Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhà dài truyền thống của người Êđê, Đắk Lắk potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.75 KB, 4 trang )




Nhà dài truyền thống của
người Êđê, Đắk Lắk

Nhà dài truyền thống của người Ê-đê, Đắk Lắk là một phức hợp không gian kiến
trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng - tâm linh,
một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng.
Nhà dài truyền thống của người Ê Đê
Theo quan niệm cổ truyền người Ê-đê, nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình
theo chế độ mẫu hệ. Ngôi nhà thường xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên
nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất. Người con trai lấy vợ sẽ đến ở nhà vợ và
không có quyền hành gì.
Thông thường ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê có từ 7 đếm 9 cặp vợ chồng
chung sống. Trong ngôi nhà dài truyền thống các giá trị điêu khắc, trang trí, tạo
hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực.
Không gian nhà dài bố trí ghế Kpan ngồi đánh chiêng, bếp lửa sinh hoạt; bài trí các
sản vật trên rừng dưới nước thể hiện sự giàu có: chiêng, ché, sừng trâu, ba ba, kỳ
đà, rau dớn…
Nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê chủ yếu
bằng gỗ, tre, nứa, mái tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có độ bền cao.
Nhà được thưng vách và lót sàn bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh, đỉnh mái cách
sàn nhà khoảng 4 - 5m, lòng nhà rộng khoảng 4,5m - 5,5m, ngôi nhà tọa lạc hướng
Bắc - Nam.

Bên trong nhà dài truyền thống của dân tộc Ê Đê
Bố cục nhà dài chia làm 2 phần: nửa phía trước gọi là “Gah” chứa các vật dụng
như: ghế chủ, ghế khách, bếp chủ, ghế dài Kpan, cồng chiêng và là nơi tiếp khách,
sinh hoạt chung trong gia đình. Nửa phía sau là “Ôk” là chỗ ở của các đôi vợ
chồng, đặt bếp nấu ăn chung.


Mái nhà được lợp bằng cỏ tranh rất dày (nay có thể lợp bằng ngói), vách và sàn
nhà ghép bằng phên thân cây nứa bổ đôi đập giập. Các thanh đòn tay của mái nhà
hầu hết được đẽo bằng tay từ những thân gỗ nguyên cây dài cả chục mét. Vì vậy,
dựa vào số lần nối đòn tay, người ta có thể biết ngôi nhà đó đã được nối dài bao
nhiêu lần. Và thông thường, mỗi lần người Ê Đê nối dài thêm nhà là khi trong nhà
có một thành viên nữ xây dựng gia thất.
Từ xa xưa, chiếc cầu thang là niềm tự hào của gia đình và cộng đồng. Nó là vật có
hình khối cân đối làm bằng gỗ, có các bậc thang được đẽo vát nối tiếp nhau từ dưới
đất lên đến sàn nhà. Mặt phẳng của các bậc thang thường nghiêng về bên trong và
số bậc thang bao giờ cũng mang số lẻ, vì đây là con số lí tưởng theo quan niệm của
người Ê Đê. Đáng chú ý, mỗi ngôi nhà dài bao giờ cũng có hai cầu thang, một
dành cho khách và một dành cho người nhà khi lên xuống.
Khi đến với nhà dài của đồng bào dân tộc Êđê, du khách không chỉ được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà dài nổi tiếng, mà còn được khám phá và trải
nghiệm một không gian văn hóa rất đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Trước nguy cơ nhà dài truyền thống của người Êđê ngày bị mai một, Buôn Akô
Dhông nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đã có cách bảo tồn các ngôi
nhà dài truyền thống của đồng bào Êđê khá độc đáo. Đó là, già làng Ama H’rin đã
phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp buôn làng, ai có nhu cầu làm
nhà ở mới theo kiểu nhà đồng bào Kinh (không phải nhà sàn dài truyền thống) chỉ
được làm sau các ngôi nhà dài sàn truyền thống. Nếu hộ gia đình nào không chấp
hành, buôn làng phạt và buộc phải tháo dỡ.
Nhờ vậy, hiện nay, buôn Akô Dhông vẫn giữ được 53 ngôi nhà sàn dài truyền
thống của đồng đồng Êđê. Hiện nay, buôn Akô Dhông đã trở thành điểm du lịch
hấp dẫn của khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các ngôi nhà sàn dài
truyền thống này đang ngày một xuống cấp. Thiết nghĩ, nếu không được quan tâm
bảo tồn sớm, khoảng vài chục năm nữa, nhà dài của đồng bào Êđê chỉ còn là ký ức.

×