Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối trong hồ xi măng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.5 KB, 5 trang )


Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối
trong hồ xi măng

Kim long quá bối
Kim long quá bối là loài cá cảnh bản địa phổ biến và đắt tiền nhất ở Malaysia. Dòng kim
long chất lượng nhất với vảy vàng phủ lưng là kim long quá bối Malaysia. Dòng này
phân bố ở hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia. Ngoài môi trường tự nhiên, mùa sinh
sản diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vào thời gian này, dân làng sống quanh hồ
thường đi vớt những con cá bột quý giá vào ban đêm.
Có hai dòng cá rồng phân bố ở Malaysia là kim long quá bối và thanh long. Thanh long
rẻ tiền và phổ biến hơn so với kim long quá bối. Kim long quá bối thường xuất hiện ở
sông Kerian và các nhánh của nó ở bang Perak. Ngoài môi trường tự nhiên, cá thích hợp
với nguồn nước trong, hơi a-xít và không bị ô nhiễm, đặc biệt là những con sông cạn và
chảy xiết, bờ có cây cối rậm rạp.
Vì dòng cá có giá trị, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản - FFRC (trụ sở đặt tại Batu
Berendam, bang Melaka) bắt một vài cá thể hoang dã để làm giống. Cá hoang được thu
thập từ những người đánh bắt cá ở hồ Bukit Merah vào năm 1990. Năm 1996, FFRC đã
may mắn lai tạo thành công kim long quá bối trong hồ xi măng ngay trong lần thử
nghiệm đầu tiên.
Chăm sóc cá giống
Tám con kim long quá bối được nuôi trong hồ xi măng kích thước 5 x 5 m, mực nước sâu
0.5 m với hàng rào nhựa cao 0.75 m để ngăn cá khỏi nhảy ra ngoài. Một gian đẻ được
dựng lên ở một góc của hồ xi măng và một vài mẩu lũa được thêm vào để tạo môi trường
sống tự nhiên cho cá. Những vật trang trí khác như đá cuội và đá tảng đều tránh vì chúng
có thể làm cá bị thương hay vô tình bị cá nuốt phải trong khi ăn. Hồ nuôi được che mát
một phần, tránh ánh nắng trực tiếp và bố trí ở nơi yên tĩnh. Cá giống được nuôi ở đấy cho
đến khi trưởng thành.
Kiểm soát chất lượng nước
Mặc dù cá rồng giỏi thích nghi, nước trong hồ nuôi nên có cùng độ pH với môi trường tự
nhiên. Độ pH trong hồ nuôi nên từ 6.8 đến 7.5, nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C. Mỗi lần thay


từ 30 đến 35% tổng thể tích nước và châm đầy bằng nước máy đã khử clor. Độ sâu nên
duy trì từ 0.5 đến 0.75 m.
Thức ăn
Cá giống được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chế độ dinh dưỡng cân bằng rất
quan trọng trong việc giúp cá trưởng thành và sinh sản. Khẩu phần hàng ngày nên được
chia nhỏ và giàu dưỡng chất. Hàng ngày, cá được cho ăn thức ăn tươi giàu chất đạm
chẳng hạn như cá bảy màu, tép (Macrobrachium lanchestrii), cá chép mồi và thịt cá băm.
Thịt đông lạnh có hàm lượng 32% đạm thô cũng được dùng như là nguồn thức ăn bổ
sung. Thức ăn cung cấp mỗi ngày đạt khoảng 2% trọng lượng cơ thể cá.
Trưởng thành
Cá trưởng thành khi đạt khoảng 4 tuổi với kích thước từ 45 đến 60 cm. Cá sinh sản quanh
năm với đỉnh điểm kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12. Ngoài môi trường tự nhiên, cá đực ấp
trứng đã thụ tinh trong miệng cho đến khi cá con bắt đầu tự bơi được sau khoảng 2 tháng.
Cá cái có một buồng trứng chứa từ 20 đến 30 trứng có đường kính khoảng 1.9 cm. Các
quan sát của chúng tôi rút ra từ việc giải phẫu xác cá rồng nuôi trong hồ đất khẳng định
rằng cá rồng chỉ có một buồng trứng. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện khoảng 50-60 trứng
ở những cấp độ thành thục khác nhau. Cá đực trưởng thành cũng có một ống dẫn tinh
giống như sợi chỉ.
Phân biệt giới tính
Cá non không hề có dấu hiệu phân biệt giới tính rõ ràng. Chúng chỉ trở nên rõ ràng khi cá
trưởng thành và đạt từ 3 đến 4 năm tuổi. Việc xác định giới tính dựa trên hình dáng cơ
thể và kích thước của họng. Cá đực thuôn và hẹp hơn, miệng rộng hơn và màu sắc tươi
hơn cá cái. Miệng rộng và hàm dưới sệ ở cá đực là để phục vụ cho việc ấp trứng. Đầu cá
đực tương đối to hơn. Cá đực cũng thường hung dữ hơn và luôn dẫn đầu trong việc tranh
giành thức ăn.
Hành vi sinh sản
Cá rồng có hành vi bắt cặp rất độc đáo. Việc bắt cặp diễn ra từ vài tuần đến nhiều tháng
trước khi giao phối. Quá trình bắt cặp thường diễn ra vào ban đêm khi mà cá có xu hướng
bơi gần mặt nước. Cá đực đuổi theo cá cái khắp hồ và đôi khi cả hai quấn ngược đầu với
nhau. Khoảng 1-2 tuần trước khi đẻ trứng, cặp cá bơi vai kề vai, chạm thân vào nhau. Sau

đó cá cái đẻ ra một búi trứng màu vàng-đỏ.
Cá đực thụ tinh cho trứng, rồi ngậm trứng vào miệng nơi chúng được ấp ở đó cho đến khi
cá con có thể bơi và sống tự lập được. Trứng có đường kính 8-10 mm chứa đầy noãn
hoàng và nở sau khi thụ tinh một tuần. Sau khi nở, noãn bắt đầu sống trong miệng cá cha
thêm 7-8 tuần nữa cho đến khi tiêu thụ hết noãn hoàng. Cá con rời miệng cá cha và sống
độc lập khi đạt khoảng 45-50 mm.

Phát hiện cá đực đang ấp trứng
Sau khi sinh sản, cá đực đang ấp trứng được phát hiện qua nắp mang phồng to và dáng
bơi của chúng. Chúng dường như bỏ ăn và trông lặng lẽ hơn bình thường. Cá đực đang ấp
trứng cũng có thể được nhận biết dựa vào cái nọng bên dưới miệng.
Thu hoạch cá con
Thời gian ấp (từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cá con bơi được) vào khoảng 8 tuần. Để
rút ngắn thời gian này, trứng đã thụ tinh có thể được lấy bằng tay ra khỏi miệng cá đực
sau khi đẻ 30 ngày. Cá đực đang ấp trứng được bắt nhẹ nhàng bằng lưới mịn và được bao
bằng khăn lông ẩm để tránh làm cá trầy xước hay giãy dụa. Hàm dưới của cá được kéo
xuống và nhẹ nhàng lắc để đổ noãn bán phát triển từ miệng cá ra. Noãn được bỏ vào bịch
nhựa và đem ấp trong hồ kiếng. Số lượng trứng thụ tinh mỗi lứa vào khoảng từ 20 đến 35
noãn.


×