại, đặc biệt ở thơ hậu hiện đại:
Thứ nhất, cho dù khác nhau trên nhiều phương diện như thế hệ; hoàn cảnh lịch sử; quan
niệm về nghệ thuật, thi pháp;… thì về cơ bản, khuynh hướng trị chơi trên được hình thành như
một hình thức tồn tại, một chiến lược cất lời và tiến vào đời sống thơ ca của những hiện tượng thơ
bị xem là ngoại vi, phi chính thống. Những phát biểu, tuyên ngơn nghệ thuật bằng hình tượng
chính là sự tự ý thức vị trí bên lề của các nhà thơ, như: Trần Dần, Lê Đạt, nhóm Mở Miệng.
Thứ hai, mối bận tâm về ngôn ngữ trở thành mẫu số chung để đồng quy các hiện tượng thơ
này. Đối với các nhà thơ như: Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, việc gia cơng con chữ để đưa nó
thốt khỏi sự qui định của nghĩa là một trong những cách chơi chủ yếu của thơ. Các nhà thơ nỗ
lực đưa thơ trở về với bản nguyên thuần khiết của nó từ những yếu tố nhỏ, phụ của ngôn ngữ
như vậy. Các nhà thơ thế hệ sau như Nguyễn Quốc Chánh, Đinh Linh, Phan Huyền Thư, Vi
Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng,… đã sử dụng ngơn ngữ tương tự như chơi trị
giành quyền lực giữa cách hiểu, cách diễn đạt nguyên thủy với cách hiểu, cách diễn đạt từ điển,
tiêu dùng đã được chấp nhận của nó.
Thứ ba, sự chơi và bình diện thẩm mỹ trong diễn ngôn khoa học và triết học trở thành tinh
thần dionysian ngay trên bề mặt các phát ngôn hay quan niệm của tác giả. Chẳng hạn, họ nhấn
mạnh đến vai trị của vơ thức, qua việc sử dụng các hình ảnh, từ ngữ biểu hiện các trạng thái tinh
thần phi duy lý như sự điên, sự lên đồng, sự đùa nghịch như trẻ nhỏ để nói về lao động thơ ca,
qua hệ từ ngữ carnival.
3. TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XXI
Trên đây là những biện luận về lý thuyết lẫn văn học sử để củng cố cho sự tồn tại và khái
niệm của khuynh hướng trò chơi trong thơ ca trong ngữ cảnh đương đại. Khuynh hướng trò chơi
được hình thành trên cơ sở ý thức nghệ thuật tự giác đưa thơ về phía phi thơ, phản thơ, để làm
lung lay cái được xem là thơ chính thống, hợp thức trong quan niệm con người. Nếu trước đây,
một số mơ hình trị chơi đã được các nhà nghiên cứu chứng minh trong thơ của Trần Dần, Lê
Đạt, Nguyễn Thế Hồng Linh, Đinh Linh,… thì ở đây, bài viết này chủ yếu hướng đến việc công
nhận sự tồn tại và giá trị của trị chơi ngơn ngữ trong thơ nữ đầu thế kỷ XXI qua tác phẩm của ba
nhà thơ: Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng.
