Nâng cao hiệu quả của một trang web bán
hàng bằng việc sử dụng công nghệ web động
và các công cụ phân tích nhu cầu
Hoàng Thị Hải
Trường Đại học Công nghệ
Luận văn Thạc sĩ ngành: Công nghệ phần mềm; Mã số: 60.48.10
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Trình bày tổng quan về web động – một mô hình ứng dụng web rất phong
phú (Rich Internet Application –RIA) bao gồm kiến trúc, các đặc trưng, công cụ sử
dụng trong RIA và lợi ích của nó. Phân tích thực trang của một trang web bán hàng để
thấy được những hạn chế, tồn tại của nó, và yêu cầu cấp bách phải nâng cấp nó trong
điều kiện mới. Nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp nâng cấp. Nghiên cứu và
thiết kế trang web với những yêu cầu mới đặt ra và tiến hành phát triển, nâng cấp nó.
Kết quả là một trang web bán hàng đạt được các yêu cầu đặt ra và đã đưa vào hoạt
động bình thường. Đưa ra một số kết quả đạt được khi áp dụng RIA nâng cấp trang
web bán hàng và nêu lên những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
Keywords: Công nghệ phần mềm; Bán hàng; Tin học; Trang Web; Công nghệ web
động
Content
MỞ ĐẦU
Các ứng dụng trên nền web đang có nhu cầu ngày càng lớn khi mà mạng Internet bùng
nổ và ngày càng mở rộng. Ngày nay các thiết bị đầu cuối có thể sử dụng web không chỉ dừng
lại ở các máy tính mà còn bao gồm rất nhiều thiết bị đầu cuối khác như PDA, mobile, ti
vi,…Trong điều kiện như vậy, những trang web tĩnh như thuở ban đầu không còn thích hợp,
bởi vì nó đòi hỏi sự truyền đi cả trang web mỗi lần có tương tác. Ngay cả khi mà đường
truyền đã có thông lượng lớn hơn nhiều thì sự truyền như vậy vẫn sẽ rất chậm, nhất là khi các
dữ liệu có nhiều loại dạng đa phương tiện như ảnh, bản đồ… Web động ra đời đã cho phép
tăng cường khả năng tương tác nhờ sự làm việc không đồng bộ giữa những gì tiếp nhận trên
giao diện trang web và các dữ liệu trao đổi với máy chủ. Chính vì lý do này mà tôi đã chọn đề
tài ”Nâng cao hiệu quả của một trang web bán hàng bằng việc sử dụng công nghệ web động
và các công cụ phân tích yêu cầu” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó, việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn cần có những thông tin mới về nhu cầu của khách hàng.
2
Rõ ràng chỉ nhờ có web động mới cho phép xử lý các dữ liệu bán hàng để mau chóng có được
để những thông tin về nhu cầu của khách, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh. Như vậy,
trang web được nâng cấp không chỉ nâng cao năng lực đáp ứng được nhu cầu mua hàng một
cách tốt nhất mà còn là phương tiện trợ giúp các quyết định kinh doanh.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu mô hình RIA: trình bày tổng quan về web động – một mô hình
ứng dụng web rất phong phú (Rich Internet Application –RIA) bao gồm kiến trúc, các đặc
trưng, công cụ sử dụng trong RIA và lợi ích của nó.
Chương 2: Bài toán nâng cấp trang web bán hàng qua mạng Lampcenter: Phân tích
thực trang của một trang web bán hàng để thấy được những hạn chế và tồn tại của nó, và yêu
cầu cấp bách phải nâng cấp nó trong điều kiện mới. Nêu những vấn đề đặt ra và đề xuất giải
pháp nâng cấp.
Chương 3: Tiến hành phân tích và thiết kế trang web với những yêu cầu mới đặt ra và
tiến hành phát triển, nó nâng cấp. Kết quả là một trang web bán hàng đạt được các yêu cầu đặt
ra và đã đưa vào hoạt động bình thường.
Cuối cùng là kết luận, bao gồm những kết quả đạt được khi áp dụng RIA nâng cấp trang
web bán hàng và những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện.
References
Tiếng Việt
1. Siverlight Microsoft Vietnam LLC – DPE team, 2007.
2. Lập trình PHP và MySQL của ban chỉ đạo công nghệ thông tin của cơ quan Đảng, 2003.
3.
4. Luận văn của Phạm Thùy Linh lớp K10T3
5.
6.
Tiếng Anh
7. Professional_Rich_Internet_Applications_AJAX, 2007.
8. Beginning PHP, Apache, MySQL Web Development, Michael Glass- Yann Le
Scouarnec- Elizabeth Naramore- Gary Mailer- Jeremy Stolz.
9. Conallen, Building Web Applications with UML, Addison-Wesley, 1999.
10. E.B.Fernandez and X.Yuan, “An analysis pattern for reservation and use ofentities”,
Procs. of Pattern Languages of Programs Conf. (PLoP’99).
11. E.B.Fernandez, X.Yuan, and S.Brey, “An analysis pattern for the order andshipment of a
product”, Procs.of Pattern Languages of Programs Conf. (PLoP’2000),