Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI TRONG DẠY HỌC
MƠN KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH
Trương Thị Hương
Trường Đại học Thủy lợi, email:
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Mơn học Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
(KNGT&TT) trang bị cho sinh viên (SV)
những kiến thức, kỹ năng cơ bản về giao tiếp
và thuyết trình nhằm giúp SV chủ động, tự tin
hơn trong học tập và cuộc sống. Các nội dung
của mơn học mang tính thực tiễn cao và gắn
với hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của
SV. Vì vậy, hoạt động giảng dạy cần đảm bảo
vừa giới thiệu, định hướng những nguyên tắc
cơ bản trong giao tiếp nhưng cũng cần mang
tính thực tiễn để SV có cơ hội học đi đôi với
hành. Dạy học bằng phương pháp đóng vai
(PPĐV) là một trong các phương pháp dạy
học chủ động, ngày càng được ứng dụng rộng
rãi, là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất
để dạy về KNGT&TT. Tuy nhiên, việc sử
dụng PPĐV trong giảng dạy môn KNGT&TT
chưa được chuẩn hóa và thống nhất dẫn đến
hiệu quả học tập chưa đồng đều. Do vậy, mục
tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất một
quy trình xây dựng bài học theo PPĐV trong
giảng dạy mơn học KNGT&TT để có thể áp
dụng đạt hiệu quả nhất.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp
nghiên cứu chính bao gồm:
(1) Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý
luận: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các
tài liệu về phương pháp dạy học tích cực,
PPĐV trong dạy học.
(2) Nhóm các phương pháp nghiên cứu
thực tiễn: xây dựng quy trình bài học sử dụng
PPĐV và đánh giá kết quả học tập của SV
dựa trên PPĐV.
3.1. Phương pháp đóng vai trong dạy học
Nghiên cứu về sử dụng PPĐV trong đào
tạo người lớn có nghiên cứu của tác giả Van
Hasselt, Romano và Vecchi đánh giá về việc
sử dụng PPĐV trong đào tạo người lớn: đóng
vai là một phương pháp phổ biến để đào tạo
các cá nhân trong mơi trường làm việc thơng
qua đó có sự tương tác tốt hơn với các đồng
nghiệp cũng như trong cơng việc và ngồi xã
hội. Van Hasselt, Romano và Vecchi xác
định đóng vai là "mơ phỏng các cuộc gặp gỡ,
giao tiếp, hoặc sự kiện giữa các cá nhân trong
thế giới thực”[4, 251]. Ngồi ra, đóng vai
cũng được sử dụng để đánh giá kỹ năng giao
tiếp trên nhiều lĩnh vực tại nơi làm việc. Nó
cũng được sử dụng rộng rãi hơn như một
công cụ sư phạm trong các bối cảnh giáo dục
và để đánh giá các loại năng lực tâm lý khác.
Do đó, việc sử dụng PPĐV trong giảng dạy
mơn học hình thành kỹ năng là rất phù hợp.
Tại Việt Nam, đóng vai theo từ điển tiếng
Việt của Hồng Phê là “thể hiện nhân vật
trong kịch bản lên sân khấu bằng hình ảnh
hay hoạt động, nói năng như thật”.
Trong cuốn giáo dục học, GS. Phạm Viết
Vượng cũng cho rằng, đóng vai là một hình
thức của phương pháp trị chơi thuộc nhóm
các phương pháp thực hành khi phân loại các
phương pháp dạy học. Hoặc theo tác giả Phan
Trọng Ngọ: “PPĐV trong dạy học là giảng
viên cung cấp kịch bản và đạo diễn. Qua đó
họ học được cách suy nghĩ, thể hiện thái độ và
hành động cũng như các kĩ năng ứng xử khác
của nhận vật trong kịch bản” [3].
Theo quan điểm của chúng tơi, đóng vai
trong dạy học khơng phải là một trò chơi mà
324
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
là một phương pháp đào tạo hữu dụng nhằm
giúp SV khơng chỉ rèn luyện kĩ năng mà cịn
trau dồi thêm các kiến thức về chun mơn
nghiệp vụ của mình. Bởi lẽ, thơng qua hoạt
động đóng vai với các tình huống thực tế, SV
có cơ hội bộc lộ cảm xúc, phát huy tư duy
sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện tính
mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể. Hình
thành thói quen, kỹ năng hợp tác và tạo cơ hội
cho các cá nhân học hỏi, đánh giá lẫn nhau.
3.2. Sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học mơn học KNGT&TT
Đóng vai trong giảng dạy mơn học
KTGT&TT viên là phương pháp tổ chức cho
SV thực hành “làm thử” một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định khi giao
tiếp. Khi SV được tham gia trực tiếp đóng vai,
các hành động có tính kịch được xuất phát từ
chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng
tạo của sinh viên sẽ giúp cho việc hình thành
kỹ năng hiệu quả hơn các hoạt động khác như
thuyết trình hoặc thảo luận nhóm.