32
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
Trị chơi ngơn ngữ được hình thành như một hình thức tồn tại, một chiến lược cất lời và
tiến vào đời sống thơ ca của những hiện tượng thơ bị xem là ngoại vi, phi chính thống. Trị chơi
ngơn ngữ trong thơ đương đại, trước tiên, được thể hiện ngay trên bề mặt những phát ngôn hay
quan niệm thơ ca của các nhà thơ. Những nghệ sĩ sáng tác theo khuynh hướng hậu hiện đại chấp
nhận thơ ca là một trò chơi và việc làm thơ là việc chơi đùa cùng ngôn ngữ. Họ xem lối viết tự
động như là cách thức ghi lại rất chân thật những mạch ngầm mạnh mẽ không xuất phát từ tinh
thần duy lý, mà chúng đi ra từ vô thức, bản năng,… Nhà thơ Bùi Giáng từng tun ngơn cho
những sáng tác của mình bằng việc ghép từ “điên” vào khá nhiều các nhan đề. Thi sĩ quan niệm:
“Người điên ngôn ngữ điệp trùng/ Giở chừng như mộng giở chừng như mê/ Thưa em ngôn ngữ
quặt què/ Làm sao nói được nghiệp nghề người điên” (Người điên).“Điên” ở đây đã vượt ra
ngoài một trạng thái tâm lý để vươn tới một động thái sáng tạo - sáng tạo ngôn ngữ cho người
điên, mà theo ông, ngôn ngữ què quặt của người tỉnh khó mà hiểu được. Các nhà thơ trẻ cũng rất
mạnh dạn nhấn mạnh sân chơi thi ca mà mỗi người đều có thể và có quyền đề ra cũng như can
dự vào các luật chơi vơ cùng đa dạng của nó, như Nguyễn Hữu Hồng Minh sẵn sàng đơn thương
độc mã trong cuộc chơi của chính mình: “Riêng anh một chân trời/ Riêng anh một tuyên ngôn,
một cuộc chơi” (Sự sống thật).
Thơ nữ Việt đầu thế kỷ để lại ấn tượng sâu sắc với công chúng đầu tiên cũng bởi những
phát ngôn thể hiện được ý thức cách tân thơ mạnh mẽ. Phan Huyền Thư Nằm nghiêng trường kỳ
trong ký hiệu của những con chữ và tun bố: “Có lúc/ chữ nghĩa/ tơi cũng nhai nát trong
miệng/ rịt vào vết thương người làm tôi đau” (Ký hiệu). Vi Thùy Linh thì ln táo bạo trong
những phát ngôn về thơ và công việc làm thơ, với chị, thơ ca là cánh đồng ngôn ngữ mà chị phải
khổ luyện để kiếm tìm những hạt giống đỏ, những mầm cây mới, chị nói: “cực nhọc tìm ngơn
ngữ, hình ảnh, biểu tượng để bùng vỡ tràn trề xuân sức, chất sống của tơi, khơng kìm giữ lảng
tránh hay lẩn trốn”. Khác với sự dữ dội của Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly khá hiền lành trong
những phát biểu về thơ mình, mặc dù vậy, diễn ngơn về thơ của chị vẫn thể hiện được khát vọng
đổi mới thơ ca nghệ thuật. Ly Hoàng Ly xem hành động kết hợp giữa thơ ca và nghệ thuật trình
diễn là một trị chơi đầy thú vị, và chị không giấu nổi niềm đam mê đối với con đường thơ của
mình: “Installation, Performance art nó cũng ảnh hưởng và tạo cảm hứng rất nhiều khi Ly làm
thơ… khi làm thơ thì dĩ nhiên nó xuất phát từ những con chữ, nhưng con người Ly lúc đó đầy
hình ảnh về Installation, Performance art, những suy nghĩ về nó, chắc chắn khơng cần phải cố
tình gì cả, tự nó bật ra thơi”. Như vậy, muốn đọc được thơ Ly nhất thiết phải đọc trong tương
quan nghệ thuật sắp đặt và trình diễn. Đồng thời, Ly Hồng Ly cũng từng thừa nhận mình khơng
thốt khỏi mê cung chữ nghĩa: Gói những dịng chữ giải thích/ Khơng thoát ra được/ Những con
chữ màu đen (Ngoặc đơn trong đêm) [3].
