Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam - Bài 1: Khái quát chung về Luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.99 KB, 16 trang )

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
MÃ HỌC PHẦN: BLAW 2621

BỘ MƠN LUẬT CĂN BẢN
KHOA KINH TẾ - LUẬT

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


Nội dung





Bài 1: Khái chung về Luật Hình sự Việt Nam
Bài 2: Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
Bài 3: Các yếu tố cấu thành tội phạm
Bài 4: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và Đồng
phạm trong Luật Hình sự Việt Nam
• Bài 5: Trách nhiệm hình sự và Các trường hợp
loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi
• Bài 6: Hình phạt, Các biện pháp tư pháp và Quyết
định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam


BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM



Bài 1
1. Khái niệm Luật Hình sự
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự
3. Nhiệm vụ của Luật Hình sự
4. Các nguyên tắc của Luật Hình sự
5. Cấu trúc và Hiệu lực của Bộ luật Hình sự Việt
Nam


1. Khái niệm Luật hình sự
• Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật của Nhà nước.
• Bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật do
Quốc hội ban hành.
• Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội
là các tội phạm; cơ sở của trách nhiệm hình sự;
hình phạt; các biện pháp tư pháp và các chế định
pháp lý hình sự khác có thể áp dụng đối với người
phạm tội.


2. Đối tượng điều chỉnh và Phương pháp
điều chỉnh của Luật hình sự
• Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự: Là các
quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và
chủ thể phạm tội khi chủ thể này thực hiện
hành vi tội phạm.
• Phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự:
Là phương pháp quyền uy – phương pháp dùng
quyền lực nhà nước để điều chỉnh quan hệ giữa

nhà nước và chủ thể phạm tội.
6


3. Nhiệm vụ của Luật hình sự
Điều 1 BLHS 2015: “Bộ luật hình sự có nhiệm
vụ bảo vệ chủ qùn quốc gia, an ninh của
đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ
trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội;
giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp
luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm”.


4. Cỏc nguyờn tc ca LHS
Những nguyên tắc
cơ bản

Những nguyên tắc
đặc thù

pháp chế

hành vi

bình đẳng tr-ớc
pháp luật


có lỗi

Nhân đạo

phân hoá TNHS


5. Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Bộ Luật Hình sự Việt Nam là văn bản pháp luật
hình sự do cơ quan quyền lực cao nhất ban
hành quy định về tội phạm, hình phạt cũng
như các chế định khác liên quan đến việc xác
định tội phạm và hình phạt, đồng thời quy
định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung
của LHS Việt Nam.

9


Bộ luật Hình sự 2015 gồm 3 Phần, 26 Chương,
426 Điều (thay vì Bộ Luật Hình sự 1999 gồm 2
Phần, 24 Chương, 344 Điều).
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Gồm 12 chương , quy định những vấn đề chung về
Tội phạm , Trách nhiệm hính ự và Hình phạt
Phần thứ hai: Các tội phạm
Gồm 14 chương, quy định cụ thể về các tội phạm
Phần thứ ba: Điều khoản thi hành



Hiệu lực của BLHS Việt Nam
a. Hiệu lực của BLHS theo khơng gian
• Là phạm vi áp dụng của đạo luật đó đối với
hành vi phạm tội thực hiện trong không gian
nhất định và đối với một số người nhất định.
• Chịu sự chi phối của các nguyên tắc chủ
quyền quốc gia và nguyên tắc quốc tịch.

11


Hiệu lực của BLHS Việt Nam
Hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội
xảy ra trên lãnh thổ VN:
– Khoản 1 Điều 5 BLHS quy định: “BLHS được áp
dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên
lãnh thổ nước CHXHCN VN”.
– Khoản 2 Điều 5 BLHS quy định: “Đối với người
nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN
VN thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn
trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều
ước quốc tế mà nước CHXHCN VN ký kết hoặc
tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề
trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng
con đường ngoại giao”.
12



HIỆU LỰC CỦA BLHS ViỆT NAM
Hiệu lực của BLHS đối với hành vi phạm tội
xảy ra ở ngoài lãnh thổ VN:
Điều 6 BLHS quy định:
“1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước
CHXHCNVN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại
Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp
dụng đối với người khơng quốc tịch thường trú ở
nước CHXHCNVN.
2. Người nước ngồi phạm tội ở ngồi lãnh thổ nước
CHXHCNVN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo BLHS Việt Nam trong những trường hợp được quy
định trong các điều ước quốc tế mà nước CHXHCNVN
ký kết hoặc tham gia”.
13


Hiệu lực của BLHS Việt Nam
b. Hiệu lực của BLHS theo thời gian
• Về nguyên tắc: Là phạm vi áp dụng của đạo
luật đó với hành vi phạm tội thực hiện trong
khoảng thời gian nhất định.
“Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm
tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời
điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện” (Khoản
1 Điều 7 BLHS).

14



Hiệu lực của BLHS Việt Nam
c. Hiệu lực hồi tố của BLHS trong LHSVN
• Là hiệu lực của đạo luật được áp dụng đối với hành
vi phạm tội được thực hiện trước khi đạo luật đó có
hiệu lực thi hành.
• Trường hợp áp dụng
– Mang tính nhân đạo khi đạo luật mới khoan hồng hơn
so với luật cũ.
– Sự cần thiết bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và
cơng dân.

• Trường hợp khơng được áp dụng hiệu lực trở về
trước
– Quy định trách nhiệm pháp lý mới.
– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

15


HiỆU LỰC HỒI TỐ CỦA BLHS
• Hiệu lực của điều luật mới khơng có lợi cho người phạm tội:
khơng có hiệu lực hồi tố.
Điều luật mới khơng có lợi cho người phạm tội là điều luật có nội
dung nghiêm khắc hơn so với luật cũ. Khoản 2 Điều 7 BLHS quy định:
“Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một
tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và
các quy định khác khơng có lợi cho người phạm tội, thì khơng được
áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó
có hiệu lực thi hành”.


• Hiệu lực của điều luật mới có lợi cho người phạm tội: có hiệu
lực hồi tố.
Điều luật mới có lợi cho người phạm tội là điều luật có nội dung
khoan hồng hơn so với luật cũ. Khoản 3 Điều 7 BLHS quy định: “Điều
luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy
định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng
phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,
giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người
phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện
trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”.



×