Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm từ các yếu tố tác động đến quá trình học tập ở trường Đại học An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368 KB, 8 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TỪ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRẦN CÔNG KHA, HỒ BẠCH NHẬT, TRƯƠNG THANH HẢI, PHẠM TRUNG HIẾU,
LÂM THỊ THANH PHƯƠNG, LÊ NGUYÊN PHƯƠNG DŨNG, NGUYỄN HỒNG HẢI.
Trường Đại học An Giang
Tóm tắt: Sứ mệnh của Trường Đại học An Giang là: “Đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của tỉnh An Giang, khu vực Đồng bằng
Sông Cửu long (ĐBSCL) nói riêng và cả nước nói chung”. Khoa Sư phạm là
một trong các khoa có số lượng sinh viên cao nhất trường. Do đó, việc
nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Sư phạm là rất cần thiết để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển. Nghiên cứu phát hiện 4
yếu tố tác động mạnh nhất đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất và
khuyến nghị các giải pháp tập trung vào: phương pháp học tập, động cơ học
tập, ấn tượng trường học và cạnh tranh trong học tập.
Từ khoá: các yếu tố tác động đến học tập, chất lượng đào tạo, đội ngũ nhà
giáo, nhân tố khám phá EFA, sinh viên năm nhất.

1. MỞ ĐẦU
Trở thành sinh viên trường đại học - cao đẳng là mơ ước của hầu hết học sinh
trung học phổ thông, và thực tế cho thấy rằng: đằng sau niềm vui, niềm mơ ước vừa trở
thành hiện thực này, là hàng loạt cơ hội và thách thức đang chờ đón. Sinh viên năm thứ
nhất, phần lớn là học sinh đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập phổ
thông sang môi trường học tập ở bậc đại học - cao đẳng với nhiều khác biệt. Trên thế
giới, nhiều nghiên cứu về đối tượng sinh viên năm nhất (Pascarella & Terenzini, 1991;
Stnebrickner, 2000; Stnebrickner 2001; Checchi, 2000; Johnson, 2008) đã chứng minh
rằng: trong giai đoạn này, học sinh hay sinh viên năm nhất có sự thay đổi lớn từ môi
trường học tập và môi trường sống (đối với sinh viên từ nông thôn, phải lên thành thị trọ
học), có nhiều chuyển biến về tâm, sinh lý khi phải đối mặt với việc sinh hoạt độc lập,
phương pháp giảng dạy - học mới, nội dung và khối lượng tri thức lớn trong khi phải
tiếp xúc với nhiều người lạ xung quanh. Việc thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên và nhà


trường để giúp sinh viên hoà nhập tốt và đạt kết quả học tập cao phải xuất phát từ năm
đầu - giai đoạn chuyển tiếp bậc học rất quan trọng trong tồn bộ q trình học tập ở các
trường cao đẳng, đại học (Hunter, 2006).
Khoa Sư phạm gắn liền với lịch sử hình thành Trường Đại học An Giang. Sau
năm 1975, khởi nguồn là Trường Trung học Sư phạm An Giang, chuyển tiếp với tên
Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang và đến ngày 30 tháng 12 năm 1999 theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường Đại học An Giang cho đến nay. Cùng
với bề dày lịch sử hình thành, Khoa Sư phạm có sứ mệnh là thực hiện chức năng đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các cấp, thực hiện nghiên cứu khoa học và nâng cao
274


