Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Bệnh Vàng Lá Trên Lúa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.56 KB, 3 trang )




Bệnh Vàng Lá Trên Lúa

1. Giới thiệu:

Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây
hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn
ngày đều có thể nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng bệnh
o Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7 – 10 ngày trước khi trổ
cho đến khi thu hoạch.
o Trên lá khi bệnh mới xuất hiện là các đốm hình bán nguyệt nhỏ 1 – 3 mm,
màu vàng cam.
o Sau đó từ vết bệnh làm chết các mô lá thành từng sọc dài tới chop lá màu
vàng cam.
o Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh
o Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá.
o Trên ruộng bị bệnh nặng nhìn trên ruộng có màu vàng rực giống như màu
lúa chín.
o Nhiều nơi gọi là bệnh vàng lá chín sớm.
3. Tác nhân gây hại:
o Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá lúa còn có nhiều tranh cãi chưa được
xác định chính xác.
o Tuy nhiên đã có nhiều kết quả cho thấy sử dụng các loại thuốc trị nấm
bệnh có hiệu quả tốt ngăn chặn sự phát triển và mức độ hại của bệnh.
o Bệnh vàng lá lúa thường gây hại nặng trên các ruộng lúa xanh tốt, mật độ
sạ dày hoặc bón nhiều phân đạm.
o Những mãnh ruộng gần vườn cây có bị che nắng buổi sáng hoặc buổi
chiều thường bị bệnh nặng hơn.


4. Biện pháp phòng trừ:
o Sử dụng các giống lúa cứng cây, tán lá thẳng.
o Các ruộng cọ bị bệnh cần được vệ sinh sạch nguồn rơm rạ hoặc đốt sau
khi thu hoạch.
o Bón phân cân đối NPK và không bón quá nhiều phân đạm.
o Sử dụng một số loại thuốc trị nấm bệnh ở giai đoạn trước khi trổ hoặc khi
vết bệnh mới xuất hiện.
o Các thuốc hóa học có thể hạn chế sự gây hại của bệnh vàng lá gồm
Benlate, Anvil, Derosal và copper B.

×