Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tài liệu LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ ION CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.19 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN







HUỲNH TRUNG HIẾU






ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN
TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ
ION CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN














2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN





HUỲNH TRUNG HIẾU









ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HOÁ LÊN
TỈ LỆ SỐNG, ĐIỀU HOÀ ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ
ION CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon)




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN






CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG









2009
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Đỗ Thị Thanh Hương
đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý

báo trong suốt thời gian học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành chị Lâm Ánh Tiên, Nguyễn Hương Thùy,
Nguyễn Thị Kim Hà đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin được gởi lời cám ơn đến các anh chị đi trước, các bạn cùng
mảng đề tài đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn thầy cố vấn, những người thân trong
gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác
giả hoàn thành chương trình học này.

Chân thành cám ơn!















TÓM TẮT
Tôm sú (Penaeus monodon) trọng lượng trung bình 6,37±1,02g được

thuần dưỡng một tuần tại cùng một độ mặn của trang trại nuôi khi chuyển về để
tránh tôm bị sốc do đánh bắt và vận chuyển. Tôm được bố trí vào các nghiệm
thức theo 2 phương pháp thuần hóa: giảm độ mặn 2, 4, 8 và 16 ppt, và tăng độ
mặn 2, 4, 8 và 16 ppt, nghiệm thức đối chứng có độ mặn 16 ppt. Các thời điểm
thu mẩu được thực hiện tại 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày sau khi thuần hóa.
Áp suất thẩm thấu (ASTT) của tôm 3 ngày sau khi thuần hóa đã ổn định,
giá trị ASTT ở các nghiệm thức giảm 2, 4, 8 ppt và đối chứng (16 ppt) khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở các nghiệm thức được thuần hoá theo
phương pháp tăng thì chỉ có nghiệm thức tăng 2 ppt không sai khác với nghiệm
thức đối chứng, còn các nghiệm thức tăng 4 ppt, 8 ppt, 16 ppt có sự sai khác với
hai nghiệm thức đối chứng và tăng 2 ppt. Vào thời điểm 6 giờ quá trình điều
hòa áp suất thẩm thấu đã diễn ra và giá trị ASTT sai khác có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với thời điểm 0 giờ bố trí thí nghiệm. Quá trình điều hòa các ion Cl
-
, Na
+
trong cơ thể tôm xảy ra cũng giống như đối với áp suất thẩm thấu. Điểm
đẳng trương được tìm thấy ở khoảng độ mặn 20 ‰.
Riêng đối với ion K
+
thì ở các nghiệm thức của phương pháp giảm 2, 4,8
và 16 ppt và tăng 2, 4 ,8, 16 ppt có sự chênh lệch không theo qui luật rõ ràng,
giá trị ion K
+
dao động trong khoảng 6,6 đến 10,4 mM ở phương pháp thuần
hóa giảm và trong khoảng 7,6 đến 12,1 mM ở phương pháp thuần hóa tăng tại
các thời điển thu mẩu trong vòng 14 ngày.
Sau 14 ngày bố trí thì tỉ lệ sống các nghiệm thức ở phương pháp thuần
hóa giảm 2, 4, 8 ppt và phương pháp tăng 2, 4, 8 và 16 ppt và đối chứng 16 ppt
không có sự chênh lệch lớn và dao động từ 82,5-91,7 %, tuy nhiên khi thuần

hoá đột ngột giảm 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16ppt) thì tôm bắt đầu
chết lúc 3 giờ và chết hết sau 4 giờ.








MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 3
TÓM TẮT 4
MỤC LỤC 4
DANH SÁCH BẢNG 7
DANH SÁCH HÌNH 8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 9
CHƯƠNG I 1
GIỚI THIỆU 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu đề tài 1
1.3. Nội dung của đề tài 2
1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện 2
CHƯƠNG II 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm sú 3
2.1.1. Vị trí phân loại 3
2.1.2. Vòng đời 3
2.1.3. Sự phân bố 3
2.1.4. Sinh lý học 4

2.1.5. Thức ăn và tập tính ăn. 5
2.1.6. Yêu cầu về môi trường sống của tôm sú 5
2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên một số chức năng sinh lý của tôm: 7
2.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu 7
2.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống: 8
CHƯƠNG III 10
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Vật liệu nghiên cứu: 10
3.2 Nguồn tôm thí nghiệm 10
3.3. Phương pháp nghiên cứu: 10
3.3.1 Yếu tố môi trường 10
3.3.2 Yếu tố sinh lý 10
3.4. Bố trí thí nghiệm: gồm có 2 lô 11
· LÔ A: Ảnh hưởng của độ mặn lên khả năng điều hoà áp suất thẩm
thấu và ion của tôm sú giai đoạn 5-10 g 11
· LÔ B: Ảnh hưởng của các độ mặn lên tỉ lệ sống của tôm sú giai đoạn
5-10 g : 11
3.5. Phương pháp xử lý số liệu: 12
CHƯƠNG IV 13
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 13
4.1. Các yếu tố môi trường 13
4.1.1. Nhiệt độ 13
4.1.2. pH 13
4.1.3. Oxy hoà tan (DO) 14
4.1.4. Các chỉ tiêu đạm: 14
4.2. Ảnh hưởng phương pháp thuần hoá lên điều hoà áp suất thẩm thấu, ion
của tôm sú (Penaeus monodon): 15
4.2.1. Áp suất thẩm thấu: 15
4.2.2. Ion Cl
-

, Na
+
, K
+
20
4.3. Tỉ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) khi thuần hoá theo các phương
pháp khác nhau:…………………………………………………………….26
CHƯƠNG V 28
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 31
























DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ, pH, DO trong quá trình bố trí thí nghiệm…… 13
Bảng 4.2: Sự biến đổi các chỉ tiêu đạm trong quá trình bố trí thí nghiệm…… 14
Bảng 4.3: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7
và 14 ngày…………………………………………………………………… 16
Bảng 4.4: Hàm lượng ion Cl
-
của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3, 7
và 14 ngày…………………………………………………………… ………20
Bảng 4.5: Hàm lượng ion Na
+
của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3,
7 và 14 ngày………………………………………………………………… 20
Bảng 4.6: Hàm lượng ion K
+
trong máu của các nghiệm thức qua các thời điểm
thu mẫu 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày………………………………………………21

























DANH SÁCH HÌNH
Đồ thị 4.1: ASTT của các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa giảm 2, 4, 8
và 16 ppt………………………………………………………………………16
Đồ thị 4.2: ASTT của các nghiệm thức theo phương pháp thuần hóa tăng 2, 4, 8
và 16 ppt………………………………………………………………………17
Đồ thị 4.3: Sự thay đổi áp suất thẩm thấu máu tôm ở 2 phương pháp giảm và
tăng 2, 4, 8 và 16 ppt so với đối chứng 16 ppt tại thời điểm 0 giờ và 6 giờ… 17
Đồ thị 4.4: Áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức tại các thời điểm 0, 0.25, 3,
7 và 14 ngày……………………………………………………………… ….19
Đồ thị 4.5: Nồng độ các ion Cl
-
, Na
+
và K
+

theo phương pháp thuần hóa giảm 2,
4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)……………………… 23
Đồ thị 4.6: Nồng độ các ion Cl
-
, Na
+
và K
+
theo phương pháp thuần hóa tăng 2,
4, 8 và 16 ppt so với nghiệm thức đối chứng (16 ppt)…………………… 25
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của tôm sau 14 ngày bố trí ở các nghiệm
thức khi thuần hoá theo các phương pháp khác nhau…………………………26























DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ASTT: áp suất thẩm thấu.
PPT: ‰
NT: nghiệm thức
P: Penaeus


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Hiện nay nghề nuôi thuỷ sản đã phát triển rất mạnh mẽ cả về qui mô lẫn
hình thức nuôi từ quãng canh đến thâm canh, đặc biệt là các quốc gia châu Á,
tiêu biểu là Thái Lan, Đài Loan, Philippines, Nhật Bản, Việt Nam, Trung
Quốc…trong đó tôm sú là đối tượng được chú trong phát triển bởi chất lượng
thịt ngon, có kích cỡ lớn, được chế biến dễ dàng dưới nhiều dạng sản phẩm
khác nhau, hương vị tôm sú ngon và đậm đà hơn các loại tôm khác.
Ở Việt Nam, tôm sú là đối tượng được nuôi phổ biến ở các tỉnh ven biển
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2008, ĐBSCL có 540.000 ha diện
tích nuôi tôm nước lợ, chiếm 89,3% tổng diện tích nuôi của cả nước. Trong đó,
diện tích nuôi tôm sú là 538.800 ha, tôm thẻ chân trắng 807 ha tập trung chủ
yếu ở các tỉnh: Cà Mau (257.000 ha), Bạc Liêu (121.811 ha), Kiên Giang
(77.218 ha), Sóc Trăng (47.597 ha), Trà Vinh (25.457 ha)
(). Mùa vụ thả nuôi tôm sú rải rác quanh năm, tập trung
chủ yếu tháng 2-3 dương lịch. Vì vậy người nuôi có thể tận dụng cả các vùng
đất nội địa bị nhiễm mặn để thả nuôi với nhiều độ mặn khác nhau. Có lúc trong

quá trình nuôi độ mặn sẽ giảm dần (thậm chí 0‰) trong mùa mưa hay tăng lên
vào mùa nắng. Tuy nhiên nhiều loài thuỷ sản có một cơ chế thích nghi với sự
biến đổi của độ mặn chính là khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu.
Tôm sú là một loài giáp xác sống trong nước, mọi hoạt động sống như
trao đổi chất, hô hấp, bài tiết… thông qua môi trường nước bên ngoài. Khi điều
kiện độ mặn bên ngoài thay đổi đều ảnh hưởng đến một số chức năng sinh lý
như khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, tiêu hao oxy, tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ
sống và khả năng miễn dịch…của chúng.
Để xác định đặc tính thích nghi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở
tôm sú, việc tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của phương pháp thuần
hoá lên tỉ lệ sống, điều hoà áp suất thẩm thấu và ion của tôm sú (Penaeus
monodon)” là điều cần thiết.
1.2. Mục tiêu đề tài
Nhằm đánh giá khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu và ion cũng như tỉ
lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) bằng phương pháp thuần hoá đột ngột
trong điều kiện thí nghiệm. Từ đó cung cấp một số thông tin sinh lý sinh học cơ
bản giúp người nuôi có thể chăm sóc quản lý tôm nuôi đạt hiệu quả tốt nhất
1.3. Nội dung của đề tài
Khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu, ion và tỉ lệ sống của tôm sú (5-
10g) khi thuần hoá đột ngột ở các phương pháp thuần hoá khác nhau.
1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được tiến hành từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009. Các thí
nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm thuộc Khoa
Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.




CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm sú
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Holthuis (1980) và Barnes (1987) (trích bởi
Phương và Hải, 2004), tôm sú được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrura natantia
Họ: Penaeidea
Gống Penaeus
Loài: Penaeus monodon
2.1.2. Vòng đời
Vòng đời của tôm sú trải qua các giai đoạn trứng (egg), ấu trùng (larvae),
hậu ấu trùng (postlarvae), tôm con (juvenile) và trưởng thành (adult). Theo Dall
và ctv (1990) chu kỳ sống của các giống thuộc tôm he (Penaeus) có giai đoạn ấu
trùng sống trôi nổi ở vùng khơi, khi chuyển qua giai đoạn hậu ấu trùng và ấu
niên chúng đi vào các vùng cửa sông và thường cư trú ở rừng ngập mặn, có khả
năng thích ứng với dao động lớn về độ mặn. Khi trưởng thành và đến giai đoạn
thành thục tôm thường di cư ra biển để sinh sản (trích bởi Phương và Hải,
2004).
2.1.3. Sự phân bố
Phạm vi phân bố của tôm Sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật
Bản, Đài Loan, Phía Đông Tahiti, Phía Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi
(Racek – 1955, Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981, 1985). Nhìn chung
tôm Sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các
nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaisia, Philippines và Việt Nam
Tôm sú thích nghi và sống được với sự dao động của độ mặn từ 0-70 ‰
và nhiệt độ biến động từ 12-37,5

