Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mặt trận Việt Minh và những đóng góp to lớn đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.47 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

MẶT TRẬN VIỆT MINH VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TO LỚN
ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
Hà Thị Liên
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong tiến trình lịch sử của Mặt trận Dân
tộc Thống nhất Việt Nam, giai đoạn phát
triển Mặt trận Việt Minh là một trong những
mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặt
trận Việt Minh đã có những đóng góp to lớn
làm nên sự thắng lợi của cuộc cách mạng
Tháng Tám năm 1945, thơng qua các chủ
trương, chính sách lớn, Mặt trận Việt Minh
đã trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh của
toàn dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị
những điều kiện cần cho cuộc cách mạng
diễn ra thắng lợi trên phạm vi cả nước.
Cho đến nay, kinh nghiệm đoàn kết trong
Mặt trận Việt Minh vẫn còn nguyên giá trị về
mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, giúp Đảng
và nhân dân ta tiếp tục xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc vững chắc, làm cơ sở, nền
tảng, động lực trong công cuộc xây dựng, bảo
vệ và phát triển đất nước.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
phân tích tổng hợp, lơgic, thống kê, so sánh
để hoàn thiện bài báo này.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Về sự ra đời và phát triển của Mặt
trận Việt Minh
Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm
đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở
về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Trong lúc này, tình hình cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ hai đang có những diễn

biến rất mau lẹ với mức độ và quy mô ngày
càng ác liệt. Cách mạng ở trong nước rất
khẩn trương, đòi hỏi phải có những chủ
trương, quyết sách kịp thời đối với cách
mạng nước ta. Để đáp ứng yêu cầu cấp bách
của cách mạng đặt ra, Hội nghị lần thứ 8 của
Ban chấp hành trung ương Đảng đã diễn ra từ
ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại Pác Bó, Cao
Bằng, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị đã xem xét lại tồn bộ chiến lược
của Đảng Cộng sản Đơng Dương và đã đề ra
những chủ trương, quyết sách mang tính lịch
sử, trong đó, Đảng chủ trương thành lập tổ
chức mới của Mặt trận dân tộc thống nhất với
tên gọi mặt trận Việt Nam độc lập đồng
minh, gọi tắt là Việt Minh thay cho Mặt trận
thống nhất phản đế Đông Dương, nhằm phục

vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Việt Minh là mặt trận tập hợp đông đảo
các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính
trị, các dân tộc, các tơn giáo yêu nước để
chống kẻ thù chính của dân tộc ta lúc đó là
thực dân Pháp và phát xít Nhật. Mặt trận bao
gồm các thành viên là Đảng Cộng sản Đông
Dương và các Hội cứu quốc như: Hội Công
nhân cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc, Hội
Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc,
Hội Quân nhân cứu quốc…
Đảng ta xác định Pháp-Nhật không chỉ là
kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân
tộc Đông Dương. Khẩu hiệu của Đảng lúc
này là làm sao phải giải phóng được các dân
tộc Đơng Dương thốt khỏi ách đơ hộ của
Phát xít Pháp-Nhật. Để làm được nhiệm vụ đó
cần phải tiến hành liên minh tất cả các lực
lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm
cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân

351


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

tộc. Từ những tổ chức thí điểm Việt Minh
đầu tiên ở Hà Quảng, Cao Bằng, Việt Minh
đã phát triển dần ra tồn quốc. Các đồn thể
cứu quốc nhanh chóng lan rộng sang Bắc

Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh khác ở Việt Bắc
và dần dần mở rộng, xây dựng cơ sở trên
khắp cả nước.
3.2. Tập hợp sức mạnh khối đại đoàn
kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế
Mặt trận Việt Minh, ngọn cờ đầu thực hiện
đoàn kết dân tộc, đề ra một cách toàn diện
những vấn đề về nội dung, nhiệm vụ và
phương thức tổ chức, hoạt động. Mặt trận lấy
làng, đường phố, nhà máy làm cơ sở tổ chức
và thu hút cả các đoàn thể quốc gia.
Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng,
mở rộng và làm cho mặt trận có sức hiệu
triệu lớn, các hội phản đế trước đó đã được
đổi tên thành Hội cứu quốc. Cùng với đó,
trong Chương trình Việt Minh đã kêu gọi sự
đồn kết dân tộc và nêu rõ mục đích đồn kết:
“Hỡi đồng bào! Bản Chương trình trên đây
có hai tánh chất: 1. Là chân chính; 2. Là
thành thực, dân chủ. Ấn định bản Chương
trình trên đây, mục đích của Việt Nam Độc
lập đồng minh muốn đem lại cho đồng bào
được tự do và hạnh phúc, muốn giải phóng
cho các từng lớp dân tộc bị áp bức trên dải
đất Đông Dương này... Hỡi tất thảy các từng
lớp đồng bào, hãy mau mau đồn kết thống
nhất chung quanh bản Chương trình trên đây
để đánh Pháp đuổi Nhật giành lại quyền độc
lập cho nước Việt Nam”[2]. Sở dĩ mặt trận
Việt Minh tập hợp được đơng đảo quần

chúng là do Chương trình cứu nước đáp ứng
được nguyện vọng thiết tha của đại đa số
đồng bào là công nhân và nông dân, đồng
thời chú trọng đến tất cả các tầng lớp nhân
dân khác. Sử dụng chính sách mềm dẻo để
tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ
được, phân hố kẻ thù, cơ lập cao độ kẻ thù
chính nhằm tiêu diệt chúng.
Tinh thần dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ
trong mặt trận Việt Minh đã làm cho sức
mạnh của lòng yêu nước, khát khao độc lập,
tự do, của tinh thần đồn kết mn người như

một được phát huy mạnh mẽ khơng chỉ có sĩ,
nơng, công, thương, binh, mà cả vua quan
triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng. Làm
cho các tầng lớp thanh niên, học sinh, trí thức
và tư sản dân tộc yêu nước, đưa phong trào
đấu tranh cách mạng chống Pháp - Nhật lên
cao, sơi nổi và đều khắp trong cả nước.
Ngồi thực hiện đồn kết dân tộc, mặt trận
Việt Minh cịn kêu gọi nhân dân đoàn kết,
đấu tranh, ủng hộ nhân dân thế giới chống lại
kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít.
3.3. Chuẩn bị lực lượng chính trị và lực
lượng vũ trang nhân dân
Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo
quần chúng hình thành nên lực lượng chính
trị lớn mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng,
động viên sức mạnh của cả dân tộc, thực hiện

chính sách đại đồn kết dân tộc thông qua các
“Cứu quốc” hội, như: Nông dân Cứu quốc
hội, Công nhân Cứu quốc hội, Phú hào Cứu
quốc hội, Thanh niên Cứu quốc hội, Việt
Nam Thanh niên Cứu quốc đoàn, Phụ nữ
Cứu quốc hội, Việt Nam Quân nhân Cứu
quốc hội, Nhi đồng Cứu vong hội và các
đoàn thể như Văn nhân Cứu quốc hội…
Trong đó, Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận
động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt
trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp 9 châu
ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc quân. Sau
đó Uỷ ban Việt Minh Cao - Bắc - Lạng được
thành lập, lập ra “19 ban xung phong Nam
tiến”, phát triển lực lượng cách mạng xuống
miền xuôi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt
trận Việt Minh mở rộng, chú trọng xây dựng
lực lượng chính trị ở cả nơng thơn và thành
thị, tranh thủ hợp tác rộng rãi các tầng lớp
khác nhau: sinh viên, học sinh, trí thức, tư
sản dân tộc. Từ Cao Bằng, các Hội Cứu quốc
đã ra đời ở nhiều tỉnh ở trung du và một số
thành phố lớn trên phạm vi cả nước.
Ở các vùng nơng thơn có 3 hội chính là
Nông nhân Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc,
phụ nữ Cứu quốc, trong đó Hội Nơng dân thu
hút được đơng đảo hội viên và là trung tâm
của các hoạt động cứu nước ở nông thôn. Ở
thành thị, các Hội Công nhân Cứu quốc đã


