Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 5 trang )
Nhà Moong – nét độc đáo
của người Cơ Tu
Vét kiến trúc đơn giản nhưng không kém phần độc đáo bên cạnh các khu vườn tươi
mát, những ngôi nhà Moong thật sự xứng đáng là nhà để chơi của đồng bào Cơ tu.
Thú vị kiến trúc nhà Moong Cơ tu
Bên cạnh ngôi nhà ở truyền thống, người Cơtu còn làm thêm một ngôi nhà nữa
nằm bên cạnh hoặc phía trước ngôi nhà sàn của mình để nghỉ ngơi, vui chơi, tiếp
khách, ăn uống khi có dịp lễ hội và cũng là nơi gặp gỡ, hẹn hò của đôi lứa.
Một khu vườn rộng rãi, từ trên cao nhìn xuống, gần mặt đường là điều kiện lý
tưởng để bố trí ngôi nhà Moong của gia đình. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế, số lao động trưởng thành, diện tích, không gian cư trú mà mỗi gia đình xây
dựng những ngôi nhà Moong khác nhau.
Kiến trúc nhà Moong rất phong phú, bởi nó được mô phỏng, cải biên từ nhiều kiểu
nhà truyền thống của người Cơtu như nhà sàn để ở hằng ngày, nhà làng, nhà kho,
nhà rẫy… Đôi lúc nó lại giống với ngôi nhà ở thu nhỏ với nhiều hàng cột và mái
hình mu rùa; có khi lại giống với ngôi nhà làng (gươl) với mái cao, hơi giống nhà
rông Tây Nguyên; hoặc như bản sao của choong gươl, nhà làng của cư dân Cơtu
vùng thấp với mái hình chóp nón.
Trong các kiểu nhà ấy, có lẽ đặc sắc nhất là kiểu nhà moong một cột, mái hình
chóp nón với chiếc cầu thang nhỏ để lên. Thăm nhà Moong của đồng bào Cơ tu,
chúng ta vẫn nhận ra nét kiến trúc truyền thống, độc đáo của ngôi nhà. Các ngôi
nhà có nét kiến trúc chủ đạo là loại Gươl biến thể không có cột cái, chỉ có một cửa
nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên, không vì thế mà nhà Moong trở nên đơn điệu.
Moong được làm từ các vật liệu có như: mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón hoặc lá