Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm Thế Nào Khi Không Có Từ Điển? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.38 KB, 5 trang )




Làm Thế Nào Khi Không Có Từ
Điển?


Thông thường trong các bài thi, từ mới chiếm 25% bài đọc hiểu và thí sinh không
được mang bất kỳ tài liệu tham khảo nào kể cả từ điển. Điều này thực sự là một trở
ngại đối với các sỹ tử. Xin giới thiệu cách giúp các thí sinh có thể xác định ý nghĩa
của những từ mới trong phần đọc hiểu khi không có từ điển.

Trong một bài viết, tác giả thường cài những gợi ý về ý nghĩa của những từ họ sử
dụng có vẻ lạ lẫm đối với người đọc ngay. Những gợi ý này thường xuất hiện ngay
trong câu hoặc đoạn văn mà từ mới đó xuất hiện. Đôi khi còn có cả những hình ảnh
minh hoạ. Có sáu cách cơ bản mà các tác giả thường dùng để gợi ý cho người đọc
về ý nghĩa của những từ “lạ” họ đang sử dụng trong bài viết:
1. Định nghĩa: Ngay sau từ “mới” đối với độc giả, tác giả viết một định nghĩa giải
thích ý nghĩa của từ đó. Ví dụ: “The people of the town were warned not to eat
the tainted fish. The local newspaper published a bulletin in which readers were
clearly told that eating fish that had a disease could be very dangerous. This was
especially true for fish caught in Lake Jean.” Trong đoạn văn này, ngay sau cụm từ
“tainted fish” là một câu nói về việc ăn cá bị bệnh có thể rất nguy hiểm (eating fish
that had a disease could be very dagerous). Bên cạnh đó, câu mà từ cần xác định
nghĩa xuất hiện lại bàn về việc người dân trong thị trấn được cảnh báo là không
nên ăn tainted fish. Từ những gợi ý trên, chúng ta có thể đoán được ý nghĩa của
cụm “tainted fish” là “fish having a disease” (cá bị bệnh).
2. Từ đồng nghĩa: Để câu văn dễ hiểu hơn trong trường hợp có từ mới, tác giả sẽ
viết một từ đồng nghĩa với từ đó trong chính câu mà nó xuất hiện. Từ đồng nghĩa
này thường là một từ có ý nghĩa tương tự với từ “mới” đối với độc giả. Ví dụ:
Trong câu “After seeing the picture of the starving children, we all


feltcompassion or pity for their suffering”; “pity” là từ đồng nghĩa
với compassion (động lòng trắc ẩn, thương cảm).
3. Từ trái nghĩa: Sau khi từ “mới” với độc giả là một từ trái nghĩa với nó để giúp
người đọc có thể dễ dàng xác định ý nghĩa của từ “mới” đó hơn. Ví dụ: “Joe
was reluctant to take on the position of captain of the basketball team. He was
afraid that the time it would take would hurt his grades. On the other hand, Billy
was eager for the chance to be captain. He thought that being captain of the team
would make him very popular in school.”. Trong đoạn văn này, có cụm từ on the
other hand (mặt khác) dùng để liên kết hai ý tương phản về nghĩa. Do đó, từ trái
nghĩa với reluctant chính là “eager” (hào hứng, sẵn sàng). Nhờ gợi ý này ta có thể
đoán được nghĩa của reluctant là miễn cưỡng.
4. Giải thích: Khi một từ nào đó có vẻ mới mẻ đối với người đọc, tác giả có thể
viết thêm đôi lời giải thích ý nghĩa mà từ đó chuyển tải. Ví dụ: việc mô tả cựu tổng
thống Mỹ Kennedy như một người hấp dẫn, cuốn hút, nhiệt tình giúp người đọc
hiểu hơn ý nghĩa của tính từ charismatic mà tác giả sử dụng trong đoạn văn sau
đây “John Fitzgerald Kennedy, our 35th president, improved human rights and
equal rights for all people. He was a very charismatic president. People were
attracted to his charm and enthusiasm. His personality was described as magnetic.”
5. Tóm tắt ý nghĩa: Tác giả có thể viết thêm một vài câu minh hoạ cho nét nghĩa
mà từ “mới” đó thể hiện. Như trong đoạn văn sau đây, những câu nói về tính thô lỗ
(being rude), thiếu tôn trọng (showing no respect), cư xử không tốt (poor manners)
và bất lịch sự (being impolite) giúp người đọc dễ dàng xác định được ý nghĩa của
tính từ impertinent: “Andrea was a very impertinent young lady. She was so rude
that she talked while her teacher was explaining a lesson. She showed no respect
for other students. Her manners were very poor. Even her parents thought that
Andrea was impolite.”
6. Hình ảnh minh hoạ: Bên cạnh bài viết có thể có tranh, ảnh, đồ thị, biểu đồ
hoặc hình ảnh minh hoạ nào đó để từ “mới” đó trở nên dễ hiểu hơn đối với người
đọc. Ví dụ: để giúp bạn đọc hiểu ý nghĩa của từ "exultant" là hoan hỉ, vui mừng sẽ
có bức tranh một cô bé có khuôn mặt tươi vui. Bên dưới bức tranh sẽ là một lời

bình có từ “mới”; chẳng hạn "She was exultant."
Biết cách khai thác những gợi ý trên khi làm bài một cách thông minh và linh hoạt
sẽ giúp bạn đạt được thành tích tốt nhất khi làm phần đọc hiểu. Chúc bạn thành
công.


×