Đi vào mê cung ngôn từ nghĩa là đang tham gia một trò chơi gây đam mê với bao đời nghệ
sĩ. Đến Nguyễn Thúy Hằng, thơ - nhạc - họa kết dính gần như khơng thể tìm ra được mối hàn, là
duy nhất trong loại của nó. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vấn đề khoảnh khắc
lịch sử của việc làm thơ trong (Độ không của lối viết), Nguyễn Thúy Hằng thổ lộ: “Tôi viết nó ra
rất tự nhiên, như cảm hứng chợt đến và mình phải ngồi xuống để trục xuất những ý nghĩ ra khỏi
đầu và sau cùng thì sắp xếp chúng lại theo một trật tự nhất định. Có thể nói mỗi bài thơ đều có
hình dạng khác nhau và khơng thể bắt chúng lặp lại trong một bối cảnh khác. Có lẽ Roland
Barthes nói đúng, “lối viết chỉ là sự tự do trong một khoảnh khắc”, và để cho lối viết có một đặc
trưng và phong cách rõ ràng, bạn nên tự do tuyệt đối trong lúc ấy”. Mặc dù mỗi tác giả đều có ý
niệm và con đường thơ của mình, nhưng chung qui lại, tất cả họ đều thể hiện được một thiên
hướng chung của thơ ca đương đại - ý thức cách tân thơ từ phương diện ngôn ngữ. Như vậy, ý
thức và hành động đưa thơ vượt ra ngồi mọi định chế chính là trị chơi ngôn ngữ của thơ nữ đầu
33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
thế kỷ XXI nói riêng và thơ đương đại nói chung. Từ tun ngơn đi tới hành động tích cực, các
cây bút nữ đã góp phần đưa thi ca Việt Nam tiệm cận với dòng chung trên thế giới.
Thứ hai, trò chơi ngôn ngữ trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XX trở thành mối bận tâm
chung của các hiện tượng thơ, các nhà thơ. Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thúy Hằng đã
sử dụng ngôn ngữ tương tự như chơi trò giành quyền lực giữa cách hiểu, cách diễn đạt nguyên
thủy với cách hiểu, cách diễn đạt từ điển, tiêu dùng đã được chấp nhận của nó. Chủ nghĩa hậu
hiện đại nhấn mạnh vai trị của ngơn ngữ, vì vậy, những nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng này
đều có cách ứng xử đặc biệt với ngơn từ.
“Thơ Vi Thùy Linh là những trận bạo động chữ” (Ngô Văn Giá). Trị chơi ngơn ngữ ở Vi
Thùy Linh là sự bạo động ở tất cả các bài, trong toàn bài, trong từng câu, từng chữ. Thơ chị ngồn
ngộn những chữ, mỗi bài thơ là mỗi trận cuồng phong ngôn từ. Vi Thùy Linh thường chú ý xây
dựng những lớp từ biểu nghĩa ở mức độ cực hạn, với một mật độ dày đặc các động từ, các hình
dung từ cùng các kết hợp từ miêu tả những động hình, động thái, tính chất khác nhau. Ngẫu
nhiên lựa chọn một bài thơ của chị trong tập Vili in love, để thống kê và nhận định mức độ biểu
hiện của từ: - Venise in ViLi: thượng đẳng, đại lộ, ngần ngần ánh sáng, chớp flash của mắt, tung
phấn hoa, cuồng nhiệt vũ điệu, sốt hồng hơn, rên nóng, tưới, cường năng, dồn kết, bạt ngàn,
đắm đuối, ngập dòng dòng, liếm, vang lộng, mê đắm, vít lưng trời, ghì bao la, tan chảy, ngùn
ngụt, bão cuốn hết, đày đọa giày vò, giải phóng, tự do. Đó là một thứ “hỏa diệm sơn của chữ
nghĩa”, những con chữ chỉ mức độ cực hạn, tuyệt cùng. Tuy nhiên, những trận bạo động của chữ
không chỉ nằm ở việc dụng công nơi con chữ, mà còn bởi sự lựa chọn và kết hợp tiết tấu nhanh
lẹ, trào vọt, tới tấp cơ hồ như nhịp đi của một cơn lũ ngơn từ.
