Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Trồng mía lưu gốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.7 KB, 3 trang )




Trồng mía lưu gốc

Trồng mía lưu gốc bằng cách làm bờ bao khép kín rẫy để
bơm thoát nước khi lũ về làm cho mía có chữ đường cao.
Ưu điểm trồng mía lưu gốc là chỉ tốn nhiều chi phí ở vụ đầu,
còn những vụ sau đầu tư rất ít vì không phải tốn tiền hom
giống, công đào hộc và các chi phí khác. Chi phí đầu tư cho
vụ mía lưu gốc chỉ bằng 70% của vụ mía tơ.
Năng suất của vụ mía lưu gốc cao hơn vụ mía tơ từ 15 - 20%.
Ngoài ra, trồng mía lưu gốc còn tiết giảm được chi phí mua
hom mía giống, tiền công đào hộc khoảng 30% vốn đầu tư
cho vụ trồng mới.
Trồng mía lưu gốc có lợi rất nhiều vì chủ động được thời
gian thu hoạch, không bị thương lái ép giá khi phải đốn dồn
dập chạy lũ. Nếu giá mía cầm chừng có thể neo lại mà năng
suất, chữ đường vẫn được tăng thêm.
Sau khi thu hoạch xong, khâu xử lý cũng nhẹ nhàng hơn so
với trồng mới, không bị đọng trong khâu mía hom, khan
hiếm công đào hộc khi trồng đồng loạt.
Đặc biệt, mía lưu gốc còn chín sớm hơn so với vụ mía tơ
khoảng một tháng nên lúc nào chữ đường cũng cao hơn mía
trồng mới.
Tuy nhiên, khi giữ mía lại lưu gốc, muốn cho năng suất đạt
tối đa, cần tăng thêm từ 10 - 15% lượng phân đạm để kích
thích mầm phát triển. Không nên lưu gốc quá lâu, chỉ trồng 1
vụ tơ 2 vụ gốc là vừa vì đất dẽ, rễ mọc không nhiều, cây sẽ
không lớn làm mất năng suất.
Sau nhiều năm lưu gốc, mía bị cõi phải thu hoạch sớm để


trồng lại

×