0
C (Cook và Rabanal, 1978) (trích bởi Tuấn,
1995).
2.1.4 Sinh lý học
Sự lột xác .
Sự sinh trưởng của các loài giáp xác nói chung mang tính gián đoạn và
có sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng sau khi lột xác. Quá trình
này phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng, môi trường sống và giai đoạn phát
triển của cá thể (Solis, 1988).
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức
độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xãy ra vào
ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác
nhưng không tăng thể trọng (Wickins, 1976).
Khía cạnh sinh lý học của việc lột xác của P. monodon đã nhận được sự
chú ý. Mặc dù một số nghiên cứu đã được thực hiện dựa trên những yếu tố bên
ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, chu kỳ sáng và độ mặn cái có thể làm ảnh hưởng
đến sự lột xác của tôm biển (Bishop và Herrnkind 1976, wickins 1976) tuy
nhiên chưa có nghiên cứu thực hịên trên P. monodon. Trong khi đó, Ferraris et
al (1986) đã báo cáo ở mức độ cao về sự tương tác giữa sự lột xác và độ mặn
lên sự điều hoà ion và áp suất thẩm thấu ở tôm P. monodon.
Điều hòa áp suất thẩm thấu
Đối với các loài giáp xác khi thay đổi độ mặn của nước sẽ hình thành
một cơ chế thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi này. Sự phản ứng có
thể là hiện tượng hoạt động tìm lối thoát nhưng cơ chế hiệu quả hơn là quá trình
sinh lý của chúng như khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể. Quá
trình này đã được báo cáo bởi Mantel và Farmer (1983), Truchot(1983),
Kleinhohz (1985) và Skinner (1985). Ngược lại, điều hòa áp suất thẩm thấu của
tôm sú (Penaeus monodon) cũng đã được nghiên cứu chỉ bởi một vài tác giả
như Ferraris et al (1986) và Cheng and Liao (1986).
Trong vòng đời tôm sú, việc đẻ trứng xảy ra ở vùng nước ngoài khơi nơi

mà sau đó giai đoạn ấu trùng larvae được tìm thấy. Còn các giai đoạn tôm
giống, tôm con và tôm tiền trưởng thành sống ở vùng nước với sự thay đổi lớn
về độ mặn, nhiệt độ và điều kiện khác của môi trường. Với cách thích nghi thích
hợp, tôm giống Penaeus monodon có thể cũng sống ở nước ngọt (Pantastico và
Oliveros 1980, Motoh 1981). Tôm tiền trưởng thành và trưởng thành di cư tới
vùng nước ngoài khơi có điều kiện môi trường ổn định hơn. Hoạt động và sự
sống sót được biết là tốt hơn, trong số các giai đoạn khác, trong giới hạn về khả
năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm. Những phản ứng sinh lý đó có thể
được giám sát bởi sự thay đổi áp suất thẩm thấu ( hay nồng độ ion, amino acid
trong dung dịch) và nồng độ ion của máu (hemolymph) trong mối tương quan
của chúng với môi trường (Ferraris et al, 1986).
Trong trường hợp không có sự thẩm thấu giữa môi trường và nồng độ
ion trong máu (hemolymph) thì đạt được điểm cân bằng thẩm thấu. P. monodon
trong môi trường có độ mặn thấp phản ứng với sự thẩm thấu giữa máu và môi
trường bên ngoài bởi việc nước đi vào cơ thể, mất ion hoặc cả hai (điều hòa
thẩm thấu cao) (Mantel và Farmer, 1983) P. monodon tiền trưởng thành thì hiệu
quả điều hòa cao ở khoảng 103 đến 1480 mOsm/kg (3-50 ‰) và tôm trưởng
thành thì trên 444 mOsm/kg (ở 15 ‰) (Cheng và Liao 1986). Điểm cân bằng
thẩm thấu cho P. monodon hậu ấu trùng (juvenils) khoảng 10 g là 730 mOsm/kg
(Cheng và Liao, 1986) hay từ 676-720 mOsm/kg (26-28.5 ‰) (Ferraris et al,
1986), đối với tôm gần trưởng thành subadult (khoảng 30 g hay 35 mm CL) là
724-792 mOsm/kg (ở 26-28.5 ‰) (Ferraris et al, 1986) và cho tôm trưởng thành
là 750 mOsm/kg (Cheng và Liao, 1986). Theo Linda và Farmer (1983) áp suất
thẩm thấu của giáp xác rộng muối biến động 400-600 mOsm. Nói chung P.
monodon có nồng độ cân bằng thẩm thấu ở 20-30 ‰.
Điểm cân bằng ion Na
+
ở tôm P.monodon là 352 mM/L và 320 mM/L
đối với K
+

