Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.17 KB, 4 trang )

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ 11 THPT
NGUYỄN THỊ KIM MAI
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
LÊ PHƯỚC LƯỢNG
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt: Vật lí là một bộ mơn khoa học thực nghiệm, phần lớn các kiến thức Vật lí
trong chương trình phổ thơng (PT) gắn liền với các hiện tượng, quá trình trong tự
nhiên và đời sống. Những hiện tượng Vật lí trong thực tiễn diễn ra vơ cùng phong phú
và thú vị. Vì vậy, việc giáo viên (GV) Vật lí phải tăng cường vận dụng kiến thức Vật
lí vào thực tiễn cuộc sống trong quá trình dạy học (DH) là hết sức cần thiết. Nội dung
của nghiên cứu này là giới thiệu kết quả nghiên cứu về tổ chức DH theo hướng tăng
cường vận dụng các kiến thức Vật lí vào trong thực tiễn cuộc sống mà trong đó một số
biện pháp đã được đề xuất và thử nghiệm tại một số trường THPT.
Từ khóa: thực tiễn, vận dụng, kỹ năng vận dụng kiến thức Vật lí, dạy học Vật lí.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước và sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật, DH không cịn là q trình truyền thụ kiến thức thuần túy
mà phải chú trọng vào việc phát triển năng lực cho học sinh (HS). Vật lí là một bộ mơn khoa học
thực nghiệm, phần lớn các kiến thức Vật lí trong chương trình PT gắn liền với các hiện tượng,
quá trình trong tự nhiên và đời sống. Vì vậy, việc nghiên cứu DH Vật lí theo hướng tăng cường
vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng, các nguyên lí, cơ chế hoạt
động của thiết bị, máy móc trong DH Vật lí và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS là hết sức
cần thiết và quan trọng trong DH.
2. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
2.1. Khái niệm thực tiễn
“Thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo
điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội”. [1]
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì: “Thực tiễn là hoạt động thực tế của con người: ứng dụng
lý thuyết vào thực tiễn” [2]. Cịn theo phạm trù triết học thì tác giả Nguyễn Ngọc Khá cho rằng


nói đến thực tiễn là nói đến hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm biến
đổi tự nhiên và xã hội. Thực tiễn gắn liền với tính tích cực, năng động sáng tạo của con người,
gắn liền với các nhu cầu, mục đích của con người.
2.2. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn
Theo nghĩa chung nhất: Năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào các tình huống thực tiễn là
khả năng của người học giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng, áp dụng những
kiến thức Vật lí đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới
xung quanh và có khả năng biến đổi nó.
3. VAI TRỊ, TÁC DỤNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
Bằng những phương pháp DH khác nhau trình bày nội dung bài học bằng những hình thức
khác nhau như: thí nghiệm, những hình ảnh, video theo một trình tự liên kết hữu cơ. Toàn bộ nội
dung bài học được truyền tải một cách sinh động giúp HS nắm vững kiến thức và ghi nhớ kiến
228


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

thức lâu bền. Khơng những thế, HS cịn hiểu được tồn bộ q trình phát sinh và phát triển của
các sự vật hiện tượng giúp HS tìm ra những ứng dụng trong kỹ thuật và trong đời sống cụ thể
trong từng bài học.
Nhờ các hoạt động tham quan, ngoại khóa mà HS được tận mắt chứng kiến các thiết bị, mơ
hình, nhà máy… được nghe các chuyên gia kỹ thuật kể chuyện, mô tả cách vận hành của máy
móc, được tận mắt thấy được sự vận hành của các thiết bị máy móc, HS có thể đặt câu hỏi trực
tiếp cho các chuyên gia. Qua đó tạo cơ hội gắn kết giữa lí thuyết với thực hành, giữa kiến thức
với rèn luyện kĩ năng trong quá trình học tập.
Mặt khác các tình huống thực tế được GV chuẩn bị qua các thí nghiệm, phương tiện trực
quan một cách khoa học thay thế các cuộc tham quan, dã ngoại về Vật lí, giúp HS quan sát các
hiện tượng và q trình Vật lí một cách tồn diện. Qua đó tăng cường tính tích cực, sáng tạo của

