Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bàn về vấn đề chuyên chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.77 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHUYÊN CHÍNH
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Vũ Kiến Quốc
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong thế giới hiện nay, tự do, dân chủ,
nhân quyền đang trở thành những giá trị phổ
quát của toàn nhân loại. Dường như vấn đề
mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp đang
bị lu mờ. Vậy có cịn phù hợp khi nói đến
vấn đề chun chính để bảo vệ các giá trị tự
do, dân chủ, nhân quyền trong giai đoạn hiện
nay? Để trả lời câu hỏi này, bài viết tập trung
làm rõ một số vấn đề về khái niệm, chức
năng, nhiệm của chuyên chính, đặc biệt là
chuyên chính dân chủ nhân dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Khái quát ý nghĩa và sự
vận dụng tư tưởng ấy vào công cuộc xây
dựng, bảo vệ Nhà nước, chế độ ta hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, tác giả sử dụng các phương pháp như
phân tích, so sánh và tổng hợp để làm rõ nội
dung nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của
chuyên chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyên chính là một khái niệm được đề
cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo
Lênin, chun chính hiểu theo nghĩa trực tiếp
nhất là hành động trấn áp bằng bạo lực của
một giai cấp này đối với một giai cấp khác để
bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó, Ơng cịn sử dụng nhiều lần
khái niệm “chun chính vơ sản”. “Chun
chính vơ sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiền
phong của những người bị áp bức thành giai

cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức”. Đồng
thời với với đó là mở rộng chế độ dân chủ.
Lần đầu tiên dưới thời Lênin, chun
chính vơ sản “biến thành chế độ dân chủ cho
người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân
chứ khơng phải cho bọn nhà giàu - chun
chính vơ sản cịn thực hành một loạt biện
pháp hạn chế quyền tự do đối với bọn áp bức,
bọn bóc lột, bọn tư bản"[1].
Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề chuyên
chính thường được Người nói đến với tư cách
là nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Đó là
sự thống trị về chính trị của nhân dân, bao
gồm cơng nhân, nơng dân, tiểu tư sản, tư sản
dân tộc và các cá nhân thân sĩ, lấy cơng nhân,
nơng dân và trí thức u nước làm nền tảng
do Đảng Cộng sản, đại diện tiên phong

của giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Chun
chính dân chủ nhân dân là thành quả thắng
lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chức năng, nhiệm vụ của chuyên chính
dân chủ nhân dân là "phát huy tự do dân chủ,
tổ chức nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ
của cách mạng dân tộc dân chủ chống lại các
thế lực phản động, xây dựng và bảo vệ chế
độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề tiến lên chủ
nghĩa xã hội"[2].
Để thực hiện nhiệm vụ trên, theo Hồ Chí
Minh, chuyên chính phải đứng vững trên lập
trường giai cấp, bảo đảm lợi ích giai cấp, dân
tộc. Ngay trong bản cương lĩnh đầu tiên của
Đảng, khi đặt vấn đề phải tập hợp, lôi kéo
tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, tư sản về
phía giai cấp vô sản. Người đã khẳng định
"không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi
của giai cấp công nhân và nông dân cho một
giai cấp nào khác"[3]. Sau khi nước nhà

331


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

giành được độc lập, hành động chuyên chính
đầu tiên của Nhà nước cách mạng là tuyên bố
thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa
bỏ hết mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước

Việt Nam. Người cũng chỉ ra lực lượng thực
hiện chuyên chính chính là nhân dân. Nghĩa
là muốn bảo vệ thành quả cách mạng, nhân
dân phải chuyên chính với các lực lượng
đang đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, của
chế độ mới.
3.2. Chuyên chính với kẻ thù là điều
kiện để phát huy dân chủ của nhân dân
Trong tư duy Hồ Chí Minh, Chuyên chính
cũng là một biện pháp thực hành dân chủ đối
với nhân dân. Người nói: "Dân chủ và
chun chính đi đơi với nhau. Muốn dân chủ
thực sự phải chun chính thực sự vì khơng
chun chính thực sự, bọn thù địch sẽ làm hại
dân chủ của nhân dân. Dân chủ và chuyên
chính thật là quan hệ mật thiết với nhau"[6].
Như vậy hai khái niệm, hai việc làm tưởng
như đối lập nhau, nhưng thực chất lại khơng
thể tách rời nhau. Chun chính với kẻ thù là
để đem lại dân chủ cho nhân dân, mà muốn
thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân thì
phải chuyên chính với kẻ thù. Vì sao thù địch
lại phá hoại dân chủ của nhân dân? Bởi vì,
xây dựng xã hội dân chủ là mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội. Dân chủ là dân làm chủ và dân
là chủ, phát huy mọi tiềm năng và lực lượng
ở nơi dân để xây dựng xã hội mới. Kẻ địch
muốn ngăn trở xã hội mới phát triển, do đó
chúng ra sức phá hoại dân chủ của nhân dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề

này, Chính phủ Hồ Chí Minh ngay từ những
ngày đầu ra đời đã làm mọi việc có thể để
thực hiện quyền dân chủ của nhân dân từ
chính trị, kinh tế đến văn hóa, đã làm mọi
việc có thể để cho dân có ăn, dân có mặc và
được học hành. Trong những việc làm đó
chúng ta thấy nổi bật lên nội dung của
chuyên chính: Dân chủ với nhân dân và
chuyên chính với kẻ thù. Từ việc kêu gọi
nhân dân tương thân tương ái, chống giặc
đói, giặc dốt, xóa bỏ những thứ thuế vô lý,
những thủ tục gây phiền nhiễu cho nhân dân