Hầu hết các nội dung của mơn học đều gắn
với thực tế học tập và công việc của sinh viên.
Vì vây, trong q trình giảng dạy, PPĐV có thể
được tiến hành ở tất cả các nội dung của môn
học. Cụ thể các bài được áp dụng như sau:
- Bài Tổng quan về giao tiếp, giao bài tập
đóng vai: mỗi nhóm xây dựng một tình huống
đóng vai thể hiện các nguyên tắc giao tiếp
- Bài Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu: đóng
vai chéo phỏng vấn xin việc: mỗi nhóm sẽ có
ứng viên đến phỏng vấn tuyển dụng ở nhóm
khác, yêu cầu cần thể hiện tất cả các nghi
thức giao tiếp: chào hỏi, bắt tay, trao danh
thiếp, giới thiệu, tư thế ngồi…
- Bài Kỹ năng phản hồi: đóng vai phản hồi
tích cực trong tình huống nhận được những
lời bình luận, góp ý thiếu thiện chí…
- Bài Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại:
đóng vai gọi điện thoại đến nhà tuyển dụng
để xin ứng tuyển (gọi điện trực tiếp đến nhà
tuyển dụng có thật).
Từ kết quả vận dụng thực tế, chúng tơi xin
đề xuất quy trình xây dựng bài giảng mơn
học KNGT& TT bằng PPĐV dưới đây.
3.3. Các bước xây dựng bài học theo
PPĐV trong dạy học môn học KNGT&TT
- Bước 1: Xác định mục tiêu. Các tình
huống được sử dụng linh hoạt trong các hoạt
động dạy học nên giảng viên cần xác định
mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động sử dụng
phương pháp này. Các mục tiêu phải rõ ràng,
được lượng hóa cả về kiến thức, kĩ năng, thái
độ và các năng lực nhằm xây dựng tình
huống xác thực nhất. Ví dụ: Khi dạy Kỹ năng
tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp, sau tình
huống đóng vai, SV cần nhận thức rõ được
tầm quan trọng của tạo ấn tượng ban đầu
cũng như các cách thức để tạo ấn tượng ban
đầu tốt trong giao tiếp.
- Bước 2: Xác định nội dung, chủ đề. Trước
khi thực hiện đóng vai, giảng viên cần nêu rõ:
chủ đề, nội dung học tập, giao nhiệm vụ cho
các vai và người quan sát, xác định thời gian
đóng vai. Xây dựng tình huống đóng vai cần
phải cụ thể, chi tiết và mang tính thực tế. Ví
dụ: Nội dung học tập Kỹ năng tạo ấn tượng
ban đầu trong giao tiếp, chủ đề đóng vai là
một cuộc “phỏng vấn xin việc”. Giảng viên
phân vai cụ thể cho từng thành viên: Vai
người phỏng vấn, vai ứng viên đi phỏng vấn,
vai thư ký, vai bảo vệ, vai lễ tân. Để tăng tính
sáng tạo cho SV, có thể cho SV tự xây dựng
kịch bản, tình huống đóng vai, trao đổi trước
với giảng viên sau đó đóng vai trước lớp.
- Bước 3: Thực hiện đóng vai. Khi thực
hiện đóng vai, các vai đóng hồn toàn chủ
động về nội dung và thời gian cho phép.
Giảng viên khơng nên can thiệp, nhắc nhở
làm mất tính chủ động, linh hoạt của vai diễn.
Chỉ được ngừng thực hiện đóng vai khi kéo
dài q thời gian quy định, khơng cịn thời
gian để thảo luận sau đóng vai. Với chủ đề
“Phỏng vấn xin việc”, thì cuộc phỏng vấn
này chỉ nên kéo dài 10 phút với các tiêu chí
sau: Khơng khí buổi phỏng vấn trang trọng;
Ứng viên chuẩn bị trang phục phù hợp; Các
nghi thức giao tiếp được thể hiện đúng; Sự
phối hợp ăn ý giữa các thành viên tham gia
- Bước 4: Thảo luận sau đóng vai. Thảo
luận sau đóng vai rất quan trọng, đó là nội
dung cơ bản của giảng dạy bằng PPĐV. Thực
hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người
325
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát
qua thực tế buổi đóng vai. Về kỹ năng: Nội
dung kịch bản có rõ ràng, dễ hiểu khơng? Về
thái độ, phong cách và sự hợp tác giữa các vai
diễn: có sự hợp tác và phối hợp ăn ý giữa các
vai diễn hay khơng? Về kiến thức: Tình huống
đóng vai có phù hợp với nội dung bài học và
yêu cầu mà giảng viên đề ra không?