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

chất lượng giảng dạy nhằm đào tạo lực lượng tri thức có năng lực phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng tốt sự nghiệp giáo dục của An Giang nói
riêng và Đồng bằng Sơng Cửu Long nói chung (Đại học An Giang, 2015). Trong năm
học 2016 - 2017, tổng số lượng sinh viên cả cao đẳng và đại học của Khoa Sư phạm là
2.890 sinh viên chiếm tỷ lệ cao trên tổng 10.631 sinh viên toàn trường. Theo báo cáo
thường niên của Trường, các năm gần đây kết quả học tập và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp
các ngành của Khoa Sư phạm có xu hướng giảm, đặc biệt đối tượng sinh viên năm nhất
rơi vào tình trạng cảnh cáo học vụ do điểm kém hoặc bỏ học đáng kể. Điều này cho
thấy, những khó khăn của sinh viên trong quá trình học tập đang diễn ra ngày càng
nghiêm trọng và đặc biệt là sinh viên năm nhất. Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố tác
động đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Sư phạm là rất cần thiết nhằm
giúp cho nhà trường kịp thời xác định và giải quyết những khó khăn của sinh viên
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất
Động cơ học tập của sinh viên (DC): được định nghĩa là lòng ham
muốn tham dự và học tập những nội dung của mơn học hay chương
trình học, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về
định hướng, mức độ tập trung và nổ lực của sinh viên trong quá trình
học tập. (Pintrich, 2003; Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009).
Tính kiên định trong học tập (KD): đóng vai trị quan trọng trong
q trình học tập của SV. Kiên định học tập thể hiện qua SV dành hết
tâm trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành động tích cực (kiểm
sốt) và đón nhận thay đổi (thử thách) trong quá trình học tập và sinh
hoạt của mình tại trường đại học (Britt & ctg, 2001; Nguyễn Đình
Thọ, 2010).
Cạnh tranh trong học tập (CT): Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ
giữa các sinh viên với nhau trong trường đại học, các sinh viên vừa
cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt được thành quả cao
nhất trong học tập, không tách rời với những sinh viên khác trong lớp
(Kildea, 1983; Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009).
Ấn tượng về trường đại học (AT): sinh viên là người thụ hưởng trực
tiếp dịch vụ của trường đại học, ấn tượng về trường đại học sẽ là điểm
cơ bản để họ nhận dạng các trường đại học. Khi họ cảm nhận một
trường đại học có tiếng tăm, họ có xu hướng tin tưởng rằng trường đại
học này có chất lượng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt
nghiệp, trường đại học sẽ trang bị cho họ những hành trang cần thiết
trong cơng việc sau này (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009).
Phương pháp học tập (PP): cách học tập có hiệu quả nhất là: lập kế
hoạch học tập, tổ chức học tập, hoạt động học tập, đánh giá học tập,
suy nghĩ lại (Trần Lan Anh, 2009, Nguyễn Thanh Long, Lý Thị Minh
Châu và Nguyễn Khánh Trung, 2008).

Kết quả

học tập

Hình 1: Các yếu tố thuộc đặc điểm sinh viên tác động đến kết quả học tập
275


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

Dựa vào các lý thuyết và những nghiên cứu trước, nhìn chung cho thấy kết quả
học tập của sinh viên năm thứ nhất chịu tác động bởi các yếu tố thuộc đặc điểm sinh
viên như Hình 1.
Kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh viên là mục tiêu quan
trọng nhất của các trường đại học cũng như của sinh viên. Kết quả học tập có thể được
đo lường thông qua điểm của môn học (Hamer, 2000 - dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
ctg, 2009, tr. 325). Kết quả học tập cũng có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học
tập và kết quả tìm kiếm việc làm (Clarke & ctg, 2001 - dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
ctg, 2009, tr. 325). Trong nghiên cứu này, kết quả học tập của sinh viên được định nghĩa
là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận
được trong q trình học tập các mơn học cụ thể tại trường (Young & ctg, 2003 - dẫn
theo Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 325).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dữ liệu thu thập qua phỏng vấn trực
tiếp sinh viên năm nhất ở Khoa Sư phạm với cỡ mẫu là 241 mẫu bằng phiếu hỏi. Tiến
hành phân tích định lượng qua 3 bước: (1) Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach
Alpha; (2) Phân tích nhân tố khám phá EFA; (3) Phân tích hồi qui.
Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố thuộc đặc điểm sinh viên tác động đến kết
quả học tập. Đồng thời, phân tích sự khác biệt các tác động đến kết quả học tập giữa
nhóm sinh viên nam và nữ; nhóm sinh viên ở thành phố Long Xuyên và ở trọ học.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Kết quả kiểm cho thấy, hệ số Cronbach Alpha thang đo các yếu tố tác động đến
kết quả học tập gồm 34 biến đều đạt yêu cầu. Trong đó, hệ số tin cậy cao trên 0,8 và các
biến của từng thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 cho thấy đây là
thang đo lường tốt.
Bảng 1: Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
STT

Thang đo

1
2
3
4
5
6

DC
KD
CT
AT
PP
KQ

Tên biến
Động cơ học tập
Kiên định trong học tập
Cạnh tranh trong học tập
Ấn tượng trừng học

Phương pháp học tập
Kết quả học tập

* Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS.