HS nâng cao được chất lượng và hiệu quả DH. Thông qua DH tăng cường các ứng dụng của Vật lí
vào trong thực tiễn có thể giúp cho HS biết:
+ Dùng kiến thức Vật lí giải thích những hiện tượng trong đời sống.
+ “Vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích những cơ chế, nguyên lí kỹ thuật và máy móc
các thiết bị sẽ làm rõ tính tích cực trong q trình DH tạo hứng thú cho HS” [3].
4. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
4.1. Dùng dụng cụ trực quan mang tính thực tiễn
Những kiến thức về khái niệm, hiện tượng, định luật, ứng dụng của Vật lí trong q trình
DH thơng qua các dụng cụ học tập, dụng cụ thí nghiệm, phim, tranh ảnh, hình vẽ, video… trong
chương trình Vật lí 11 nói chung cũng như trong chương “Cảm ứng điện từ” nói riêng sẽ làm cho
HS dễ nhớ và hiểu sâu sắc hơn khái niệm cũng như bản chất Vật lí của chúng. Việc sử dụng
phim khoa học, tranh ảnh, hình vẽ để dạy học gắn với thực tiễn có nhiều ưu điểm:
+ Nếu như khơng có điều kiện để cho HS tham quan, thì HS cũng có thể thấy được cấu
tạo của các máy móc, quan sát những hình ảnh các thiết bị cơng nghiệp.
+ HS sẽ có ấn tượng rất sâu sắc khi thấy được xem phim hoặc các tranh ảnh, cũng như hình
vẽ. Từ đó các em dễ hình dung, tiếp thu bài nhanh, nhớ bài giảng lâu hơn.
Tóm lại: phim, tranh ảnh, hình vẽ, video, đóng vai trị trung gian giữa thực tế với tư duy
bởi vì chúng đã cụ thể hóa những gì trừu tượng thành đơn giản, những gì mà thực tế quá phức
tạp. [4]
4.2. Vận dụng kiến thức Vật lí để giải thích nguyên lý hoạt động của các máy móc thiết bị
dùng trong kỹ thuật và đời sống
Trong phạm vi của Vật lí học, ta chỉ chú ý những hiện tượng Vật lí chủ yếu xảy ra khi vận
hành các thiết bị, máy móc, mà khơng chú ý nhiều đến những chi tiết, những giải pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị, máy móc. Học sinh hiểu và thấy được mặt thực tế của kiến
thức Vật lí, thấy rõ khả năng nhận thức và cải tạo thế giới tự nhiên vì cuộc sống của con người.
Việc thực hiện các nội dung dạy học ứng dụng kỹ thuật và giáo dục, kết hợp với lao động sản
xuất đảm bảo thành cơng cho q trình DH. Vật lí gắn bó mật thiết với cuộc sống, nó góp phần
phát triển tối đa năng lực của mỗi HS, giúp họ định hướng nghề nghiệp, có khả năng thích ứng
nhanh với sự phân công lao động xã hội cũng như hoạt động sáng tạo, là cơ sở để giải thích và