(potassium) (Cheng và Liao, 1986); Ferraris et al (1986) tìm ra ion
chloride (Cl
-
) giữa 324 tới 339 mM/L ở tôm 10 g.
2.1.5. Thức ăn và tập tính ăn.
Hall (1962) cho rằng các loài tôm biển nói chung là loài ăn tạp, đối với
tôm sú thì đặc biệt thích các loài giáp xác, vật chất thực vật, giun nhiều tơ, động
vật thân mềm, cá và côn trùng. Marte (1980) báo cáo rằng thức ăn của P.
monodon cũng gồm có giáp xác (cua nhỏ và tôm) và động vật thân mền chiếm
85% thức ăn được ăn vào. 15% còn lại gồm có cá, giun nhiều tơ, các mảnh vụn,
cát và bùn. Điều này chứng tỏ rằng tôm sú là loài ăn thịt thuộc nhóm động vật
không xương sống bậc cao sống đáy di chuyển chậm hơn là loài ăn xác thối và
mùn bả hữu cơ. Kuttyama (1973) quan sát rằng hổn hợp các mảnh vụn của bùn
và vật chất hữu cơ tạo thành thành phần chính trong bao tử kế đến là giáp xác về
mặt số lượng. Những thức ăn tương tự cũng được quan sát bởi Su và Liao
(1986). Những điều này được đề nghị rằng P. monodon là động vật ăn thịt với
sở thích đặc biệt là giáp xác khi sống trong môi trường tự nhiên, nhưng chúng
cũng ăn những vật chất hữu cơ kiếm được bao gồm cả tảo.
Tôm sú P. monodon tăng hoạt động bắt mồi lúc triều xuống (Marte
1980) và thức ăn của chúng rất đa dạng (Kuttyama, 1973). Thức ăn không được
tiêu hoá sẽ được thải ra ngoài theo phân 4 giờ sau khi ăn (Marte, 1980)
2.1.6. Yêu cầu về môi trường sống của tôm sú
Nhiệt độ
Tôm sú có thể sống ở khoảng nhiệt độ từ 15-35
0
C, nhiệt độ tối ưu để
tôm phát triển là từ 25-30
0
C, khi nhiệt độ dưới 15
0

C và cao hơn 35
0
C tôm bắt
đầu chết (Hòa và ctv, 2001)
Mỗi loài tôm khác nhau sẽ có khả năng thích nghi với sự biến đổi nhiệt
độ khác nhau. Chen (1988) cho rằng nhiệt độ lý tưởng cho các loài tôm là 26-30
0
C, nếu nhiệt độ thấp hơn 25
0
C và trên 30
0
C có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng
của tôm.
Khả năng thích ứng của tôm còn tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển,
thường tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành
(Phương, 2001)
.
Độ mặn
Tôm sú thích nghi với độ mặn rộng, chúng có thể sống ở độ mặn từ 0.2-
70‰. Postlarvae tôm sú có khả năng chịu đựng nồng độ muối rất thấp, tỉ lệ sống
đạt 64% ở 0 ‰ và cao hơn khi nồng độ muối tăng trên 0 ‰, đến 38 ‰ tỉ lệ sống
của tôm bắt đầu giảm (Motoh, 1981) (trích bởi Tuấn và ctv, 1994).
Tần số lột xác của tôm sẽ giảm ở nồng độ muối 32-40 ‰ , tần số này cao
hơn ở tôm nuôi trong ao có nồng độ muối 15-20 ‰ (Manik và ctv, 1979) (trích
bởi Tuấn và ctv, 1994). Ảnh hưởng lên hoạt động sống của tôm thường do sự
kết hợp của độ mặn và nhiệt độ. Mức độ ảnh hưởng của 2 yếu tố này có sự khác
biệt theo loài (Tuấn và ctv, 1994). Trong điều kiện thí nghiệm có kiểm soát trên
postlarvae (16,1mm) Rajyalakshmi và Chandra (1987) cho biết tỉ lệ sống (82%)
ở 15 ‰ cao hơn so với nồng độ muối 20 ‰ (74%) và 0 ‰ (68%) (trích bởi
Tuấn và ctv,1994). Các nghiên cứu này cho thấy tôm sú (Penaeus monodon) có

khả năng sống ở nồng độ muối rất thấp, ngay cả trong nước ngọt nhưng chỉ
trong thời gian ngắn.
pH
pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền
đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6,5-8,5 trên
hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho tôm. Nếu nước có độ pH dưới 4 hay
trên 10 có thể gây chết tôm (Phương và Hải, 2004).
Khi pH quá cao hay quá thấp đều có tác động lớn đến khả năng điều hòa
áp suất thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước
giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài. Khi pH của môi trường nước cao tạo
ra nhiều NH
3
và ngược lại tạo ra nhiều H
2
S hoặc NO
2
-
(Boyd, 1982).
Oxy hòa tan (DO)
Ở nồng độ oxy hòa tan <4 mg/L thì tôm vẫn bắt mồi nhưng chúng tiêu
hoá thức ăn không hiệu quả. Hàm lượng oxy thấp như thế có thể ảnh hưởng đến
tôm và dẫn đến tăng tính cảm nhiễm bệnh. Nếu hàm lượng oxy giảm thấp hơn
nữa (2-3 mg/L) thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều, hàm lượng oxy thấp
(<2 mg/L) có thể làm tôm chết ngạt (Pornlerd et. al.) (Trích bởi Tuấn và ctv,
2003)
Các triệu chứng của tôm khi ao hồ bị thiếu oxygen: Tôm sẽ tập trung gần
mặt nước, gần vị trí dẫn nước vào ao hoặc dọc theo bờ ao, tôm sẽ giảm di
chuyển nhưng sẽ gia tăng tốc độ hô hấp, có thể hôn mê và chết (Trụ, 1994)
Nitrogen
Nitơ trong môi trường nước có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau

như: hợp chất vô cơ, hữu cơ hoà tan hay không hoà tan. Các hợp chất hữu cơ
hoà tan quan trọng là NH
3
, NH
4
+
, NO
2
-
, NO
3
-
. Trong đó NH
3
là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đối với thuỷ sinh vật. Theo Colt và
Armstrong (1979) tác dụng độc của NH
3
đối với cá là khi hàm lượng trong nước
cao, cá khó được bài tiết NH
3
từ máu ra môi trường ngoài. NH
3
cao cũng làm
tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thương mang và làm giảm khả năng vận
chuyển oxy của máu. Nồng độ NH
3
càng tăng khi pH và nhiệt độ tăng.
Độ cứng và độ kiềm
Độ cứng là tổng hàm lượng ion calcium (Ca