Vi Thùy Linh nói về tình yêu như lẽ sống, tình yêu và người tình trong thơ chị bao giờ
cũng được lý giải bằng đủ những cung bậc cảm xúc mãnh liệt: nhớ, thèm khát - một nỗi thèm
khát chan chứa nhục cảm: Quỳ trong đêm, em cởi mình/ Sao Anh khơng làm khơ nước mắt em
bằng đơi mơi Anh (Nói với Anh), Khỏa thân trong chăn/ Thèm chồng. Thèm có chồng ở bên. Chỉ
cần Anh gối lên đùi/ Mình ơm lấy Anh ơm mình/ Biết sự bình n của mặt đất (Chân dung) [8];
có khi thơ chị tiến tới trạng thái cuồng điên, và đỉnh điểm là trạng thái tiến gần sự chết. Linh
miêu tả người tình khơng dừng lại với dạng thức tâm tình, mà chị lấp đầy những khát khao bằng
dạng thức làm tình, chẳng hạn những câu thơ trong tập Phim đơi - tình tự chậm, chị viết: Run rẩy
hơn Anh sơng gió/ Hàng hàng cây hồng hơn tán trịn kết những mâm sương lớn, rung vỡ ngọc
chng chiều tím/ Sóng cỏ lau xào xạc quệt ký ức/ Sóng mở hai bờ giọng của sông dự cảm (Yêu
anh, 19 tuổi). Nhà thơ không ngần ngại gọi tên những bộ phận mang tính nhục cảm ở con người
trong thơ mà cịn miêu tả động thái yêu đương bằng những động từ thể hiện sự hòa quyện tâm
hồn và thể xác giữa hai người yêu nhau: Khi hôn mắt Anh, mắt trong mắt Anh/ Em nhìn thấy
sự vận động của thế giới từ những hạt mầm còn nằm trong ngấn nước/ Khi nằm nơi Anh/ Em
như ở trên hịn đảo bình n của cuộc đời mình/ Khi áp vào tai Anh/ Em nghe thấy mn tiếng
sóng vỗ về miên man như áp con ốc biển/ Khi em hịa trong tồn vẹn Anh/ Em đã vén được bức
màn bí ẩn về sự sống/ Và em biết/ Với tình u của em/ Anh có thể ngẩng cao, trở thành chính
mình (Đơi mắt anh). Vi Thùy Linh là người làm thơ không phải lúc nào cũng biết tiết chế, sự táo
bạo trong cách tân ngôn ngữ thơ khiến chị như một tay chơi sành điệu chơi trên bàn cờ ngôn
ngữ, mỗi bước đi của ngôn ngữ trong tay chị là một quân cờ tung hoành ngang dọc, nó có thể
khơng khiến nhiều người an n nhưng sẽ chiến thắng trên mặt trận xúc cảm. Chính quan điểm
xem việc làm thơ là một cuộc chơi đã giúp thơ chị vượt qua mọi nghi ngại để hướng đến ánh
sáng nhân bản.
Ly Hồng Ly đưa thơ vào một trị chơi có luật chơi mới: Thơ nằm trong sự tương tác và
kết hợp với nghệ thuật trình diễn, sắp đặt; thơ đồng hiện cùng rất nhiều loại hình nghệ thuật biểu
34
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
diễn như: sân khấu, âm nhạc, múa, đan xen nhiều phong cách sáng tạo nghệ thuật khác nhau
trong đó có nghệ thuật sắp đặt, video, âm nhạc, nhiếp ảnh,... trên một không - thời gian. Trong
những bài được viết theo nghệ thuật trình diễn, nhà thơ vẽ lại cảnh diễn trực tiếp, trần trụi như nó
đang diễn ra trước mắt người xem. Và có khi với tư cách người xem, tác giả thêm vào vài nhận
xét, cịn lại, cảnh diễn tự nó mang thơng điệp tư tưởng và người đọc hồn tồn tiếp nhận thơng
điệp ấy theo cảm nhận cuả mình. Ly Hồng Ly đã tạo ra một cách thể hiện mới khác rất xa với
thi pháp thơ truyền thống, đồng thời cũng khác hẳn với những nhà thơ cùng thời như: Vi Thùy
Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh,… Những bài thơ như Người đàn bà và căn
nhà cổ, Thuật ướp xác, Perfomance ham bơ gơ, Ăn xin hạnh phúc, Performance trứng, Hành xác
và thử nghiệm, Performance foto, Khắc họa,... đều được viết và được đọc như xem nghệ thuật