làm rõ ngun lí kỹ thuật, máy móc thiết bị.
229


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

4.3. Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng
liên quan trong thực tế và đời sống.
Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống. Các kiến thức Vật
lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng... đều được vận dụng vào quá trình lao
động sản xuất, vào kỹ thuật và cơng nghệ... phục vụ cuộc sống con người. Để dạy học vận dụng
kiến thức Vật lí vào đời sống hiệu quả GV cho HS tìm hiểu, giải thích các ngun lí kỹ thuật,
hiện tượng Vật lí, giải các bài tốn có nội dung thực tế... song phải được phân tích rõ bản chất
Vật lí của nó, khơng chỉ có tác dụng củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà cịn hình thành ý
thức, thói quen vận dụng tri thức khoa học vào sản xuất và đời sống.
4.4. Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mơ hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”, tìm hiểu về kiến
thức Vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên hay ứng dụng
khoa học kỹ thuật
Việc tổ chức các cuộc thi “thiết kế mơ hình thí nghiệm hoặc các thiết bị Vật lí’’ HS sẽ tích
cực tìm hiểu kiến thức, lơi cuốn vào phong trào nhưng mang tính học tập, HS rất năng động
trong học tập, phát triển tư duy cho HS, từ chỗ mở rộng hiểu biết cho HS về ứng dụng những
khoa học kỹ thuật của Vật lí để bồi dưỡng tình cảm u thích bộ mơn, giáo dục hướng nghiệp
với những ngành nghề sau này cho HS, đồng thời kích thích sự tị mị, sáng tạo trong q trình
học tập của HS.
5. KẾT LUẬN
Trong quá trình giảng dạy chúng tơi nhận thấy rằng, tiết học có vận dụng kiến thức Vật lí
vào thực tiễn sẽ trở nên sơi nổi hơn, học sinh hứng thú và tích cực chủ động học tập nhiều hơn
với mong muốn giải quyết các tình huống đưa ra nhanh nhất. Khi giải thích các hiện tượng,

ngun lý máy móc kĩ thuật thì HS trình bày mạch lạc và chính xác, bên cạnh đó cịn có nhiều ý
tưởng khác nhau được các em đề xuất ra.
Qua DH thử nghiệm đã cho thấy kết quả so sánh giữa 2 nhóm thực nghiệm (TNg) và đối
chứng (ĐC) như sau:
Nội dung

Nhóm TNg

Nhóm ĐC

Điểm trung bình

x = 6,11

x = 5,56

Phương sai

S2 = 2,18

S2 = 2,32

Độ lệch chuẩn

S = 1,48

S = 1,52

Giá trị kiểm định: t 


S

X TNg
 X ĐC

N TNg .N ĐC

S

N TNg  N ĐC

 2,97

2
(N TN g  1)STNg
 (N ĐC  1)S2ĐC

N TNg  N ĐC  2

 1,50

Tra bảng phân phối Student, với mức ý nghĩa   0.05 , với bậc tự do là f = nTNg + nĐC – 2
= 261 ta có mức tới hạn t   1,96 . Như vậy, t = 2,97 > 1,96  t .
Như vậy, rõ ràng t  t chứng tỏ sự khác nhau giữa X TNg và X ĐC là có ý nghĩa thống kê.
230


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016


Điều đó chứng tỏ tư duy sáng tạo của HS đã phát triển và việc vận dụng kiến thức Vật lí
vào thực tiễn đã góp phần nâng cao hiệu quả DH Vật lí ở trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Hóa
Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Đại từ điển Tiếng
Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Hộ (Chủ biên) (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật
trong trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Phạm Thị Thu Hằng (2009), Tổ chức dạy học chương “Động lực học chất điểm’’ Vật lí 10 cơ
bản gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao hiệu quả của việc
dạy học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Title: TRAIN DEXTERITY PHYSICAL KNOWLEDGE APPLICATION IN PRACTICE IN
TEACHING CHAPTER ELECTROMAGNETIC INDUCTION PHYSICS 11 HIGH SCHOOL
Abstract: Physics is an experimental science, much of the knowledge of physics in general education
programs associated with the phenomena, processes in nature and life. The physical phenomenon
happening in real progress extremely rich and interesting. So the physics teacher to enhance knowledge of
physics applied to practical life in the teaching process is essential. The content of this article is to present
the results of research on organizational learning by increasing application of physics knowledge in real
life, in which a number of measures that have been proposed and tested in some secondary schools.
Keywords: practice, implication, Physics knowledge implication skills, Physics teaching.

NGUYỄN THỊ KIM MAI
Học viên cao học, Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học mơn Vật lí, khóa 23 (2014 - 2016),

Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế.
Số điện thoại: 0974798392, Email:
PGS. TS. LÊ PHƯỚC LƯỢNG
Trường Đại học Nha Trang

231



×