Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 7 bí quyết giúp kiểm tra trình độ tiếng Anh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.68 KB, 5 trang )




7 bí quyết giúp kiểm tra trình độ
tiếng Anh


Bạn không biết trình độ của bạn đang ở mức nào, bạn không biết cách kiểm tra như
thế nào. Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn kiểm tra trình độ tiếng Anh của bản thân
mình.

1. Vốn từ (Vocabulary)
Có bao nhiêu ngày trong 1 năm? Nếu bạn chỉ học 5 từ mới một ngày bạn sẽ học
5.365 ngày = 1825 từ mới một năm. Nhiều quá đúng không? Đó là chưa kể những
từ mới bạn học bằng những con đường khác: đọc hội thoại… Hãy mua 1 quyển sổ
và viết năm từ mới vào đó mỗi ngày, học chúng luôn chẳng mấy chốc mà bạn sẽ có
một vốn từ siêu đẳng.

2. Đều đặn, thường xuyên (Regularity)
30 phút mỗi ngày hơn là 4 đến 5 giờ mỗi tuần. Đúng thế! Little + Often (ít mà
thường xuyên) tốt hơn nhiều Lot + Sometimes (nhiều nhưng chỉ thỉnh thoảng). Hãy
cố định một thời gian để học trong ngày và cố gắng giữ nó.

3. Ôn tập (Revision)
Ôn tập tức là sao? Chính là xem lại những gì bạn đã học. Bạn cần làm việc này một
cách có hệ thống. Khi bạn học được điều gì đó, bạn nên ghi lại rồi xem lại nó sau
này. Mỗi lần ôn tập bạn nên tự kiểm tra mình. Học, ôn tập, kiểm tra chính là những
bước quan trọng để nắm vững những gì đã học.

4. Chú ý đến trọng âm từ (Word stress)
Trọng âm từ chính là chìa khoá trong việc nói và hiểu tiếng Anh, đặc biệt khi nghe


tiếng Anh nói nhanh. Nhưng trọng âm từ là như thế nào?
Lấy ví dụ 3 từ: photograph, photographer và photographic.

Chúng nghe hơi giống nhau đúng không? Nếu bạn nói có thì bạn nhầm rồi. Vì mỗi
từ có trọng âm khác nhau: PHOtograph, phoTOgrapher, photoGRAphic. Từ nào có
từ hai âm tiết trở lên đều có một âm tiết được nhấn trọng âm. Những âm không
được nhấn trọng âm là âm yếu. Người nói tiếng Anh thành thạo và người bản ngữ
chỉ nghe những âm nhấn trong câu.



5. Chú ý tới trọng âm câu (Sentence stress)
Trong mỗi câu, bạn không bao giờ đọc tất cả các từ giống nhau, có một số từ sẽ
được nhấn mạnh hơn, có những từ được phát âm yếu. Ví dụ: We want to go. Trong
câu này, hai từ quan trọng nhất là WANT và GO.
We WANT to GO.
We WANT to GO to WORK.
We DON’T WANT to GO to WORK.
We DON’T WANT to GO to WORK at NIGHT.

6. Nghe (Listen)
Bạn đã bao giờ nghĩ: “Tôi không nghe đài BBC vì nó quá nhanh đối với tôi và tôi
chẳng hiểu được!”. Thật sai lầm. Bởi vì khi bạn thấy nó quá nhanh với bạn và bạn
không thể hiểu được chính là lúc bạn phải nghe nó. Làm sao chúng ta có thể tiến
bộ nếu chúng ta không nghe và không luyện tập.

Cũng giống như khi bạn mới sinh ra, bạn có thể hiểu tiếng mẹ đẻ của mình không?
Khi bạn lớn được 2 tháng hay 1 năm tuổi, bạn có thể hiểu tất cả mọi thứ không?
Tất nhiên là không. Nhưng bạn học để hiểu bằng cách nghe những người xung
quanh mình. Đúng không?


7. Đừng nghe (Don’t listen)
Bạn có thấy sự khác biệt giữa “TO LISSTEN” và “TO HEAR” không? “TO
LISSTEN” mang tính chủ động, còn “TO HEAR” mang tính thụ động. Đôi khi bạn
cố gắng “LISTEN” nhưng đôi khi bạn chỉ nên “HEAR”. Hãy bật tiếng Anh lên,
nhưng đừng “LISSTEN”, cứ để nó chạy và bạn “HEAR”. Khi bạn listen và cố
hiểu, bạn có thể bị mắc ở một vài từ và thấy nản. Đừng lo, chỉ hear thôi thì sẽ khác,
tin tôi đi.


×