trình diễn. Tác giả đặt công chúng trước những thực tại nghệ thuật, từ đó tự mình nhận ra ý nghĩa
thực tại đó. Bài thơ Người Đàn bà và căn nhà cổ là một bức tranh ẩn dụ, một sáng tạo nghệ thuật
để thể hiện tư tưởng đưa thơ trở về với đời sống của nó. Căn nhà cổ là hình ảnh của thế giới thực
tại rêu mốc lạnh ngắt, u uất, cáu đen, rỉ sét, chỉ có lũ gián tủa ra, chúng gặm nhấm những gì lành
lặn cịn lại, nhưng cái đẹp (người đàn bà mặc áo trắng tự rã xác rồi hoài thai thành một đứa bé
mặc áo trắng đi ra) vẫn tồn tại trong tư thế ung dung và thách thức, cái đẹp hoài thai cái đẹp, đem
đến ánh sáng hồi sinh cho ngôi nhà cổ, rửa sạch bụi bặm của sự hoang vắng và tàn phai. Ly
Hoàng Ly chọn đêm làm biểu tượng nghệ thuật trung tâm trong thơ, Đêm trở thành hình ảnh
tượng trưng, là nơi con người thực hiện một cuộc vng trịn, tất cả thế giới trong cảm quan của
chị là Đêm: Hãy bắt đêm/ Nhốt trong lon đựng dế/ Để đêm gáy lên/ Gáy lên/ Cho đến khi trời
xanh (Gáy) [3]. Ly Hoàng Ly khá kiệm lời khi nói về cơng việc của mình, mặc dù vậy, thơ chị
đã minh chứng một điều rằng nó đang mở ra cho thi ca Việt đương đại một con đường mới, với
những đường nét và tư tưởng đặc sắc.
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Thúy Hằng gần như là một biệt lệ. Thơ chị thật sự là một cánh đồng
tri thức, mà nếu khơng vượt lên trên nó để quan sát một cách tổng thể thì cả người đọc lẫn người
phê bình đều có thể bị hoảng loạn vì khơng tìm thấy lối ra. Nguyễn Thúy Hằng đã lập trình một
trị chơi mới trong thơ mà dường như luật chơi của nó khơng dễ nắm bắt khi chị sử dụng những
hệ thống phức hợp các hình ảnh, biểu tượng và ẩn dụ làm một hệ thống chữ cái để mơ tả, cảm
nhận, phân tích, chiêm nghiệm nội giới. Cách truyền đạt thông tin bằng thứ mỹ học cổ điển của
ngôn từ đã bị Hằng từ bỏ một cách không thương tiếc. Một mâm tiệc hình ảnh thay thế ngơn từ
được nhà thơ bày biện thành thơ. Trật tự giăng mắc hình ảnh trong thơ chị là một trật tự ngữ
pháp phi tuyến tính. Nguyễn Thúy Hằng tạo cho người đọc cảm giác rằng họ đang bị đố chữ khi
chị đã khước từ sự tồn tại của các vị từ, thậm chí cả cú pháp hay cấu trúc trình bày của thi ca
truyền thống. Hằng coi trật tự cú pháp của thơ truyền thống là vô nghĩa, tối nghĩa, sai nghĩa, lệch
nghĩa: “Tôi thường không hứng thú với bối cảnh văn học ở đây và hầu như đi ngược lại với xu
hướng văn học thực tiễn”. Cái logic - cũng là cái luật chơi trong thơ chị: ngôn ngữ của hình ảnh.
Thứ ngữ pháp tạo sinh (generative grammar) - ngữ pháp của văn bản độc tôn sự đồng sáng tạo
của độc giả - được Hằng khởi xướng và thể nghiệm thành cơng. Một bài thơ thậm chí khơng cần
ấn định ngữ cảnh, người đọc có thể tự lựa chọn: điên/ biến tơi thành/ cái mồm ngậm đầy xi măng
(Móp đầu) [5]. Tác giả đang cố tình xây dựng một ngữ cảnh phi ngữ cảnh để nhiều người quan
sát tạo dựng lên. Thật khơng có một kết nối nào từ tồn bộ những hình ảnh đó. Âu đó cũng là
mục đích nghệ thuật của nhà thơ. Thế giới sự vật, biểu tượng, cảm xúc, hình ảnh lại dường như
là một thế giới do cái ngẫu nhiên ngự trị: sự bất ngờ hình thành một cái búa đẹp… ném mạnh lên
cao… rơi thẳng vào đầu - méo đến buồn (Móp đầu) [5]. Cái ngẫu nhiên đã trở thành một phương
diện trong cảm quan hậu hiện đại ở thơ Nguyễn Thúy Hằng.