đến việc tổng tuyển cử, lập Hiến pháp đều là
những việc mang lại dân chủ cho nhân dân.
Thông qua những việc làm đó mà Chính phủ
Hồ Chí Minh đã tập hợp được đơng đảo nhân
dân xung quanh mình, cơ lập được kẻ thù,
bảo vệ thành công chế độ mới, và đó chính là
hành động chun chính với kẻ thù một cách
có hiệu quả nhất.
3.3. Mềm dẻo, linh hoạt trong thực hiện
chun chính
Theo Hồ Chí Minh, chun chính khơng chỉ
là trấn áp mà cịn là tập hợp, lơi kéo, lợi dụng.
Người phân biệt rõ đối tượng chuyên chính ra
các hạng, tùy mỗi hạng mà có cách xử lý thích
hợp. Đối với bộ phận quan lại cũ. Người chia
ra hai hạng: hạng đại gian, đại ác thì phải
thẳng tay trừng trị, cịn số biết ăn năn hối cải

thì phải khoan hồng, độ lượng. Người phân
biệt nhân dân Pháp và bọn thực dân Pháp và
chỉ rõ đối với nhân dân Pháp thì ta phải thân
thiện, còn "những bọn thực dân tàn bạo và bọn
tay sai của chúng mưu mô xâm phạm chủ
quyền Việt Nam, phá hoại nền độc lập của ta,
các ủy ban cần thẳng tay phanh thây chẻ xác
chúng ra để làm gương cho kẻ khác"[4].
Trong khi vạch rõ những đối tượng và
hành động cần phải chuyên chính. Hồ Chí
Minh cũng chỉ ra những hành động lạm dụng
chuyên chính như "bắt bớ lung tung", "tịch
thu bừa bãi", "ỷ thế cậy quyền", "có được
mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm
le muốn bắn, đeo chiếc kiếm bên mình lúc
nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta"[5].
Những hành động này chẳng những khơng
thực hiện được chun chính mà cịn có hại
cho chính phủ, cho nhân dân.
Chúng ta có thể thấy ở Hồ Chí Minh một
thái độ rất mềm dẻo, khơn khéo, biết nhân
nhượng đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời rất chủ
động, tỉnh táo khi giải quyết vấn đề chuyên
chính trong bối cảnh đất nước đang bị các thế
lực thù địch bao vây tứ phía, khó khăn chồng
chất, nhờ đó, dưới sự lãnh đạo của Người
cách mạng nước ta đã vượt qua tình thế hiểm
nghèo tưởng chừng khơng thể cứu vãn.

332



Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

3.4. Vận dụng tư tưởng chuyên chính
của Hồ Chí Minh vào giai đoạn cách mạng
hiện nay
Vấn đề chuyên chính là một bộ phận trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, có ý nghĩa
quan trọng đối với việc bảo vệ chế độ, bảo vệ
Đảng, Nhà nước và sự nghiệp xây dựng đất
nước hiện nay.
Ngày nay, các thế lực thù địch đang tấn
công chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ
nhiều phía, cộng với những khuyết điểm, yếu
kém về tư tưởng chính trị, suy thối về đạo
đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng
viên làm cho kẻ địch ra sức lợi dụng, khoét
sâu mâu thuẫn, tạo ra sự ngăn cách giữa
Đảng và nhân dân, từng bước làm suy yếu
chế độ.
Tình hình đó địi hỏi Đảng và Nhà nước
cần phải kiên quyết thực hiện chun chính
vơ sản, đập tan mọi âm mưu và hành động
chống phá của các lực lượng thù địch xâm
phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc và an ninh quốc gia. Chủ động
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu gây chia
rẽ dân tộc, áp đặt và cường quyền, tích cực
tuyên truyền làm cho thế giới hiểu rõ đất

nước, con người, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng
rãi của nhân dân thế giới vào việc bảo vệ chế
độ, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Cùng với đó, thực hiện dân chủ rộng rãi
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, ở tất cả các cấp, các ngành, phát
huy mọi tiềm năng, sức mạnh của các tổ chức

và cá nhân vào công cuộc xây dựng đất nước.
Phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng,
nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân,
cán bộ, đảng viên trong việc sử dụng và phát
huy quyền lực chính trị, quyền làm chủ trên
các lĩnh vực để bảo vệ sự phát triển bền vững
đất nước.
4. KẾT LUẬN

Như vậy, nói về vấn đề chun chính trong
tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến việc xây
dựng nền chuyên chính dân chủ nhân dân ở
Việt Nam. Nền chuyên chính dân chủ ấy thực
hiện phát huy sức mạnh đồn kết của toàn
dân trấn áp với các lực lượng thù địch, đồng
thời xây dựng nền dân chủ rộng rãi, tạo dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật, những tiền đề để đưa
đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Những tư tưởng này của Hồ Chí Minh vẫn
cịn ngun giá trị đối với công cuộc xây

dựng, bảo vệ đất nước ngày nay.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 12/6/2007. Quan điểm của V.I. Lê-nin về
nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp
chí Cộng sản.
[2] Ngày 8 tháng 2 năm 1957, Bài viết đăng
trên báo Quân đội nhân dân, số 316.
[3] Hồ Chí Minh: 2011, Tồn tập, tập 3, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, , tr.4.
[4] [5]. Hồ Chí Minh: 2011, Tồn tập, tập 4,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50, 51.
[6] Hồ Chí Minh: 2011, Tồn tập, tập 11, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.247.

333



×