2+
) và magesium (Mg
2+
)
trong nước. Ở tôm, cá độ cứng của nước ảnh hưởng đến khả năng điều hòa áp
suất thẩm thấu, điều hòa lượng Ca
2+
của máu và ảnh hưởng đến tính độc của
một số khoáng chất và thuốc trừ sâu (Hảo, 1995)
Độ kiềm của nước do các ion carbonate (CO
3
2-
) và bicarbonate (HCO
3
-
)
trong nước quyết định. Độ kiềm trong nước được tính thông qua hàm lượng
CaCO
3
trong nước, khi trong nước có Ca
2+
nhiều thì khả năng giữ HCO
3
-

CO
3
2-
trong nước cao.
Độ kiềm để tôm sú sống được là cao hơn 60 mg/L, tối ưu để tôm phát

triển tốt là 80-120 mg/L (Hòa và ctv, 2001).
Độ kiềm và độ cứng có thể được tôm cá hấp thu trực tiếp qua mang và
giúp cho quá trình tạo vỏ. Trong ao nuôi nếu hàm lượng 2 yếu tố này thấp có
thể gây ra hiện tượng mềm vỏ (Phương, 2004).
2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên một số chức năng sinh lý của tôm:
2.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu
Giống Penaeus có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu trong môi trường
nước ngọt và mặn. Mặc dù có sự khác biệt về áp suất thẩm thấu của máu tôm
nuôi ở các nồng độ muối, nhưng áp suất thẩm thấu của máu tôm luôn cao hơn
áp suất thẩm thấu của môi trường. Khi giảm nồng độ muối của môi trường thì sẽ
có sự xâm nhập của nước và sự khuếch tán các ion ra ngoài môi trường ngang
qua bề mặt cơ thể (Linda và Farmer, 1983).
Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Châu Tài Tảo (2004) nghiên cứu trên tôm
sú giai đoạn giống 15 ngày tuổi với các độ mặn 0 đến 15‰. Sau 60 ngày nuôi
cho thấy, sự tiêu hao oxy trong suốt thời gian thí nghiệm không khác biệt. Tuy
nhiên áp suất thẩm thấu trong máu tôm sau 60 ngày nuôi giảm theo sự giảm của
độ mặn của môi trường nuôi. Ở 0 ‰ áp suất thẩm thấu vượt ra ngoài giới hạn
thích ứng của tôm dẫn đến tôm bị chết.
Theo Trịnh Thanh Nhân (2008) nghiên cứu thì áp suất thẩm thấu máu
tôm trung bình qua các đợt thu mẫu (6 giờ, 3 ngày, 7 ngày, 28 ngày, 42 ngày) và
áp suất thẩm thấu môi trường khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở
tất cả các nghiệm thức từ 0 ‰ đến 45 ‰ đối với tôm sú có kích cỡ từ 8-12 g
ngoại trừ nghiệm thức 26 ‰ và đường biểu diễn áp suất thẩm thấu máu và áp
suất thẩm thấu môi trường cắt nhau tại vị trí có độ mặn xấp xỉ 26 ‰ (áp suất
thẩm thấu máu là 703.6 mOsm/kg và của nước là 711.4 mOsm/kg), tốc độ tăng
áp suất thẩm thấu máu theo độ mặn sẽ chậm hơn so với tốc độ tăng của áp suất
thẩm thấu môi trường.
Theo Trương Thanh Lai (2008) thì tôm càng xanh có kích cỡ từ 7-10 g
có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở độ mặn từ 0-18 ‰, đặc biệt từ 15-18
‰ thì có sự cân bằng giũa áp suất thẩm thấu máu tôm với áp suất thẩm thấu môi

trường. Ở các độ mặn cao từ 21-27 ‰ sau 42 ngày giá trị áp suất thẩm thấu có
xu hướng tăng theo môi trường từ 506-829 mOsm và đối với nhiệm thức 30 ‰
thì sau thời gian 42 ngày thì tôm đã chết do không còn khả năng điều hòa áp
suất thẩm thấu.
Nồng độ áp suất thẩm thấu và chloride trong hemolymph của tôm
(Penaeus monodon) trở nên ổn định sau một ngày lột xác ở độ mặn 32 ‰, trong
khi nồng độ protein và calcium tổng số vẫn duy trì ổn định xuyên suốt chu kỳ
lột. Trong giai đoạn lột xác (≥36 giờ sau khi lột) sinh vật được chuyển từ độ
mặn đối chứng (32‰) sang độ mặn thí nghiệm (8-49 ‰), áp suất thẩm thấu,
chloride và protein tổng số, ngoại trừ calcium, nồng độ ion của máu
(hemolymph) đạt được giá trị ở trạng thái ổn định sau 24- 48 giờ chuyển sang
(Ronaldo P. Ferraris et al (1986)).
Sự thay đổi độ mặn cũng ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu và sự cân
bằng ion trong cơ thể tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Ở các độ
mặn: 0 ‰ (đối chứng), 7, 14, 21 ‰ tương ứng với thời gian 0.5, 2, 3 ngày, cho
thấy tôm đực và tôm cái có sự thẩm thấu cao và nồng độ ion cao khi ở độ mặn
từ 0 đến 14‰. Điểm cân bằng thẩm thấu là 14.5 ‰ và 15.6 ‰, điểm cân bằng
ion Cl
-
và Na
+
là 14.5 ‰ và 14.7 ‰. Những tôm trưởng thành, mất đi khả năng
điều chỉnh thẩm thấu cao, và trở nên cân bằng với áp suất thẩm thấu khi môi
trường lớn hơn 14.5 ‰ đến 21 ‰ ở tôm đực và 15.6 ‰ đến 21 ‰ ở tôm cái
(Winton et al, 2003).
2.2.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống:
Ảnh hưởng của nồng độ muối lên sự tăng trưởng của tôm vẫn chưa được
hiểu rõ, song có lẽ trong quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và trao đổi ion
trong môi trường cần đến năng lượng điều này ảnh hưởng đến tăng trưởng của
tôm (Lester và ctv, 1992) (trích bởi Tuấn,1995).