Không những vậy, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng đã đưa thơ vượt ra
ngoài mọi biên độ của thể loại. Khoảng cách giữa thơ với văn xuôi, trường ca hay tiểu thuyết
35
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
ngày càng lu mờ. Linh để tất cả nỗi khao khát tuyệt đích bùng cháy trên đầu ngọn bút, Ly trầm
tĩnh tự sự về đời sống và con người đương đại, cịn Hằng lại hướng đến một trật tự vơ biên. Đó là
những động lực đẩy ngọn bút của họ tự động sải bước trên trang giấy. Khi viết về những trăn trở,
ưu tư về thời đại hay tình yêu, Linh thường để thơ vọt ra những tiếng thở dài - rất dài: Thế nên
đôi môi và hàm răng cứ há ra mà không bắt đầu được sự khởi động nào, giống như những chân
vịt muốn quay mà con tàu chỉ lắc/ Con tàu chỉ lắc, dù nước đã dâng đầy và nó cũng muốn lao đi
(Cái chân vịt và tiếng cịi tàu) [9]. Trong khi đó, Ly Hồng Ly cũng không ngần ngại trút bỏ
những ràng buộc về vần điệu, niêm luật, câu chữ để tự do hóa hình thức thơ đến mức triệt để, hệ
quả làm xuất hiện những câu thơ mang dáng dấp văn xuôi và bài thơ biến thành câu chuyện: Khi
người ta viết nỗi buồn của một cơ gái trẻ thành một cục trịn trịn rồi mỗi ngày gậm nhấm một ít
thì cơ gái ấy sẽ vui hay sẽ điên lên? Tôi không biết rõ - tôi chỉ biết cô gái sẽ không cảm thấy đau
cái nỗi buồn ấy mà chỉ thấy đau từng sợi tóc của cô ta… (Lô Lô) [3]. Đọc thơ Nguyễn Thúy
Hằng không khỏi khiến người ta e ngại, những trang tự sự được viết ngẫu hứng, không theo bất
cứ một lề lối quy tắc chuẩn mực nào. Những dòng chảy ý tưởng và cảm xúc chẳng tường minh,
ghi lại khoảnh khắc bất ngờ xuất hiện trong não hay bừng nở từ tim của tác giả. Tất cả như hiện
hình từ mơ mộng, vượt trên cõi đời thực, và được ấn định bằng ngơn ngữ: Thỉnh thoảng, trong
mùa hè, cơ cũng có một ít xu hướng nhuốm vàng, nhưng rồi cơ cũng trở lại với thân thể xanh
nguyên, đắm dưới làn nước trong và bốc khói trong mùa Đơng (Màu điên xám xanh) [4]. Trò
chơi là một trong những đặc trưng của thơ hậu hiện đại, bởi vậy, nếu ai đó bảo rằng Nguyễn
Thúy Hằng là nhà thơ hậu hiện đại, thì thật khó để phản biện.
Thứ ba, thơ nữ Việt Nam đầu thế kỷ XXI nhấn mạnh đến vai trò của vơ thức, qua việc sử
dụng các hình ảnh, từ ngữ biểu hiện các trạng thái tinh thần phi duy lý như: sự điên, sự lên đồng,
sự đùa nghịch như trẻ nhỏ để nói về lao động thơ ca.