276

Hệ số
Cronbach Alpha
0,840
0,814
0,805
0,833
0,929
0,902


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Sau 2 lần phân tích EFA các thành phần cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của sinh viên, kiểm định KMO là 0,901 thỏa điều kiện 0,5 < KMO < 1
với mức ý nghĩa bằng 0, phương pháp rút trích Principal components và phép quay
Varimax, phân tích nhân tố trích được 5 nhân tố với 34 biến quan sát có Eigenvalues
lớn 1, tổng phương sai trích bằng 67,760% (>50%), cho thấy phương sai rút trích đạt
chuẩn. Các mục đo đều có hệ số tải lớn hơn 0,55 và chênh lệch hệ số tải giữa các nhân
tố đều lớn hơn 0,3.
3.3. Phân tích hồi qui bội

Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,535; nghĩa là khoảng 53,50 % sự biến thiên của kết quả
học tập được giải thích bởi 05 thành phần: động cơ học tập, kiên định trong học tập,
cạnh tranh trong học tập, ấn tượng trường học và phương pháp học tập. Kiểm định F
cho thấy mức ý nghĩa p (hệ số Sig.) = 0,000 < 0,05; như vậy mơ hình hồi quy phù hợp
với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tồn tổng thể. Đồng thời, đại lượng Durbin Watson (d) = 2,195. Phần dư có giá trị trung bình là 0,000 và độ lệch chuẩn (Std.
Deviation) là 0,988 rất gần 1 cho thấy phân phối chuẩn.
Hệ số phóng đại phương sai VIF của mỗi biến đều nhỏ hơn 2 nên hiện tượng đa
cộng tuyến khơng ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mơ hình.
Kết quả hồi qui cho thấy các biến độc lập: phương pháp học tập, động cơ học tập,
ấn tượng trường đại học và cạnh tranh trong học tập đều có sig. nhỏ hơn 0,05. Riêng
biến kiên định trong học tập không tác động đến kết quả học tập vì có sig. là 0,765 lớn
hơn 0,05. Vì vậy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên năm nhất Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang và các hệ số Beta lần lượt
là 0,521; 0,146; 0,120 và 0,115 đều mang dấu dương nên các biến đều ảnh hưởng cùng
chiều với kết quả học tập.
Bảng 2: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình

PP
DC
AT
CT

B
.364
.551
.162
.101
.119

SE

.232
.061
.067
.043
.056

β
.521
.146
.120
.115

T
1.565
9.044
2.406
2.315
2.136

Sig
.119
.000
.017
.021
.034

Tương quan
Cor
Pcor
Scor


Đa cộng tuyến
T
VIF

.704
.541
.443
.457

.584
.524
.727
.672

.508
.155
.149
.138

.398
.106
.102
.094

1.713
1.909
1.376
1.488


* Nguồn: Kết quả phân tích SPSS.

Phương trình hồi qui: KQ = 0,364 + 0,521*PP + 0,146*DC + 0.120*AT
+ 0,115*CT
Tuy số lượng và nội dung của các thành phần ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên năm nhất có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước, nhưng nhìn chung
277


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập đều có sự tương
đồng, thể hiện ở sự không thể thiếu thành phần phương pháp học tập, động cơ học tập,
ấn tượng trường học và canh tranh trong học tập. Dựa vào hệ số Beta chuẩn hố cho ta
thấy: thành phần phương pháp học tập có tác động mạnh nhất đến kết quả học tập vì có
hệ số Beta chuẩn cao nhất đạt 0,521; kế tiếp là thành phần động cơ học tập (β = 0,146),
ấn tượng trường học (β = 0,120) và cuối cùng là thành phần cạnh tranh trong học tập với
hệ số Beta chuẩn đạt 0,115.
Các thành phần ảnh hưởng đến kết quả học tập được đánh giá bằng thang đo
Likert 5 điểm. Thang điểm này có điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, được chia thành 5
khoảng, mỗi khoảng là 0,8 đơn vị. Do đó, để thuận tiện cho việc xem xét ta quy ước:
1,00 - 1,80
Mức rất thấp

Bảng 3: Thang điểm trung bình đánh giá thang đo.
1,81 - 2,60
2,61 - 3,40
3,41 - 4,20

Mức thấp

Mức trung bình

Mức cao

4,21 - 5,00
Mức rất cao

Biểu đồ 1: Điểm trung bình đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên

Nhìn chung, tất cả các yếu tố trong phân tích mơ hình tác động đến kết quả học
tập của sinh viên năm nhất Khoa Sư phạm có điểm trung bình đạt mức cao trên 3,5
nghĩa là nếu sinh viên dành nhiều thời gian, ưu tiên và tập trung cho việc học ở mức
cao, do đó kiến thức và kỹ năng sinh viên tiếp nhận được từ kết quả học tập cũng ở mức
tốt. Tuy nhiên, thành phần ấn tượng trường học thấp hơn so với thành phần khác nhưng
không nhiều, cho thấy hiện tại sinh viên cảm nhận danh tiếng, tiếng tăm hay ấn tượng
về Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang có xu hướng giảm. Điều này sát với thực
tế trong các năm gần đây là tình trạng việc làm đối với sinh viên các ngành sư phạm gặp
nhiều khó khăn và khó tìm cơng việc khác so với các ngành khác.
* Kết quả kiểm định Independent T-test cho 02 nhóm sinh viên: Sống tại Thành
phố Long Xuyên và nơi khác về trọ học cho thấy:

278


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017


Hệ số sig. = 0,832 > 0,05 cho thấy khơng có sự khác biệt trong kết quả học tập
giữa hai nhóm sinh viên sống tại Thành phố Long Xuyên và nhóm sinh viên từ các
Huyện, Thị xã,…vể trọ học. Điều đó cho thấy, yếu tố xa nhà hay hộ khẩu thường trú
không ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất tại Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang.
* Kết quả kiểm định Independent T-test cho 02 nhóm sinh viên: nam và nữ
Kết quả Levene Test có sig. < 0,05 nên không đồng nhất phương sai nên bảng T test, đồng thời hệ số sig bên dưới = 0,814 > 0,05 do đó khơng có sự khác biệt trong kết
quả học tập giữa nam và nữ của sinh viên năm nhất Khoa Sư phạm - Trường Đại học
An Giang.
4. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Khuyến nghị
Thứ nhất, phương pháp học tập có vai trị quan trọng trong việc học tập của sinh
viên. Khi sinh viên có phương pháp học tập hiệu quả thì việc học trở nên dễ dàng và đạt
kết quả cao. Đối với nhà Trường cần giúp sinh viên tiếp cận ngay với các phương pháp
học tập ở bậc đại học cho sinh viên năm nhất. Đồng thời rèn luyện cho sinh viên khả
năng tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu và tăng cường tổ chức các hoạt động như: hội
nghị học tốt, các buổi thảo luận phương pháp học tập, mở lớp đào tạo kỹ năng cho sinh
viên,… Ngoài ra, cần hỗ trợ cho sinh viên về các mặt đời sống sinh hoạt, tạo điều kiện
thuận lợi tiếp cận với môi trường học tập, ổn các yếu tố tâm lý nhằm giúp sinh viên có
được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng xác định mục tiêu và các kỹ năng cơ bản (nghe
giảng, ghi chép, động não trong quá trình học, đặt câu hỏi, đọc, tìm kiếm thơng tin, làm
việc nhóm, thuyết trình, tư duy sáng tạo).
Thứ hai, động cơ học tập cũng được xác định là một trong những yếu tố làm tăng
kết quả học tập (KQHT) của sinh viên. Nhà trường cần tăng cường các công tác cố vấn
học tập, hội thảo, các buổi báo cáo chuyên đề hướng nghiệp, khuyến khích trao nhiều
nguồn học bổng cho sinh viên vượt khó học tốt, tư vấn việc làm cho sinh viên,… và
định hướng tuyên truyền ý thức học tập đại học cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất
nhằm nâng cao động cơ học tập cho sinh viên giúp sinh viên nhận thấy tầm quan trọng
của việc học.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy ấn tượng trường học cũng có tác động cùng
chiều đến KQHT. Khi sinh viên cảm nhận giá trị của việc học tập tại trường đại học

càng cao thì KQHT cũng tăng theo. Vì vậy, trường cần có những chương trình giới
thiệu về trường, về các chương trình học tập, cơ hội nghề nghiệp rõ ràng cho sinh viên,
nâng cao danh tiếng, uy tín, ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Để sinh viên cảm
nhận được khi theo học tại trường, họ sẽ đạt được gì và để đạt được chúng thì họ cần
phải làm những gì. Ban Lãnh đạo cần xem xét toàn bộ những yếu tố đóng góp vào việc
xây dựng hình ảnh, chẳng hạn như phong cách quản lý và lãnh đạo, tính đồng nhất do
liên kết, sự tiếp xúc giữa cán bộ, nhân viên và sinh viên, chất lượng dịch vụ cung cấp
279