352


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8

thu hút được nhiều thanh niên và trung niên,
phụ nữ là công nhân công nghiệp, thủ công
nghiệp, giao thông cơng chính…
Ngồi các lực lượng cơ bản nói trên, một
số địa phương ở Nam Kỳ như Sài Gòn, Chợ
Lớn vẫn duy trì các hình thức tổ chức đã có
từ trước như hội tương tế, hội đá banh, hội
đổi công cày cấy, nhóm tài trợ cải lương…
Thơng qua các hội, các tổ chức, Mặt trận
Việt Minh đã dần từng bước xây dựng được
lực lượng chính trị lớn mạnh. Bước đầu đưa
lực lượng này đấu tranh tập rượt thông qua
cao trào kháng Nhật cứu nước. Đến ngày 148-1945, Tổng bộ Việt Minh đã ra lời Hiệu
triệu quốc dân đồng bào: “Phát xít Nhật đã
đầu hàng Anh, Mỹ, Nga, Tàu… Trước cơ hội
có một khơng hai ấy, tồn thể dân tộc ta phải
đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao
quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam, tung
xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự
do, hạnh phúc cho nhân dân”. Dưới ngọn cờ
của Việt Minh, từ ngày 14-8 đến ngày 28-81945 ở trên khắp cả nước, nhân dân đồng loạt
đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
Cùng với việc xây dựng lực lượng chính
trị, việc chuẩn bị về lực lượng vũ trang cách
mạng đã được mặt trận Việt Minh song song

tiến hành, tạo nên sức mạnh tổng hợp, nổi
dậy đấu tranh giành chính quyền. Nhiều đồn
thể cứu quốc được thành lập đã tích cực tiến
hành huấn luyện và lựa chọn đội viên tích
cực để thành lập các đội tự vệ chiến đấu, và
liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ quân sự.
Lực lượng vũ trang ra đời trong cuộc khởi
nghĩa Bắc Sơn vẫn được duy trì và chuyển
sang hoạt động quân sự chính trị song song
để xây dựng và mở rộng khu căn cứ. Đội du
kích Bắc Sơn sau đó đổi tên gọi thành Cứu
quốc quân để phù hợp cho nhiệm vụ cứu
quốc. Sau đó, Đội phân tán thành nhiều bộ
phận, phát triển chiến tranh du kích hoạt
động tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Lạng Sơn. Như vậy, trong năm 1943, Cao
Bằng đã có các châu, huyện hồn tồn Việt
Minh như Hịa An, Hà Quảng, Ngun Bình.
Các đội tự vệ vũ trang và đội du kích được
thành lập ở hầu hết các xã, huyện trong tỉnh.

Tháng 8-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ
thị “Sắm sửa vũ khí, đuổi thù chung”. Khơng
khí cách mạng sơi sục khắp cả nước. Những
lớp chính trị, quân sự được mở ra liên tiếp.
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên
truyền giải phóng quân ra đời. Ngay sau khi
thành lập, Đội đã có những trận đánh và
giành được thắng lợi to lớn như Phay Khắt,
Nà Ngần, sau một tuần lễ, Đội Việt Nam

Tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển
thành 3 trung đội nịng cốt cho cơng tác tun
truyền, diệt địch, biến Cao - Bắc - Lạng thành
căn cứ vững chắc. Đến tháng 5-1945, Đội
Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền
giải phóng quân đã hợp nhất có tên gọi là
Việt Nam giải phóng quân. Trong cuộc Tổng
khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám, Việt Nam
giải phóng quân là đơn vị chủ lực, hỗ trợ đắc
lực cho lực lượng chính trị, tổng khởi nghĩa
giành chính quyền.
4. KẾT LUẬN

Mặt trận Việt Minh ra đời là sáng tạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một điển
hình trong cơng tác mặt trận của Đảng. Nhờ
có chính sách đúng đắn đáp ứng đúng nguyện
vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Mặt trận đã
tập hợp rộng rãi sức mạnh của mọi tầng lớp
nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ
chức cứu quốc đoàn kết thực hiện khối đại
đoàn kết dân tộc. Xây dựng được lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh,
động viên toàn dân vùng lên đấu tranh giành
chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến
thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa, từ đó mở ra cho dân tộc Việt Nam
một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng Trung ương, 2013, Giáo trình

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia.
[2] Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, 2006, Lịch sử Mặt trận Dân tộc
thống nhất Việt Nam, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia.

353



×