Trong sáng tác, Hồng Vũ Thuật đề cao vai trị của vơ thức. Lý giải vấn đề này, anh nhấn
mạnh “cái mà chúng ta có được nhờ vào lý trí và trình độ của nhà văn chưa đủ. Sáng tạo nhiều
khi ngoài ý thức con người. Cái siêu tôi (theo Freud) của con người sẽ tạo ra năng lượng sáng
tạo. Do đó sáng tạo liên quan nhiều đến vơ thức” (Hồng Vũ Thuật). Phan Huyền Thư trong thơ
mình từng thực hiện nghi thức hầu đồng, nghệ sĩ nhảy múa và thoát tục theo con chữ: Nhảy múa
ánh mắt lư hương (Sương). Vô thức là lúc thế giới tâm hồn của các nhà thơ bay bổng và thốt ly
khỏi được cái hiện thực. Hình tượng giấc mơ, giấc ngủ, chiêm bao, mộng du, đêm,… xuất hiện
nhiều trong thơ trẻ hôm nay bởi đây là cánh cửa dẫn đến vô thức, tâm linh. Phân tâm học đã
bước đầu giải mã những giấc mơ. Nó bắt nguồn từ những ám ảnh, bất an, những ẩn ức, khao khát
chưa thành sự thật. Nó hiện thực hóa mối quan hệ giữa hiện thực và cái thầm kín nhất của chủ
thể (không được bộc lộ ra bởi sự ngăn cản của ý thức), được giải tỏa ra bằng hình thức ngụy
trang như giấc mơ, cơn ác mộng,… ở nghệ sĩ lại là sự thăng hoa trong sáng tạo.
Trong thơ Vi Thùy Linh, giấc mơ gắn liền với thế giới hồn nhiên trong sáng, giàu khát
vọng yêu thương: Trong giấc mơ/ Ta mải kiếm tìm/ Một vầng trăng khơng bao giờ khuyết/ Một
mùa trăng lênh đênh/… Người ơi/ Lời kêu gọi vang lên/ Trên đỉnh cao im lặng/ Những giọt
đêm… (Không đề I). Thế giới trong thơ Vi Thùy Linh luôn được cảm nhận từ hai chiều vận động
Âm - Dương, từ hai thế giới hiện hữu Hư - Thực, từ cả Vơ thức - Tiềm thức. Linh để mình thốt
tục và lạc trơi trong lời khấn cầu hay câu thần chú: Em ngắt vài cọng gió/ Thả lên thấu thời gian/
“Vừng ơi” - em niệm chú/ Ước mơ về xênh xang/… Tiếng chng nào bật khóc/ Phiêu - du - ơi về - đi (Giao cảm).
Ly Hoàng Ly và ám ảnh đêm, đêm là khoảng không - thời gian chị giãi bày với chính
mình: Trong giấc ngủ bao giờ cơ cũng sơi lên vì những ảo giác (Ảo giác) [3]. Vơ thức tìm đến
Ly trong trạng thái dữ dội của tâm lý bất thường: Đêm rót lên mình những giọt lạnh/ Bật nhạc
36
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
lên cho đêm khơng ngủ nữa/ Chợt bật cười vỡ sương ngồi cửa sổ (Nửa đêm) [3]. Người phụ nữ
trong bức chân dung nhịe nhoẹt được Ly Hồng Ly diễn đạt bằng tư thế tự trói mình trong trạng
thái điên dại: Trong tư thế trói gơ/ Người phụ nữ tự mỉm cười thỏa mãn vì bị trói gơ/ Rồi cười
sặc sụa chảy nước mắt/ Rồi bỗng mếu rồi bỗng khóc/ Rồi giật đùng đùng/ Rồi gào lên ấm ức/
Rồi rú lên tuyệt vọng/ Gục xuống (Performance photo) [3]. Những cái nhìn ấy cho thấy nhà thơ
muốn đột phá vào tận cùng cái miền mông lung, hư ảo của tâm cảm, muốn nhận thức cái phi lý
chứ không dừng lại ở qui luật logic thông thường. Những kết hợp từ ngữ vô trật tự, hình ảnh rời
rạc phiêu tán như một bức tranh lập thể chứ khơng phải là một trị xiếc chữ.