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

như hoạt động đào tạo, hạ tầng cơ sở và dịch vụ hỗ trợ, đầu tư vào những hoạt động xúc
tiến, quảng bá nhằm mục đích gia tăng hình ảnh của nhà trường đối với sinh viên và các
nhóm cơng chúng khác mà trường có liên.
Thứ tư, khả năng cạnh tranh trong học tập có vai trị quan trọng khơng kém so với
các yếu tố khác. Muốn làm tăng tính cạnh tranh trong học tập thì nhà trường tổ chức
nhiều cuộc thi cả về chuyên ngành và hoạt động ngoại khoá cho sinh viên. Thu hút
nhiều nguồn tài trợ, kinh phí để nâng cao các giải thưởng, học bổng cho sinh viên nhằm
giúp sinh viên chủ động hơn trong học tập và cạnh tranh vươn lên học tốt.
4.2. Kết luận
Kết quả nghiên cứu nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố thuộc đặc điểm sinh viên như:
phương pháp học tập, động cơ học tập, ấn tượng trường học và cạnh tranh trong học tập
có tác động mạnh và cùng chiều đến kết quả học tập của sinh viên năm nhất Khoa Sư
phạm. Trong đó, phương pháp học tập có sự tác động nhiều nhất đến kết quả học tập,
tiếp đó sự tác động của các yếu tố còn lại. Qua khảo sát sinh viên năm nhất tại Khoa Sư
phạm - Trường Đại học An Giang cho thấy: (1) Tất cả các thang đo: kết quả học tập,
phương pháp học tập, động cơ học tập, ấn tượng trường học và cạnh tranh trong học tập

có mức điểm cao; (2) Khơng có sự khác biệt trong kết quả học tập giữa hai nhóm sinh
viên tại thành phố và ở trọ, cũng như giữa nam và nữ. Nghiên cứu chỉ tập trung các yếu
tố thuộc đặc điểm sinh viên đến KQHT và gợi mở hướng nghiên cứu sau về các đặc
điểm về kinh tế xã hội, gia đình, tổ chức trường học,…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Camara, W. J. and Schmidt, A. E. (1999), Group Differences in standardized Testing
and Social Stratification, College Board Report No. 99-5, College Entrance
Examination Board, New York.
[2] Checchi, D., Franzoni, F., Ichino, A. and Rustichini, A. (2000), College Choice and
Academic Performance, Version of paper prepare for the conference on “Politiche
pubbliche per il lavoro” in Pavia.
[3] Dickie, M. (1999), Family Inputs, School Quality and Educational Achievement: A
Household Production Approach, Working paper.
[4] Trường Đại học An Giang (2015), Kỷ yếu 15 năm thành lập Trường Đại học An Giang,
năm 2015.
[5] Evans, M. (1999). School-leavers, Transition to Tertiary Study: A Literature Review,
Working Paper No. 3/99, Department of Econometrics and Business Statistics, Monash
University, Australia.
[6] Le Van Chon (2000), “Determinants of Enrollments in Vietnam's secondary education”.
MA thesis, Ho Chi Minh University of Economics.
[7] Nguyễn Quý Thanh (2007), “Nhận thức, thái độ và thực hành của SV với phương pháp
học tập tích cực”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[8] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị
kinh doanh, Nxb Thống kê.
280


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017


[9] Nguyễn Đình Thọ (2010), “Mối quan hệ giữa động cơ học tập và chất lượng sống
trong học tập của sinh viên khối ngành kinh tế”, Đề tài B2009-09-76, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
[10] Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ, Mai Lê Thúy Vân (2008), “Các yếu tố chính
tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế tại TP.HCM”, Đề tài
B2007-76-05, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[11] Trần Lan Anh (2009), “Những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của sinh viên
đại học. Luận văn thạc sỹ”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Stinebrickner, T. R. and Stinebrickner, R. (2001), Peer Effects Among Students from
Disadvantaged Background, CIBC Working Paper Series, Working paper No. 2001-3.
University of Western Ontario: Canada.

Title: IMPROVING THE EDUCATION QUALITY OF AN GIANG UNIVERSITY ’S
PEDAGOGIC STUDENTS THROUGH ASSESSMENT OF THE FACTORS AFFECT TO
LEARNING RESULTS
Abstract: The mission statement of An Giang University is: “Trainning high quality human
resources to respond the needs of An Giang province, the Mekong Delta in particular, and the
country in general". Faculty of Education is one of the divisons (faculties) which has the highest
number of students. Therefore, researching the factors impacting on the learning results of the
first year students in Faculty of Education is essential to suggest solutions for enhancing the
quality of education in accordance with the developing trend. This study discovered the four
high postive factors that impacting on learning results of the first year students and
recommended the solutions focusing on: method of learning, learning motivation, school
impression and learning competition.
Keywords: factors affecting education, quality of education, teachers, EFA factors, first year
student.

TRẦN CƠNG KHA
Phịng Cơng tác Sinh viên - Trường Đại học An Giang.

Địa chỉ: 18 Ung Văn Khiêm, P. Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0919.378.607, Email: hoặc
Cùng nhóm tác giả: Trường Đại học An Giang.

281



×