Dương Thuý Yên và ctv (2004) nghiên cứu về ương ấu trùng tôm sú
(Penaeus monodon) ở độ mặn thấp cho biết, ở độ mặn trong bể ương ấu trùng là
15‰ sau đó hạ xuống với tốc độ 2 ‰. Sau 8 ngày thuần hoá tỉ lệ sống tôm đạt
rất cao (82,8 – 97,0 %) và sau đó tôm tăng trưởng tốt ở độ mặn thấp đến 0,56 ‰
nhưng tỉ lệ sống thấp hơn so với độ mặn ≥ 1 ‰ (73,0 - 83,1%). Ở độ mặn 0 ‰
tôm không thể sống sau 45 ngày.
Nguyễn Văn Vượng (2003) khảo sát tôm sú nuôi trong môi trường có độ
mặn thấp cũng có nhận xét rằng, tôm sú có khả năng sống và sinh trưởng tốt
trong môi trường có độ mặn thấp 3 ‰ ở thời gian đầu thả nuôi và giảm dần
xuống 0 ‰ ở thời điểm cuối vụ. Tăng trưởng của tôm sú trong môi trường có độ
mặn thấp nhanh hơn so với tôm nuôi ở độ mặn cao (15-25 ‰) và ngược lại
trong môi trường có độ mặn thấp tỉ lệ sống thấp hơn (48,9%) so với tôm nuôi có
độ mặn cao (64,9%).
Vũ Ngọc Út (2006) nghiên cứu về độ mặn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng
và phát triển của cua giống Scylla paramamosain cũng được tiến hành. Cua
giống được bố trí nuôi ở các độ mặn 0, 5, 10,15, 20, 25 và 30‰, sau thời gian
thí nghiệm 43, 60 và 75 ngày, kết quả cho thấy, cua giống phát triển kém ở độ
mặn thấp (5 và 10 ‰) với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống thấp. Trong khi đó ở
độ mặn 15 -20 ‰ thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chu kỳ lột xác ngắn hơn và
số lượng cua lột ở mỗi lần cao hơn, ở độ mặn 20-25 ‰ được xem là độ mặn tối
ưu. Cua không thể tồn tại ở 0 ‰ quá 3 ngày trong điều kiện thí nghiệm mặc dù
ngoài tự nhiên cua con vẫn xuất hiện ở vùng cửa sông trong mùa mưa khi độ
mặn giảm xuống 0 ‰.
CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu:
Bể nhựa composite 500 L, 100 L, xô nhựa, cân tiểu ly.
Bộ giải phẩu tôm, pipet, ống đong.
Dụng cụ đo pH, nhiệt độ, độ mặn.
Máy đo áp suất thẩm thấu Fish One - Ten Osmometer.

Đo nồng độ ion: MK II Chloride Analyzer 926S đối với ion Cl
-
và FLM 3
Flame Photometer với ion K
+
, Na.
Máy ly tâm lạnh.
Tủ trữ đông.
Nước ót 120 ‰ dùng để pha các độ mặn.
Nước ngọt sử dụng để hạ độ mặn được cấp từ nước máy đã được lọc kỹ trước
khi dùng
3.2 Nguồn tôm thí nghiệm
Tôm sú (Penaeus monodon) được dùng cho thí nghiệm là tôm có khối
lượng 5-10 g (tôm nuôi ở độ mặn 16 ‰). Tôm được vận chuyển sống bằng
thùng nhựa hoặc thùng cách nhiệt trong nước biển có cùng độ mặn với ao nuôi,
có bố trí sục khí lúc vận chuyển và ở nhiệt độ thường.
Đến phòng thí nghiệm, tôm được cho vào bể 500 L, nước trong bể có
cùng độ mặn với ao nuôi, mật độ tối đa 100 con/bể (tôm thịt), có bố trí sục khí
liên tục, tôm được dưỡng ít nhất một tuần để đảm bảo không còn bị sốc do đánh
bắt và vận chuyển.
Trong thời gian thuần dưỡng tôm được cho ăn ngày 2 lần lúc 8giờ và lúc
18giờ mỗi ngày bằng thức ăn viên với hàm lượng đạm theo giai đoạn phát triển
của tôm. Làm vệ sinh và thay nước cho bể tôm vào mỗi buổi chiều.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1 Yếu tố môi trường
Nhiệt độ, oxy, pH được đo 2lần/ngày bằng máy đo.
Các chỉ tiêu đạm được thu lúc 1 ngày, 7 ngày, 14 ngày sau khi bố trí. Trong đó
yếu tố NO
2
-

được phân tích bằng phương pháp Griess llosvay, NO
3
-
phân tích
bằng phương pháp Salycilate, NH
3
phân tích theo phương pháp Nessler.
3.3.2 Yếu tố sinh lý
Đo áp suất thẩm thấu, ion môi trường nước nuôi.
Đo áp suất thẩm thấu máu.
Đo nồng độ ion trong máu.
3.4. Bố trí thí nghiệm: gồm có 2 lô
LÔ A: Ảnh hưởng của phương pháp thuần hoá lên khả năng điều
hoà áp suất thẩm thấu và ion của tôm sú giai đoạn 5-10 g
Gồm có 9 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên bể nhựa
500L, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Trong đó có 8 nghiệm thức theo các hướng
tăng và giảm độ mặn đột ngột và 1 đối chứng ở độ mặn ban đầu.
Các mức độ mặn tăng, giảm: 2 ‰, 4 ‰, 8 ‰ và 16 ‰.
Các nghiệm thức (NT):
1. NT-0a: nghiệm thức đối chứng (16 ‰)
2. NT-1a: tăng đột ngột 2 ‰ so với đối chứng
3. NT-2a: tăng đột ngột 4 ‰ so với đối chứng
4. NT-3a: tăng đột ngột 8 ‰ so với đối chứng
5. NT-4a: tăng đột ngột 16 ‰ so với đối chứng
6. NT-5a: giảm đột ngột 2 ‰ so với đối chứng
7. NT-6a: giảm đột ngột 4 ‰ so với đối chứng
8. NT-7a: giảm đột ngột 8 ‰ so với đối chứng
9. NT-8a: giảm đột ngột 16 ‰ so với đối chứng
LÔ B: Ảnh hưởng phương pháp thuần hoá lên tỉ lệ sống của tôm sú
giai đoạn 5-10 g :