Bản thân Hồng Cầm khơng lý giải được lá diêu bơng là loại lá gì? Văn Cầm Hải cũng
khơng thể lý giải ngọn Trinh Sơn hay hoa thiên cầm, những hình ảnh trong thơ giúp ta lý giải
điều gì? Nguyễn Thúy Hằng đi tìm mình trong cơn động kinh sáng tạo: đi lang thang chỉ để cười
nhăn nhở trên bộ xương của mình và ghiền đến rõ dãi nghẹt thở chứng động kinh (Nhảy trên
khúc xương) [5]; nghệ sĩ thu xếp một cái chết bất thường như một trị đùa: Ví dụ như: tôi - chết
mà vẫn nhăn răng cười trên màn ảnh lớn như diễn viên xiếc/ Ví dụ như: tơi, sau khi phục sinh,
tay vẫn thò vào túi và chơi trò sấp ngửa rồi chỉ tay ra đất trống (Thời hơm nay, khối cảm, điên
rồ hợp lý) [5].Thơ như là mỹ học của cái Khác - một thứ mỹ học chấp nhận cái ngẫu nhiên, thiếu
khuyết, dang dở như là những phạm trù thẩm mỹ mới: trong trật tự khổ hạnh, và tiếng cười, lộn
nhào không đầu không cuối.
4. KẾT LUẬN
Thơ Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly và Nguyễn Thúy Hằng, mặc dù khác nhau nơi biểu hiện
cụ thể nhưng tất cả đều cho thấy ý hướng đưa thơ cập bến tinh thần hậu hiện đại là điểm chung.
Họ có thể gặp nhau nơi việc dụng công để mang lại cho ngôn từ những nét nghĩa mới; nơi cách
sắp đặt thơ để trả nó về với khơng gian; cũng có thể là ở cách diễn đạt và vạch lại ranh giới thể
loại cho thơ,… Thơ nữ thể hiện một cảm quan riêng khác về thế giới và nghệ thuật - cảm quan
hậu hiện đại - về một thế giới hỗn độn, bất khả nhận thức; nơi mọi tiếng nói dù nhỏ bé vẫn thuộc
về; một thế giới khác mà sự cấu thành của nó khơng chỉ bắt nguồn từ những gì đang tồn tại, nó
cịn được làm nên từ những điều khơng hiện hữu hay ở ngồi khả năng tri nhận của con người.
Thơ hậu hiện đại trở thành một cuộc chơi tự do mà mỗi nhà thơ đều có thể tham gia với tư cách
của người kiến tạo tự giác. Với thơ nữ Việt đầu thế kỷ XXI, trò chơi ấy chính là sự cách tân thơ
từ trong ý niệm đến hành động, để rồi, người đọc biết sửng sốt và hiểu rằng cần phải dùng một
thang giá trị khác để đọc thơ họ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
Inrasara (2004), Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ,
Số 11, Tháng 5.
Ly Hoàng Ly (1999), Cỏ trắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Ly Hoàng Ly (2005), Lô lô, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
Nguyễn Thúy Hằng (2012), Họ - bột hư ảo, Nxb Văn học.
Nguyễn Thúy Hằng (2006), Thời hơm nay, khối cảm và điên rồ hợp lý, Nxb Trẻ.
Trần Hoàng Thiên Kim, Thơ nữ Việt Nam đương đại: Những giá trị vĩnh cửu…, vanhien.vn,
19/02/2015.
Trần Ngọc Hiếu, Khúc ngoặt ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi hậu hiện đại,
nhavantphcm.com.vn, 16/4/2016.
Vi Thùy Linh (1999), Khát, Nxb Hội Nhà văn.
Vi Thùy Linh (2000), Linh, Nxb Hội Nhà văn.
37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
Title: GAMES OF LANGUAGE IN VIETNAMESE FEMALE POETRY OF THE 21TH CENTURY
Abstract: Since the middle of the 1950s of the twentieth century, post-modernism has appeared in
parallel with the formation of the concept of games on a lot of discourses in many different fields. Games
of language has become a characteristic of post-modern literature. The close relationship between the
notion of games and innovative ideas of poetry affirms that there has been the existence of a new sense of
art in Vietnamese female poetry since the twenty first century.
Keywords: games of language, Vietnamese female poetry, new sense of art.
THÁI THỊ HOÀI THANH
Học viên Cao học, Chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 23 (2014 - 2016), Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế.
Số điện thoại: 01649825895, Email:
38