Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền
Việt Nam
Có gì lạ không khi vừa mới đây Viện Kiến trúc Quy hoạch Ðô thị và Nông thôn phát
động cuộc thi "Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam"? Cuộc thi phát động từ ngày 30-5
đến 30-6-2009, đề ra hẳn một mục tiêu là thu thập dữ liệu về kiến trúc truyền thống của
dân tộc. Vậy là chúng ta, mấy chục năm qua, vẫn hiểu chưa nhiều về những tinh hoa kiến
trúc còn nằm rải rác trên khắp vùng miền đất nước.
Di sản kiến trúc cổ truyền của chúng ta thật ra còn lại những gì? Hẳn không nhiều
và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Người ta hiện còn biết rất ít (và cũng
nhiều điều người ta chưa biết gì) về kiến trúc các cung điện thời Lý - Trần được xem là
thời kỳ văn minh nhất của Ðại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có,
sánh ngang cùng Trung Hoa phương bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời
kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu có thể chứng minh.
Tuy vậy, những gì còn lại tại Việt Nam ngày nay cũng đủ để người ta biết cách thức
xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là
"kiến trúc cổ Việt Nam". Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, quá trình phát triển
nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã
hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ
y
ếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức
tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và
sử dụng phổ biến và rộng khắp. Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm
lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại,
một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích
cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc
rất rõ nét.
Chùa Tây Phương
Khi nói về kiến trúc cổ Việt Nam, một số người đọc qua vài cuốn sách về kiến trúc,
lầm tưởng đó là kiến trúc Trung Hoa. Nhưng thật ra kiến trúc cổ Việt Nam khác nhiều so
với hệ kiến trúc ngỡ đã bất di bất dịch Trung-Nhật-Hàn. Việt Nam cũng lấy gỗ làm vật
liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc trưng riêng cho nền kiến trúc của mình, tương phản với
kiến trúc gạch đá của các vùng còn lại trên thế giới. Ðến khi biết là nhầm, người ta lại
tưởng ảnh hưởng của kiến trúc Pháp rất sâu rộng. Sau đó, lại phân vân giữa những câu
hỏi kiểu như kiến trúc Pháp thật sự có đẹp không?
Cuộc thi này đặt ra có lẽ vì thế. Ðể biết mình là ai, câu trả lời cần một cái nhìn toàn
cảnh. Ði từ tổng thể kiến trúc các làng đồng bằng Bắc Bộ, câu trả lời dường như dễ thấy
nhất: đường làng, cổng làng, lũy tre, cây đa, đình làng, hệ thống hồ ao đến nhà ba gian
hai chái, những gốc mít, khóm cau , tất cả đều hài hòa trong mối quan hệ về tỷ lệ, không
gian, mầu sắc, chất liệu. Tuy nhiên, nó chỉ là hệ thống kiến trúc quy hoạch của nông thôn
xưa, không phải và chưa bao giờ là hệ thống của đô thị.
Kiến trúc cổ truyền là gì? Câu hỏi đó có thể đã hơi muộn. Trong khi nhà cao tầng
xây dựng ở khu trung tâm đô thị cũ đang bị nhiều thành phố trên thế giới chối bỏ, thì
chúng ta lại tiếp nhận. Trong khi các di sản khảo cổ học đô thị ngày càng trở nên hiếm
hoi trên thế giới, bảo tồn và phát huy giá trị chúng đã được nâng lên tầm cao mới về văn
hóa, công nghệ thì ở ta các di sản khảo cổ học được nhận thức hết sức mờ nhạt, việc khai
quật khảo cổ học - một công việc đòi hỏi sự công phu, hệ thống, khoa học - thì có lúc, có
nơi bị đối xử như việc tìm kiếm kho báu ở thế kỷ 18 tại thành phố cổ Hơ-cu-la-num
(Herculanum) hay các quảng trường La Mã. Do đó, xuất hiện thể loại "khảo cổ học giải
phóng mặt bằng".
Rõ ràng, chúng ta chưa có đủ thời gian và điều kiện cần thiết để xác lập hệ giá trị
kiến trúc quy hoạch riêng. Trước là do Pháp, sau ảnh hưởng Liên Xô (trước đây), miền
nam đậm dấu ấn Mỹ. Ðến thời kỳ đổi mới, các trào lưu kiến trúc tràn vào như lũ. Và vì
gần như chưa có sự chuẩn bị và thiếu hẳn một hệ thống chuẩn các giá trị nên hệ quả tất
y
ếu là đâu đâu cũng đầy rẫy những sản phẩm lai căng, nhại cổ, là bệnh chia lô , là những
"nạn dịch". Cái gọi là "khu đô thị mới", "khu du lịch sinh thái" thời gian gần đây đã và
đang ẩn chứa những mầm "dịch" nguy hiểm. Câu chuyện các văn phòng kiến trúc nước
ngoài chiếm thế thượng phong trong cạnh tranh với các văn phòng nội cũng thật hiển
nhiên và dễ hiểu.
Lấy một thí dụ. Việc xây dựng tòa tháp cao tầng lên trên di tích khảo cổ học Ðàn
Nam
Giao và dịch chuyển di tích, di vật sang vị trí khác được coi là "phục vụ cho việc
phát huy giá trị di tích Ðàn Nam Giao trong sự kết hợp hài hòa với yêu cầu xây dựng phát
triển Thủ đô văn minh, hiện đại" là sự hài hòa giữa bảo tồn với phát triển? Không thể có
sự hài hòa ở đây. Nếu một di sản phải nhường chỗ cho công trình kiến trúc khác thì đó là
mối quan hệ bất bình đẳng, sự đánh đổi, trả giá. Nếu đó là vì lợi ích quốc gia, quốc tế thì
đã đành, đây lại là sự đánh đổi, nhường chỗ giữa một bên là một công trình cao tầng
thương mại có thể mọc ở bất cứ đâu trong những khu phát triển mới tại Hà Nội.
Một cuộc thi có thể quan trọng chỉ với riêng người trong ngành. Một cuộc thi cũng
có thể quan trọng riêng với người trong họ. Nhưng nếp văn minh của cả dân tộc thì bao
nhiêu ồn ào phố cổ cũng không giải quyết được. Ðành chờ và thử cố gắng tìm hiểu xem
kiến trúc cổ truyền nghĩa là gì?