Gồm có 9 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên bể nhựa 500L,
mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Trong đó có 8 nghiệm thức theo các hướng tăng
và giảm độ mặn đột ngột và 1 đối chứng ở độ mặn ban đầu.
Các mức độ mặn tăng, giảm: 2 ‰, 4 ‰, 8 ‰ và 16 ‰.
Các nghiệm thức (NT):
1. NT-0b: Nghiệm thức đối chứng (16 ‰)
2. NT-1b: tăng đột ngột 2 ‰ so với đối chứng
3. NT-2b: tăng đột ngột 4 ‰ so với đối chứng
4. NT-3b: tăng đột ngột 8 ‰ so với đối chứng
5. NT-4b: tăng đột ngột 16 ‰ so với đối chứng
6. NT-5b: giảm đột ngột 2 ‰ so với đối chứng
7. NT-6b: giảm đột ngột 4 ‰ so với đối chứng
8. NT-7b: giảm đột ngột 8 ‰ so với đối chứng
9. NT-8b: giảm đột ngột 16 ‰ so với đối chứng
- Mật độ bố trí: 40 con/bể.
- Chăm sóc và quản lý: Các nghiệm thức được sục khí 24/24 h. Tôm được cho
ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên, bể thí nghiệm được vệ sinh mỗi ngày vào buổi
chiều, sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn cho các nghiệm thức thí nghiệm để đảm
bảo hàm lượng đạm tổng số trong mức cho phép không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ
sống và sức khoẻ của tôm .
- Cách bố trí: Phương pháp tăng và giảm độ mặn đột ngột: các độ mặn đó được
pha đến yêu cầu của các nghiệm thức (300 L/bể), sau đó bố trí tôm vào các bể
(40 con/bể). Các nghiệm thức của lô A và lô B ở cùng độ mặn được bố trí song
song với nhau để có thể dễ dàng theo dõi và thu mẫu.
Thời gian và phương pháp thu mẫu:
- Thu ngẫu nhiên 3 con/bể ở các thời điểm 0, 0.25, 3, 7 và 14 ngày sau khi thuần
hoá đối với các nghiệm thức của lô A
- Máu tôm được thu từ tim ở tại phòng thí nghiệm, đem ly tâm và trữ mẫu ở tủ
đông -80
0

C.
- Ghi nhận số lượng tôm chết ở các nghiệm thức của lô B để tính tỉ lệ sống của
tôm, quan sát biểu hiện của tôm như thay đổi màu sắc (đục cơ), ngưng bắt mồi,
hoạt động kém, ngưng bơi lội và chết khi độ mặn thay đổi. Cuối cùng đếm số
lượng tôm còn lại của mỗi bể sau 14 ngày bố trí.
- Công thức tính tỉ lệ sống = (số tôm còn lại sau 14 ngày bố trí/số lượng tôm
ban đầu)*100.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên chương trình Excel và
xử lý thống kê bằng chương trình SPSS.










CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường
Qua quá trình thuần hoá tôm ở cùng độ mặn (16 ppt) so với môi trường
nuôi ở Vĩnh Châu – Sóc Trăng trong khoảng thời gian một tuần thì tôm sẽ được
bố trí đột ngột lần lượt vào các nghiệm thức có độ mặn pha sẵn từ 0-32 ppt.
Kích cỡ tôm được bố trí có khối lượng và chiều dài trung bình lần lượt là
6,37±1,02 g và 10,24±2,80 cm. Các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, oxy
hoà tan (DO) được đo hai lần/ngày vào lúc 8 giờ ở buổi sáng và 14 giờ đối với
buổi chiều. Kết quả được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.1: Biến động nhiệt độ, pH, DO trong quá trình bố trí thí nghiệm
Yếu tố
Buổi
Nhiệt độ pH DO
Sáng 26,6±0,26 7,75±0,13 6,83±0,14
Chiều 29,6±0,09 7,86±0,13 7,53±0,13
Giá trị nhiệt độ được tính theo đơn vị (
0
C), oxy hoà tan (DO) được tính theo mg/L.
4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của tôm. Khi nhiệt
độ trong nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá
trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Khi nhiệt độ cao quá mức chịu đựng và kéo
dài thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (Phương, 2001). Dựa vào bảng trên cho
thấy (bảng 4.1) nhiệt độ trung bình dao động từ 26,6±0,26
0
C đến 29,6±0,09
0
C.
Do ảnh hưởng ánh sáng mặt trời nên nhiệt độ có sự biến động lớn giữa buổi
sáng và buổi chiều. Tuy nhiên do thí nghiệm được bố trí trong trại có máy che,
mực nước của các bể giữa các nghiệm thức khá đồng đều nhau nên nhiệt độ
giữa các nghiệm thức không có sự biến động lớn, và tương đối đồng nhất trong
quá trình thí nghiệm.
Theo Chen (1988), khoảng nhiệt độ lý tưởng đối với hoạt động sống cuả
các loài tôm là từ 26
0
C đến 30
0
C. Theo Hòa và ctv (2001), nhiệt độ tối ưu cho