- Bước 5: Nhận xét sau đóng vai, tổng kết
bài học. Giảng viên nhận xét về buổi đóng vai:
Cần dựa trên kết quả thảo luận để có nhận xét
chung, khái quát, tạo sự liên hệ giữa tình
huống đóng vai với nội dung bài học. Sau khi
thực hiện buổi dạy học bằng PPĐV, giảng viên
cần kiểm định theo các nội dung chủ yếu sau:
+ Có phải đóng vai là phương pháp tốt
nhất để thực hiện nội dung bài học này
khơng? Chủ đề của đóng vai có phù hợp với
kiến thức và khả năng của người học?
+ Mục tiêu của đóng vai có phù hợp, bổ
sung tốt cho mục tiêu bài giảng? Các mục
tiêu được đề ra có đầy đủ, rõ ràng?
+ Tình huống và các vai đóng có thích hợp
với chủ đề, mục tiêu học tập? Có tạo điều
kiện để các vai đóng thể hiện được nội dung
học tập? Có đề xuất đến những vấn đề thiết
thực, quan trọng của nội dung học tập?
+ Công tác chuẩn bị cho buổi đóng vai
(nêu rõ chủ đề, mục tiêu học tập, giao nhiệm
vụ cho các vai, người quan sát...).
+ Thực hiện buổi đóng vai, hướng dẫn
thảo luận sau khi đóng vai...
3.4. Đánh giá của sinh viên và những
khó khăn khi sử dụng phương pháp đóng
vai trong dạy học mơn KNGT&TT
Sau khi sử dụng PPĐV trong dạy học môn
KNGT&TT, chúng tôi tiến hành khảo sát
trực tiếp sinh viên trên lớp về mức độ hứng
thú của sinh viên khi sử dụng phương pháp,
thu được kết quả như sau: 53% sinh viên cảm
thấy rất hứng thú khi học theo phương pháp
đóng vai, 26% cảm thấy hứng thú, khơng có
sinh viên nào cảm thấy rất không hứng thú
với phương pháp này.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, với việc
tổ chức lớp học khoảng 70 sinh viên/ lớp, rất
khó để tất cả SV đều có cơ hội tham gia đầy
đủ các hoạt động đóng vai. Bởi dạy học theo
PPĐV đòi hỏi nhiều thời gian hơn, trong khi
trên thực tế thời lượng mơn học có xu hướng
bị giảm bớt cũng gây ảnh hưởng tới chất
lượng của bài học. Bên cạnh đó, nhiều SV
chưa thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của
PPĐV trong học tập nên cịn thụ động và
chưa tích cực tham gia.
Để phát huy tốt tính chủ động của sinh
viên, giảng viên phải có sự dẫn dắt lơi cuốn,
khéo léo lựa chọn SV làm “diễn viên” phù
hợp với từng vai diễn, khơi gợi để mỗi SV tự
nhận thấy rằng bản thân mình làm được.
Muốn vậy, các tình huống mà giảng viên đưa
ra phải cụ thể, rõ ràng, logic và phù hợp với
thực tế. Những tình huống mà trong giao tiếp
hằng ngày ai ai cũng gặp, cũng phải xử lý.
Khi sinh viên đã hiểu, đã chủ động thì chắc
chắn sẽ khơng cịn sự ngại ngùng, lúng túng.
3. KẾT LUẬN
Như vậy, sử dụng PPĐV trong giảng dạy
mơn học KNGT&TT là một phương pháp
thích hợp và hiệu quả để rèn luyện kỹ năng
cho SV. Bài viết đã đề xuất các bước xây dựng
quy trình bài học theo PPĐV để có thể áp
dụng trong giảng dạy mơn KNGT &TT nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nghiên
cứu mới chỉ dừng lại ở các bước xây dựng quy
trình, trong tương lai cần có nghiên cứu sâu
hơn để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng quy
trình này trong giảng dạy các môn học khác.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Chính. 2015. Một số suy nghĩ
từ việc sử dụng phương pháp đóng vai khi
giảng chuyên đề kỹ năng giao tiếp. Trường
Chính trị Lê Duẩn. Quảng Trị. Trang Web:
.
[2] Nguyễn Văn Ninh (2014) Vận dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông nhằm phát triển
tồn diện học sinh. Tạp chí Giáo dục số
334, kỳ 2. Trang 45 - 48.
[3] Phan Trọng Ngọ (2005) Dạy học và phương
pháp dạy học trong nhà trường. NXB Đại
học sư phạm.
[4] Van Hasselt VB, Romano SJ, Vecchi GM.
Role playing: applications in hostage and
crisis negotiation skills training. Nova
Southeastern University, Fort Lauderdale,
Florida 33314-7796, USA. 2008.
326