tôm phát triển là 25-30
0
C. Do đó nhiệt độ trong quá trình tiến hành thí nghiệm
là hoàn toàn thích hợp cho tôm phát triển ổn định.
4.1.2. pH
pH có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi. Sự ảnh hưởng như
làm thay đổi thành phần máu, giảm khả năng chống chịu của sinh vật với pH
thấp, tổn thương mang, phụ bộ và ảnh hưởng đến lột vỏ (Tuấn, 2002). Bên cạnh
đó khi pH quá cao hay quá thấp đều có tác động lớn đến khả năng điều hòa áp
suất thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước
giữa cơ thể với môi trường ngoài (Boyd, 1982). Theo bảng 4.1, pH trung bình
dao động từ 7,75±0,13 đến 7,86±0,13. Trong đó pH thấp nhất trong quá trình thí
nghiệm là 7,5 và cao nhất là 8,5. Theo Trương Quốc Phú (2006), pH thích hợp
cho tôm là 6,5-9, tối ưu cho hoạt động sống của tôm là 7,5-8,5. Do vậy ảnh
hưởng của yếu tố pH đến kết quả thí nghiệm là không đáng kể.
4.1.3. Oxy hoà tan (DO)
Hàm lượng oxy hoà tan không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống
của tôm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường ao nuôi (Phương và Hải,
2004). Hàm lượng oxy hoà tan trung bình dao động trong khoảng từ 6,83±0,14
mg/L đến 7,53±0,13 mg/L, sự chênh lệch oxy giữa sáng và chiều không đáng kể
là vì do trong thời gian bố trí thí nghiệm ngắn, chỉ 14 ngày nên chất lượng nước
trong các bể bố trí thí nghiệm được đảm bảo, kết hợp với hệ thống lọc tuần hoàn
nên hàm lượng oxy luôn được đảm bảo. Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy
hoà tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/L; theo Phương và Hải
(2004) thì trong ao nuôi tôm hàm lượng oxy lớn hơn 6,2 mg/L không có trở
ngại cho hoạt động sống của tôm.
4.1.4. Các chỉ tiêu đạm:
Bảng 4.2. Sự biến đổi các chỉ tiêu đạm trong quá trình bố trí thí nghiệm.
Yếu tố
thời gian

NO
2
-
NO
3
-
NH
3
Ngày thứ 1 0,90±0,05 1,11±0,15 0,04±0,04
Ngày thứ 7 1,07±0,08 2,85±0,44 0,08±0,08
Ngày thứ 14 1,25±0,12 5,88±0,55 0,09±0,08
Các chỉ tiêu trên đều được tính theo đơn vị mg/Lit
Nitrite (NO
2
-
)
Giá trị nitrite trung bình của các nghiệm thức đối với ngày đầu, ngày thứ
bảy, ngày thứ mười bốn sau khi bố trí thí nghiệm lần lượt là là 0,9±0,05 mg/L,
1,07±0,08 mg/L, 1,25±0,12 mg/L. Giá trị trên cho thấy hàm lượng nitrite có sự
tăng dần khi thời gian bố trí thí nghiệm tăng lên do chất lượng nước ngày càng
kém nhưng hàm lượng vẫn ở mức không ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm. Vì
theo Boyd (1992), nồng độ nitrite trong nước cao trên mức 4-5 mg/L có thể ảnh
hưởng bất lợi cho tôm.
Nitrate (NO
3
-
)
Giá trị nitrate biến động trung bình của các nghiệm thức đối với ngày
đầu, ngày thứ bảy, ngày thứ mười bốn sau khi bố trí thí nghiệm lần lượt là
1,11±0,15 mg/L, 2,85±0,44 mg/L, 5,88±0,55 mg/L. Cũng giống với yếu tố

nitrite, hàm lượng nitrate cũng tuần tự tăng lên theo thời gian sau khi bố trí.
Theo Trương Quốc Phú (2006), nitrate là một trong những dạng đạm được thực
vật hấp thu dễ nhất, không độc đối với thuỷ sinh vật nhưng có thể làm thực vật
phù du nở hoa ảnh hưởng chất lượng nước không có lợi cho tôm. Điều này
không xảy ra vì thời gian bố trí thí nghiệm ngắn, cường độ ánh sáng yếu nên tảo
sẽ không phát triển được.
Amonia (NH
3
)
NH
3
là khí độc đối với thủy sinh, là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của tôm cá. Hàm lượng NH
3
duy trì ở mức thích hợp
cho sự sinh trưởng tối ưu của tôm sú không được vượt quá 0,1 mg/L. Khi pH
nước và nhiệt độ tăng cao thì độ độc của NH
3
cũng gia tăng (Chanratc hakool và
ctv, 2002; Phạm Văn Tình, 1994; Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2002). Kết quả
theo dõi biến động của chỉ tiêu NH
3
ở các nghiệm thức qua các thời điểm cho
thấy, giá trị NH
3
dao động trong khoảng từ 0,04 mg/L đến 0,09 mg/L, luôn thấp
dưới mức gây độc cho tôm thí nghiệm.
Tóm lại đối với các chỉ tiêu môi trường đều nằm trong khoảng cho phép,
không ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm cũng như ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.

4.2. Ảnh hưởng phương pháp thuần hoá lên điều hoà áp suất thẩm thấu,
ion của tôm sú (Penaeus monodon):
4.2.1. Áp suất thẩm thấu:
Trao đổi nước và muối giữa cơ thể và môi trường nước là hoạt động
sống đặc biệt quan trọng ở thuỷ sinh vật, đặc trưng cho sinh vật sống ở nước.
Trong cơ thể sinh vật luôn phải có một hàm lượng nước và một lượng muối
nhất định. Do đó để đảm bảo duy trì sự sống bình thường, ngoài việc đảm bảo
lượng nước cần thiết thuỷ sinh vật cần có những đặc điểm thích ứng và những
cơ chế điều hoà nhằm đảm bảo cho cơ thể luôn có một nồng độ muối và thành
phần muối nhất định (Đặng Ngọc Thanh, 1974).
Sau khi được thuần dưỡng một tuần tại độ mặn 16 ppt (bằng với độ mặn
ở trang trại nuôi tại thời điểm chuyển tôm về phòng thí nghiệm), tôm được bố
trí vào các nghiệm thức theo phương pháp giảm đột ngột 2, 4, 8, 16 ppt và
phương pháp tăng đột ngột 2, 4, 8, 16 ppt và nghiệm thức đối chứng ở độ mặn

×